Đơn công nhận SKKN Một số biện pháp Ứng dụng Công nghệ thông tin vào dạy học cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi trường Mầm non Sông Cầu

* Biện pháp 1: Giúp trẻ làm quen với công nghệ thông tin

Để ứng dụng công nghệ thông tin vào trong các hoạt động dạy học đạt kết quả cao cũng như cho trẻ định hướng được về máy tính, trước hết chúng tôi giúp trẻ làm quen với công nghệ thông tin. Ngày nay trẻ được tiếp xúc với máy vi tính, điện thoại thông minh khá nhiều (vì các gia đình bây giờ cũng có điều kiện về kinh tế hơn), nhưng đa số trẻ thường xem các video như tictok, hay quảng cáo, game điện tử... Vì vậy việc giúp trẻ làm quen đúng cách với công nghệ thông tin (tham gia hoạt động học tập, trải nghiệm, khám phá...) là rất cần thiết.

Muốn làm tốt được điều này, đầu tiên chúng tôi tìm hiểu để nắm bắt đặc điểm tâm sinh lý của trẻ, từ đó đưa ra giải pháp phù hợp với trẻ. Với trẻ mầm non thì cơ tay của trẻ còn khá yếu nên việc sử dụng bàn phím còn gặp khó khăn, trẻ lại chưa biết ghép chữ, chưa hiểu hết công dụng của bàn phím... còn khá nhiều trẻ chưa sử dụng được thao tác đơn giản như nhấn đúp chuột vào biểu tượng, mắt trẻ còn yếu nên thời gian tiếp xúc với máy tính không nên quá lâu, đồng thời giáo viên cũng phải thường xuyên nhắc trẻ giữ khoảng cách, tư thế khi ngồi trước máy tính. Dựa vào những đặc điểm của trẻ, chúng tôi đã lựa chọn những tài liệu cũng như trò chơi phù hợp, kích thích trẻ tò mò khám phá, tích cực hoạt động.

docx 14 trang Phương Chi 07/04/2025 190
Bạn đang xem tài liệu "Đơn công nhận SKKN Một số biện pháp Ứng dụng Công nghệ thông tin vào dạy học cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi trường Mầm non Sông Cầu", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đơn công nhận SKKN Một số biện pháp Ứng dụng Công nghệ thông tin vào dạy học cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi trường Mầm non Sông Cầu

Đơn công nhận SKKN Một số biện pháp Ứng dụng Công nghệ thông tin vào dạy học cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi trường Mầm non Sông Cầu
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
ĐƠN YÊU CẦU CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN
Kính gửi: Hội đồng sáng kiến huyện Đồng Hỷ, Thái Nguyên 
Chúng tôi ghi tên dưới đây:
Số TT
Họ và tên
Ngày tháng năm sinh
Nơi công tác 
Chức danh
Trình độ chuyên môn
Tỷ lệ (%) đóng góp vào việc tạo ra sáng kiến 
1
Phạm Thu Phương
31/10/1989
Trường mầm non Sông Cầu
Giáo viên mầm non
Đại học 
50%
2
Nguyễn Thị Hảo
08/09/1994
Trường mầm non Sông Cầu
Giáo viên mầm non
Đại học 
50%

- Là tác giả đề nghị xét công nhận sáng kiến: Một số biện pháp ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi Trường Mầm non Sông Cầu.
- Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến: 
Họ và tên: Phạm Thu Phương - Nguyễn Thị Hảo.
Đơn vị công tác: Trường mầm non Sông Cầu, TT Sông Cầu, Đồng Hỷ, TN
- Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Báo cáo được áp dụng ở lĩnh vực giáo dục mầm non tại trường mầm non Sông Cầu, cụ thể là ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi.
- Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu hoặc áp dụng thử: Từ tháng 9/2022 đến ngày 28/4/2023.
