Đơn công nhận SKKN Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng Công nghệ thông tin trong việc thiết kế đồ dùng dạy học môn Tiếng Việt Lớp 1

Trong chương trình Tiểu học, môn Tiếng việt chiếm một vị trí rất quan trọng. Hiện nay, trong các trường tiểu học trên cả nước nói chung và trường tiểu học tôi đang theo dạy nói riêng thì học sinh rất ngại học Tiếng việt và chất lượng môn Tiếng việt thấp hơn nhiều so với môn Toán; phần lớn là do giáo viên chưa thực sự tìm tòi tổ chức các hình thức tổ chức dạy học phù hợp đối tượng và sự phát triển ngày càng cao của xã hội như ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy.Xuất phát từ đặc điểm tâm lí lứa tuổi học sinh lớp 1 và những lí do trên đã thúc đẩy tôi nghiên cứu và tìm hiểu đưa ra “Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng công nghệ thông tin trong việc thiết kế đồ dùng dạy học môn Tiếng việt lớp 1” và các bước thực hiện giải pháp như sau:

Bước 1: Giáo viên cần nắm được nội dung dạy học trong chương trình Tiếng việt lớp 1:

- Phần học âm có 28 bài

- Phần học vần có 75 bài

- Phần học tập đọc có 73 bài

Bước 2: Giáo viên nắm rõ được vị trí và vai trò các đồ dùng dạy học được sử dụng trong dạy học Tiếng việt lớp 1.

- Khi dạy các bài về “Âm”: Giáo viên cần bổ sung các hình ảnh trực quan để minh họa rõ hơn về các âm đó.Từ đó, học sinh có thể nhớ bài lâu hơn, kích thích được trí tò mò, tính ham học của học sinh, giúp học sinh mở rộng thêm về vốn từ…

docx 13 trang Phương Chi 01/04/2025 260
Bạn đang xem tài liệu "Đơn công nhận SKKN Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng Công nghệ thông tin trong việc thiết kế đồ dùng dạy học môn Tiếng Việt Lớp 1", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đơn công nhận SKKN Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng Công nghệ thông tin trong việc thiết kế đồ dùng dạy học môn Tiếng Việt Lớp 1

