Báo cáo Sáng kiến Ứng dụng Công nghệ thông tin trong dạy học môn Âm nhạc ở trường Tiểu Học
Là giáo viên giảng dạy bộ môn Âm nhạc, cùng với sự hỗ trợ của thiết bị công nghệ thông tin, việc tạo điều kiện thuận lợi từ Ban giám hiệu nhà trường nơi đang công tác tôi đã tích cực tìm hiểu nghiên cứu sử dụng máy vi tính và đưa công nghệ thông tin vào trong dạy học âm nhạc, bước đầu đã có những kết qủa khả quan và rất đáng mừng. Trong quá trình học, học sinh có nhiều cơ hội được tiếp xúc với công nghệ thông tin, tiếp xúc với máy vi tính và tăng thêm sự tò mò, sự ham học của các em, các em có thể tận mắt nhìn thấy hình ảnh thật hơn và có thể hiểu bài nhanh hơn.
Trong quá trình soạn bài, thầy cô giáo có thể sao chép tư liệu, tranh ảnh, âm nhạc, lại được thêm một lần tự học và tìm hiểu những ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học và nảy ra các ý, sang kiến mới góp phần nâng cao chất lượng dạy và học, đáp ứng được nhiệm vụ năm học đó là “ Mỗi thầy giáo, cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo. Đó là lí do tôi chọn đề tài: “ Ứng dụng Công nghệ thông tin trong dạy học môn Âm nhạc ở trường Tiểu học ”. Để nghiên cứu và áp dụng.
Mục đích quan trọng nhất của đề tài là giúp mọi người hiểu rõ hơn về thực trạng dạy và học môn Âm nhạc và phương pháp ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy âm nhạc trong trường Tiểu học Nguyễn Viết Xuân – xã Thuận Hạnh, huyện Đak Song - tỉnh Đăk Nông.
Từ đó, để mọi người, đặc biệt là những giáo viên dạy môn âm nhạc có cái nhìn tổng quan, khách quan, chính xác hơn về tình hình dạy học môn âm nhạc hiện nay và đơn vị mình nói riêng để từ đó không ngừng học tập, cập nhật những thông tin mới, nghiên cứu và nâng cao trình độ về chuyên môn, nghiệp vụ “Ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy âm nhạc” mang lại hiệu quả hết sức hấp dẫn, tích cực đổi mới phương pháp dạy học, luôn sáng tạo, làm mới mình để nâng cao hiệu quả dạy và học âm nhạc góp phần vào giáo dục thẩm mỹ, nâng cao chất lượng giáo dục trong nhà trường và qua đó khẳng định vị thế, sức hấp dẫn của bộ môn âm nhạc – môn học nghệ thuật rất lý thú trong trường tiểu học.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Báo cáo Sáng kiến Ứng dụng Công nghệ thông tin trong dạy học môn Âm nhạc ở trường Tiểu Học

UỶ BAN NHÂN DÂN HUYỆN ĐĂK SONG TRƯỜNG TIỂU HỌC NGUYỄN VIẾT XUÂN -----&----- BÁO CÁO SÁNG KIẾN Đề tài “Ứng dụng Công nghệ thông tin trong dạy học môn Âm nhạc ở trường tiểu học”. Người thực hiện: PHẠM THỊ LÝ ¨m häc: 2021-2022 2022-222222220222022 Thuận Hạnh, tháng 3 năm 2023 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài: Trong những năm gần đây trong mỗi trường học luôn đẩy mạnh phong trào học tập và ứng dụng công nghệ thông tin vào trong dạy học. Những năm sau đó năm nào bộ Giáo Dục và Đào Tạo cũng nhắc tới việc cập nhật những ứng dụng công nghệ thông tin vào trường học. Với bản thân tôi, giáo viên dạy bộ môn âm nhạc cần tự khai thác, trực tiếp sử dụng các phần mềm dạy nhạc phù hợp với nội dung và phương pháp của môn mình giảng dạy, tránh sự nhàm chán và tăng thêm tính tích cực của học sinh. Để thực hiện được điều này, giáo viên cần tích cực tham gia tập huấn công nghệ thông tin do phòng giáo dục mở lớp tập huấn, học thầy, học bạn và trên tinh thần tự học là chính. Tham khảo các phần mềm ứng dụng tích hợp vào các môn học trên website của Bộ và trên Diễn đàn mạng giáo dục Violet. Nghị quyết Trung Ương II khóa VIII đã đặt ra phương châm chiến lược cho ngành giáo dục là phải “ Đổi mới phương pháp giáo dục đào tạo, khắc phục lối truyền thụ một chiều, rèn luyện nếp tư duy sáng tạo của người học, từng bước áp dụng phương pháp tiên tiến và phương tiện hiện đại vào quá trình dạy học. Nhiều trường đã được trang bị công nghệ thông tin, những ứng dụng đó để đạt hiệu quả cao nhất, rèn luyện nếp tư duy khoa học, sáng tạo thì có một quá trình, trong đó vai trò tổ chức của các trường, sự đầu tư trí tuệ, công sức của các thầy cô giáo là điều cực kỳ quan trọng. Thời gian cứ thế trôi đi và mới đó đã 15 năm. 15 năm trôi qua và bây giờ tôi cũng là người tiếp nối ước mơ của những người âm thầm lặng lẽ mang lại tri thức cho nhân loại. Nhớ lại trước đây mỗi khi thầy cô lên bục giảng rất vất vả, nào là kẻ bảng, viết thứ ngày, viết đề bài về nhà các thầy cô lại soạn bài, đi vẽ tranh, làm đồ dùng học tập để chuẩn bị cho những tiết học ngày hôm sau. Thế nhưng kết quả mang lại chưa thực sự cao. Những suy nghĩ đó cứ ám ảnh trong đầu tôi, phải làm sao để có được những tiết dạy thật say mê, những bức tranh sinh động, những bức chân dung rõ ràng, những nốt nhạc biết nhảy múa, những trò chơi thật ngộ nghĩnh, mang lại cho lớp học một niềm phấn khởi và hào hứng và tôi đã bỏ thời gian để đi học thấy rằng: “ Ứng dụng công nghệ thông tin và giáo dục nhằm mang lại hiệu quả chưa từng có vì những ứng dụng của nó” Trong lịch sử, qua các thời đại, bất kỳ một nền giáo dục nào cũng đều quan tâm đến giáo dục toàn diện, để phát triển năng lực sẵn có của các thế hệ trở thành những con người toàn diện về các mặt “ Đức – Trí – Thể – Mỹ”. Kết hợp cùng với các bộ môn khác, môn Âm nhạc cũng góp phần giáo dục cho các em để trở thành những con người phát triển toàn diện về mọi mặt. Trong những lần đại hội đảng đã nhiều lần nhấn mạnh “ Nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài và phát huy nguồn nhân lực to lớn của con người Việt Nam là nhân tố quyết định thắng lợi của công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”. Vì vậy mà mục tiêu của giáo dục nước nhà là hướng tới việc đào tạo những con người phát triển toàn diện về đức, trí, lao, thể, mĩ. Nhằm hướng tới những con người lao động chủ động linh hoạt, sáng tạo, sẵn sang thích ứng với xã hội đang dần từng ngày đổi thay. Ở bậc tiểu học hiện nay Bộ Giáo Dục đã quy định dạy đủ 9 môn bắt buộc và môn Âm nhạc là một trong những môn học không thể thiếu trong quá trình giáo dục toàn diện, cân đối hài hòa của các em học sinh. Bởi vì âm nhạc là nhu cầu thiết yếu trong đời sống tinh thần của mỗi con người nói chung và ở trẻ em nói riêng. Trẻ em tham gia ca hát là được tự hoạt động để nhận thức thế giới xung quanh và bản thân mình. Từ hình tượng âm nhạc của bài hát, bản nhạc có tác động rất nhiều vào cảm xúc của các em. Từ đó giúp cho việc phát triển trí tuệ, óc thẩm mĩ, trí tưởng tượng. Thông qua nội dung bài hát các em them yêu cuộc sống, yêu quê hương đất nước, yêu truyền thống, bản sắc dân tộc con người Việt Nam. Là giáo viên giảng dạy bộ môn Âm nhạc, cùng với sự hỗ trợ của thiết bị công nghệ thông tin, việc tạo điều kiện thuận lợi từ Ban giám hiệu nhà trường nơi đang công tác tôi đã tích cực tìm hiểu nghiên cứu sử dụng máy vi tính và đưa công nghệ thông tin vào trong dạy học âm nhạc, bước đầu đã có những kết qủa khả quan và rất đáng mừng. Trong quá trình học, học sinh có nhiều cơ hội được tiếp xúc với công nghệ thông tin, tiếp xúc với máy vi tính và tăng thêm sự tò mò, sự ham học của các em, các em có thể tận mắt nhìn thấy hình ảnh thật hơn và có thể hiểu bài nhanh