Báo cáo Sáng kiến kinh nghiệm Ứng dụng chuyển đổi số trong kiểm tra đánh giá học sinh
2. Nội dung, kết quả, hiệu quả áp dụng của đề tài, sáng kiến, giải pháp
2.1. Nội dung giải pháp
Nhóm giải pháp 1: Sử dụng phần mềm Plicker để kiểm tra, đánh giá học sinh.
Phần mềm Pliker là công cụ mới, được áp dụng trong kiểm tra đánh giá học sinh thông qua các câu hỏi trắc nghiệm khách quan. Việc sử dụng thẻ Plicker là một trong những ứng dụng chuyển đổi số vào việc kiểm tra - đánh giá. Việc tăng cường rèn cho học sinh kỹ năng giải bài tập trắc nghiệm giúp các em rèn tư duy, tốc độ trả lời câu hỏi đảm bảo thời gian và kiến thức. Đáp ứng xu hướng kiểm tra đánh giá nói chung, đặc biệt đáp ứng kỹ năng làm bài kiểm tra định kỳ theo hình thức kết hợp trắc nghiệm với tự luận. Theo hướng dẫn kiểm tra định kì của Sở giáo dục và Đào tạo Bắc Giang, Phòng giáo dục và đào tạo Sơn Động, đa số các môn, trong đó có môn Vật lí 9, môn KHTN ở các khối lớp có tỷ lệ điểm trắc nghiệm chiếm 50% tổng số điểm toàn bài kiểm tra.
Khi sử dụng thẻ Plicker, việc đồng thời học sinh cả lớp suy nghĩ và lựa chọn, giơ đáp án lựa chọn câu trả lời trong khoảng thời gian khống chế giúp kết quả đánh giá được khách quan hơn vì học sinh không có thời gian để quay cóp bạn bên cạnh.
Thời gian kiểm tra được khống chế (bằng đồng hồ đếm ngược) giúp giáo viên chủ động được việc căn thời gian cho các hoạt động tiết học. Học sinh được thông báo kết quả ngay sau mỗi câu trả lời giúp tăng hứng thú học tập cho học sinh và các em được trực quan kiểm tra kết quả của mình, thông qua đó giúp tăng độ tin cậy đối với kết quả đạt được.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Báo cáo Sáng kiến kinh nghiệm Ứng dụng chuyển đổi số trong kiểm tra đánh giá học sinh

1 PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO SƠN ĐỘNG TRƯỜNG THCS LỆ VIỄN BÁO CÁO KẾT QUẢ ÁP DỤNG SÁNG KIẾN ĐÃ ĐƯỢC CÔNG NHẬN: ỨNG DỤNG CHUYỂN ĐỔI SỐ TRONG KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ HỌC SINH Họ tên tác giả: Ngô Thị Lành Chức vụ: Giáo viên. Đơn vị công tác: Trường THCS Lệ Viễn- Sơn Động - Bắc Giang - Lệ Viễn, tháng 5 năm 2024 UBND HUYỆN SƠN ĐỘNG TRƯỜNG THCS LỆ VIỄN CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Lệ Viễn, ngày 08 tháng 5 năm 2024 BÁO CÁO Kết quả áp dụng sáng kiến đã được công nhận Tên sáng kiến: “ Ứng dụng chuyển đổi số trong kiểm tra đánh giá học sinh”. Sơ lược về tác giả: Họ và tên tác giả: Ngô Thị Lành Chức vụ của tác giả: Giáo viên Đơn vị công tác: Trường THCS Lệ Viễn Báo cáo kết quả áp dụng sáng kiến đã được công nhận Sự cần thiết phải áp dụng giải pháp sáng kiến: Đa dạng các hình thức kiểm tra – đánh giá học sinh, sử dụng phong phú các công cụ đánh giá theo Thông tư 22 và Thông tư 26 ( sửa đổi, bổ sung Thông tư 58) “ Kiểm tra, đánh giá thường xuyên được thực hiện theo hình thức trực tiếp hoặc trực