Đơn công nhận SKKN Giải pháp Ứng dụng Công nghệ thông tin trong xử lí các tình huống có vấn đề khi dạy học môn Toán ở Tiểu học
Đối với lĩnh vực giáo dục đào tạo, CNTT có tác dụng làm thay đổi mạnh mẽ phương pháp, hình thức tổ chức dạy học, nhất là khi nền giáo dục của nước ta bước sang thế kỉ 21, thế kỉ của CNTT. Trong những năm gần đây việc ứng dụng CNTT vào dạy học đã và đang trở thành một xu thế phát triển mạnh mẽ ở các trường học, cấp học. Môn Toán được đánh giá là một môn học khá khô khan với các con số, những khái niệm trừu tượng. Nhưng nếu những con số, những phép tính hay hình vẽ được đưa lên màn ảnh lớn với sự nhấn mạnh bằng cách đổi màu chữ, đưa các bài toán vào những trò chơi thú vị... thì tiết học sẽ trở nên sôi nổi, đỡ nhàm chán, học sinh dễ hiểu và đặc biệt phát huy tính tích cực, sáng tạo của học sinh.
Mặc dù có nhiều tiện ích như vậy song thực trạng của việc ứng dụng CNTT vào dạy học còn gặp một số khó khăn như: Nhiều giáo viên còn hạn chế về trình độ công nghệ thông tin và chưa thực sự áp dụng một cách thành thạo CNTT trong dạy học cũng như xử lí các tình huống Toán học. Vậy làm thế nào để ứng dụng CNTT vào trong dạy học Toán và sử dụng sao cho đạt hiệu quả cao nhất? Xuất phát từ những lí do trên đã thúc đẩy tôi nghiên cứu và tìm hiểu “Giải pháp ứng dụng công nghệ thông tin trong xử lí các tình huống có vấn đề khi dạy học môn Toán ở Tiểu học” và tôi đã tiến hành thực hiện giải pháp qua các bước như sau:
Tóm tắt nội dung tài liệu: Đơn công nhận SKKN Giải pháp Ứng dụng Công nghệ thông tin trong xử lí các tình huống có vấn đề khi dạy học môn Toán ở Tiểu học

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ĐƠN YÊU CẦU CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN Kính gửi: Hội đồng sáng kiến huyện Bình Xuyên a) Tác giả sáng kiến: Nguyễn Thị Hải Yến - Ngày tháng năm sinh: 29/03/1992 Nam, nữ: Nữ - Đơn vị công tác: Trường Tiểu học Phú Xuân - Chức danh: Giáo viên – Tổ phó chuyên môn. - Trình độ chuyên môn: Đại học sư phạm - Tỷ lệ (%) đóng góp vào việc tạo ra sáng kiến: 100% b) Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến: Nguyễn Thị Hải Yến c) Tên sáng kiến; lĩnh vực áp dụng; mô tả bản chất của sáng kiến; các thông tin cần được bảo mật: - Tên sáng kiến: “Giải pháp ứng dụng công nghệ thông tin trong xử lí các tình huống có vấn đề khi dạy học môn Toán ở Tiểu học” - Lĩnh vực áp dụng: Tổ chuyên môn, giáo viên trong các trường Tiểu học. Ứng dụng CNTT trọng dạy học môn Toán ở Tiểu học. - Mô tả sáng kiến: + Về nội dung của sáng kiến: Đối với lĩnh vực giáo dục đào tạo, CNTT có tác dụng làm thay đổi mạnh mẽ phương pháp, hình thức tổ chức dạy học, nhất là khi nền giáo dục của nước ta bước sang thế kỉ 21, thế kỉ của CNTT. Trong những năm gần đây việc ứng dụng CNTT vào dạy học đã và đang trở thành một xu thế phát triển mạnh mẽ ở các trường học, cấp học. Môn Toán được đánh giá là một môn học khá khô khan với các con số, những khái niệm trừu tượng. Nhưng nếu những con số, những phép tính hay hình vẽ được đưa lên màn ảnh lớn với sự nhấn mạnh bằng cách đổi màu chữ, đưa các bài toán vào những trò chơi thú vị... thì tiết học sẽ trở nên sôi nổi, đỡ nhàm chán, học sinh dễ hiểu và đặc biệt phát huy tính tích cực, sáng tạo của học sinh. Mặc dù có nhiều tiện ích như vậy song