Báo cáo Biện pháp Ứng dụng chuyển đổi số trong hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ trong trường Mầm Non

Để đáp ứng được yêu cầu của ngành giáo dục trong bối cảnh hiện nay giáo viên đóng vai trò quan trọng trong thực hiện chuyển đổi số trong giáo dục bằng cách áp dụng công nghệ số trong phương pháp giảng dạy, giúp mở ra nhiều cơ hội để tăng cường chất lượng giáo dục và giúp học sinh phát triển toàn diện trong thế giới số hóa ngày càng phát triển. Giáo viên cần được đào tạo để sử dụng công nghệ và thúc đẩy sáng tạo trong giảng dạy. Đào tạo cần liên tục để cập nhật kiến thức và kỹ năng.

Bên cạnh việc tham gia vào các lớp tập huấn bồi dưỡng CNTT của các cấp hàng năm, bản thân tôi đã chủ động học tập, nghiên cứu một số kỹ năng ứng dụng chuyển đổi số bằng cách:

- Tự học tập bồi dưỡng thông qua tài liệu hướng dẫn, các video hướng dẫn sử dụng phần mềm.

- Tích cực học hỏi, trau dồi kiến thức, kỹ năng ứng dụng chuyển đổi số trong lưu tữ tài liệu, thiết kế bài giảng và tổ chức sinh hoạt chuyên môn với đồng nghiệp. Trong các buổi sinh hoạt chuyên môn, tôi tăng cường các buổi tập huấn để nâng cao trình độ công nghệ thông tin, bồi dưỡng năng lực nghiệp vụ cho đồng nghiệp trong việc ứng dụng các phần mềm tổ chức hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ (phụ lục 1). Cung cấp đào tạo và hỗ trợ cho giáo viên về việc sử dụng công nghệ và tích hợp nó vào quá trình giảng dạy, bao gồm việc sử dụng phần mềm giáo dục và tạo ra tài liệu giảng dạy tương tác (phụ lục 2).

- Tôi thường xuyên sưu tầm các bài giảng elearning, xây dựng trò chơi từ các phần mềm Powpoint, Quizizz, Contrucs… với những hiệu ứng âm thanh, hình ảnh sinh động tích hợp các nội dung chủ đề học tập để kích thích tư duy, hấp dẫn trẻ. ..

docx 13 trang Phương Chi 26/04/2025 40
Bạn đang xem tài liệu "Báo cáo Biện pháp Ứng dụng chuyển đổi số trong hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ trong trường Mầm Non", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Báo cáo Biện pháp Ứng dụng chuyển đổi số trong hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ trong trường Mầm Non