tuyến..” là yêu cầu chung của ngành giáo dục trong việc thực hiện kiểm tra đánh giá theo định hướng phát triển phẩm chất, năng lực học sinh. Ứng dụng chuyển đổi số trong kiểm tra đánh giá học sinh bên cạnh các phương pháp kiểm tra đánh giá truyền thống là cần thiết và đúng hướng theo định hướng phát triển giáo dục trong giai đoạn hiện nay. Theo Quyết định số 749/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, ngày 3 tháng 6 năm 2020 về “Chương trình Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030” .Trong đó, liên quan đến ngành Giáo dục gồm hai nội dung: Chuyển đổi số trong quản lý và chuyển đổi số trong dạy, học, kiểm tra, đánh giá. Thực hiện hướng dẫn đổi mới phương pháp kiểm tra, đánh giá học sinh theo định hướng phát triển phẩm chất năng lực. Cần kết hợp đánh giá trên lớp với đánh giá việc tự học ở nhà, qua đó phát huy năng lực tự chủ - tự học, phẩm chất chăm chỉ của học sinh thông qua thực hiện nhiệm vụ về nhà được giao. Ứng dụng chuyển đổi số trong kiểm tra đánh giá bằng bộ câu hỏi trắc nghiệm giúp giáo viên trong một khoảng thời gian ngắn có thể đồng thời đánh giá được nhiều đối tượng học sinh và tăng tính khách quan khi đánh giá. Tiết kiệm thời gian chấm bài so với đánh giá truyền thống nhờ chức năng chấm bài tự động của hệ thống; tiết kiệm chi phí cho giáo viên vì giảm thiểu được giấy in đề trắc nghiệm. Mỗi bộ câu hỏi thiết kế được sử dụng cho nhiều lớp học sinh trong cùng khối. Việc củng cố kiến thức của bài học, của chủ đề cho học sinh bằng bộ câu hỏi trắc nghiệm là cần thiết. Vì khi sử dụng bộ câu hỏi trắc nghiệm trong luyện tập, ôn tập sẽ giúp củng cố, kiểm tra được phạm vi kiến thức rộng hơn. Bên cạnh đó, giúp đáp ứng yêu cầu rèn kỹ năng trả lời câu hỏi trắc nghiệm, góp phần nâng cao chất lượng bài làm kiểm tra định kỳ của bộ môn theo cấu trúc trắc nghiệm kết hợp với tự luận. Nội dung, kết quả, hiệu quả áp dụng của đề tài, sáng kiến, giải pháp Nội dung giải pháp Nhóm giải pháp 1: Sử dụng phần mềm Plicker để kiểm tra, đánh giá học sinh. Phần mềm Pliker là công cụ mới, được áp dụng trong kiểm tra đánh giá học sinh thông qua các câu hỏi trắc nghiệm khách quan. Việc sử dụng thẻ Plicker là một trong những ứng dụng chuyển đổi số vào việc kiểm tra - đánh giá. Việc tăng cường rèn cho học sinh kỹ năng giải bài tập trắc nghiệm giúp các em rèn tư duy, tốc độ trả lời câu hỏi đảm bảo thời gian và kiến thức. Đáp ứng xu hướng kiểm tra đánh giá nói chung, đặc biệt đáp ứng kỹ năng làm bài kiểm tra định kỳ theo hình thức kết hợp trắc nghiệm với tự luận. Theo hướng dẫn kiểm tra định kì của Sở giáo dục và Đào tạo Bắc Giang, Phòng giáo dục và đào tạo Sơn Động, đa số các môn, trong đó có môn Vật lí 9, môn KHTN ở các khối lớp có tỷ lệ điểm trắc nghiệm chiếm 50% tổng số điểm toàn bài kiểm tra. ( Hướng dẫn hình thức kiểm tra cuối học kì 1 năm học 2023- 2024 