Báo cáo SKKN Ứng dụng Ispring Suite để thiết kế bài tập trắc nghiệm theo chuẩn E-Learning bằng công cụ Ispring Quizmaker ở trường TH&THCS Phước Hiệp

1.3. Nội dung đã cải tiến, sáng tạo để khắc phục những nhược điểm hiện tại: (nếu là giải pháp cải tiến giải pháp đã biết trước đó tại cơ sở)

Qua một thời gian bản thân tự nghiên cứu, sử dụng một số phần mềm để làm giáo án điện tử phục vụ trong công tác giảng dạy giúp nâng cao chất lượng dạy và học trong nhà trường, tôi nhận thấy phần mềm Ispring Suite có ưu điểm là dễ sử dụng, tạo được hứng thú mạnh mẽ cho học sinh, kích thích ham muốn học tập, chiếm lĩnh tri thức nên tôi quyết định chọn phần mềm Ispring Suite để thiết kế phần bài tập trắc nghiệm phục vụ cho việc kiểm tra kiến thức cũ, phần khởi động, phần củng cố cũng như bài tập kiểm tra 15 phút... thay vì dùng các hình thức kiểm tra trước đây như là gọi học sinh lên bảng trả lời bài cũ, học sinh làm bài 15 phút viết tay trên giấy, thì việc thiết kế các dạng bài tập trắc nghiệm “Đúng/Sai”, “Chọn một đáp án đúng”, “Điền đáp án vào ô”, “Lựa chọn các đáp án có sẵn”, “Kéo và thả vào ô”… giúp tất cả các đối tượng học sinh đều có thể tự tin, tích cực tham gia vào hoạt động học tập, chủ động lĩnh hội kiến thức. Qua đó giúp các em rèn luyện thêm, trải nghiệm thêm các kĩ năng thực hành Tin học và tự đánh giá năng lực học tập qua bài tập được thiết kế theo chuẩn bài giảng điện tử E - Learning.

docx 13 trang Phương Chi 16/07/2025 70
Bạn đang xem tài liệu "Báo cáo SKKN Ứng dụng Ispring Suite để thiết kế bài tập trắc nghiệm theo chuẩn E-Learning bằng công cụ Ispring Quizmaker ở trường TH&THCS Phước Hiệp", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Báo cáo SKKN Ứng dụng Ispring Suite để thiết kế bài tập trắc nghiệm theo chuẩn E-Learning bằng công cụ Ispring Quizmaker ở trường TH&THCS Phước Hiệp