Đơn công nhận SKKN Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng Công nghệ thông tin trong việc thiết kế đồ dùng dạy học môn Tiếng Việt Lớp 1
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
HỒ SƠ XÉT CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN 
- Tên sáng kiến: Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng công nghệ 
thông tin trong việc thiết kế đồ dùng dạy học môn Tiếng việt lớp 1.
- Tác giả: Nguyễn Thị Hải Yến
- Đơn vị công tác: Trường Tiểu học Phú Xuân
- Chức vụ: Giáo viên
- Trình độ chuyên môn: Đại học sư phạm
Bình Xuyên, tháng 02/2020
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
ĐƠN YÊU CẦU CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN
Kính gửi: Hội đồng sáng kiến huyện Bình Xuyên
a) Tác giả sáng kiến: Nguyễn Thị Hải Yến 
- Ngày tháng năm sinh: 29/3/1992 Nam, nữ: Nữ
- Đơn vị công tác: Trường Tiểu học Phú Xuân - Xã Phú Xuân - Huyện Bình Xuyên - Tỉnh Vĩnh Phúc.
- Chức danh: Giáo viên
- Trình độ chuyên môn: Đại học sư phạm
- Tỷ lệ (%) đóng góp vào việc tạo ra sáng kiến: 100%
b) Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến: Nguyễn Thị Hải Yến
c) Tên sáng kiến; lĩnh vực áp dụng; mô tả bản chất của sáng kiến; các thông tin cần được bảo mật:
- Tên sáng kiến: Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng công nghệ thông tin trong việc thiết kế đồ dùng dạy học môn Tiếng việt lớp 1.
 - Lĩnh vực áp dụng: Tổ chuyên môn, giáo viên dạy lớp 1 trong các trường Tiểu học.
- Mô tả sáng kiến:
+ Về nội dung của sáng kiến: 
Trong chương trình Tiểu học, môn Tiếng việt chiếm một vị trí rất quan trọng. Hiện nay, trong các trường tiểu học trên cả nước nói chung và trường tiểu học tôi đang theo dạy nói riêng thì học sinh rất ngại học Tiếng việt và chất lượng môn Tiếng việt thấp hơn nhiều so với môn Toán; phần lớn là do giáo viên chưa thực sự tìm tòi tổ chức các hình thức tổ chức dạy học phù hợp đối tượng và sự phát triển ngày càng cao của xã hội như ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy.Xuất phát từ đặc điểm tâm lí lứa tuổi học sinh lớp 1 và những lí do trên đã thúc đẩy tôi nghiên cứu và tìm hiểu đưa ra “Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng công nghệ thông tin trong việc thiết kế đồ dùng dạy học môn Tiếng việt lớp 1” và các bước thực hiện giải pháp như sau:
Bước 1: Giáo viên cần nắm được nội dung dạy học trong chương trình Tiếng việt lớp 1:
- Phần học âm có 28 bài
- Phần học vần có 75 bài
- Phần học tập đọc có 73 bài
Bước 2: Giáo viên nắm rõ được vị trí và vai trò các đồ dùng dạy học được sử dụng trong dạy học Tiếng việt lớp 1.
- Khi dạy các bài về “Âm”: Giáo viên cần bổ sung các hình ảnh trực quan để minh họa rõ hơn về các âm đó.Từ đó, học sinh có thể nhớ bài lâu hơn, kích thích được trí tò mò, tính ham học của học sinh, giúp học sinh mở rộng thêm về vốn từ.
- Khi dạy các bài về “Vần”: Giáo viên có thể giới thiệu thêm các tranh, ảnh minh họa có chứa các từ ngữ ứng dụng có vần đó để học sinh dễ hiểu và hiểu bài kĩ hơn.
- Khi dạy các bài về “Tập đọc”: Giáo viên cần đưa ra các bộ thẻ chữ cái, bộ thẻ âm/ vần có liên quan đến bài học để cho học sinh có thể luyện đọc nhiều lần hoặc được tìm các chữ cái/ âm/ vần được học.