thực trạng của việc ứng dụng CNTT vào dạy học còn gặp một số khó khăn như: Nhiều giáo viên còn hạn chế về trình độ công nghệ thông tin và chưa thực sự áp dụng một cách thành thạo CNTT trong dạy học cũng như xử lí các tình huống Toán học. Vậy làm thế nào để ứng dụng CNTT vào trong dạy học Toán và sử dụng sao cho đạt hiệu quả cao nhất? Xuất phát từ những lí do trên đã thúc đẩy tôi nghiên cứu và tìm hiểu “Giải pháp ứng dụng công nghệ thông tin trong xử lí các tình huống có vấn đề khi dạy học môn Toán ở Tiểu học” và tôi đã tiến hành thực hiện giải pháp qua các bước như sau: Bước 1: Giáo viên cần hiểu và nắm rõ các tình huống có vấn đề khi dạy học môn Toán cần ứng dụng công nghệ thông tin: Để nâng cao hiệu quả ứng dụng công nghệ thông tin trong xử lí các tình huống có vấn đề khi dạy học môn Toán ở Tiểu học, nhất thiết người giáo viên cần phải hiểu và nắm rõ khi nào cần ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học Toán để đạt hiệu quả cao nhất. Các tình huống trong môn Toán cần ứng dụng CNTT như sau: Khi bài học có các khái niệm mang tính trừu tượng cao, học sinh khó hiểu, khó tiếp thu. Khi cần ôn tập, tổng kết chương, hệ thống lại toàn bộ kiến thức đã học. Khi cần tiết kiệm thời gian kẻ, vẽ hình ảnh hay bảng biểu trên lớp. Bước 2: Ứng dụng công nghệ thông tin để giải quyết từng tình huống có vấn đề trong dạy học Toán. Khi bài học có các khái niệm mang tính trừu tượng cao, học sinh khó hiểu, khó tiếp thu. - Trong quá trình dạy học môn Toán, sẽ có một số bài có các khái niệm trừu tượng, nếu chỉ giảng giải bằng lời nói học sinh sẽ khó có thể hiểu sâu được nội dung bài học, khi đó cần đưa ra các ví dụ, hình ảnh minh họa để các em có thể hiểu sâu được kiến thức một cách dễ dàng hơn. Ví dụ: Khi dạy toán về “Bảng đơn vị đo độ dài”, tôi phải giải thích cho học sinh hiểu các khái niệm về: đơn vị, độ dài, đơn vị đo độ dài; nếu chỉ giải thích bằng miệng cho học sinh nghe thì sẽ rất trừu tượng và khó hiểu. Nhờ ứng dụng CNTT, tôi đã thiết kế các hình ảnh minh họa và giải thích cho học sinh hiểu các khái niệm trên như sau: a. Đơn vị là gì? - Đơn vị là một đại lượng dùng để đo, được sử dụng trong nhiều môn học và được ứng dụng trong cuộc sống. - Ví dụ: 50kg + Đơn vị đo khối lượng: tấn, tạ, yến, kg, g, ...... Bao gạo nặng 50 kg thì kg ở đây là đơn vị (Hình ảnh minh họa) + Đơn vị đo độ dài: km, hm, dam, m, .... 23 cm Quyển sách dài 23 cm thì cm ở đây là đơn vị (Hình ảnh minh họa) b. Độ dài là gì? - Độ dài là khoảng cách giữa hai điểm nằm trên một đường thẳng. - Ví dụ: Độ dài của bàn chân chính là khoảng cách từ đầu ngón chân cái tới gót bàn chân. (Hình ảnh minh họa) c. Đơn vị đo độ dài là gì? - Đơn vị đo độ dài là đại lượng dùng để đo khoảng cách giữa hai điểm. - Ví dụ: Bạn Nam cao 97 cm thì 97 là độ dài, cm là đơn vị dùng để đo. (Hình ảnh minh họa) 2. Khi cần ôn tập, tổng kết chương, hệ thống lại toàn bộ kiến thức đã học. - Sau khi học xong mỗi đơn vị kiến thức, hoặc cần ôn tập, củng cố lại kiến thức, tôi thường ứng dụng công nghệ thông tin để hệ thống lại kiến thức bằng các sơ dồ tư duy. Nhờ các sơ đồ tư duy, học sinh sẽ ghi nhớ lại kiến thức một cách có lôgic và mach lạc hơn. - Ví dụ: Cần ôn tập lại toàn bộ kiến thức môn Toán, tôi đã sử dụng sơ đồ tư duy sau: 3.Khi cần tiết kiệm thời gian