Báo cáo SKKN Một số biện pháp để nâng cao hiệu quả Ứng dụng Công nghệ thông tin, chuyển đổi số trong hoạt động dạy học và quản lý ở trường Tiểu học

Phần 2: Nội dung sáng kiến

Nghiên cứu, đề xuất các giải pháp

Trong kỷ nguyên 4.0, công nghệ tạo ra nhiều cơ hội và lợi ích cho cả người dạy lẫn người học. Nhờ sự hỗ trợ của AI, kiến thức giảng dạy hoàn toàn có thể được cập nhật tự động. Để đáp ứng được kỷ nguyên số, cũng như khắc phục những tồn tại đã nêu ở trên, tôi đề ra một số biện pháp sau đây để giúp hoạt động ứng dụng CNTT, chuyển đổi số tại trường TH Bạch Mai đạt hiệu quả tốt nhất.

Biện pháp 1: Tăng cường cơ sở vật chất, phương tiện cho việc ứng dụng CNTT, CĐS

Tăng cường hạ tầng số:

Mục đích: Cơ sở vật chất là yếu tố tiên quyết ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình thực hiện việc ứng dụng CNTT, CĐS trong nhà trường. Vì vậy tăng cường về CSVC là giải pháp để tăng cường ứng dụng CNTT và chuyển đổi số

Nội dung và cách thực hiện:

Để đường truyền Internet được nhanh, ổn định, nhà trường phải nâng cấp gói dịch vụ Internet lên tốc độ cao. Các phòng Hiệu bộ, phòng Tin học, Ngoại ngữ nên lắp đường truyền Internet cố định vào phòng để giữ ổn định trong quá trình sử dụng.

Thiết kế lại hệ thống mạng Wifi của trường, tăng cường thêm các Modem, đảm bảo cho các vị trí trong trường đều bắt được sóng wifi.

docx 24 trang Phương Chi 21/04/2025 110
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Báo cáo SKKN Một số biện pháp để nâng cao hiệu quả Ứng dụng Công nghệ thông tin, chuyển đổi số trong hoạt động dạy học và quản lý ở trường Tiểu học", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Báo cáo SKKN Một số biện pháp để nâng cao hiệu quả Ứng dụng Công nghệ thông tin, chuyển đổi số trong hoạt động dạy học và quản lý ở trường Tiểu học