- Mô tả bản chất của sáng kiến:
* Lời nói đầu: 
Hiện nay, cùng với sự phát triển của thời đại công nghiệp hóa, hiện đại hóa thì giáo dục cũng đang chuyển mình để bắt kịp xu hướng chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy nhằm mang lại nguồn kiến thức dồi dào cho trẻ tiếp cận theo những phương pháp giáo dục mới mẻ hơn, hứng thú hơn, giúp trẻ tích cực hoạt động, tự tin tham gia các hoạt động tại trường lớp.
Đa số các trường mầm non hiện nay đều có điều kiện đầu tư trang bị ti vi, máy chiếu, máy vi tính và kết nối mạng internet tạo điều kiện cho giáo viên ứng dụng công nghệ thông tin vào trong giảng dạy. Để đáp ứng những yêu cầu trên đòi hỏi mỗi giáo viên phải không ngừng học hỏi, trau dồi các kỹ năng của bản thân, đặc biệt là học hỏi nghiên cứu các phần mềm ứng dụng để áp dụng vào công tác dạy học, nhằm tạo sự hứng thú, kích thích được sự tò mò khám phá của trẻ vì như vậy trẻ được chủ động khám phá nhiều hơn. Đây có thể coi là một phương pháp mang lại hiệu quả cao, lại vừa phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý của trẻ, vừa đảm bảo “Dạy học lấy trẻ làm trung tâm” một cách dễ dàng.
Với kinh nghiệm nhiều năm công tác, chúng tôi nhận thấy việc đưa công nghệ và ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học sẽ giúp trẻ hứng thú tham gia học tập hơn. Chúng tôi đã suy nghĩ và tìm tòi mọi biện pháp như soạn giáo án Elearning, sáng tạo trò chơi điện tử, thiết kế bài giảng điện tử, ứng dụng phần mềm vyond để dạy trẻ. Qua một thời gian chúng tôi thấy những biện pháp này thực sự mang lại hiệu quả, vậy nên chúng tôi đã đưa vào sử dụng “Một số biện pháp ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi trường Mầm non Sông Cầu” với mong muốn giúp trẻ tiếp thu bài học một cách dễ dàng, thuận lợi nhất.
Để thực hiện được thành công báo cáo sáng kiến này, đầu năm học 2022 - 2023 chúng tôi đã tiến hành khảo sát trên sỹ số học sinh lớp mẫu giáo 5 - 6 tuổi A1 và A2 với tổng số trẻ là 54/54 học sinh. Kết quả như sau: 
TT
Nội dung đánh giá
Tổng số trẻ
Mức độ đánh giá
Đạt
Tỷ lệ
Chưa đạt
Tỷ lệ
1
Trẻ tự tin, chủ động, tích cực tham gia vào hoạt động học
54
28/54
51,9%
26/54
48,1%
2
Trẻ tò mò, thích khám phá, ham học hòi
54
35/54
64,8%
19/54
35,2%
3
Độ hứng thú, tập trung chú ý của trẻ khi tham gia hoạt động
54
33/54
61,1%
21/54
38,9%
4
Trẻ có kỹ năng, thao tác, tiếp xúc sử dụng máy vi tính
54
21/54
38,9%
33/54
61,1%

Từ thực trạng trên chúng tôi đã tìm tòi, nghiên cứu và đưa vào sử dụng một số biện pháp ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi trường mầm non Sông Cầu như sau: 
* Biện pháp 1: Giúp trẻ làm quen với công nghệ thông tin
Để ứng dụng công nghệ thông tin vào trong các hoạt động dạy học đạt kết quả cao cũng như cho trẻ định hướng được về máy tính, trước hết chúng tôi giúp trẻ làm quen với công nghệ thông tin. Ngày nay trẻ được tiếp xúc với máy vi tính, điện thoại thông minh khá nhiều (vì các gia đình bây giờ cũng có điều kiện về kinh tế hơn), nhưng đa số trẻ thường xem các video như tictok, hay quảng cáo, game điện tử... Vì vậy việc giúp trẻ làm quen đúng cách với công nghệ thông tin (tham gia hoạt động học tập, trải nghiệm, khám phá...) là rất cần thiết.