Báo cáo Biện pháp Ứng dụng chuyển đổi số trong hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ trong trường Mầm Non
UBND HUYỆN VĨNH BẢO
TRƯỜNG MẦM NON TAM ĐA
HỘI THI GIÁO VIÊN DẠY GIỎI 
GIÁO DỤC MẦM NON NĂM HỌC 2023 - 2024
BÁO CÁO
BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CÔNG TÁC 
CHĂM SÓC, NUÔI DƯỠNG, GIÁO DỤC TRẺ
TÊN BIỆN PHÁP: ỨNG DỤNG CHUYỂN ĐỔI SỐ TRONG HOẠT ĐỘNG CHĂM SÓC GIÁO DỤC TRẺ TRONG TRƯỜNG MẦM NON
Tác giả: Nguyễn Thị Yến 
Giáo viên trường: Mầm non Tam Đa
Tam Đa, tháng10 năm 2023
	I. PHẦN ĐẶT VẤN ĐỀ
	1. Ý nghĩa của vấn đề nghiên cứu 
	Với sự phát triển không ngừng của khoa học và công nghệ, chuyển đổi số trong giáo dục mầm non đang dần trở thành xu hướng tất yếu tại các trường mầm non nhằm tăng hiệu quả quản lý và tương tác giữa phụ huynh và nhà trường. Việc áp dụng công nghệ vào giáo dục có vai trò vô cùng lớn, tạo nên bước ngoặt phát triển cho giáo dục mầm non, mở ra nhiều phương thức giáo dục mới thông minh, hiệu quả hơn và đồng thời tiết kiệm chi phí cho người học. Chuyển đổi số trong giáo dục mầm non là một “hành trình” đưa những công nghệ mới vào công tác giáo dục và đào tạo từ đó giúp nâng cao trải nghiệm của người học, gia tăng tương tác với phụ huynh và tinh gọn quy trình quản lý tại trường mầm non giúp cho công tác giáo dục và đào tạo được hiệu quả hơn. Trong lĩnh vực giáo dục mầm non, chuyển đổi số đang tạo ra những thay đổi đáng kể trong cách chúng ta tiếp cận và truyền đạt kiến thức cho các em nhỏ. 
	 Chuyển đổi số cho phép học sinh và giáo viên tiếp cận một lượng lớn tài nguyên giáo dục đa dạng từ các nguồn trực tuyến. Điều này giúp bổ sung và nâng cao nội dung giảng dạy, tạo điều kiện cho giáo viên tiếp cận kiến thức phong phú và đa dạng. Công nghệ số tạo điều kiện cho tương tác và hợp tác giữa giáo viên, học sinh và phụ huynh. Học sinh có thể tham gia vào các hoạt động tương tác trực tuyến, thảo luận và chia sẻ ý kiến, tạo ra môi trường học tập thú vị và kích thích sự tham gia. Công nghệ số cung cấp các công cụ quản lý học tập cho giáo viên và phụ huynh, giúp giảm thiểu việc sử dụng tài liệu vật lý và giấy tờ. Giáo viên có thể chia sẻ tài liệu giảng dạy, bài tập và thông báo trực tuyến, giúp tiết kiệm thời gian và tài nguyên vật chất. 
	Sử dụng công nghệ số, giáo viên có thể tạo ra các bài giảng tương tác, sử dụng video, âm thanh, hình ảnh và trò chơi giáo dục để làm cho quá trình giảng dạy trở nên thú vị và kích thích sự tò mò của học sinh. Chuyển đổi số trong giáo dục mầm non giúp học sinh và giáo viên nắm vững kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin và trở thành người tiếp cận thông thạo với thế giới kỹ thuật số. Điều này chuẩn bị cho họ có môi trường công việc và cuộc sống hiện đại.
	Tóm lại, chuyển đổi số trong giáo dục mầm non mang lại lợi ích vượt trội về tiếp cận kiến thức, tương tác, tự học, quản lý giáo dục, tiết kiệm thời gian và tạo ra môi trường học tập sáng tạo và đa dạng trong cuộc cách mạng số hóa của giáo dục mầm non.
	2. Đối tượng nghiên cứu;
	Học sinh mẫu giáo nhỡ trường mầm non nơi tôi đang công tác.
	3. Mục tiêu của biện pháp;
	Thực hiện biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả ứng dụng chuyển đổi số trong lưu trữ tài liệu, hồ sơ, thiết kế bài giảng, trò chơi, củng cố kho học liệu và tạo sự đa dạng và thú vị trong phương pháp giảng dạy, tổ chức các hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ tại trường mầm non nơi tôi đang công tác. Giảm bớt gánh nặng cho giáo viên trong việc chuẩn bị tài liệu, hoạt động lớp học, đồng thời giúp các bài học trở nên thú vị và có nhiều thông tin hữu ích hơn. Bên cạnh đó, khuyến khích học sinh tạo ra các dự án sáng tạo và thúc đẩy kỹ năng giải quyết vấn đề của trẻ.
	II. NỘI DUNG 
	1. Thực trạng 
	Thực trạng khi chưa áp dụng biện pháp nâng cao hiệu quả ứng dụng chuyển đổi số trong các hoạt động chăm sóc giáo dục trong trường mầm non:
	*Thuận lợi:
	- Nhà trường đã xây dựng kế hoạch ứng dụng công nghệ thông tin trong các hoạt động quản lý và giảng dạy.
	- Giáo viên đã tiếp cận một số phương pháp, ứng dụng trong việc tổ chức hoạt động học cho trẻ bằng một số phần mềm đơn giản, thông dụng để xây dựng giáo án điện tử và thiết kế bài tập, trò chơi cho trẻ.
	- Giáo viên chú ý đến việc phát triển kỹ năng ứng dụng công nghệ thông tin cho bản thân và cho trẻ.
	- Trẻ đã có một số kỹ năng thực hiện thao tác với công nghệ thông tin.
	* Khó khăn: 
	Nhiều năm nay trường mầm non nơi tôi đang công tác đã áp dụng công nghệ thông tin vào các hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ, thiết kế bài giảng và lưu trữ tài liệu, hồ sơ, tuy nhiên còn gặp nhiều khó khăn vì cơ sở vật chất xuống cấp, kinh phí đầu tư các thiết bị công nghệ thông tin có giới hạn. Các thiết bị công nghệ thông tin của nhà trường đời thấp, dung lượng ít, không dảm bảo để tích hợp các phần mềm nặng, đời cao. Bên cạnh đó, kiến thức về kỹ năng công nghệ số của đội ngũ giáo viên còn hạn chế, nhiều giáo viên lớn tuổi, chưa linh hoạt khi thực hiện ứng dụng công nghệ số vào các hoạt động tổ chức chăm sóc giáo dục trẻ. Giáo viên còn chưa khai thác có hiệu quả các phần mềm ứng dụng chuyển đổi số trong công tác tổ chức các hoạt động cho trẻ và quản lý, lưu trữ phần mềm trong thiết kế bài giảng, hồ sơ. Sự tương tác giữa giáo viên và học sinh còn hạn chế, trẻ chưa phát huy được khả năng sáng tạo, làm việc nhóm và giải quyết vấn đề còn thụ động với phương pháp tổ chức dạy học truyền thống.
	Giáo viên chưa mạnh dạn sử dụng các phần mềm tạo trò chơi trực tuyến tạo sự hấp dẫn, hứng thú cho trẻ trong quá trình hoạt động.
	Việc xây dựng kho học liệu của giáo viên trong các lớp còn nghèo nàn, hồ sơ lưu trữ chưa khoa học, chiếm nhiều dung lượng bộ nhớ trên máy tính khiến cho quá trình sử dụng hay gặp sự cố như mất dữ liệu, treo máy
	Công tác ứng dụng công nghệ số khi phối kết hợp với phụ huynh còn hạn chế. 
	Trước thực trạng đó, để đáp ứng yêu cầu đổi mới của chương trình giáo dục mầm non và sự phát triển của công nghệ xã hội ngày nay, tôi mạnh dạn đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả ứng dụng chuyển đổi số trong tổ chức các hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ trong trường mầm non.
	2. Cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn của biện pháp 
	2.1. Cơ sở lý luận
	Hiểu một cách đơn giản thì chuyển đổi số trong giáo dục chính là việc ứng dụng những công nghệ tiên tiến giúp nâng cao trải nghiệm của người học; cải thiện những phương pháp giảng dạy cũng như tạo môi trường để học tập thuận tiện nhất.
	Ứng dụng chuyển đổi số sẽ tạo ra mô hình giáo dục thông minh, từ đó giúp việc học, hấp thụ kiến thức của người học trở nên đơn giản và dễ dàng hơn. Sự bùng nổ của các nền tảng công nghệ đã tạo điều kiện thuận lợi để truyền đạt kiến thức và phát triển được khả năng tự học của người học mà không bị giới hạn về thời gian cũng như không gian. 
	Mục tiêu chung sự phát triển công nghệ là động lực thúc đẩy đổi mới sáng tạo trong dạy và học, nâng cao chất lượng và cơ hội tiếp cận giáo dục, hiệu quả quản lý giáo dục, xây dựng nền giáo dục mở thích ứng trên nền tảng số. Chuyển đổi số trong giáo dục mầm non được đánh giá là hiệu quả, giúp dễ dàng quản lý thông tin học sinh, nâng cao hiệu quả tương tác với trẻ và phụ huynh. 
	2.2. Cơ sở thực tiễn
	Sự bùng phát mạnh mẽ của đại dịch Covid-19 đã thúc đẩy nhanh hơn quá trình chuyển đổi số trong giáo dục. Tuy nhiên, khái niệm và định nghĩa về quá trình chuyển đổi số giáo dục không chỉ giới hạn ở việc dạy và học trực tuyến trong thời kỳ giãn cách, nó tiếp tục phát triển ngay cả sau khi đại dịch kết thúc, chuyển đổi số trong giáo dục là một trong những đề tài tham luận quan trọng của chương trình chuyển đổi số quốc gia.