Báo cáo SKKN Ứng dụng Ispring Suite để thiết kế bài tập trắc nghiệm theo chuẩn E-Learning bằng công cụ Ispring Quizmaker ở trường TH&THCS Phước Hiệp
 CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
BÁO CÁO SÁNG KIẾN 
“ỨNG DỤNG ISPRING SUITE ĐỂ THIẾT KẾ BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM THEO CHUÂN E-LEARNING BẰNG CÔNG CỤ ISPRING QUIZMAKER Ở TRƯỜNG TH&THCS PHƯỚC HIỆP”
1. Mô tả bản chất của sáng kiến: 
1.1 Các biện pháp thực hiện, các bước và cách thức thực hiện:
a. Giúp các em học sinh tương tác với hệ thống các dạng bài tập trắc nghiệm trong công cụ Quizmaker:
 Ispring Suite cung cấp rất nhiều dạng bài tập trắc nghiệm khác nhau, tổng cộng có tất cả 14 dạng bài tập. Mỗi dạng bài tập có một cách tương tác khác nhau tùy thuộc vào mục đích sử dụng và sự sáng tạo của giáo viên. Đối với học sinh, đây đều là các dạng bài tập quen thuộc, dễ tiếp cận kiến thức, cũng như rất phù hợp với kĩ năng của các em. Đặc biệt các em có thể rèn luyện được nhiều kĩ năng sử dụng chuột và bàn phím như: Di chuyển chuột, nháy chuột, kéo thả chuột, gõ tiếng việt. Đây cũng là kĩ năng đầu tiên bắt buộc phải làm tốt trong bộ môn Tin học. 
Đối với các đối tượng học sinh yếu kém thì đây là một biện pháp hữu hiệu kích thích các em thích thú với giờ học, lôi cuốn các em quan tâm đến kiến thức ở mức độ nhỏ, dễ. Tôi đặc biệt tạo ra các câu hỏi ở dạng “Đúng/Sai”, “Chọn một đáp án đúng”, “điền đáp án vào ô”, “lựa chọn các đáp án có sẵn”, “kéo và thả vào ô” ở những nội dung dễ, gần gũi để thu hút sự hoạt động của các đối tượng này trong giờ học, cố gắng phát huy tốt nhất có thể những kĩ năng và kiến thức của các em, giúp các em say mê hơn với giờ học. Vì vậy tiết học sẽ bớt khô khan và nhàm chán đối với các em ở đối tượng này.
Khi các em học sinh đã rèn luyện tốt được kĩ năng sử dụng chuột, bàn phím đối với những dạng câu hỏi dễ tiếp cận kiến thức, các em sẽ không còn cảm thấy áp lực, lo sợ trong việc thực hành bộ môn Tin học mà còn ý thức được đây là những kĩ năng cơ bản cần thiết, thường gặp trong cuộc sống. Từ đó học sinh sẽ tự giác học tập, tìm hiểu, luyện tập để nâng cao kĩ năng sử dụng máy tính của mình.
b. Ứng dụng tính thẩm mỹ cao của hệ thống các dạng bài tập trắc nghiệm trong công cụ Quizmaker để tăng sự thu hút và giúp học sinh hứng thú, tích cực tham gia vào quá trình học tập:
Muốn học sinh học tốt thì giáo viên phải tạo được sự thu hút học sinh quan sát, học tập tìm hiểu về nội dung kiến thức đang được trình bày. Để làm được như vậy giáo viên tạo ra các câu hỏi trắc nghiệm theo hướng tận dụng tính năng Slide View kết hợp các thông tin trực quan khác như video, hình ảnh, âm thanh  để tạo hứng thú hơn cho học sinh trong các tiết bài tập, ôn tập. Khi học sinh đã yêu thích thì các em sẽ tự giác, tích cực làm chủ bài học, tự tìm tòi khám phá kiến thức dưới sự hướng dẫn của giáo viên.
Trong bất kì bộ môn học nào, nếu giáo viên chỉ đưa ra câu hỏi mà không có sự định dạng để làm cho câu hỏi trở nên thu hút hơn, đẹp hơn thì sẽ là một điều thiếu sót lớn trong thiết kế bài dạy. Trong quá trình thiết kế các gói câu hỏi cho bài học, bản thân tôi nhận thấy nếu áp dụng tốt các hiệu ứng chuyển động, các màu sắc phù hợp, các hình ảnh minh họa linh hoạt thì sẽ gây được sự thích thú lớn đối với các em học sinh. Đây cũng là điều đầu tiên quyết định nên sự thành công của giờ học.