Muốn làm tốt được điều này, đầu tiên chúng tôi tìm hiểu để nắm bắt đặc điểm tâm sinh lý của trẻ, từ đó đưa ra giải pháp phù hợp với trẻ. Với trẻ mầm non thì cơ tay của trẻ còn khá yếu nên việc sử dụng bàn phím còn gặp khó khăn, trẻ lại chưa biết ghép chữ, chưa hiểu hết công dụng của bàn phím... còn khá nhiều trẻ chưa sử dụng được thao tác đơn giản như nhấn đúp chuột vào biểu tượng, mắt trẻ còn yếu nên thời gian tiếp xúc với máy tính không nên quá lâu, đồng thời giáo viên cũng phải thường xuyên nhắc trẻ giữ khoảng cách, tư thế khi ngồi trước máy tính. Dựa vào những đặc điểm của trẻ, chúng tôi đã lựa chọn những tài liệu cũng như trò chơi phù hợp, kích thích trẻ tò mò khám phá, tích cực hoạt động.
Ví dụ: Với trò chơi toán học “Ngôi nhà kidsmart”, trẻ được học tập với các số đếm. Hay chúng tôi thiết kế trò chơi “Ai thông minh hơn”(Trẻ lựa chọn chữ số phù hợp với số lượng đồ vật, cây hoa quả, PTGT...) cho trẻ đếm, nhấn đúp chuột kéo và thả chữ số phù hợp với số lượng đồ vật tương ứng mà trẻ vừa đếm được.
Ngày nay, nhiều gia đình trẻ cũng có máy vi tính, trẻ được tiếp xúc khá sớm với máy vi tính, vậy nên trẻ cũng đã có một số kỹ năng sử dụng máy vi tính đơn giản. Tuy nhiên vẫn còn khá nhiều trẻ chưa được tiếp xúc với máy vi tính. Chúng tôi đã tìm hiểu và trao đổi với cha mẹ trẻ mạnh dạn cho trẻ làm quen với máy vi tính và sử dụng một số thao tác đơn giản, đa số cha mẹ trẻ rất e ngại vì lo trẻ tiếp xúc với máy vi tính sớm sẽ nghịch lung tung, hoặc trẻ sẽ thường xuyên xem, chơi trò chơi trên máy tính. Chúng tôi đã giải thích và tuyên truyền vận động cha mẹ việc cho trẻ tiếp xúc sớm với máy vi tính giúp trẻ tự tin hơn, trẻ mạnh dạn hơn, tư duy nhanh nhẹn hơn, đặc biệt là trẻ 5 - 6 tuổi, vì đây chính là tiền đề để trẻ học bộ môn tin học ở giai đoạn phổ thông sau này. Từ đó cha mẹ trẻ đã mạnh dạn cho trẻ làm quen với máy vi tính, chúng tôi còn trao đổi, hướng dẫn cha mẹ trẻ một số trò chơi trên đĩa phù hợp với trẻ như “Bé vui học chữ”; “Bé tập tô màu”; “Kidsmart”..., chúng tôi khuyến khích cha mẹ trẻ mua đĩa về cho các cháu chơi và học tập tại nhà.
Hình ảnh giáo viên tuyên truyền với cha mẹ trẻ
Khi ở trường lớp thì giáo viên chính là người hướng dẫn trẻ. Vào thời gian hoạt động buổi chiều, hay thời gian hoạt động ngoại khóa, chúng tôi hướng dẫn trẻ cách tắt mở máy vi tính, giới thiệu c ho trẻ biết các bộ phận của máy tính, sau đó hướng dẫn trẻ một số thao tác sử dụng máy tính đơn giản như: Mở, tắt máy, cách rê chuột, nhấp chuột chọn biểu tượng, thoát chương trình..., khi hướng dẫn trẻ xong chúng tôi cho trẻ lên làm thử thao tác. Đầu tiên trẻ còn lúng túng, nhưng sau khi được thực hành trẻ đã thực hiện được theo yêu cầu của cô.