Báo cáo SKKN Một số biện pháp để nâng cao hiệu quả Ứng dụng Công nghệ thông tin, chuyển đổi số trong hoạt động dạy học và quản lý ở trường Tiểu học
ỦY
BAN NHÂN DÂN QUẬN HAI BÀ TRƯNG
TRƯỜNG TIỂU HỌC BẠCH MAI
HỒ SƠ XÉT SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
MỘT SỐ BIỆN PHÁP ĐỂ NÂNG CAO
HIỆU QUẢ ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN, CHUYỂN ĐỔI SỐ TRONG HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC VÀ QUẢN LÝ Ở TRƯỜNG TIỂU HỌC BẠCH MAI, QUẬN HAI BÀ TRƯNG, HÀ NỘI
Lĩnh vực: Quản lý Cấp học: Tiểu học
Tác giả: Đỗ Thị Thanh Thúy
NĂM HỌC 2023 – 2024
UBND QUẬN HAI BÀ TRƯNG
TRƯỜNG TIỂU HỌC BẠCH MAI
BẢN MÔ TẢ NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA SÁNG KIẾN (BÁO CÁO SÁNG KIẾN)
Tên sáng kiến: Một số biện pháp để nâng cao hiệu quả ứng dụng công nghệ
thông tin, chuyển đổi số trong hoạt động dạy học và quản lý ở trường Tiểu học Bạch Mai, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội.
Tác giả: Đỗ Thị Thanh Thúy Phần 1: Thực trạng
Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 đã có tầm ảnh hưởng mạnh mẽ và to lớn trên toàn thế giới. Đó là cuộc cách mạng về công nghệ. Công nghệ thông tin (CNTT) đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển các sản phẩm, ứng dụng và giải pháp dựa trên công nghệ số. CNTT là một phần trong quá trình chuyển đổi số (CĐS). Quá trình ấy đã chuyển đổi các hoạt động, quy trình, thông tin từ hình thức truyền thống sang dạng số hóa. Việt Nam là một đất nước đang phát triển, tuy không phải là nước đi đầu trong cuộc cách mạng 4.0 này nhưng lại thừa hưởng những thành tựu về khoa học kỹ thuật trên thế giới. Với sự định hướng quyết liệt của Đảng và Chính phủ, với quyết sách kịp thời, với lợi thế dân số trẻ, chúng ta đón đầu một cách hợp lý trong phát triển các ngành công nghệ, đặc biệt là CNTT và ứng dụng CĐS.
Giai đoạn từ năm 2020-2022, khi đại dịch Covid-19 diễn ra trên toàn cầu, đó là giai đoạn vừa khó khăn nhưng cũng là động lực để đẩy nhanh hơn việc ứng dụng CNTT và chuyển đổi số. Ở Việt Nam, nhờ có ứng dụng CNTT và chuyển đổi số nên học sinh dù không đến trường nhưng vẫn không dừng học. Thầy và trò gần gũi nhau qua màn hình máy tính, điện thoại thông minh; các kiến thức GV truyền tải tới học sinh một cách sinh động nhất. Đội ngũ CBQL vẫn tiến hành các cuộc họp cùng CBGV, nhân viên trong nhà trường thông qua các phần mềm ứng
dụng như Google Meet, Zoom Meeting  Rõ ràng việc ứng dụng CNTT, CĐS trong giáo dục đã mở ra triển vọng to lớn trong việc đổi mới các phương pháp dạy học và công tác quản lý trong mỗi nhà trường phổ thông nói chung và các trường TH nói riêng. Tại trường TH Bạch Mai, thực trạng hoạt động ứng dụng CNTT, CĐS trong dạy học và quản lý như thế nào, tôi đã có khảo sát như sau
Thực trạng hoạt động ứng dụng CNTT, CĐS trong dạy học và quản lý ở trường TH Bạch Mai
Vài nét về trường TH Bạch Mai
Trường TH Bạch Mai nằm ở phía Nam quận Hai Bà Trưng. Trường được thành lập từ năm 1995. Trường được tách từ trường Phổ thông Cơ sở cấp I, II Hà Huy Tập. Qua nhiều lần cải tạo, đến nay, trường cao 4 tầng trên nền diện tích là 2798m2. Trường có 26 phòng học và 25 phòng chức năng, phòng làm việc.
Tháng 5/2015, trường TH Bạch Mai được UBND Thành phố Hà Nội công nhận : Trường TH đạt Chuẩn quốc gia Mức độ 1 và đã được công nhận lại vào năm 2020. Tập thể nhà trường là một khối đoàn kết, nhất trí cao. Chính quyền địa phương và các cấp lãnh đạo quan tâm đến sự nghiệp giáo dục, tạo nhiều điều kiện để nhà trường phát triển. Tuy vậy, mặt bằng dân trí trên địa bàn Phường Bạch Mai không đồng đều, nhiều em có hoàn cảnh khó khăn, học sinh khuyết tật nhiều nên nhà trường trường chưa có nhiều giải cao trong các kỳ thi do Quận và Thành phố tổ chức.
Thực trạng của việc trang bị CSVC cho hoạt động ứng dụng CNTT, CĐS trong dạy học và quản lý ở trường TH Bạch Mai:
Khi khảo sát về thực trạng CSVC phục vụ cho việc ứng dụng CNTT, CĐS ở trường TH Bạch Mai vào Tháng 09/2023, tôi thu được kết quả như sau:
* Hạ tầng số:
Trường THBạch Mai có 03 đầu số điện thoại cố định
Toàn trường có 02 đường mạng Internet cố định do 02 nhà mạng cung cấp dịch vụ viễn thông: Viettel và VNPT. Trong đó, tập đoàn Viettel cung cấp miễn phí hệ thống cáp quang cho nhà trường.
Mạng wifi được lắp ở cả 4 tầng nhưng còn một số vị trí trong trường, trong lớp học, đặc biệt là vị trí góc, sóng còn yếu, hạn chế việc truy cập. Trong Phòng Tin học có lắp mạng Lan để kết nối máy tính của Hs với máy chủ của GV.
Nhà trường có trang Website riêng với tên miền: tieuhocbachmai.edu.vn có lượng truy cập khoảng 300 lượt/quý.
Trang Fanpage của trường: “Trường Tiểu học Bạch Mai” cũng thường xuyên được cập nhật các hình ảnh và hoạt động
*Các trang thiết bị và CSVC khác trong nhà trường:
-Trường có 2 phòng Tin học, 1 phòng học Ngoại ngữ và 1 phòng học STEM
-Số lượng và chất lượng các trang thiết bị:
TT