kèm theo công văn 598 ngày 6 tháng 12 năm 2023 của Phòng giáo dục và Đào tạo Sơn Động). ( Hướng dẫn hình thức kiểm tra cuối học kì 2 năm học 2023- 2024 kèm theo công văn 516 ngày 03 tháng 4 năm 2024 của Sở giáo dục và Đào tạo Bắc Giang). Khi sử dụng thẻ Plicker, việc đồng thời học sinh cả lớp suy nghĩ và lựa chọn, giơ đáp án lựa chọn câu trả lời trong khoảng thời gian khống chế giúp kết quả đánh giá được khách quan hơn vì học sinh không có thời gian để quay cóp bạn bên cạnh. Thời gian kiểm tra được khống chế (bằng đồng hồ đếm ngược) giúp giáo viên chủ động được việc căn thời gian cho các hoạt động tiết học. Học sinh được thông báo kết quả ngay sau mỗi câu trả lời giúp tăng hứng thú học tập cho học sinh và các em được trực quan kiểm tra kết quả của mình, thông qua đó giúp tăng độ tin cậy đối với kết quả đạt được. ( Cài đồng hồ đếm ngược vào các câu hỏi) Thẻ Plicker được tôi sử dụng để kiểm tra học sinh thông qua các câu hỏi trắc nghiệm trong các trường hợp: Kiểm tra kiến thức cũ đã học (đầu giờ). Kiểm tra kiến thức, kỹ năng học sinh nắm được trong tiết học thông qua làm bài tập luyện tập cuối tiết học. Trả lời câu hỏi trắc nghiệm trong tiết ôn tập chương (chủ đề), ôn tập kiểm tra định kì. ( Hình ảnh các thẻ Plicker) Khi thực hiện nhóm giải pháp sử dụng phần mềm Plicker trong kiểm tra đánh giá học sinh, tôi thực hiện thông qua các bước chung sau: Bước 1: Đăng ký tài khoản giáo viên trên phần mềm Plicker, tạo tài khoản cho học sinh. Bước 2: Xây dựng bộ câu hỏi. Bước 3: Thiết lập chế độ trình chiếu trước khi quét câu trả lời. Bước 4: Thực hiện kiểm tra câu hỏi trắc nghiệm bằng thẻ Plicker. Bước 5: Thống kê kết quả, đánh giá. Nhóm giải pháp 1 được tôi thực hiện gồm hai giải pháp cụ thể ( gồm giải pháp 1 và 2): Kiểm tra đánh giá thường xuyên tại lớp thông qua bộ câu hỏi trắc nghiệm bằng phần mềm Plicker. Giải pháp này được tôi áp dụng để kiểm tra kiến thức cũ đầu giờ và kiểm tra việc vận dụng kiến thức cuối giờ học đối với bài học kiến thức mới. Giải pháp được tôi thực hiện thông qua các bước sau: Bước 1: Đăng ký tài khoản giáo viên trên phần mềm Plicker, tạo tài khoản cho học sinh. Lập danh sách học sinh của lớp. Xuất thẻ, in thẻ cho học sinh (Có thể in cho mỗi lớp 1 bộ thẻ để dùng chung cho tất cả các môn học). Tải và cài đặt phần mềm Plicker trên điện thoại. Lưu ý: Với mỗi lớp, giáo viên chỉ cần tạo tài khoản Plicker cho học sinh 1 lần, dùng cho cả năm học. Bước 2: Xây dựng bộ câu hỏi. Câu hỏi kiểm tra kiến thức cũ đầu giờ: Câu hỏi được biên soạn bám sát các đơn vị kiên thức bài cũ đã học và đặc biệt kiến thức cũ liên quan đến bài mới. Câu hỏi luyện tập cuối buổi học: Các câu hỏi liên quan đến tất cả các đơn vị kiến thức đã tìm hiểu trong tiết học. Nhờ đó thông qua kết quả trả lời câu hỏi của học sinh giáo viên sẽ đánh giá được mức độ nắm vững kiến thức của các em đối