Hình ảnh giáo viên hướng dẫn trẻ sử dụng máy vi tính
* Biện pháp 2: Lựa chọn đề tài ứng dụng công nghệ thông tin vào trong bài giảng.
Không phải bất kỳ một đề tài nào cũng có thể ứng dụng công nghệ thông tin vào trong bài giảng. Tùy theo mục tiêu mà ta đề ra để phát triển cho trẻ thì ta có thể lựa chọn những phương tiện chuyển tải đến trẻ cho phù hơp.
Một số giáo viên cho rằng việc đưa một vài hình ảnh trong hoạt động khám phá khoa học hay hình ảnh trong một câu chuyện nào đó lên màn hình máy
tính rồi chiếu lên máy chiếu cho trẻ xem là đã ứng dụng công nghệ thông tin vào trong giảng dạy. Chính nhầm lẫn này khiến cho nhiều giáo viên lựa chọn những đề tài chưa phù hợp với hoạt động nên chưa mạng lại hiệu quả. Trước tiên chúng ta phải làm rõ rằng việc ứng dụng công nghệ thông tin vào trong bài giảng không đơn thuần chỉ là giáo án điện tử được thiết kế bởi chương trình PowerPoint mà đó còn bao gồm nhiều các phương tiện công nghệ thông tin khác như tivi, đầu đĩa, mạng internet Vì thế việc lựa chọn đề tài và phương tiện ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy cũng vô cùng phong phú đa dạng.
Vậy nên việc lựa chọn đề tài phù hợp để ứng dụng công nghệ thông tin vào trong bài giảng sẽ mang lại hiệu quả tốt nhất. Qua một quá trình thực hiện chúng tôi đã rút ra được 6 tiêu chí để ứng dụng công nghệ thông tin vào trong giảng dạy như sau: 
+ Một là, chọn đề tài mang mục đích cho trẻ nhận ra sự thay đổi của sự vật hiện tượng xung quanh. Nhận biết các hiện tượng trong thiên nhiên như nắng, mưa, gió, bão, sự phát triển của cây
+ Hai là, chọn đề tài mà hoạt động chủ yếu là các bài tập trò chơi (dưới dạng game) nhằm kích thích hứng thú và ôn luyện kiến thức cho trẻ.
+ Ba là, chọn đề tài có nhiều âm thanh đi kèm hình ảnh sinh động sẽ hấp dẫn trẻ hơn.
+ Bốn là, chọn các đề tài có những hình ảnh thật, nhất là các hình ảnh thực tế của trẻ, của trường lớp thì trẻ lại càng thích.
+ Năm là, hạn chế chọn những đề tài khó tìm tư liệu, hình ảnh, âm thanh.
+ Sáu là, lựa chọn các hoạt động có nội dung tích hợp với các hoạt động khác để dạy trẻ, tránh chọn những hoạt động mang tính chất minh họa hình ảnh.
Ví dụ: Ở chủ đề “Thế giới động vật”, khi cho trẻ tìm hiểu về một số con vật nuôi trong gia đình, chúng tôi đã xây dựng bài giảng Elearning để cho trẻ được xem trực tiếp về đặc điểm cấu tạo, vận động, thức ăn, nơi ở, tiếng kêu của một số con vật nuôi trong gia đình. Hay câu truyện “Chú gà trống kiêu căng”; bài thơ “Mèo đi câu cá”; hoặc hoạt động kỹ năng xã hội “Dạy trẻ biết yêu quý, chăm sóc con vật nuôi gần gũi” cũng là những đề tài mà chúng tôi ứng dụng công nghệ thông tin để dạy trẻ.