Tên trang thiết bị
Số lượng và chất lượng trang thiết bị
Số lớp (phòng) được sử dụng
Số lớp không được sử dụng
Số lượng
Loại A (Tốt)
Loại B
(Còn SD
được)
Loại C
(Kém, không SD được)


1
Máy tính phòng học, quản lý
12
6
5
1
8
1
2
Máy tính phòng tin học
54
14
20
20
01
01
3
Tivi thông minh
23
8
10
05
18
05

4
Máy in
06
3
2
1
5

5
Máy projector
07
4
3
0
7
16
6
Máy chiếu vật thể
05
0
05

5
18
7
Máy quét ảnh
2
1
1
0
0
0
8
Máy ảnh kĩ thuật số
0
0
0
0
0
0
9
Máy quay VIDEO
0
0
0
0
0
0
10
Điện thoại thông minh của CBGV, NV
45
15
28
02
43
2

Số lượng phòng học đầy đủ, bước đầu đáp ứng tốt cho việc dạy và học trong nhà trường. Trang thiết bị CSVC cho ứng dụng CNTT, CĐS đã được cấp trong nhà trường gồm: máy tính xách tay, máy chiếu đa năng, máy chiếu vật thể Số lượng được cấp chưa nhiều nên các lớp phải sử dụng luân phiên. Nhiều GV phải mang máy tính cá nhân đến để sử dụng tại trường. Tivi thông minh đã được trang bị từ năm 2021 nhưng các máy có cấu hình thấp. Thời tiết ở miền Bắc có nhiều ngày nồm, ẩm nên các thiết bị bị giảm chất lượng, chưa đáp ứng với nhu cầu người sử dụng.
Như vậy, trang thiết bị CSVC cho hoạt động ứng dụng CNTT, CĐS trong dạy học và quản lý ở trường TH Bạch Mai đã có nhưng chất lượng và số lượng chưa cao. Điều này đã gây nên không ít khó khăn cho CBQL, GV khi tiến hành ứng dụng CNTT, CĐS trong dạy học và quản lý tại trường.
Thực trạng về trình độ CNTT, mức độ ứng dụng CNTT, chuyển đổi số vào dạy học và QL ở trường TH Bạch Mai
Trường TH Bạch Mai có 45 cán bộ giáo viên, tỉ lệ giáo viên đạt trình độ chuẩn và trên chuẩn 97%. 03 đ/c CBQL đều có trình độ Thạc sĩ QLGD. 50 % số GV trong trường có tuổi đời dưới 40 nên các em luôn nhiệt tình, năng động, tâm huyết với nghề. 01 giáo viên Tin học có trình độ Đại học là người quản trị mạng trong nhà trường. Qua bài kiểm tra về Kỹ năng Tin học cho GV, NV của trường từ đầu năm học, tôi nhận thấy phần lớn giáo viên có trình độ tin học cơ bản, có thể sử dụng máy tính để soạn bài trên Word, soạn bài giảng bằng PowerPoint với các hình thức trình chiếu đơn giản. 20% GV có khả năng thiết kế bài giảng điện tử E-learning. Một bộ phận giáo viên (15% số GV) chưa sử dụng thành thạo CNTT, nhất là những giáo viên lớn tuổi.
Tháng 10/2023, khi khảo sát với 30 giáo viên về mức độ ứng dụng CNTT vào đổi mới phương pháp dạy học, tôi thu được kết quả như sau
TT

