Báo cáo Sáng kiến Ứng dụng Công nghệ thông tin trong giảng dạy và giáo dục học sinh Lớp 2
1. Nội dung giải pháp
Giải pháp 1: Ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy trực tuyến.
Năm học 2021-2022 là một năm học đặc biệt đối với tất cả các thầy cô giáo và học sinh nói chung, các em học sinh lớp 2 nói riêng. Với sựbùng phát mạnh mẽ của dịch bệnh Covid 19 ảnh hưởng đến mọi hoạt động sản xuất và sinh hoạt của người dân. Để hạn chế dịch bệnh các địa phương phải thực hiện giãn cách xã hội nên mặc dù năm học đã bắt đầu nhưng các em học sinh vẫn chưa được trang bị sách giáo khoa theo chương trình giáo dục phổ thông 2018 để học và các em cũng chưa được đến trường. Chính vì vậy sử dụng sách giáo khoa điện tử là một giải pháp kịp thời và hữu hiệu nhất. Giáo viên có thể truy cập để tìm bài lấynội dung từ đó cụ thể hóa thành bài dạy. Các nguồn tri thức trên internet rất đa dạng, phong phú, là nơi mà giáo viên và học sinh có thể tìm kiếm tư liệu giảng dạy và học tập dễ dàng. Các nguồn phải kể đến như: Google Search, Google Books, Scopus, Academie,…
Bước 1:Kết nối với phụ huynh và học sinh qua nhóm zalo
Ngay từ đầu năm học, sau khi được triển khai học trực tuyến, giáo viên đã chủ động liên hệ phụ huynh học sinh lập nhóm zalo để hướng dẫn phụ huynh các bước đăng nhập phần mềm Googe meet và cách tham gia lớp học. Chỉ trong vòng 1 tuần đã huy động được 100% học sinh tham gia. Cô và trò, giáo viên và phụ huynh có thể làm quen với nhau mặc dù chưa được đến trường. Thông qua nhóm lớp giáo viên bước đầu đã nắm được thông tin cá nhân và hoàn cảnh của từng em. Từ đó chủ động lên kế hoạch hoạt động cho năm học và tham mưu với Ban giám hiệu nhà trường, các Ban ngành đoàn thể có biện pháp phối hợp, giúp đỡ học sinh lớp mình chủ nhiệm.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Báo cáo Sáng kiến Ứng dụng Công nghệ thông tin trong giảng dạy và giáo dục học sinh Lớp 2

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc BÁO CÁO SÁNG KIẾN Kính gửi: Hội đồng công nhận sáng kiến cơ sở. THÔNG TIN CHUNG: Tên sáng kiến: Ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy và giáo dục học sinh lớp 2/1. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Giáo dục Tác giả: Họ và tên: Hoàng Thị Ngọc Lê. Nam (nữ): nữ - Năm sinh: 1982 Trình độ chuyên môn: Đại học sư phạm Điện thoại: 0366004055.Email: lehoangthingoc@yahoo.com.vn Chức vụ, đơn vị công tác: giáo viên. Trường Tiểu học Nhân Nghĩa Tỷ lệ đóng góp tạo ra sáng kiến: 100% Cam kết không sao chép hoặc vi phạm bản quyền sáng kiến. Thủ trưởng đơn vị nơi tác giả sáng kiến công tác hoặc đang áp dụng sáng kiến cam kết những thông tin nêu theo báo cáo này là sự thật. Nhân Nghĩa, ngày 12 tháng 3 năm 2022 XÁC NHẬN CỦA ĐƠN VỊ NƠI TÁC GIẢ SÁNG KIẾN CÔNG TÁC (Ký tên, đóng dấu) TÁC GIẢ SÁNG KIẾN (Ký, ghi rõ họ tên) PHẦN NỘI DUNG SÁNG KIẾN Thực trạng của giải pháp đã biết Ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác dạy và học đã được nhiều nước trên thế giới chú trọng. Đây được xem là xu hướng tất yếu của thời đại, khi mà công nghệ thông tin phát triển vượt bậc. Nó mang lại nhiều lợi ích thiết thực và mở ra triển vọng to lớn cho nền giáo dục nước nhà. Ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học hiện nay đang là hướng đi mới, mang đến nhiều hiệu quả giáo dục đáng kinh ngạc, giúp Việt Nam tiến xa hơn trên con đường hội nhập quốc tế. Trong những năm qua, toàn ngành Giáo dục đã tích cực triển khai, ứng dụng cong nghệ thông tin trong quản lí, điều hành, bước đầu đã xây dựng cơ sở dữ liệu toàn ngành về giáo dục và đào tạo phục vụ thông tin quản lý giáo dục. Triển khai phần mềm quản lý trường học trực tuyến, kết nối nhà trường với phụ huynh, sử dụng sổ điểm điện tử, học bạ điện tử,... Không thể phủ nhận vai trò và lợi ích của việc ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học hiện nay. Tuy nhiên, công tác này vẫn đang còn mới mẻ đối với nền giáo dục nước ta.Trước đây bản thân tôi nói riêng cũng như các đồng nghiệp khác nói chung đã ứng dụng công nghệ thông tin trong soạn giảng. Tuy nhiên mới chỉ dừng lại ở soạn là chủ yếu còn dạy thì chưa thường xuyên, chưa thật sự chú trọng. .Lí do là soạn rất mất thời gian, lớp học lại chưa được trang bị ti vi hay máy chiếu nên mỗi lần dạy phải di chuyển lớp – rất khó khăn cho học sinh lớp 2. Do vậy thường những tiết được dự giờ thì mới tiến hành dạy parpoi. Học sinh ít được tương tác thường xuyên nên thụ động, rụt rè khi tham gia những tiết học như thế này. Cho nên song song với những ưu điểm nổi bật thì vẫn còn tồn tại nhiều khó khăn, thách thức cần giải quyết. Ưu điểm Dạy học bằng phương pháp ứng dụng công nghệ thông tin thể hiện nhiều ưu điểm vượt trội, bỏ xa phương pháp giáo dục truyền thống “thầy đọc trò chép”. Đó là: Kích thích sự phát triển đa giác quan của học sinh bằng các chương trình học được lập trình sẵn trên máy tính, với nhiều phương tiện như: hình ảnh, video, âm thanh, biểu đồ minh họa, Phát triển tư duy, khả năng tưởng tượng, tăng cường nhận thức, giúp học sinh dễ dàng nắm bắt quá trình, hiện tượng vật lý, tự nhiên, thông qua kỹ thuật đồ họa. Thông qua các thiết bị thông minh và kết nối internet, người dùng có thể tiếp cận dễ dàng với nguồn dữ liệu tri thức khổng lồ, mang thế giới tri thức vào trong tầm tay. Việc học tập trở nên thuận tiện và thú vị hơn bao giờ hết, giúp khơi gợi hứng thú, trí tò mò của học sinh; phát huy tính sáng tạo và tự giác trong học tập. Đối với phương pháp giảng dạy truyền thống, học sinh chỉ được học qua sách vở và kiến thức mà giáo viên truyền tải. Khi ứng dụng công nghệ thông tin, việc học của học sinh sẽ trở nên chủ động hơn khi các em có thể tự tìm kiếm tư liệu kiến thức cho mình.Việc kết hợp giữa giảng dạy truyền thống và ứng dụng công nghệ thông tin tạo ra môi trường học tập có tính tương tác cao, tăng hiệu quả truyền tải kiến thức, nhờ đó học sinh sẽ tiến bộ rõ rệt. Khó khăn, thách thức Ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học mang lại kết quả khả quan là tín hiệu đáng mừng cho nền giáo dục Việt Nam. Tuy nhiên, các kết quả này vẫn còn rất khiêm tốn và tồn tại nhiều khó khăn, thách thức cần giải quyết. Không phải nội dung bài giảng nào cũng phù hợp để thiết kế trên máy tính, có những bài giảng khi giảng dạy theo phương pháp truyền thống sẽ dễ dàng hơn cho cả học sinh và giáo viên. Công nghệ giáo dục vẫn còn là một lĩnh vực khá mới mẻ, do đó không ít giáo viên, đặc biệt là những giáo viên lớn tuổi thường thiếu một số kiến thức cơ bản về ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học và các kỹ năng khác liên quan. Lạm dụng ứng dụng công nghệ thông tin, dùng không đúng lúc, không đúng chỗ khiến chất lượng truyền tải kiến thức không đảm bảo. Phương tiện, thiết bị hỗ trợ công tác giảng dạy bằng giáo án điện tử không đảm bảo về số lượng lẫn chất lượng, chưa thể đồng bộ hóa và triển khai rộng rãi. Địa phương có nhiều gia đình còn thiếu thốn nên chủ yếu là sử dụng điện thoại trong học tập nên ảnh