* Biện pháp 3: Ứng dụng công nghệ thông tin vào các hoạt động học
+ Đối với hoạt động khám phá khoa học:
Thế giới xung quanh luôn chứa đựng nhiều điều mới lạ đối với trẻ, trẻ luôn đặt ra vô vàn câu hỏi: Nó là cái gì? Nó như thế nào? Nó được dùng để làm gì? Vì sao nó lại như vậy?... Do vậy, việc tổ chức cho trẻ khám phá môi trường xung
quanh cần được tổ chức linh hoạt, hệ thống, khoa học, đặc biệt khi trẻ được trực tiếp quan sát những hình ảnh rõ ràng, những âm thanh rõ nét, chân thật sẽ giúp trẻ lĩnh hội kiến thức một cách nhẹ nhàng, trẻ được thỏa mãn mọi thắc mắc của mình. 
Trên thực tế có nhiều giờ hoạt động khám phá khoa học, giáo viên không có đủ điều kiện cho trẻ được cầm nắm hay quan sát trực tiếp các đối tượng. Ví dụ: Khi dạy trẻ tìm hiểu một số con vật sống trong rừng: trẻ cần phải biết tên
gọi, hình dáng, các bộ phận, thức ăn, nơi sống, tiếng kêu, thói quen của các con
thú. Nếu sử dụng tranh sẽ rất hạn chế và không mang lại hiệu quả trẻ hoạt động
tích cực. Hiểu được điều này chúng tôi đã tìm tư liệu và xây dựng hoạt động dạy học trên Powerpoint. Trẻ rất hứng thú khi được quan sát con sư tử, đặc biệt trẻ tập trung chú ý khi được xem con sư tử chạy đuổi bắt con mồi, sư tử gầm. Để trẻ không thụ động trong học tập chỉ ngồi xem và nghe, chúng tôi thường gọi trẻ, dùng những câu hỏi kích thích tư duy trẻ phát triển và cho trẻ lên sử dụng máy tính như nhấp chuột để tìm hiểu các con vật khác, hay lên chơi trò chơi “Tìm thức ăn cho con vật”, trẻ phải nhấp chuột vào những thức ăn mà các con vật thường ăn (khỉ ăn chuối, voi ăn mía lá cây)
Hình ảnh trẻ tham gia hoạt động học tìm hiểu một số con vật sống trong rừng
Ví dụ: Với bài khám phá khoa học “Sự nảy mầm của cây từ hạt” ở chủ đề “Thế giới thực vật”. Chúng tôi thiết kế theo bài giảng Elearning. Qua bài giảng trẻ rất thích thú qua các bài tập trắc nghiệm kết hợp với các hình ảnh cũng như video “Chú đỗ con”, video nói về vòng tuần hoàn của cây và tác dụng của cây xanh với con người. Không những vậy chúng tôi còn cho trẻ được trực tiếp làm thí nghiệm gieo hạt nảy mầm để trẻ quan sát. Chúng tôi thấy trẻ rất thích thú khi đươc vừa chơi vừa học theo hình thức này.
+ Đối với hoạt động làm quen với tác phẩm văn học:
Ngoài việc cho trẻ được làm quen với các con rối như rối tay, rối que, rối dẹt và các sa bàn về các nhân vật trong các câu chuyện. Chúng tôi còn thiết kế sử dụng một số giáo án điện tử. Sử dụng phần mềm power point tạo các hiệu ứng cho các nhân vật cử động, chèn các âm thanh, lời kể của các nhân vật và trình chiếu trên máy chiếu khiến trẻ rất hứng thú. Ví dụ như các câu chuyện: Ba cô gái, dê con nhanh trí, chú gà trống kiêu căng, đã được chúng tôi xây dựng bài giảng power point để dạy trẻ, trẻ rất hứng thú tích cực tham gia vào các hoạt động học.