Các loại hình
Thường xuyên
Không thường xuyên

Rất ít
Không thực hiện
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
1
Dạy học bằng giáo án điện tử
15
50
6
20
3
10
0
0
2
Khai thác thông tin trên mạng Internet
10
33
14
46,7
5
17
1
3,3
3
Sử dụng các phần mềm hỗ trợ dạy học
3
10
10
33
12
40
5
17
4
Thiết kế các tư liệu dạy học với phần mềm chuyên dụng

0

0

02

15

5

17

23

0

5
Tra cứu, cập nhật thông tin học sinh trên phần mềm CSDL

18

60

10

33

2

7

0

0

Qua bảng khảo sát cho thấy, đa số GV của trường khi ứng dụng CNTT vào giảng dạy cũng chỉ dừng ở mức sử dụng Power Point để thiết kế bài giảng và sử dụng các phần mềm dạy học sẵn có. Chỉ có 6% GV tự thiết kế phần mềm dạy học.
Một bộ phận giáo viên ứng dụng CNTT trong giảng dạy hiệu quả chưa cao.
Việc tra cứu, cập nhật tình hình học sinh trên CSDL của ngành giáo viên chưa làm thường xuyên. Các GV, chủ yếu là GV dạy các môn chuyên biệt chỉ đến khi đánh giá HS giữa kỳ hoặc cuối kỳ mới vào phần mềm CSDL. Một số GV chưa khai thác hết các tính năng của phần mềm CSDL, ví dụ như điểm danh hàng ngày của HS thông qua eNetViet.
Năm học 2023-2024, bậc TH đã thực hiện chương trình GDPT 2018 đến lớp 4. Việc thực hiện chương trình GDPT 2018 này đòi hỏi người dạy không ngừng đổi mới phương pháp và hình thức tổ chức dạy học. Tăng cường ứng dụng CNTT và chuyển đổi số vào một mô hình GD mới: GD STEM. Giáo dục STEM đã được đưa vào bậc TH để chuẩn bị nguồn lực cho chuyển đổi số quốc gia. GD STEM đã được trường TH Bạch Mai đặc biệt quan tâm từ năm học 2023-2024.
Khảo sát tỉ lệ GV nắm tiến trình của bài học STEM tại trường TH Bạch Mai (Thời điểm khảo sát: Tháng 10/2023) được thống kê như sau:
Mức độ
Số lượng
%
Hiểu rõ
5
17