hơn. Trong quá trình soạn bài, thầy cô giáo có thể sao chép tư liệu, tranh ảnh, âm nhạc, lại được thêm một lần tự học và tìm hiểu những ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học và nảy ra các ý, sang kiến mới góp phần nâng cao chất lượng dạy và học, đáp ứng được nhiệm vụ năm học đó là “ Mỗi thầy giáo, cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo. Ví dụ: Muốn giới thiệu cho học sinh một tác giả nào đó thì ta có thể cho các em xem tranh ( có thể là tranh chân dung hoặc tranh minh họa ) làm cho các em có thể quan sát rõ hơn và sống động hơn khiến cho các em gợi nhớ lại những hình ảnh này về sau giúp các em học sinh nhớ lâu. Đó là lí do tôi chọn đề tài: “ Ứng dụng Công nghệ thông tin trong dạy học môn Âm nhạc ở trường Tiểu học ”. Để nghiên cứu và áp dụng. 2. Mục đích nghiên cứu: Mục đích quan trọng nhất của đề tài là giúp mọi người hiểu rõ hơn về thực trạng dạy và học môn Âm nhạc và phương pháp ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy âm nhạc trong trường Tiểu học Nguyễn Viết Xuân – xã Thuận Hạnh, huyện Đak Song - tỉnh Đăk Nông.Từ đó, để mọi người, đặc biệt là những giáo viên dạy môn âm nhạc có cái nhìn tổng quan, khách quan, chính xác hơn về tình hình dạy học môn âm nhạc hiện nay và đơn vị mình nói riêng để từ đó không ngừng học tập, cập nhật những thông tin mới, nghiên cứu và nâng cao trình độ về chuyên môn, nghiệp vụ “Ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy âm nhạc” mang lại hiệu quả hết sức hấp dẫn, tích cực đổi mới phương pháp dạy học, luôn sáng tạo, làm mới mình để nâng cao hiệu quả dạy và học âm nhạc góp phần vào giáo dục thẩm mỹ, nâng cao chất lượng giáo dục trong nhà trường và qua đó khẳng định vị thế, sức hấp dẫn của bộ môn âm nhạc – môn học nghệ thuật rất lý thú trong trường tiểu học. 3. Đối tượng nghiên cứu: Tiến hành nghiên cứu dạy học môn Âm nhạc đối với các khối lớp tại trường Tiểu học Nguyễn Viết Xuân – xã Thuận Hạnh– huyện Đak Song - tỉnh Đăk Nông. 4. Giới hạn phạm vi nghiên cứu: Phạm vi áp dụng với phân môn dạy hát, phân môn dạy tập đọc nhạc, phân môn dạy âm nhạc thường thức, phân môn nghe nhạc, nhạc cụ cho học sinh tiểu học ( khối 1, 2, 3, 4, 5) 5. Phương pháp nghiên cứu: - Phương pháp quan sát, theo dõi - Phương pháp so sánh. - Phương pháp điều tra. - Phương pháp nghiên cứu khai thác tài liệu chuyên ngành. - Phương pháp thực hành, thực nghiệm. - Phương pháp quan sát, giao tiếp. - Phương pháp phân tích tổng hợp. PHẦN NỘI DUNG 1. Cơ sở lý luận: Như chúng ta đã biết, âm nhạc đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển về thẩm mỹ, đạo đức, trí tuệ về thể chất của học sinh tiểu học.Hiện nay việc nâng câo chất lượng dạy học được xem là nhiệm vụ hang đầu của ngành giáo dục. Và kèm theo đó là trí nhớ của học sinh tiểu học là trí nhớ trực quan tưởng tượng, sở dĩ học sinh nhớ được kiến thức bài học đều đến với các em từ 5 giác quan: Thị giác (nhìn); Xúc giác (sờ, mó); Vị giác (nếm); Khứu giác (ngửi); Thính giác (nghe). Vì vậy mỗi tiết học có những hình ảnh và âm thanh trực quan sinh động sẽ giúp các em ghi nhớ nội dung bài học nhanh và lâu nhất. Âm nhạc không như những loại hình nghệ thuật khác, hình tượng không rõ ràng cụ thể như hội họa mà ở đây âm nhạc mang tính ước lệ khái quát cao, phụ thuộc vào tính nhạy cảm của con người. Nó có sức mạnh to lớn thể hiện thế giới nội tâm của con người, những dung cảm tế nhị, những niềm vui, nỗi khổ, những day dứt, những thất vọng, những nghi ngờ vv âm nhạc còn diễn tả mối quan hệ giữa con người với nhau, với môi trường xung quanh. Tóm lại: Để thay đổi nhận thức của học sinh tiểu học rất cần đến những hình ảnh trực quan sinh động, chính vì những đặc điểm đó mà sử dụng đồ dùng dạy học thông qua công nghệ thông tin đối với học sinh tiểu học là rất thích hợp và rất cần thiết. 