kẻ, vẽ hình ảnh hay bảng biểu trên lớp. - Trong quá trình dạy học Toán, mảng kiến thức về hình học yêu cầu phải kẻ, vẽ nên tốn rất nhiều thời gian. Vì vậy, trong các tiết dạy hình học đặc biệt là các bài cần kẻ, vẽ hoặc lắp ghép hình học tôi thường tìm các hình ảnh minh họa để đưa lên trình chiếu hoặc thiết kế các ảnh minh họa có trong bài học để tiết kiệm thêm thời gian, dành thời gian để giảng bài sâu hơn cho các em hoặc cho các em luyện tập nhiều bài tập cho thành thạo. - Ví dụ: Khi dạy bài “Diện tích hình chữ nhật” tôi sẽ chuẩn bị hình ảnh minh họa, nội dung bài tập đưa lên trình chiếu trong tiết học để tiết kiệm thời gian kẻ, vẽ hình cũng như kẻ, vẽ bảng biểu: Diện tích hình chữ nhật sẽ bằng tổng của các hình vuông nhỏ có diện tích + Về khả năng áp dụng của sáng kiến: - Qua quá trình nghiên cứu và hoàn thiện giải pháp tôi nhận thấy vai trò và tầm quan trọng của việc ứng dụng CNTT vào trong dạy học môn Toán. Tôi đã áp dụng giải pháp vào trong các giờ học toán cho học sinh lớp tôi chủ nhiệm và tôi thấy đã thu được kết quả rất khả quan: không khí học tập khác hẳn, các em hiểu bài hơn, học tập tích cực, năng động hơn, có khả năng bộc lộ tài năng cá nhân, rèn trí thông minh, nhanh nhẹn. Học sinh tránh được sự mệt mỏi trong học tập, không khí lớp trở nên sôi nổi hơn. - Giải pháp có khả năng mang lại lợi ích thiết thực: Sau một thời gian áp dụng sáng kiến vào thực tiễn, tôi nhận thấy rằng tôi đã chủ động và tự tin hơn trong việc dạy học khi đến lớp. Đồng thời tôi sẽ tiết kiệm được phần nào kinh phí trong việc in các tranh ảnh minh hoạ, các đồ dùng, bảng phụ cho bài học. Kết quả học tập môn Toán của lớp tôi chủ nhiệm đã có sự thay đổi tích cực và rõ rệt: Tiêu chí so sánh TSHS Trước khi áp dụng sáng kiến Sau khi áp dụng sáng kiến TS % TS % HS nắm vững kiến thức ngay sau giờ học. 30 22 73,3 29 26,7 HS có hứng thú trong giờ học. 30 20 66,7 30 33,3 - Giải pháp còn có thể áp dụng vào dạy và học môn Toán trong các trường Tiểu học. - Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng giải pháp trong đơn theo ý kiến của tác giả với các nội dung sau: + So sánh lợi ích kinh tế: - Áp dụng giải pháp sẽ giúp tiết kiệm thời gian công sức cho giáo viên cũng như học sinh, đồng thời nâng cao năng suất lao động của giáo viên. - Tiết kiệm phần nào chi phí cho giáo viên trong việc chuẩn bị đồ dùng dạy học trực quan ( in tranh ảnh, phiếu, đồ dùng, bảng phụ...) mà trong ứng dụng CNTT có thể làm thay thế được. + So sánh lợi ích xã hội: Giáo viên: - Chủ động, tự tin hơn trong việc giảng dạy môn Toán. Giờ dạy trở nên nhẹ nhàng mà hiệu quả hơn. - Giúp giáo viên nâng cao thêm tầm hiểu biết của mình đặc biệt là nâng cao trình độ tin học và tự hoàn thiện để hòa nhập cùng với sự phát triển của xã hội, thời đại công nghệ 4.0 - Giáo viên có tinh thần trách nhiệm cao hơn trong công việc, luôn có ý thức tự học hỏi, tự bồi dưỡng chuyên môn. Học sinh: - Học sinh có hứng thú cao trong học tập, nhớ bài lâu. - Học sinh hiểu bài sâu hơn, vận dụng kiến thức vào thực hành tốt hơn. - Phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo trong học tập. Phụ huynh : - Củng cố thêm lòng tin của phụ huynh dành cho giáo viên trong việc giáo dục học sinh. Phụ huynh phấn khởi khi thấy con em mình tiến bộ trong học tập. - Các thông