Chưa hiểu rõ
17
56,7
Chưa hiểu
8
26,3
Tổng
30
100
Như vậy chỉ có 17% GV của trường hiểu được đúng về các kiến thức liên môn trong dạy STEM (Khoa học, Công nghệ, Kỹ thuật, Toán học,) ứng dụng vào việc dạy thông qua thực hành giải quyết vấn đề theo nhiều hướng, nhiều lựa chọn, đòi hỏi theo đúng được tiến trình của tiết dạy STEM. Nhưng để dạy được trẻ làm quen với lập trình, lắp ráp robot, đòi hỏi trình độ CNTT của người GV không nhỏ. Tại thời điểm khảo sát, đa số GV của trường chưa thực hiện được.
Thống kê số lượng Chữ ký số của trường vào tháng 10/2023:
Trường chỉ có 02 đ/c có Chữ ký số dùng cho tài chính. Việc chưa có chữ ký số cá nhân dung cho GD dẫn đến việc giáo viên chưa thực hiện được việc chuyển Kế hoạch bài dạy, Lịch báo giảng, lên trang CSDL của trường GV mà vẫn phải in để kiểm tra và ký theo hình thức truyền thống.
Hoạt động ứng dụng CNTT, CĐS trong quản lý tại nhà trường bao gồm 3 mức độ thì quản lý việc ứng dụng CNTT, CĐS tại trường TH Bạch Mai theo tôi đánh giá đang đạt ở Mức 3: Sử dụng phần mềm QL thống nhất, liên kết toàn bộ các hoạt động trong nhà trường tạo được sự liên thông giữa quá trình dạy học và QL.
Theo kết quả khảo sát, đội ngũ CBQL trường TH Bạch Mai đều thừa nhận vai trò quan trọng và cần thiết của quản lý trong việc đẩy mạnh ứng dụng CNTT và CĐS vào dạy học tiểu học. Điều này sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động ứng dụng CNTT và CĐS trong dạy học của nhà trường.
Các phần mềm quản lý hiện nhà trường đang khai thác và sử dụng là: phần mềm quản lý cán bộ, quản lý thông tin về sức khỏe học sinh, quản lý kế toán,
quản lý đánh giá thi đua hàng tháng đối với CBCC,VC,... Phần mềm phải kết nối thông suốt giữa CSDL của trường với CSDL ngành Giáo dục của quận, thành phố.
Nhà trường triển khai các ứng dụng hồ sơ điện tử, đặc biệt ưu tiên triển khai sổ điểm điện tử, học bạ điện tử (chưa áp dụng chứng thư số). Vào thời điểm khảo sát, tỉ lệ CBQL chưa có chữ ký số còn cao dẫn đến việc chưa đồng bộ trong việc thực hiện quản lý trên môi trường số. Các đ/c CBQL không thể theo dõi và ký duyệt hồ sơ chuyên môn của GV.
Phần mềm quản lý Thư viện, quản lý cơ sở vật chất, quản lý Kế toán được CBQL quan tâm chỉ đạo và thực hiện. Việc thu phí không dùng tiền mặt đã được nhà trường tuyên truyền đến cha mẹ HS nhưng còn một số phụ huynh không quen chuyển khoản, không có điện thoại thông minh. Tính đến tháng 10/2024, tỉ lệ thu phí không dùng tiền mặt của trường đạt 80 %. Các khoản thanh toán của nhà trường đều sử dụng Dịch vụ công trực tuyến, đảm bảo số hóa.
* Thuận lợi:
Trường TH Bạch Mai luôn nhận được sự quan tâm và chỉ đạo từ các cấp, các ngành về công tác chuyên môn cũng như CSVC của trường. CSVC của nhà trường đáp ứng được những điều kiện cơ bản của trường chuẩn quốc gia, thuận lợi trong việc ứng dụng CNTT và CĐS. Đội ngũ GV trẻ của nhà trường có khả năng về CNTT tốt, nhiệt tình, say mê với đổi mới phương pháp giảng dạy. Đội ngũ CBQL tận tâm và có trách nhiệm với công việc. Nhà trường cơ bản đã thực hiện được số hóa trong công tác quản lý.
* Khó khăn
Trình độ Tin học của GV trong nhà trường chưa đồng đều. CSVC cho việc ứng dụng CNTT như : Máy vi tính, ti vi thông minh còn thiếu, chất lượng và cấu hình còn thấp, chưa đủ các phương tiện dạy học hiện đại tới 100% các lớp.
Lý do chọn đề tài :