c. Giúp các em tổng hợp kiến thức và tự đánh giá kết quả học tập thông qua tính năng đánh giá kết quả của người học trong Ispring Suite:
	Có một điều đặc biệt là ngoài khả năng cung cấp các dạng bài tập đa dạng, thu hút được học sinh tham gia vào quá trình học tập, thì công cụ Quizmaker của Ispring Suite còn cung cấp ngay kết quả bài làm của học sinh trên hệ thống máy chủ và có thể gửi kết quả về Email của giáo viên.
	Sau khi làm bài tập xong, học sinh sẽ nhận được ngay phản hồi trên bài làm của mình. Kết thúc gói bài tập, các em sẽ xem trực tiếp ngay kết quả của mình là làm đúng bao nhiêu câu hỏi, đạt được bao nhiêu điểm, đã vượt qua hay chưa vượt qua gói bài tập. Nếu cần thiết các em có thể chọn nút làm lại để hoàn thành tốt hơn kết quả học tập của mình.
 	Nói tóm lại, tính năng tự đánh giá kết quả học tập của người học giúp học sinh tự đánh giá được năng lực học tập của mình. Qua đó các em có thể tự điều chỉnh được nội dung kiến thức để cố gắng đạt được kết quả cao nhất có thể. Đây cũng là điều mà giáo viên thật sự mong muốn từ phía học sinh trong quá trình nâng cao chất lượng dạy và học theo chương trình giáo dục phổ thông 2018.
1.2. Phân tích tình trạng của giải pháp đã biết: (nếu là giải pháp cải tiến giải pháp đã biết trước đó tại cơ sở)
Trong nhiều năm gần đây việc ứng dụng công nghệ thông tin trong việc giảng dạy đã được các cấp tích cực triển khai và đã có những kết quả nhất định, phần lớn các giáo viên sử dụng máy tính để thực hiện các công việc giảng dạy hằng ngày trên lớp. Tuy nhiên, để soạn một tiết giáo án điện tử cũng như bài tập trắc nghiệm theo chuẩn E-learning thì nhiều giáo viên đang còn gặp nhiều khó khăn như:
- Giáo viên phải đầu tư khá nhiều thời gian và công sức để tìm hiểu và sử dụng một phần mềm mới hoàn toàn.
- Để có một bài học sinh động thì giáo viên phải tâm huyết, chịu khó. Vì bản chất một bài giảng E learning ngoài nội dung bài học thì cần phải có phần thuyết minh, video giới thiệu và hệ thống câu hỏi phong phú, sáng tạo. Giáo viên cần kết hợp nhiều kĩ năng công nghệ thông tin (CNTT) cùng một lúc như thu âm, quay video, biên tập video, lồng ghép âm thanh khớp với hiệu ứng, thiết kế hệ thống nội dung bài học và bài tập tương tác.
Bên cạnh đó, địa phương xã Phước Hiệp, huyện Phước Sơn là một xã vùng cao nên kinh tế chủ yếu phụ thuộc vào nghề nương rẫy. Mặc dù có sự quan tâm nhưng điều kiện kinh tế còn hạn chế vì thu nhập của người dân còn phụ thuộc vào sự thay đổi của thiên nhiên. Kinh tế mỗi hộ gia đình còn khó khăn nên nhiều gia đình không có điều kiện để trang bị thêm dụng cụ học tập cho con em mình. Một số ít phụ huynh học sinh chưa thật sự hiểu về công tác giáo dục, chưa xem trọng việc học của con em. Một bộ phận không nhỏ sớm xem nhẹ việc học, muốn cho con em nghỉ học sớm để lao động tại nhà vì không tìm thấy mục tiêu học tập lâu dài cho các em. Bởi vậy các em ý thức chưa tốt về nhu cầu cần thiết của việc học Tin học và sử dụng Tin học trong cuộc sống hằng ngày nên công tác phối kết hợp giữa gia đình và nhà trường đôi lúc còn gặp nhiều khó khăn.