tin cần được bảo mật: Không d) Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến: Theo ý kiến chủ quan của riêng tôi, để áp dụng hiệu quả giải pháp này vào thực tế giảng dạy nhất thiết phải đáp ứng được các điều kiện sau: * Về phía giáo viên: - Giáo viên cần không ngừng trau dồi về chuyên môn, nghiệp vụ, tự học, tự nâng cao trình độ tin học: biết cách sử dụng máy tính, các thiết bị điện tử trong dạy học, biết sử dụng các phần mềm trong thiết kế giáo án hay trò chơi, ....Không những thế, giáo viên cần kiên trì, ham học hỏi, nhiệt tình tham gia và áp dụng giải pháp vào giảng dạy. - Tự tạo cho mình một kho tài liệu về nội dung, kiến thức, hình ảnh, các biểu bảng... liên quan đến nội dung kiến thức mình giảng dạy để khi cần đến đỡ mất thời gian tìm kiếm hay thiết kế. * Về phía Tổ chuyên môn: - Xây dựng kế hoạch thực hiện nội dung chương trình ứng dụng CNTT trong dạy học - trong sinh hoạt chuyên môn. - Tổ chức các tiết thao giảng, tiết chuyên đề có ứng dụng CNTT, họp rút kinh nghiệm cho tiết dạy trong các buổi sinh hoạt chuyên môn để các tiết sau được tốt hơn. *Về phía Ban giám hiệu – Nhà trường: - Đối với nhà trường coi đây như nhiệm vụ quan trọng có ý nghĩa quyết định đổi mới phương pháp giảng dạy, học tập và ứng dụng CNTT một cách hiệu quả trong công tác dạy học. - BGH khảo sát năng lực tin học của giáo viên để từ đó phân loại theo nhóm năng lực và có kế hoạch bồi dưỡng sao cho phù hợp. - BGH cùng các tổ trưởng chuyên môn thường xuyên kiểm tra việc sử dụng ứng dụng CNTT vào trong dạy học từ đó có những đề xuất, rút kinh nghiệm cho giáo viên giảng dạy sao cho hiệu quả. - Cử một hoặc hai giáo viên có kiến thức tốt về tin học làm giáo viên cốt cán để tham gia các lớp bồi dưỡng về máy tính,máy chiếu hay sử dụng phần mềm.... sau đó tập huấn cho các đồng chí giáo viên tại trường trong các buổi sinh hoạt chuyên môn của trường. * Về phía các ban ngành chỉ đạo: - Đảm bảo cơ sở vật chất đầy đủ: các thiết bị, máy móc,... để giáo viên có thể sử dụng một cách thường xuyên và hiệu quả. - Bồi dưỡng các lớp nâng cao chuẩn kĩ năng sử dụng CNTT tại Huyện cho giáo viên học tập đ) Về khả năng áp dụng của sáng kiến cho những đối tượng, cơ quan, tổ chức nào hoặc những người tham gia tổ chức áp dụng sáng kiến lần đầu: Sáng kiến có thể áp dụng trong các giờ học Toán tại các nhà trường Tiểu học. Tôi làm đơn nay trân trọng đề nghị Hội đồng sáng kiến xem xét và công nhận sáng kiến “Giải pháp ứng dụng công nghệ thông tin trong xử lí các tình huống có vấn đề khi dạy học môn Toán ở Tiểu học”. Tôi xin cam đoan mọi thông tin nêu trong đơn là trung thực, đúng sự thật, không xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ của người khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm về thông tin đã nêu trong đơn Phú Xuân, ngày 18 tháng 2 năm 2021 NGƯỜI VIẾT ĐƠN (Ký và ghi rõ họ tên) Nguyễn Thị Hải Yến TÊN CƠ QUAN/ĐƠN VỊ: Trường Tiểu học Phú Xuân CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Số: Phú xuân, ngày 20 tháng 2 năm 2021. BẢN NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ VÀ ĐỀ NGHỊ CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN Kính gửi: Hội đồng sáng kiến huyện Bình Xuyên Đơn vị công tác Trường Tiểu học Phú Xuân nhận được đơn đề nghị công nhận sáng kiến của bà: Nguyễn