Qua nghiên cứu thực trạng, CSVC và đội ngũ CBGV, NV trường TH Bạch Mai tôi nhận thấy nhà trường đã có đầu tư về CSVC, quan tâm đến chất lượng đội ngũ GV. Tuy nhiên, so với yêu cầu của thực tiễn xã hội, để đưa HS trở thành những công dân số cho tương lai thì đội ngũ giáo viên trường TH Bạch Mai, đặc biệt là các GV lớn tuổi phải cố gắng nhiều. Để thu hẹp khoảng cách giữa các GV trong trường, thu hẹp khoảng cách với GV trường bạn thì chỉ có bồi dưỡng thêm về chuyên môn nghiệp vụ, đặc biệt là về ứng dụng CNTT, CĐS. Vấn đề bồi dưỡng như thế nào, bồi dưỡng ra sao, tăng cường CSVC trong nhà trường đến đâu mới đáp ứng được việc thực hiện CĐS? Tất cả những điều đó, đòi hỏi người CBQL nhà trường phải trăn trở, suy nghĩ. Bởi vậy, tôi xin trao đổi cùng các bạn đồng nghiệp một số ý kiến, kinh nghiệm của cá nhân mình về vấn đề: "Một số biện pháp để nâng cao hiệu quả ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số trong hoạt động dạy học và quản lý ở trường Tiểu học Bạch Mai, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội ".
Phần 2: Nội dung sáng kiến
Nghiên cứu, đề xuất các giải pháp
Trong kỷ nguyên 4.0, công nghệ tạo ra nhiều cơ hội và lợi ích cho cả người dạy lẫn người học. Nhờ sự hỗ trợ của AI, kiến thức giảng dạy hoàn toàn có thể được cập nhật tự động. Để đáp ứng được kỷ nguyên số, cũng như khắc phục những tồn tại đã nêu ở trên, tôi đề ra một số biện pháp sau đây để giúp hoạt động ứng dụng CNTT, chuyển đổi số tại trường TH Bạch Mai đạt hiệu quả tốt nhất.
Biện pháp 1: Tăng cường cơ sở vật chất, phương tiện cho việc ứng dụng CNTT, CĐS
Mục đích: Cơ sở vật chất là yếu tố tiên quyết ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình thực hiện việc ứng dụng CNTT, CĐS trong nhà trường. Vì vậy tăng cường về CSVC là giải pháp để tăng cường ứng dụng CNTT và chuyển đổi số
Nội dung và cách thực hiện:
Tăng cường hạ tầng số:
Để đường truyền Internet được nhanh, ổn định, nhà trường phải nâng cấp gói dịch vụ Internet lên tốc độ cao. Các phòng Hiệu bộ, phòng Tin học, Ngoại ngữ nên lắp đường truyền Internet cố định vào phòng để giữ ổn định trong quá trình sử dụng.
Thiết kế lại hệ thống mạng Wifi của trường, tăng cường thêm các Modem, đảm bảo cho các vị trí trong trường đều bắt được sóng wifi.
Đầu tư kinh phí để mua phần mềm Thư viện. Cán bộ Thư viện số hóa sách, truyện trong Thư viện của nhà trường.
Đăng ký dịch vụ chữ ký số cho CBQL, GV, NV của trường với Tập đoàn viễn thông để dùng trong GD và các dịch vụ công khác.
Tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học:
Thực hiện CTGD phổ thông 2018, quận Hai Bà Trưng chú ý đầu tư các ĐDDH tối thiểu cho các nhà trường trong đó trang thiết bị hiện đại như máy tính xách tay, máy chiếu nhưng với số lượng ít. Để tăng cường CSVC nâng cao chất lượng dạy học và quản lý, nhà trường mua sắm thêm thiết bị dạy học hiện đại như: máy tính xách tay, máy chiếu projecter bằng nguồn ngân sách của trường. Nhà trường phối hợp với Công ty CPCN Bình Minh để đầu tư 1 phòng Công nghệ với đầy đủ trang thiết bị để dạy Tiếng Anh STEM Robotic cho HS khối 1,2,3.
Không chỉ mua thêm thiết bị mới cho các phòng học mà còn sửa chữa, thay thế những linh kiện ở các thiết bị cũ như tivi thông minh. Tuy vậy, việc thay thế linh kiện điện tử rất tốn kém. Nhà trường thuê 1 đơn vị chuyên về Tin h

File đính kèm:

  • docxbao_cao_skkn_mot_so_bien_phap_de_nang_cao_hieu_qua_ung_dung.docx
  • pdfBáo cáo SKKN Một số biện pháp để nâng cao hiệu quả Ứng dụng Công nghệ thông tin, chuyển đổi số trong.pdf