	Trong thời điểm hiện nay, khi dịch Covid-19 đang có nhiều diễn biến phức tạp, ảnh hưởng đến công tác dạy học trực tiếp ở nhiều cơ sở giáo dục. Giáo viên cần phải linh hoạt lựa chọn đa dạng hóa hình thức học tập. Nhiều nơi đã chuyển qua hình thức học trực tuyến. Tuy nhiên, đối với trường TH&THCS Phước Hiệp nói riêng cũng như các trường thuộc huyện Phước Sơn nói chung thì đa số học sinh là người con em đồng bào dân tộc thiểu số, kinh tế còn nghèo, điều kiện gia đình các em còn khó khăn nên việc mua sắm các phương tiện học tập hầu hết chưa đảm bảo. Bởi vậy các em còn gặp nhiều khó khăn, thiếu nhiều kinh nghiệm và kĩ năng học tập trực tuyến. 
Bảng dưới đây là số liệu thống kê kết quả bài khảo sát của học sinh khối 6 ở trường TH&THCS Phước Hiệp trước khi tôi thực hiện sáng kiến này:
Đầu năm học 2020 – 2021
TT
Lớp
Tổng số học sinh
Kết quả khảo sát
Trung bình trở lên
TL
(%)
Yếu, kém
TL
(%)
1
6/1
32
20
62,5%
12
37, 5%
2
6/2
31
20
64,5%
11
35,5%
Đầu năm học 2021 -2022
3
6/1
22
15
68,18%
7
31,82%
4
6/2
22
13
59,1%
9
40,9%
	Bảng số liệu cho thấy số lượng học sinh yếu kém chiếm tỉ lệ hơn 30% ở các lớp. Điều này cho thấy kĩ năng Tin học của các em còn khá thấp, đây cũng là lí do khiến các em học sinh yếu kém ít tự tin nên thường ít tham gia vào các hoạt động học tập.
1.3. Nội dung đã cải tiến, sáng tạo để khắc phục những nhược điểm hiện tại: (nếu là giải pháp cải tiến giải pháp đã biết trước đó tại cơ sở)
Qua một thời gian bản thân tự nghiên cứu, sử dụng một số phần mềm để làm giáo án điện tử phục vụ trong công tác giảng dạy giúp nâng cao chất lượng dạy và học trong nhà trường, tôi nhận thấy phần mềm Ispring Suite có ưu điểm là dễ sử dụng, tạo được hứng thú mạnh mẽ cho học sinh, kích thích ham muốn học tập, chiếm lĩnh tri thức nên tôi quyết định chọn phần mềm Ispring Suite để thiết kế phần bài tập trắc nghiệm phục vụ cho việc kiểm tra kiến thức cũ, phần khởi động, phần củng cố cũng như bài tập kiểm tra 15 phút... thay vì dùng các hình thức kiểm tra trước đây như là gọi học sinh lên bảng trả lời bài cũ, học sinh làm bài 15 phút viết tay trên giấy, thì việc thiết kế các dạng bài tập trắc nghiệm “Đúng/Sai”, “Chọn một đáp án đúng”, “Điền đáp án vào ô”, “Lựa chọn các đáp án có sẵn”, “Kéo và thả vào ô” giúp tất cả các đối tượng học sinh đều có thể tự tin, tích cực tham gia vào hoạt động học tập, chủ động lĩnh hội kiến thức. Qua đó giúp các em rèn luyện thêm, trải nghiệm thêm các kĩ năng thực hành Tin học và tự đánh giá năng lực học tập qua bài tập được thiết kế theo chuẩn bài giảng điện tử E - Learning.
Dưới đây là một số ví dụ mà tôi đã thực hiện giúp học sinh tương tác với các câu hỏi trắc nghiệm khách quan trong các bài tập dễ, nhằm thu hút tối đa các đối tượng học sinh tham gia tích cực vào quá trình học tập.
Ví dụ
Bài tập thể hiện trên Ispring Suite
Câu hỏi dạng Đúng/Sai:
Môn Tin học 8:
Cấu trúc trong chương trình của ngôn ngữ lập trình Pascal gồm 2 phần (khai báo và thân) đúng hay sai? 
Có hai sự lựa chọn: đúng hoặc sai; 
Câu trả lời là: Đúng