Thị Hải Yến - Ngày tháng năm sinh: 29/3/1992 Nam, nữ: Nữ - Đơn vị công tác: Trường Tiểu học Phú Xuân - Chức danh: Giáo viên – Tổ phó chuyên môn. - Trình độ chuyên môn: Đại học sư phạm - Tỷ lệ (%) đóng góp vào việc tạo ra sáng kiến: 100% - Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến: Nguyễn Thị Hải Yến - Tên sáng kiến: “Giải pháp ứng dụng công nghệ thông tin trong xử lí các tình huống có vấn đề khi dạy học môn Toán ở Tiểu học” - Lĩnh vực áp dụng: Tổ chuyên môn, giáo viên trong các trường Tiểu học. Ứng dụng CNTT trọng dạy học môn Toán ở Tiểu học Sau khi nghiên cứu đơn đề nghị công nhận sáng kiến. Tôi tên là Dương Thị Đức Chức vụ: Hiệu trưởng Thay mặt cho Trường Tiểu học Phú Xuân nhận xét, đánh giá như sau: 1. Đối tượng được công nhận sáng kiến: - Giải pháp quản lý chất lượng giáo dục: Giúp học sinh có hứng thú và học tập tích cực trong môn Toán ở Tiểu học. Từng bước nâng cao hơn nữa trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của giáo viên. 2. Nhận xét, đánh giá về nội dung sáng kiến: a) Đảm bảo tính mới, tính sáng tạo, vì: - Không trùng với nội dung của giải pháp trong đơn đăng ký sáng kiến nộp trước. - Chưa bị bộc lộ công khai trong các văn bản, sách báo, tài liệu kỹ thuật đến mức căn cứ vào đó có thể thực hiện ngay được. - Không trùng với giải pháp của người khác đã được áp dụng hoặc áp dụng thử, hoặc đưa vào kế hoạch áp dụng, phổ biến hoặc chuẩn bị các điều kiện để áp dụng, phổ biến. - Chưa được quy định thành tiêu chuẩn, quy trình, quy phạm bắt buộc phải thực hiện. b) Giải pháp có khả năng mang lại lợi ích thiết thực: - Lợi ích kinh tế: Áp dụng giải pháp sẽ giúp tiết kiệm thời gian công sức cho giáo viên cũng như học sinh, đồng thời nâng cao năng suất lao động của giáo viên. Tiết kiệm phần nào chi phí cho giáo viên trong việc chuẩn bị đồ dùng dạy học trực quan ( in tranh ảnh, phiếu, các biểu bảng...) mà trong ứng dụng CNTT có thể làm thay thế được. - Lợi ích xã hội: Giáo viên: - Nâng cao hiệu quả các giờ học, bồi dưỡng lòng say mê và hứng thú cho học sinh khi học Toán. - Chủ động, tự tin hơn trong việc giảng dạy môn Toán. Giờ dạy trở nên nhẹ nhàng mà hiệu quả hơn. - Giúp giáo viên nâng cao thêm tầm hiểu biết của mình và tự hoàn thiện để hòa nhập cùng với sự phát triển của xã hội - Giáo viên có tinh thần trách nhiệm cao hơn trong công việc, luôn có ý thức tự học hỏi, tự bồi dưỡng chuyên môn. Học sinh: - Học sinh có hứng thú cao trong học tập, nhớ bài lâu - Học sinh hiểu bài sâu hơn, vận dụng kiến thức vào thực hành tốt hơn. - Phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo trong học tập. Phụ huynh : - Củng cố thêm lòng tin của phụ huynh dành cho giáo viên trong việc giáo dục học sinh. Phụ huynh phấn khởi khi thấy con em mình tiến bộ trong học tập. c) Về khả năng áp dụng của sáng kiến: Các giờ học môn Toán trong các nhà trường Tiểu học. 3. Kiến nghị đề xuất: Công nhận sáng kiến: “Giải pháp ứng dụng công nghệ thông tin trong xử lí các tình huống có vấn đề khi dạy học môn Toán ở Tiểu học”. Trường Tiểu học Phú Xuân đề nghị hội đồng sáng kiến huyện Bình Xuyên xét công nhận sáng kiến của bà Nguyễn Thị Hải Yến. Xin trân trọng cảm ơn. LÃNH ĐẠO CƠ QUAN, ĐƠN VỊ (Ký ghi rõ họ và tên)
File đính kèm:
don_cong_nhan_skkn_giai_phap_ung_dung_cong_nghe_thong_tin_tr.docx