- Khi dạy các bài về “Luyện viết”: Giáo viên sử dụng bộ thẻ về các nét cơ bản, bộ thẻ chữ in, bộ thẻ chữ thường, bộ thẻ chữ hoa,... để học sinh được quan sát một cách rõ ràng và chi tiết khi viết chữ sẽ nắm rõ hơn cách viết, tránh bị sai sót nhiều.Giáo viên có thể tạo những video hướng dẫn học sinh cách viết từng con chữ theo ý tưởng của mình và thâu vào đĩa để mỗi khi dạy học có thể sử dụng nhiều lần. 
Bước 3: Giáo viên cần trang bị cho mình những kiến thức về máy tính và các phần mềm ứng dụng, phần mềm dạy học để thiết kế các đồ dùng dạy học phục vụ cho nhu cầu giảng dạy của mình:
- Sử dụng phần mềm trong soạn giảng như: word, power point, paint brush.
- Sử dụng các phần mềm dạy học góp phần tạo sự phân hóa cao trong quá trình dạy học.
- Sử dụng máy vi tính với hệ thống đa phương tiện cho phép sử dụng nhiều dạng truyền thông tin như: văn bản, âm thanh, đồ họa,...
Bước 4: Từ các đồ dùng dạy học được thiết kế, giáo viên tiến hành áp dụng vào dạy học tiếng việt lớp 1:
Bản thân tôi luôn cố gắng nỗ lực tìm tòi và học hỏi để thiết kế các đồ dùng dạy học và vận dụng vào giảng dạy thực tế. Sau một thời gian học hỏi và nghiên cứu, dựa vào ứng dụng công nghệ thông tin tôi đã tự tạo ra một số đồ dùng dạy học để đưa vào giảng dạy như sau:
- Bộ thẻ các chữ (gồm bộ thẻ các nét cơ bản, bộ thẻ các chữ thường và bộ thẻ các chữ hoa): Các bộ thẻ này được sử dụng rất nhiều và hiệu quả khi dạy các bài về âm/ vần, đồng thời có thể sử dụng xuyên suốt giờ học để hướng dẫn các em đọc và viết các chữ đã và đang học. Giúp các em có hứng thú hơn và đặc biệt bố mẹ có thể sẽ dễ theo dõi và quan sát cũng như hướng dẫn các con học ở nhà.
Dưới đây là một số hình ảnh minh họa về các bộ thẻ tôi đã làm để vận dụng vào dạy học nhờ ứng dụng công nghệ thông tin:
(Ảnh minh họa về bộ thẻ chữ cái viết thường)
(Ảnh minh họa về bộ thẻ nét cơ bản)
(Ảnh minh họa về bộ thẻ chữ cái viết hoa)
(Ảnh minh họa về bộ thẻ âm ghép)
(Ảnh minh họa về bảng chữ cái tổng hợp theo 4 mẫu: chữ in thường, in hoa, chữ viết thường, viết hoa)
(Ảnh minh họa về vở luyện chữ có chữ viết mẫu)
(Ảnh minh họa về bảng âm ghép tổng hợp theo 4 mẫu: chữ in thường, in hoa, chữ viết thường, viết hoa)
- Giấy luyện chữ đẹp (giấy luyện chữ có chữ viết mẫu được ghim thành quyển vở luyện chữ và giấy thi luyện chữ đẹp): Được sử dụng vào các tiết luyện viết hoặc khi giáo viên muốn kiểm tra chữ viết của các em trong quá trình học. Việc sử dụng giấy và vở luyện chữ như thế này phát huy được lòng ham thích học chữ và rèn luyện thêm tính cẩn thận, tỉ mỉ cho các em.
(Ảnh minh họa về vở luyện chữ có chữ viết mẫu)
(Ảnh minh họa về giấy luyện chữ đẹp)
- Đĩa ghi hình (gồm các video minh họa quy trình hướng dẫn viết các chữ cái theo mẫu): Giúp các em có thể ghi nhớ lâu hơn, và hiểu bài sâu hơn không chỉ được nghe cô giáo hướng dẫn ở thực tế mà còn được xem qua các đoạn video ngắn có thể quan sát rõ nét và nhiều lần.
- Tranh, ảnh minh họa theo ý tưởng riêng về nội dung các bài học: Được sử dụng ở phần giới thiệu bài hoặc củng cố, dặn dò giúp học sinh mở rộng thêm vốn từ của mình về các từ ngữ chưa các âm/ vần được học trong bài. 
(Ảnh minh họa trong 1 đoạn video hướng dẫn cách viết chữ Y hoa)
 ( Ảnh minh họa về tranh tự thiết kế giúp học sinh mở rộng thêm vốn
 từ khi học bài âm “a”)
Bước 5: Đánh giá:
Sau khi áp dụng sáng kiến vào thực tiễn, tôi nhận thấy rằng sáng kiến kinh nghiệm của mình không những giúp các em năng động, sáng tạo mà còn giúp các em học tập tích cực, bộc lộ được tài năng cá nhân của mình. Vì vậy việc tăng cường hiệu quả sử dụng công nghệ thông tin trong việc thiết kế đồ dùng dạy học môn Tiếng việt cũng như các môn học khác là thực sự cần thiết.
+ Về khả năng áp dụng của sáng kiến: Sáng kiến có thể áp dụng vào dạy và học môn Tiếng việt cho học sinh lớp 1 ở trong các trường Tiểu học. Ngoài ra, sáng kiến này còn có ý nghĩa rất quan trọng trong việc hỗ trợ giáo viên sử dụng đồ dùng dạy học trong phân môn Tập viết ở Tiểu học. Đặc biệt sáng kiến có thể giúp cho các bậc phụ huynh và các em học sinh làm tài liệu trong quá trình học bài.
- Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng giải pháp trong đơn theo ý kiến của tác giả với các nội dung sau:
+ So sánh lợi ích kinh tế:
	 Áp dụng sáng kiến sẽ giúp tiết kiệm thời gian công sức cho giáo viên cũng như học sinh, đồng thời nâng cao năng suất lao động của giáo viên.
+ So sánh lợi ích xã hội:
Giáo viên:
- Nâng cao hiệu quả các giờ học và tạo hứng thú cho học sinh. Rút ngắn thời gian viết mẫu và mô tả mẫu cho học sinh trong các giờ học Tiếng việt.
- Chủ động, tự tin hơn trong việc giảng dạy môn Tiếng việt.
- Luôn chuẩn bị chu đáo đồ dùng dạy học trước khi đến lớp.
- Giáo viên có tinh thần trách nhiệm cao hơn trong công việc, luôn có ý thức tự bồi dưỡng chuyên môn.
Học sinh:
- Học sinh có hứng thú cao trong học tập, nhớ bài lâu và hiểu bài sâu hơn.
- Học sinh rèn thêm kĩ năng đọc, viết rất nhiều thông qua các bộ thẻ chữ, số và các vở viết mẫu được giáo viên làm ra từ việc ứng dụng công nghệ thông tin.
- Nâng cao ý thức tự học cho học sinh đồng thời rèn luyện tính cẩn thận, tỉ mỉ cho các em.
Phụ huynh :
- Phụ huynh có thể đồng hành cùng con, làm bạn của con, đồng thời hướng dẫn con trong quá trình con học bài.
- Củng cố thêm lòng tin của phụ huynh dành cho giáo viên trong việc giáo dục học sinh.
- Phụ huynh phấn khởi khi thấy con em mình tiến bộ trong học tập.
- Các thông tin cần được bảo mật: Không.
d) Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến:
- Nhà trường: Tạo mọi điều kiện về cơ sở vật chất như lớp học, các máy móc thiết bị phục vụ cho việc ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học; cần tăng cường công nghệ thông tin vào ứng dụng trong dạy học nhằm nâng cao chất lượng học sinh.
- Giáo viên: Phải có chuyên môn vững vàng, có hiểu biết cơ bản về máy tính và các phần mềm ứng dụng, phần mềm dạy học. Kiên trì, ham học hỏi, nhiệt tình tham gia và áp dụng các gải pháp của sáng kiến vào giảng dạy.
- Học sinh: Ham học hỏi, hăng hái tham gia hoạt động giáo dục.
- Phụ huynh: Quan tâm, trao đổi phối hợp với giáo viên thường xuyên trong quá trình học tập và hoạt động giáo dục khác.
đ) Về khả năng áp dụng của sáng kiến: Trong các trường Tiểu học.
 Sau khi áp dụng sáng kiến vào trong các giờ học vần, tập đọc, tập viết (cụ thể là các lớp 1) thì không khí học tập khác hẳn, các em học tập tích cực, năng động hơn, có khả năng bộc lộ tài năng cá nhân, rèn trí thông minh, nhanh nhẹn. Học sinh tránh được sự mệt mỏi trong học tập, không khí lớp học sinh động hơn. 
Đến cuối Học kì I, kết quả đạt được như sau:
Lớp áp dụng sáng kiến
Tổng số HS
Trước khi áp dụng sáng kiến
Sau khi áp dụng sáng kiến
So sánh