hưởng đến sức khỏe của học sinh. Do ảnh hưởng của dịch covid 19 nhiều địa phương học trực tuyền nên khó khăn trong việc trang bị phương tiện học tập kịp thời. Nhiều gia đình 2-3 học sinh mà chỉ có 1 thiết bị học tập nên ảnh hưởng đến việc chủ động giờ giấc tham gia học tập. Khả năng kết nối internet vẫn còn nhiều hạn chế và bất cập do dùng chung mạng hay 1 số em ở trong rẫy, sóng yếu, chập chờn, . Nội dung giải pháp đề nghị công nhận là sáng kiến. Mục đích của giải pháp Năm học 2021-2022 nhiều địa phương trong cả nước đều phải thực hiện dạy online cho học sinh ở các cấp học và Trường tiểu học Nhân Nghĩa cũng không ngoại lệ. Được sự chỉ đạo và thống nhất của Ban giám hiệu nhà trường, toàn trường đã sử dụng phần mềm Googe meet trong dạy học trực tuyến. Đây chính là thách thức nhưng cũng là cơ hội cho bản thân tôi có động lực để tìm tòi giải pháp để ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy nhằm nâng cao chất lượng dạy học và đảm bảo tiến độ năm học. Với các công cụ tìm kiếm thông tin như website, sách điện tử, giáo án điện tử, giáo viên và học sinh có nguồn dữ liệu kiến thức vô cùng phong phú và đa dạng. Người dạy và người học tiến hành tìm kiếm tri thức dựa theo nhu cầu, khả năng của mình.Tùy vào nhu cầu học sinh, giáo viên có thể sử dụng các phương pháp giảng dạy thích hợp thông qua các nguồn tài nguyên số. Việc cá thể hóa hoạt động giảng dạy này góp phần làm tăng khả năng truyền tải kiến thức.Quá trình dạy và học này sẽ có sự tương tác qua lại giữa giáo viên và học sinh, giúp giáo viên có những hướng điều chỉnh hợp lý để cải thiện chất lượng dạy học. Công tác ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học có thể thực hiện trong giờ lên lớp hoặc học sinh có thể tự học trực tuyến ngay tại nhà. Nội dung giải pháp Giải pháp 1: Ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy trực tuyến. Năm học 2021-2022 là một năm học đặc biệt đối với tất cả các thầy cô giáo và học sinh nói chung, các em học sinh lớp 2 nói riêng. Với sự bùng phát mạnh mẽ của dịch bệnh Covid 19 ảnh hưởng đến mọi hoạt động sản xuất và sinh hoạt của người dân. Để hạn chế dịch bệnh các địa phương phải thực hiện giãn cách xã hội nên mặc dù năm học đã bắt đầu nhưng các em học sinh vẫn chưa được trang bị sách giáo khoa theo chương trình giáo dục phổ thông 2018 để học và các em cũng chưa được đến trường. Chính vì vậy sử dụng sách giáo khoa điện tử là một giải pháp kịp thời và hữu hiệu nhất. Giáo viên có thể truy cập để tìm bài lấy nội dung từ đó cụ thể hóa thành bài dạy. Các nguồn tri thức trên internet rất đa dạng, phong phú, là nơi mà giáo viên và học sinh có thể tìm kiếm tư liệu giảng dạy và học tập dễ dàng. Các nguồn phải kể đến như: Google Search, Google Books, Scopus, Academie, Bước 1: Kết nối với phụ huynh và học sinh qua nhóm zalo Ngay từ đầu năm học, sau khi được triển khai học trực tuyến, giáo viên đã chủ động liên hệ phụ huynh học sinh lập nhóm zalo để hướng dẫn phụ huynh các bước đăng nhập phần mềm Googe meet và cách tham gia lớp học. Chỉ trong vòng 1 tuần đã huy động được 100% học sinh tham gia. Cô và trò, giáo viên và phụ huynh có thể làm quen với nhau mặc dù chưa được đến trường. Thông qua nhóm lớp giáo viên bước đầu đã nắm được thông tin cá nhân và hoàn cảnh của từng em. Từ đó chủ động lên kế hoạch hoạt động cho năm học và tham mưu với Ban giám hiệu nhà trường, các Ban ngành đoàn thể có biện pháp phối hợp, giúp đỡ học sinh lớp mình chủ nhiệm. Bước 2: Hướng dẫn phụ huynh và học