	Thực tế cho thấy, việc ứng dụng chuyển đổi số trong công tác tổ chức các hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ tại trường mầm non sẽ góp phần thay đổi hình thức, phương pháp dạy học truyền thống. Ứng dụng công nghệ kỹ thuật số và hệ thống thông tin internet vào lĩnh vực giáo dục mầm non để nâng cao chất lượng giảng dạy, học tập và quản lý giáo dục. Bao gồm cải tiến phương pháp giảng dạy, cải tiến các thiết bị, dụng cụ hỗ trợ học tập, nâng cao trải nghiệm của giáo viên và trẻ.
	Chuyển đổi số giúp tạo ra môi trường học tập nơi mà mọi thứ kết nối với nhau. Sự kết hợp mới mẻ của công nghệ, bảo mật nhằm thu hẹp khoảng cách địa lý để tạo ra trải nghiệm trong học tập, đồng thời tăng cường sự tương tác của mọi người. Tuy nhiên, công tác chuyển đổi số trong giáo dục cũng đặt ra một số thách thức, bao gồm việc đào tạo và hỗ trợ cho giáo viên và học sinh, và đảm bảo an toàn và bảo mật thông tin trong môi trường số.
	Việt Nam đang trong giai đoạn chuyển đổi số giáo dục toàn diện và sâu sắc nhất, minh chứng là hàng loạt các chính sách, văn bản về chuyển đổi số trong giáo dục được ban hành. Ngoài ra, việc áp dụng chuyển đổi số đã góp phần thúc đẩy hoạt động “học tập suốt đời” cùng tài liệu trực tuyến. Điều này nhằm mục đích giúp học sinh sớm tiếp cận với các kiến thức, kỹ năng mới ở trong và ngoài nước. Công tác giảng dạy được lồng ghép với công nghệ Steam, giúp học sinh giải các bài tập khó, đồng thời khám phá nhiều hiện tượng khoa học trong cuộc sống một cách trực quan nhất. Chuyển đổi số trong giáo dục mở ra nhiều cơ hội trong việc cải thiện và phát triển giáo dục, đáp ứng nhu cầu học tập của người dân trong thời đại công nghệ 4.0.
	3. Áp dụng biện pháp
	3.1. Mô tả biện pháp, cách tiến hành thực nghiệm sư phạm của biện pháp
	Biện pháp 1: Nâng cao trình độ công nghệ thông tin, kỹ năng sử dụng các ứng dụng công nghệ số.
	Để thực hiện được biện pháp này, điều đầu tiên phải nâng cao nhận thức của mọi người về tầm quan trọng của chuyển đổi số trong giáo dục. Chuyển đổi số là bước chuyển mình mạnh mẽ, đòi hỏi sự thay đổi từ trong tư duy, nhận thức của mỗi người. Do vậy, cần thực hiện các biện pháp nhằm nâng cao nhận thức, phổ cập tầm quan trọng cho giáo viên, cán bộ nhà trường. Từ đó mới phối hợp cùng nhau xây dựng văn hóa số trong giáo dục. Tiến hành hướng dẫn, bồi dưỡng, nâng cao kỹ năng, nghiệp vụ trong việc ứng dụng công nghệ cho toàn thể giáo viên, cán bộ quản lý nhà trường để hướng đến mục tiêu thực hiện thành công chuyển đổi số trong giáo dục. Đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ quản lý, kiến thức, kỹ năng công nghệ thông tin, an toàn thông tin cần thiết để tác nghiệp trên môi trường số, đáp ứng yêu cầu chuyển đổi số.
	Giáo viên từng bước thay thế các công cụ, phương pháp truyền thống để ứng dụng các phương pháp mới, công nghệ mới vào trong các hoạt động tổ chức chăm sóc giáo dục trẻ. 
	Để đáp ứng được yêu cầu của ngành giáo dục trong bối cảnh hiện nay giáo viên đóng vai trò quan trọng trong thực hiện chuyển đổi số trong giáo dục bằng cách áp dụng công nghệ số trong phương pháp giảng dạy, giúp mở ra nhiều cơ hội để tăng cường chất lượng giáo dục và giúp học sinh phát triển toàn diện trong thế giới số hóa ngày càng phát triển. Giáo viên cần được đào tạo để sử dụng công nghệ và thúc đẩy sáng tạo trong giảng dạy. Đào tạo cần liên tục để cập nhật kiến thức và kỹ năng.
	Bên cạnh việc tham gia vào các lớp tập huấn bồi dưỡng CNTT của các cấp hàng năm, bản thân tôi đã chủ động học tập, nghiên cứu một số kỹ năng ứng dụng chuyển đổi số bằng cách: 
	- Tự học tập bồi dưỡng thông qua tài liệu hướng dẫn, các video hướng dẫn sử dụng phần mềm.
	- Tích cực học hỏi, trau dồi kiến thức, kỹ năng ứng dụng chuyển đổi số trong lưu tữ tài liệu, thiết kế bài giảng và tổ chức sinh hoạt chuyên môn với đồng nghiệp. Trong các buổi sinh hoạt chuyên môn, tôi tăng cường các buổi tập huấn để nâng cao trình độ công nghệ thông tin, bồi dưỡng năng lực nghiệp vụ cho đồng nghiệp trong việc ứng dụng các phần mềm tổ chức hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ (phụ lục 1). Cung cấp đào tạo và hỗ trợ cho giáo viên về việc sử dụng công nghệ và tích hợp nó vào quá trình giảng dạy, bao gồm việc sử dụng phần mềm giáo dục và tạo ra tài liệu giảng dạy tương tác (phụ lục 2).