2. Thực trạng của vấn đề: Xuất phát thực trạng giảng dạy âm nhạc cho học sinh ở lứa tuổi tiểu học, vấn đề học và kết quả học tập của các em là hết sức quan trọng, điều đó không chỉ phụ thuộc vào chương trình giảng dạy phù hợp mang tính vừa sức, xoay vòng mà còn phụ thuộc vào phương pháp sáng tạo sinh động của người thầy. Ngoài ra yếub tố trên còn phụ thuộc vào ý thức học tập của các em cùng với sự quan tâm chăm sóc, tạo điều kiện của gia đình và toàn thể xã hội. Trên thực tế, hiện nay, tại các trường tiểu học số giáo viên được đào tạo chuyên sâu vào môn Âm nhạc tương đối đầy đủ với nhiều loại hình thức đào tạo như : (Trung cấp SP, CĐSP, ĐHSP Âm nhạc) Tuy nhiên, trong quá trình giảng dạy còn một số bộ phận giáo viên chưa đáp ứng hết yêu cầu của bộ môn. Dạy còn mang tính chất qua loa, chưa thực sự gây hứng thú đối với học sinh, dạy học còn cứng nhắc, áp đặt, máy móc. Mặt khác, có một số giáo viên chưa thực sự nắm vững đặc trưng của bộ môn nên trong quá trình dạy còn lúng túng dẫn đến học sinh uể oải không tập trung học. Vậy phải làm thế nào để học sinh tránh được tình trạng nêu trên. Trước tiên giáo viên phải cung cấp kiến thức khoa học, giáo dục tư tưởng và rèn luyện kỹ năng cho học sinh, giáo viên phải làm cho học sinh ham mê hứng thú học tập, làm cho quá trình học tập của các em trở nên tự giác tạo nên niềm vui trong học tập và giúp các em tích cực, chủ động hơn trong hoạt động âm nhạc. Tất cả môn học nào cũng có khả năng gây hứng thú học tập đối với học sinh. Bản thân nghệ thuật âm nhạc nói chung và môn âm nhạc ở trường tiểu học nói riêng luôn là nguồn cảm hứng, kích thích, sự say mê học tập của học sinh nhưng không phải dạy như thế nào cũng gây được hứng thú cho học sinh. Là giáo viên được đào tạo chuyên nghành sư phạm âm nhạc cấp tiểu học, qua thời gian trực tiếp giảng dạy bộ môn với lòng yêu nghề mến trẻ và sự nỗ lực học hỏi của mình, bản thân tôi đã đúc kết được những kinh nghiệm trong công tác, tôi nhận thấy thực tế việc học tập và tiếp thu các kiến thức của môn học, đặc biệt là việc học môn âm nhạc của học sinh tiểu học khi sử dụng trình chiếu PowerPoint còn nhiều bỡ ngỡ nên chúng tôi mạnh dạn đưa ra một số phương pháp mới giúp các em học tốt hơn để các bạn đồng nghiệp cùng tham khảo. * Ưu điểm: Qua thực tiễn thực hiện việc “Ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy môn Âm nhạc trong trường tiểu học” tôi thấy bước đầu đã có sự thành công như : Khơi dậy được lòng say mê hứng thú học tập trong các em. Chất lượng học tập môn học của các em ngày càng được cải thiện rõ rệt. Số lượng học sinh được tham gia vào các câu lạc bộ năng khiếu của trường ngày càng nhiều. Đạt kết quả cao trong các cuộc thi múa hát do ngành phát động. Được sự quan tâm của ban giám hiệu nhà trường luôn tạo điều kiện để giáo viên được tham gia vào các buổi biểu diễn văn nghệ, sinh hoạt chuyên môn, tham gia vào các lớp tập huấn về sử dụng công nghệ thông tin. * Nhược điểm: Điểm lẻ chưa có phòng học chức năng nên khó khăn trong việc di chuyển các thiết bị, đồ dùng dạy học như đàn, bộ gõ, laptop,; khâu chuẩn bị mất nhiều thời gian do di chuyển từ lớp này qua lớp khác (ví dụ như việc kết nối các thiết bị như đàn Organ, laptop để trình chiếu). Đa số các em ít