với các đơn vị kiến thức đó. Câu hỏi có thể được tạo trực tiếp trên phần mềm hoặc soạn trên Word sau đó copy và paste vào phần mềm. Câu hỏi kiểm tra đầu giờ và câu hỏi luyện tập cuối tiết học thường được tôi thiết kế với số lượng 5 câu đến 10 câu vì liên quan đến thời gian giới hạn cho các phần kiểm tra đó. Câu hỏi thiết kế phần lớn là mức độ nhận biết và thông hiểu; tăng dần độ khó bao gồm vận dụng và vận dụng cao (từ 1 đến 2 câu) để phân hoá học đối tượng học sinh. Thời gian cài đặt cho mỗi câu hỏi có thể không giống nhau đối với các câu hỏi có độ khó khác nhau. Việc cài đồng hồ đếm ngược trong mỗi câu hỏi giúp học sinh chủ động về thời gian đưa ra lựa chọn đáp án cuối cùng, đồng thời giúp giáo viên khống chế thời gian cho nội dung kiểm tra, tránh ảnh hưởng đến thời gian cả tiết học. Nếu sử dụng gói tài khoản vip (mất phí) thì có thể tạo bộ nhiều câu hỏi hơn. Nếu dùng tài khoản miễn phí thì mỗi bộ chỉ được 5 câu hỏi. Tôi sử dụng tài khoản miễn phí và tạo một đến hai bộ câu hỏi trong một lần kiểm tra. Bước 3: Thiết lập chế độ trình chiếu trước khi quét câu trả lời. Để đảm bảo kiểm soát được thẻ của những học sinh đã được quét, thẻ chưa được quét, số thẻ theo tên từng học sinh; học sinh không nhìn thấy đáp án lựa chọn của bạn khác, tôi cài các chế độ trình chiếu: hiển thị tên học sinh, hiện số thẻ, ẩn đáp án lựa chọn của mỗi học sinh khi được quét tránh học sinh chọn theo nhau. (Chế độ cài đặt hiện số thẻ và hiện tên học sinh, ẩn đáp án ) Bước 4: thực hiện kiểm tra câu hỏi trắc nghiệm bằng thẻ Plicker. Dùng phần mềm, quét đáp án của học sinh trên thẻ Plicker. Tổ chức cho học sinh thực hiện trả lời câu hỏi theo trình tự đã biên soạn trong bộ câu hỏi: Mở bộ câu hỏi trên máy tính, đồng thời chọn bộ câu hỏi và tên lớp trên điện thoại. Chiếu câu hỏi lên màn hình tivi, giáo viên đồng thời nhắc lại câu hỏi. Học sinh suy nghĩ tìm câu trả lời. Có tín hiệu hết giờ suy nghĩ, yêu cầu cả lớp giơ thẻ (đáp án được lựa chọn hướng lên trên, không để tay che khuất số thẻ hoặc phương án lựa chọn). Giáo viên tiến hành quét thẻ của học sinh lần lượt và yêu cầu thẻ nào đã được quét thì học sinh hạ thẻ xuống (thẻ được quét hiện trên màn hình điện thoại và hiện màu xanh trên danh sách tên học sinh chiếu trên màn hình ti vi). (Giáo viên dùng điện thoại để quét đáp án từ các thẻ Plicker của học sinh ) Trình chiếu khi kết thúc quét mỗi câu hỏi. Sau khi kết thúc quét mỗi câu hỏi, tôi cùng học sinh cả lớp kiểm tra đáp án đúng của câu hỏi đó, đáp án lựa chọn của mỗi học sinh bằng cách chọn chế độ trình diễn đáp án của học sinh, chế độ trình diễn số lượng lựa chọn mỗi phương án của cả lớp đối với mỗi câu hỏi; chế độ màu cho đáp án đúng, sai ( VD: Đáp án đúng màu xanh, đáp án sai màu đỏ). (Hiển thị đáp án đúng của câu hỏi, đáp án lựa chọn của học sinh theo mầu đã cài đặt và số lượng học sinh