Câu hỏi dạng chọn 1 đáp án đúng:
Môn Tin học 8:
Em hãy chọn phương án đúng: Từ khóa được sử dụng để khai báo biến là?
Câu trả lời là: Var

Câu hỏi dạng điền từ vào chỗ trống:
Môn Tin học 6:
Điền cụm từ thích hợp vào ô trống: Bộ xử lý trung tâm (CPU), Bộ nhớ, vào, ra.


Để thu hút các em vào nội dung bài tập tôi đã vận dụng sáng tạo các phần định dạng để tạo ra các câu hỏi sinh động hơn, hấp dẫn hơn. Khi đó học sinh sẽ hứng thú hơn với nội dung bài học. Ví dụ như bảng sau sẽ so sánh rõ hơn các câu hỏi khi chưa áp dụng tính năng định dạng và khi đã áp dụng sẽ có sự khác biệt rõ rệt như sau:
Câu hỏi khi chưa định dạng
Câu hỏi đã được định dạng khi dùng tính năng Slide View hoặc kết hợp các video, hình ảnh







Đối với học sinh trường TH&THCS Phước Hiệp, đa số các em là con em đồng bào dân tộc thiểu số, còn khó khăn thiếu thốn về nhiều mặt trong cuộc sống, tiếp cận công nghệ thông tin (CNTT) là một điều xa vời đối với các em. Chính vì vậy, trong các giờ học của bộ môn Tin học trên lớp thì giáo viên chính là người trợ giúp, dẫn đường, khơi nguồn cảm hứng, đem tri thức CNTT về cho các em. Để làm được điều đó thì sự chuẩn bị của giáo viên cho từng tiết dạy là rất quan trọng. Sự chuẩn bị các đồ dùng dạy học, các phương tiện dạy học, các hệ thống câu hỏi cũng phải linh hoạt, trực quan, sinh động, phù hợp với thực tế. 
Dưới đây là một số ví dụ mà bản thân tôi đã sáng tạo hơn khi áp dụng các dạng bài tập thông thường như điền vào chỗ trống, kéo thả đáp án vào ô, chọn một đáp án đúng hay nối các đáp án. Từ những dạng bài tập có sẵn, tôi kết hợp với các hình ảnh, thiết kế lại bố cục câu hỏi phù hợp để tạo ra những dạng câu hỏi mới lạ trên nền câu hỏi cũ nhằm tăng sự hứng thú cho học sinh tham gia vào các hoạt động học tập hơn. Ví dụ như sau: 
Đối thoại bình thường trên lớp
Sử dụng phần mềm Ispring
Tin học 6 (Chương trình giáo dục 2006)
Giáo viên: Em hãy kể tên các thiết bị của máy tính?
Học sinh: Màn hình, bàn phím, chuột, thân máy.

Tin học 6 (Chương trình giáo dục 2006)
Giáo viên: Em hãy kể tên của các thiết bị nhớ mà em biết?
Học sinh: CPU, RAM, USB

Tin học 7 (Chương trình giáo dục 2006)
Giáo viên: Dấu ngoặc được sử dụng trong cú pháp hàm là gì?
Học sinh: Dấu ngoặc đơn ( )

Tin học 7 (Chương trình giáo dục 2006)
Giáo viên: Em hãy nêu tên và ý nghĩa của các hàm đã học?
Học sinh: 
Average: Tính trung bình cộng của dãy số.
Sum: Tính tổng của dãy số
Max: Xác định giá trị lớn nhất của dãy số.
Min: Xác định giá trị nhỏ nhất của dãy số.