được tiếp cận nhiều với âm nhạc nên rất bỡ ngỡ khi tham gia các hoạt động học do giáo viên hướng dẫn. Phần lớn phụ huynh và các em HS bị chi phối, ảnh hưởng bởi các môn học gọi là “chính - phụ”. Do đó, các em dành nhiều thời gian và quan tâm tới “môn chính” nhiều hơn nên phần nào sao nhãng việc học tập đối với môn phụ (Âm nhạc). * Thuận lợi: Với phương châm đi trước đón đầu trong phương hướng, nhiệm vụ giáo dục,các trường tiểu học nơi tôi đang công tác đã sớm triển khai việc ứng dụng công nghệ thông tin vào đổi mới phương pháp dạy học và coi đây là một nhiệm vụ trọng tâm của nhà trường và là tiêu chí đánh giá mỗi giáo viên. Được sự ủng hộ của các cấp, ban ngành cũng như Ban giám hiệu Nhà trường trong những năm học vừa qua. Chính vì thế cơ sở hạ tầng cùng các trang thiết bị hiện đại hỗ trợ cho việc giảng dạy ngày càng đầy đủ, đáp ứng kịp thời yêu cầu thực tiễn giảng dạy. Giáo viên được tham gia các lớp tập huấn sử dụng công nghệ thông tin. Giáo viên khá thành thạo khi sử dụng các phần mềm tin học. Giáo viên rất nhiệt tình, sáng tạo, có ý thức đổi mới phương pháp dạy học. Học sinh rất hứng thú và say mê học tập môn âm nhạc, đặc biệt là những tiết học có sử dụng công nghệ thông tin. Đa số HS có tinh thần học tập chăm chỉ, chăm ngoan, lễ phép với mọi người. * Khó khăn: Thiết kế một bài giảng có sử dụng công nghệ thông tin đòi hỏi người giáo viên phải đầu tư nhiều hơn về thời gian và điều kiện phục vụ tiết dạy, trước giờ dạy phải chuẩn bị đồ dùng lâu hơn về mọi điều kiện để tiến trình tiết học diễn ra theo dự kiến về mặt thời gian, nội dung kiến thức. Trong giờ học còn bị chi phối và phụ thuộc vào các điều kiện như: Phòng học, nguồn điện, các đồ dùng dạy học cần thiết khác. 3. Các giải pháp để giải quyết vấn đề: Dựa vào các tính năng sẵn có trên máy tính tôi có thể thiết kế được nhiều dạng bài để phục vụ việc giảng dạy môn Âm nhạc trong nhà trường phổ thông như: * Dạy hát: Sử dụng phần mềm PowerPoint và Encore 4.5 để thiết kế dạng bài dạy hát (Bao gồm cả nhạc và lời). Có thể lồng ghép những hình ảnh tĩnh hoạt động phù hợp với nội dung bài hát như là một giáo cụ trực quan sinh động với tính thẩm mỹ rất cao. * Dạy tập đọc nhạc: Sử dụng phần mềm Encore 4.5, Final 2.0 để chép lại các tiến trình như: Luyện tập tiết tấu, luyện tập cao độ, bài tập đọc nhạc, lời ca rồi trình chiếu trên phần mềm PowerPoint theo ý đồ của giáo viên. * Dạy các bài giới thiệu nhạc cụ: Sử dụng google,Yuebe khai thác hình ảnh, lịch sử ra đời, tính năng, cách sử dụng của các nhạc cụ dân tộc Việt Nam cũng như các nhạc cụ nước ngoài với âm thanh thực minh họa. * Dạy nội dung kể chuyện âm nhạc, giới thiệu nhạc sĩ, nghe nhạc: Sử dụng mạng Internet để khai thác chân dung một số nhạc sĩ nổi tiếng trên thế giới như: Mozart, Beethoven, Chopin, Tschaikowski...và các tác phẩm Âm nhạc nổi tiếng của các nhạc sĩ này được thu thanh với chất lượng cao nhằm minh họa bằng âm thanh chuẩn của các tác phẩm này. 3.1. Biện pháp 1: Dạy học hát: Thông thường trong một tiết học dạy hát người giáo viên thường sử dụng tranh ảnh để minh họa cho nội dung, phần nhạc và lời của bài hát được phôtô ra rồi treo lên bảng, cách làm này đến nay đã trở nên nhàm chán đối với học sinh. Trên thực tế với cách giới thiệu bài vẫn là tranh ảnh minh họa nhưng chất lượng những bức ảnh rất cao có thể là ảnh động thì tác dụng của nó đã vượt trội so với cách làm cũ. Ví dụ: Giới thiệu học hát bài:“Những bông hoa những bà
File đính kèm:
bao_cao_sang_kien_ung_dung_cong_nghe_thong_tin_trong_day_hoc.doc