sinh tham gia các hoạt động học tập và giáo dục trên nền tảng công nghệ thông tin. Giáo viên hướng dẫn từng bước để phụ huynh có thể chủ động vào mạng để cho con em mình xem trước nội dung bài học. Nhờ vậy mà mặc dù chưa được trang bị sách giáo khoa kịp thời, không được học trực tiếp nhưng học sinh vẫn tiếp thu bài tốt, giờ học vẫn mang lại hiệu quả khá cao. Ngoài ra, khi dùng các thiết bị công nghệ như smartphone, laptop, máy tính bảng để học tại nhà, học sinh sẽ cảm thấy thoải mái và tự tin trao đổi kiến thức cùng bạn bè, thầy cô. Điều này giúp thắt chặt mối quan hệ với bạn bè, thầy cô của các em. Đây là tiền đề quan trọng để khơi gợi hứng thú học tập nơi học sinh. Giáo viên có thể sử dụng tích hợp các công cụ đa phương tiện như hình ảnh, âm thanh, video, vào nội dung bài giảng, để tăng sự phong phú, hấp dẫn. Điều này còn giúp kích thích tư duy và tính sáng tạo của học sinh, và tăng mức độ tương tác giữa giáo viên và học sinh. Học sinh lớp 2 do đặc điểm tâm sinh lí còn nhỏ nên rất nhanh chán, độ tập trung không kéo dài, giáo viên tăng cường sử dụng các bài giảng điện tử để thu hút các em, để các em luôn bị kích thích lôi cuốn vào các bài học. Giảng dạy bằng giáo án điện tử papoi là hình thức được nhiều giáo viên chọn lựa. Phương pháp dạy học hiện đại này mang đến hiệu quả thiết thực trong việc truyền tải nội dung kiến thức, được giới chuyên gia giáo dục đánh giá cao và khuyến khích sử dụng. Giảng dạy thông qua papoi sử dụng nhiều công cụ như video, hình ảnh, âm thanh, giúp buổi học thêm sinh động, hấp dẫn hơn, khơi gợi hứng thú học tập của các em. Giáo viên và học sinh cùng tương tác trong tiết dạy trực tuyến Học sinh hứng thú trong từng bài học Kiến thức là vô hạn và hơn ai hết, người giáo viên cần có kiến thức sâu rộng để truyền tải cho học sinh của mình, giúp các em hiểu bài tốt hơn và tiến bộ từng ngày. Do đó, người giáo viên mẫu mực cần nâng cao tinh thần tự học và bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng của bản thân. Với thời đại 4.0 ngày nay, giáo viên có thể dễ dàng tra cứu thông tin và tìm kiếm tài liệu thông qua internet. Đây là kho dữ liệu khổng lồ, chứa đựng rất nhiều thông tin người giáo viên cần. Để thực hiện tốt giải pháp này, điều kiện cần thiết là các gia đình đều được trang bị đầy đủ thiết bị điện tử như máy tính, điện thoại hay Ipat có hệ thống mạng. Trường học nằm trên địa phương phần lớn dân cư làm rẫy, kinh tế còn gặp nhiều khó khăn nên được sự quan tâm của các cấp, ngay từ đầu năm các em khó khăn đã được hỗ trợ thiết bị học tập. Lớp tôi chủ nhiệm cũng có em Hoàng Ngọc Như Ý đã nhận được điện thoại thông minh từ nhà tài trợ. Như vậy lớp tôi đủ điều kiện tham gia học tập trực tuyến 100%. Giải pháp 2: Ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy trực tiếp Việc ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học giúp học sinh tiếp cận với thế giới công nghệ từ rất sớm. Nhờ đó, khơi gợi tình yêu của các em với lĩnh vực này và là động lực để các em cố gắng chinh phục công nghệ trong tương lai. Ngoài ra, các ngành nghề hiện nay đều có sự đòi hỏi về công nghệ. Khi được tiếp cận từ sớm, người học có thể thích ứng nhanh với nó trong công việc về sau. Công nghệ còn giúp người học hoàn thiện nhiều kỹ năng mềm liên quan như: logic, tư duy phán đoán, làm việc độc lập, Với việc tích hợp giữa học online và offline, học sinh sẽ cảm thấy thích thú hơn, giảm stress trong học tập, giúp nâng cao chất lượng dạy và học. Nhờ các biện pháp ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học, giáo viên có thể tổ chức giờ dạy của mình một cách linh động và sáng tạo nhất, mang đến những phút giây học tập đầy thư giãn và thú vị cho học viên. Tiết học kết hợp giữa dạy trực tiếp và online cho học sinh Môi trường học tập tích hợp này còn giúp giáo viên và học sinh tiết kiệm được thời gian, công sức lẫn tiền bạc. Khi sử dụng giáo trình điện tử, giáo viên không cần phải mất công photo, học sinh cũng không phải tốn phí để mua giáo trình. Công nghệ thông tin giúp nội dung bài giảng trở nên phong phú, đa dạng và hấp dẫn hơn. Với phương pháp giáo dục truyền thống, giáo viên chỉ có thể giảng bài thông qua giáo trình, sách vở, phấn trắng và bảng đen, cảm giác rất tẻ nhạt và khó để khơi gợi hứng thú học tập cho học sinh. Công nghệ đã giúp loại bỏ những điều này. Với nhiều phương tiện như hình ảnh, video, nội dung và chất lượng bài giảng được cải tiến đáng kể. Sau thời gian xã hội thực hiện giãn cách, đồng nghĩa với việc dịch bệnh được kiểm soát, học sinh có thể trở lại trường học. Bắt đầu từ tuần 17 học sinh lớp1và lớp2 của Trường Tiểu học Nhân Nghĩa đi học trực tiếp. Để duy trì các hoạt động dạy học có hiệu quả, bản thân tôi tiếp tục tăng cường công nghệ thông tin vào giảng dạy và giáo dục học sinh. Các bước thực hiện được tôi triển khai như sau: Bước 1: Tuyên truyền đến phụ huynh học sinh sự cần thiết phải cho các em đến trường. Với tâm lí lo sợ dịch bệnh của một số phụ huynh nên ngay từ khi có kế hoạch học trực tiếp, một số gia đình đã chủ động gọi điện hoặc nhắn tin cho giáo viên xin nghỉ. Nắm bắt được suy nghĩ đó, cùng với sự chỉ đạo của cấp trên bản thân tôi đã tiến hành họp phụ huynh học sinh qua phần mềm Googe meet. Ngay từ đầu tôi đã gửi đường link cố định nên khi tổ chức cuộc họp đã huy động được 100% phụ huynh tham gia – một điều mà chưa có cuộc họp phụ huynh nào trước đây có được. Sau khi triển khai kế hoạch, tuyên truyền tất cả phụ huynh đã đồng ý cho con học trực tiếp. Đây là thuận lợi bước đầu cho công tác chủ nhiệm của tôi. Bước 2: Tiếp tục ứng dụng công nghệ thông tin trong soạn giảng Sau thời gian học trực tuyến các em đã thích ứng với bài giảng điện tử chính vì vậy bản thân tôi tiếp tục thiết kế và ứng dụng trong các tiết dạy hằng ngày. Lúc này các em vừa được tương tác với công nghệ, vừa được tham gia học trực tiếp với cô và bạn nên vô cùng thích thú. Tôi chủ động thiết kế các trò chơi trực tiếp để các em tham gia như Rung chuông vàng, Lật ô số, Nhìn tranh đoán từ, nhờ vậy mà tiết học sôi động hẳn lên. Thiết kế bài giảng điện tử với tôi bây giờ không còn khó khăn nữa vì chỉ với một thiết bị thông minh có kết nối internet, tôi có thể tìm thấy vô vàn đầu sách và giáo án điện tử được đăng tải trên những nguồn học liệu mở. Việc tham khảo này hoàn toàn mang tính chủ động, bất kể không gian hay thời gian. Ngoài ra, thiết bị điện tử là công cụ hỗ trợ đắc lực của giáo viên lẫn học sinh trong quá trình dạy và học. Thông qua các thiết bị nghe, nhìn, việc dạy và học trở nên đơn giản và thú vị hơn rất nhiều.Theo đó, giáo viên không cần phải giảng bài liên miên, học sinh không cần phải cặm cụi ghi ghi chép chép. Các hình ảnh, âm thanh sẽ kích thích hứng thú học tập của học sinh, làm tăng khả năng ghi nhớ và hiểu bài, giúp việc truyền tải kiến thức đạt hiệ
File đính kèm:
bao_cao_sang_kien_ung_dung_cong_nghe_thong_tin_trong_giang_d.docx
Báo cáo Sáng kiến Ứng dụng Công nghệ thông tin trong giảng dạy và giáo dục học sinh Lớp 2.pdf