chọn mỗi đáp án) Sau khi trình chiếu cho học sinh đáp án của các em đã lựa chọn và đáp án đúng của câu hỏi. Tôi sẽ củng cố kiến thức liên quan, có thể ghi lời giải của câu hỏi đó lên bảng, sửa sai cho những học sinh lựa chọn chưa đúng. (Giáo viên chữa bài, củng cố kiến thức sau mỗi câu hỏi ) Bước 5. Thống kê kết quả, đánh giá. Để giúp giáo viên và học sinh đánh giá được tỷ lệ phần trăm số câu trả lời đúng của mỗi học sinh sau khi hoàn thành bộ câu hỏi. Khi kết thúc trả lời bộ câu hỏi tôi sẽ chọn chế độ trình chiếu kết quả tổng hợp của tất cả học sinh lên màn hình ti vi trước lớp. Nhờ đó học sinh có thể trực quan tự đánh giá, chấm điểm cho mình dựa trên tỷ lệ % số câu hỏi trả lời đúng trên tổng số câu hỏi đã trả lời. Dựa trên kết quả học sinh được thống kê bởi phần mềm, giúp giáo viên có căn cứ đánh giá những nội dung kiến thức nào học sinh đã nắm tốt, những nội dung nào nhiều em còn sai, nhận xét khái quát mức độ nắm vững kiến thức của học sinh trong lớp. Từ đó có kế hoạch bổ sung, củng cố những kiến thức đó cho các em. (Thống kê kết quả trả lời cả bộ câu hỏi của hoc sinh trong lớp ) Đồng thời kết quả thống kê còn giúp giáo viên có thể căn cứ vào đó để lấy điểm thường xuyên cho học sinh theo định hướng đa dạng các hình thức kiểm tra, đánh giá (bằng cách quy đổi tỷ lệ phân trăm số câu trả lời đúng ra thang điểm 10). Qua đó, giúp giáo viên giảm được thời gian chấm bài kiểm tra, giành thêm thời gian đó cho việc lên ý tưởng thiết kế bài dạy. Bên cạnh đó còn giúp tiết kiệm chi phí giấy in, phô tô đề trắc nghiệm cho học sinh. Sử dụng phần mềm Plicker trả lời câu hỏi trắc nghiệm trong tiết ôn tập. Giải pháp này được tôi thực hiện trong các tiết ôn tập. Thời lượng dành cho kiểm tra kiến thức bằng bộ câu hỏi trắc nghiệm theo giải pháp này thường chiếm khoảng 30% đến 40% thời lượng tiết học ôn tập chương (chủ đề) và ôn tập kiểm tra định kỳ. Sau khi cùng học sinh hệ thống lại kiến thức trọng tâm của chương, chủ đề (bằng câu hỏi phát vấn, tự luận, sơ đồ tư duy), tôi sẽ tổ chức cho học sinh làm bài tập vận dụng. Bài tập vận dụng sẽ bao gồm bài tập tự luận và trả lời các câu hỏi trắc nghiệm. Việc rèn cho học sinh kỹ năng giải bài tập trắc nghiệm khi ôn tập là cần thiết. Bên cạnh việc kiểm tra được kiến thức, giúp đáp ứng xu hướng kiểm tra đánh giá nói chung, đặc biệt đáp ứng kỹ năng làm bài kiểm tra định kỳ theo hình thức kết hợp trăc nghiệm với tự luận. Theo hướng dẫn kiểm tra định kì, đa số các môn, trong đó có môn Vật Lí 9, môn KHTN ở các khối lớp có tỷ lệ điểm trắc nghiệm chiếm 50% tổng số điểm toàn bài kiểm tra. Khi thực hiện giải pháp sử dụng phần mềm Plicker để tổ chức cho học sinh trả lời các câu hỏi ôn tập. Các bước 1, 3, 4, 5 được thực hiện giống như ở giải pháp 1. Trong đó, bước 1 tạo tài khoản chỉ cần thực hiện một lần cho một lớp giáo viên giảng dạy và phụ trách. Thực