Tin học 6 (Chương trình giáo dục 2018)
Em hãy điền các cụm từ thích hợp vào các hình ảnh dưới đây:
Ngoài ra, để tận dụng tối đa các ưu điểm của phần mềm Ispring tôi đã thiết kế các trò chơi đơn giản, gần gũi nhằm giảm áp lực về khối lượng nội dung kiến thức cho các em, qua đó các em tham gia vào hoạt đông học tập bằng cách vừa học vừa chơi. Các tiết ôn tập không còn khô khan nhàm chán như trước đây nữa mà các em đã chủ động linh hoạt, sôi nổi hơn rất nhiều trong các tiết này. Ví dụ như trò chơi “Rung chuông vàng” đã được tôi áp dụng vào chương trình Tin học 7, bài thực hành: “Tạo biểu đồ để minh họa” như sau:
Ưu điểm của Ispring Suite so với các phần mềm thiết kế bài tập khác như Power Point, Violet là cho phép giáo viên soạn bài trắc nghiệm hoặc phiếu khảo sát cho học sinh làm. Sau khi học sinh làm bài, chương trình sẽ chấm và hiển thị điểm số của người học, gửi kết quả về máy chủ hoặc email của giáo viên nếu ứng dụng trực tuyến, giúp người học hiểu bài một cách dễ dàng và thích thú hơn với môn học. Bên cạnh đó, còn đề cao tinh thần tự học, giúp người học có thể tự kiểm tra kiến thức của mình ở mọi nơi, mọi lúc, chủ động học tập trực tuyến, biết cách tự đánh giá, tự phản hồi với bản thân để xem kết quả học tập của mình đến đâu, tốt hay chưa tốt như thế nào? Các em có thể tự giám sát hoặc theo dõi quá trình học tập, tự so sánh, đánh giá kết quả học tập của mình theo những tiêu chí mà giáo viên đưa ra. 
Sau khi áp dụng sáng kiến, kết quả mà tôi thu nhận được đó là học sinh đã có sự tiến bộ rõ rệt. Cụ thể kết quả được thể hiện quả bảng số liệu dưới đây mà tôi đã thực hiện khảo sát ở cuối năm học 2020-2021 và cuối học kì 1 năm học 2021-2022: 
TT
Lớp
Tổng số học sinh
Kết quả khảo sát
Trung bình trở lên
TL
(%)
Yếu, kém
TL
(%)
Cuối năm học 2020 -2021
1
6/1
32
28
87,5%
4
12,5%
2
6/2
31
28
90,3%
3
9,7%
Cuối học kì 1 - Năm học 2021 -2022
3
6/1
22
20
90,9%
2
9,1%
4
6/2
22
20
90,9%
2
9,1%
Trong bảng số liệu trên, tỉ lệ học sinh yếu kém đã giảm đáng kể. Cụ thể:
- Năm học 2020-2021: 
+ Tỉ lệ học sinh yếu kém lớp 6/1 đã giảm từ 37,5% xuống còn 12,5%.
+ Tỉ lệ học sinh yếu kém lớp 6/2 đã giảm từ 35,5% xuống còn 9,7%.
- Cuối học kì 1 năm học 2021-2022: 
+ Tỉ lệ học sinh yếu kém lớp 6/1 đã giảm từ 31,82% xuống còn 9,1%.
+ Tỉ lệ học sinh yếu kém lớp 6/2 đã giảm từ 40,9% xuống còn 9,1%.
1.4. Khả năng áp dụng của sáng kiến:
Qua nghiên cứu biện pháp, tôi nhận thấy rằng công cụ QuizMarker của phần mềm Ispring Suite giúp giáo viên tiếp cận được với công cụ soạn giảng bài tập trắc nghiệm một cách đơn giản, hiệu quả, ít tốn kém, tiết kiệm thời gian. Bên cạnh đó, đánh giá được việc học của học sinh thông qua các bài kiểm tra trắc nghiệm một cách kịp thời để có thể giúp học sinh điều chỉnh kiến thức.
Về phía học sinh: Giúp học sinh phát huy tinh thần tự học, tự nghiên cứu. Khuyến khích được sự yêu thích bộ môn, gợi được sự hứng thú cho các em học sinh có học lực trung bình, yếu, kém. Cuốn hút các em tham gia vào quá trình học tập, tương tác với cả phần cứng (chuột, bàn phím) và phần mềm (bài giảng E- learning) trên máy tính.
Ngoài ra, việc phát triển các bài tập trắc nghiệm khách quan theo chuẩn E-Learning không chỉ áp dụng được với bộ môn Tin học THCS mà còn có thể áp dụng được với tất cả các môn học hiện nay để thực hiện các nội dung như: Kiểm tra bà

File đính kèm:

  • docxbao_cao_skkn_ung_dung_ispring_suite_de_thiet_ke_bai_tap_trac.docx