	- Tôi thường xuyên sưu tầm các bài giảng elearning, xây dựng trò chơi từ các phần mềm Powpoint, Quizizz, Contrucs với những hiệu ứng âm thanh, hình ảnh sinh động tích hợp các nội dung chủ đề học tập để kích thích tư duy, hấp dẫn trẻ. 
	Bên cạnh đó, giáo viên trong lớp cần xây dựng hệ thống thông tin riêng làm cầu nối thông tin giữa nhà trường và phụ huynh. Ngay từ đầu năm, lớp tôi đã xây dựng nhóm zalo riêng của lớp, duy trì hoạt động có hiệu quả. Trang facebook, website của nhà trường do tôi quản lý cũng nhận được sự tương tác cao và nhận được sự quan tâm của phụ huynh. Link website nhà trường https://mntamda.haiphong.edu.vn/ và link zalo nhóm lớp tôi đang phụ trách https://zalo.me/g/xsxcyb768
	Biện pháp 2: Tăng cường các ứng dụng chuyển đổi số trong hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ.
	Trước thềm số hóa, đổi mới giáo dục nâng cao khả năng lưu trữ, chia sẻ, quản lí kho học liệu rất quan trọng và cấp thiết. Việc xây dựng kho học liệu đáp ứng rất lớn cho nhu cầu nghiên cứu, bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên. Chính vì vậy, ngay từ đầu năm học, khi xây dựng kế hoạch năm học, tôi tìm kiếm và lựa chọn nội dung nguồn tài nguyên từ kho học liệu để đưa vào chương trình bằng cách tạo đường link trong file excel. Nhờ đó khi triển khai kế hoạch không mất thời gian tìm kiếm nguồn.
	Trước đây nhà trường thường gửi các văn bản chỉ đạo, bộ tiêu chí thi đua, bồi dưỡng chuyên môn cho các lớp lưu vào “Hồ sơ các văn bản chỉ đạo và chuyên đề”. Việc này gây tốn kém và mất nhiều thời gian, lưu trữ cồng kềnh. Hiện nay, trường tôi đã sử dụng mã QR code cho mỗi văn bản chỉ đạo, các lớp chỉ cần tải file trên google drive và lưu trong thư mực “Hồ sơ các văn bản chỉ đạo” trong máy tính. Máy tính được chia 2 user dễ dàng lưu trữ và hoạt động cho cô và trẻ. 
	Bên cạnh đó, tôi cũng thường xuyên sưu tầm các bài giảng elearning, hoạt động steam và các trò chơi trải nghiệm hấp dẫn lưu trên Google driver làm phong phú thêm kho học liệu của mình. Thực tế cho thấy, khi thực hiện việc quản lý, chia sẻ tài liệu, từng bước chuyển đổi những tài liệu giấy qua văn bản điện tử, tăng cường sử dụng các thiết bị dạy học số, chữ ký số giúp thuận tiện hơn trong công tác quản lý hồ sơ, lưu trữ tài liệu, thiết kế bài giảng với các ứng dụng Google doc, Google slide hiệu quả hơn rất nhiều.
	Việc xây dựng và tổ chức nội dung giảng dạy số cho trẻ mầm non bao gồm việc tạo ra các bài giảng tương tác, video giảng dạy, trò chơi giáo dục, và tài liệu học tập trực tuyến, nội dung giảng dạy cần được thiết kế sao cho phù hợp với độ tuổi và khả năng của trẻ mầm non là điều vô cùng quan trọng.
	Trong quá trình chuyển đổi số giáo dục mầm non, có nhiều công nghệ được ứng dụng để cung cấp nội dung giảng dạy, tương tác và quản lý giáo dục. Dưới đây là một số phần mềm mà tôi và các đồng nghiệp đang thực hiện tích hợp vào các hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ:
	- Học trực tuyến (e-learning): Học trực tuyến cho phép trẻ tham gia vào các khóa học trực tuyến, xem video giảng dạy, hoàn thành bài tập và thảo luận trực tuyến. 
	- Công nghệ đa phương tiện: Sử dụng công nghệ âm thanh, hình ảnh và video giúp tạo ra môi trường học tập đa dạng và hấp dẫn. Các tài liệu giảng dạy có thể được trình bày dưới dạng bài giảng tương tác, video hoặc trò chơi giáo dục: Cap cut, Canvas, Kahoot, Contrucs, ispring, Vivavideo, Padlet
	- Sử dụng các ứng dụng như Microsoft Teams, Zoom... để giáo viên và học viên tương tác, học tập cùng nhau một cách linh hoạt và hi

File đính kèm:

  • docxbao_cao_bien_phap_ung_dung_chuyen_doi_so_trong_hoat_dong_cha.docx