hiện giải pháp 2, bước xây dựng bộ câu hỏi (bước 2) có sự khác nhau so với giải pháp 1: + Câu hỏi ôn tập chương, ôn tập kiểm tra định kì được xây dựng theo hướng bộ câu hỏi gắn với mạch kiến thức trọng tâm cần ôn tập; bám sát ma trận đề kiểm tra. + Câu hỏi ôn tập chương, ôn tập kiểm tra định kì thường có số lượng lớn hơn, khoảng 30 đến 40 câu với lớp 9 (do đề kiểm tra định kì với khối 9 thường có 20 câu trắc nghiệm); khoảng 15 đến 30 câu với môn Khoa học tự nhiên ở các khối lớp còn lại (vì môn Khoa học tự nhiên câu hỏi trắc nghiệm gồm kiến thức cả ba phân môn Lí, Hóa, Sinh). + Câu hỏi được xây dựng theo cả 4 cấp độ nhận thức: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao, theo hướng tăng dần độ khó (mức vận dụng và vận dụng cao chiếm khoảng 20% đến 30% trên tổng số câu hỏi). + Thời gian cài đặt cho mỗi câu hỏi có thể không giống nhau đối với các câu hỏi có độ khó khác nhau (câu hỏi khó thời gian suy nghĩ dài hơn câu hỏi dễ). Tôi sử dụng tài khoản miễn phí nên khi xây dựng câu hỏi cho tiết ôn tập, tôi tạo thành nhiều bộ câu hỏi (vì tài khoản miễn phí chỉ tạo được 5 câu hỏi/bộ). (Sử dụng phần mềm Plicker trả lời câu hỏi trắc nghệm trong tiết ôn tập môn KHTN ở lớp 7A ) Như vậy, việc sử dụng phần mềm Plicker kiểm tra trắc nghiệm khách quan (bao gồm cả kiểm tra ngắn đầu giờ, cuối giờ và trả lời câu hỏi trắc nghiệm trong tiết ôn tập) giúp giáo viên có thể kiểm tra và đánh giá học sinh trong toàn lớp trong một khoảng thời gian ngắn. Khi đồng thời học sinh cả lớp suy nghĩ và lựa chọn, giơ câu trả lời trong khoảng thời gian khống chế, giúp kết quả đánh giá được khách quan hơn. Thời gian kiểm tra được khống chế tránh ảnh hưởng đến thời gian chung của cả tiết học. Học sinh được được trực quan kiểm tra kết quả của mình, được thông báo kết quả ngay sau mỗi câu trả lời giúp tăng độ tin cậy, tăng hứng thú học tập cho học sinh. Nhóm giải pháp 2: Sử dụng nền tảng Olm kiểm tra, đánh giá việc tự học ở nhà của học sinh. Nhằm đáp ứng yêu cầu đa dạng các hình thức kiểm tra đánh giá, sử dụng đa dạng các công cụ đánh giá học sinh, kết hợp kiểm tra trên lớp với kiểm tra ở nhà, kiểm tra trực tiếp với kiểm tra trực tuyến; kiểm tra kiến thức kết hợp kiểm tra các năng lực, phẩm chất như: Năng lực tự chủ- tự học, phẩm chất chăm chỉ,.. Tôi đã khai thác tính năng của nền tảng Olm (nền tảng số đã được các nhà trường mua bản quyền và cấp tài khoản cho mỗi giáo viên) kiểm tra đánh giá việc tự học của học sinh ở nhà. Thông qua kết quả bài làm của học sinh thống kê được từ hệ thống, giúp giáo viên đánh giá được mức độ chăm chỉ của học sinh thông qua việc trả lời các câu hỏi trắc nghiệm luyện tập, tự học video bài mới mà
File đính kèm:
bao_cao_sang_kien_kinh_nghiem_ung_dung_chuyen_doi_so_trong_k.docx
Báo cáo Sáng kiến kinh nghiệm Ứng dụng chuyển đổi số trong kiểm tra đánh giá học sinh.pdf