TS
%
TS
%

Số học sinh biết đọc, biết viết ở lớp 1A
30
15
50
30
100
Tăng 50,0%
Số học sinh biết đọc, biết viết ở lớp 1B
30
17
56,7
29
96,7
Tăng 40,0%

Số học sinh biết đọc, biết viết ở lớp 1C
28
16
57,1
28
100
Tăng 42,9%
Số học sinh biết đọc, biết viết ở lớp 1D
30
20
66,7
30
100
Tăng 33,3%
Số học sinh biết đọc, biết viết ở lớp 1E
30
16
53,3
30
100
Tăng 46,7%
 Tôi làm đơn nay trân trọng đề nghị Hội đồng sáng kiến xem xét và công nhận sáng kiến “ Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng công nghệ thông tin trong việc thiết kế đồ dùng dạy học môn Tiếng việt lớp 1”. Tôi xin cam đoan mọi thông tin nêu trong đơn là trung thực, đúng sự thật, không xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ của người khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm về thông tin đã nêu trong đơn.
 
Phú Xuân, ngày 31 tháng 1 năm 2020
 NGƯỜI VIẾT ĐƠN
 (Ký và ghi rõ họ tên)
 Nguyễn Thị Hải Yến

PHÒNG GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO
TRƯỜNG TH PHÚ XUÂN

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Số:
Phú Xuân, ngày 3 tháng 02 năm 2020
 
BẢN NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ 
VÀ ĐỀ NGHỊ CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN
Kính gửi: Hội đồng sáng kiến huyện Bình Xuyên
	Đơn vị công tác (Phòng, ban, trường) nhận được đơn đề nghị công nhận sáng kiến của Ông (bà): Nguyễn Thị Hải Yến
- Ngày tháng năm sinh: 29/3/1992 Nam, nữ: Nữ
- Đơn vị công tác: Trường Tiểu học Phú Xuân - Xã Phú Xuân - Huyện Bình Xuyên - Tỉnh Vĩnh Phúc.
- Chức danh: Giáo viên
- Trình độ chuyên môn: Đại học sư phạm
- Tỷ lệ (%) đóng góp vào việc tạo ra sáng kiến: 100%
- Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến: Nguyễn Thị Hải Yến
- Tên sáng kiến: Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng công nghệ thông tin trong việc thiết kế đồ dùng dạy học môn Tiếng việt lớp 1 
	- Lĩnh vực áp dụng: Tổ chuyên môn, giáo viên dạy lớp 1 trong các trường Tiểu học.
Sau khi nghiên cứu đơn đề nghị công nhận sáng kiến. 
Tôi tên là Dương Thị Đức
Chức vụ: Hiệu trưởng
Thay mặt trường Tiểu học Phú Xuân nhận xét, đánh giá như sau: 
1. Đối tượng được công nhận sáng kiến: 
	- Giải pháp quản lý chất lượng giáo dục : Giúp học sinh có hứng thú và học tập tích cực trong môn Tiếng việt lớp 1. Từng bước nâng cao hơn nữa khả năng đọc, viết của học sinh. Rèn cho học sinh tính cẩn thận và tỉ mỉ trong học tập cũng như trong cuộc sống.
 2. Nhận xét, đánh giá về nội dung sáng kiến : 
 a) Đảm bảo tính mới, tính sáng tạo: Sáng kiến đảm bảo tính mới, tính sáng tạo vì:
- Không trùng với nội dung của giải pháp trong đơn đăng ký sáng kiến nộp trước.
- Chưa bị bộc lộ công khai trong các văn bản, sách báo, tài liệu kỹ thuật đến mức căn cứ vào đó có thể thực hiện ngay được.
- Không trùng với giải pháp của người khác đã được áp dụng hoặc áp dụng thử, hoặc đưa vào kế hoạch áp dụng, phổ biến hoặc chuẩn bị các điều kiện để áp dụng, phổ biến.
- Chưa được quy định thành tiêu chuẩn, quy trình, quy phạm bắt buộc phải thực hiện.
b) Giải pháp có khả năng mang lại lợi ích thiết thực:
- Mang lại hiệu quả kinh tế: Giáo viên chủ động và tự tin hơn trong việc chuẩn bị đồ dùng dạy học khi đến lớp. Đồng thời giáo viên sẽ tiết kiệm được phần nào kinh phí trong việc mua các đồ dùng dạy học ở ngoài nếu tự mình có thể làm ra.
	- Mang lại lợi ích xã hội: Giáo dục học sinh ý thức học tốt.
c) Về khả năng áp dụng của sáng kiến: Trong các trường Tiểu học.
3. Kiến nghị đề xuất: 
	- Công nhận sáng kiến: “Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng công nghệ thông tin trong việc thiết kế đồ dùng dạy học môn Tiếng việt lớp 1.
” Trường Tiểu học Phú Xuân đề nghị hội đồng sáng kiến huyện Bình Xuyên xét công nhận sáng kiến của bà Nguyễn Thị Hải Yến.
Xin trân trọng cảm ơn.
HIỆU TRƯỞNG
(Ký ghi rõ họ và tên)
	

File đính kèm:

  • docxdon_cong_nhan_skkn_giai_phap_nang_cao_hieu_qua_su_dung_cong.docx