Ngoài các câu chuyện, những bài thơ cũng được chúng tôi lựa chọn hình thức phù hợp để thiết kế giáo án power point để dạy trẻ. Ví dụ như bài thơ “Tình bạn” ở chủ đề Trường mầm non; bài thơ “Giữa vòng gió thơm” ở chủ đề Gia đình; hay bài thơ “Mèo đi câu cá” ở chủ đề Thế giới động vật
Hình ảnh trẻ làm quen với tác phẩm văn học qua máy chiếu
Có thể những bài thơ, câu chuyện được thiết kế thành bài giảng power point để dạy trẻ không phải là mới mẻ, tuy nhiên giải pháp này luôn mang lại hiệu quả cao khi chúng ta sử dụng đúng cách để dạy trẻ, lựa chọn những nội dung phù hợp vừa đảm bảo giáo dục trẻ, lại vừa đem lại hiệu quả cao giúp trẻ tiếp thu nội dung bài học một cách tốt nhất.
+ Đối với hoạt động làm quen với chữ cái:
Với những năm học trước kia khi chưa công nghệ thông tin chưa phát triển
thì việc cho trẻ làm quen với chữ cái khiến giáo viên mất rất nhiều thời gian cho
việc chuẩn các thẻ chữ, các đồ dùng để cho trẻ học. Điều này không gây được hứng thú cho trẻ cũng như khó kết quả cao trong việc giảng dạy. Để tạo cho trẻ thích thú dễ học và dễ nhớ trong khi làm quen chữ cái chúng tôi đã sử dung và thiết kế một số bài giảng cho trẻ làm quen chữ cái có ứng dụng công nghệ thông tin như: Thiết kế các trò chơi chữ cái: Trò chơi xếp chữ theo quy luật. Cách chơi: Trẻ sẽ tìm chữ cái cái và sắp xếp chữ cái đó theo đúng quy luật sắp xếp; Trò chơi: Bánh xe quay. Cách chơi: Trẻ chia thành hai đội chơi và mỗi đội sẽ lần lượt quay bánh xe. Khi bánh xe dừng lại ở chữ cái nào trẻ phải tìm hình ảnh có chứa chữ cái đó; Trò chơi: Ô chữ bí mật. Cách chơi: Trẻ lần lượt lật các ô số. Sau mỗi ô số sẽ có hình ảnh trẻ phải trả lời đó là hình ảnh gì và có chứa chữ cài nào đã học; Trò chơi: Ai đoán giỏi. Cách chơi: Trẻ có 5 giây để quan sát các ô chữ cái. Sau 5 giây sẽ có ô bị mất chữ cái nhiệm vụ của trẻ phải tìm chữ cái trong ô đó.
Hình ảnh trẻ chơi trò chơi chữ cái trên máy tính
+ Đối với hoạt động giáo dục tình cảm - kỹ năng xã hội:
Năm học vừa qua chúng tôi đã được tập huấn về cách thiết kế và sử dụng phần mềm vyond - một ứng dụng phim hoạt hình rất phù hợp với trẻ trong giai đoạn hiện nay. Với phần mềm Vyond, giáo viên có thể tự thiết kế nội dung câu chuyện, lựa chọn nhân vật theo ý muốn để làm một bộ phim hoạt hình. Những bộ phim này vừa có nội dung giáo dục trẻ phù hợp được xây dựng theo ý muốn của chúng tôi lại vừa hấp dẫn được trẻ.
Để có thể thuận lợi thiết kế phim hoạt hình dựa trên phần mềm vyond, sau khi được tập huấn chúng tôi đã tích cực học hỏi để có thể tự thiết kế được một bộ phim. Ví dụ với hoạt động “Dạy trẻ một số kỹ năng khi mẹ vắng nhà”, chúng tôi đã thiết kế bộ phim “Ở nhà một mình” (Bộ phim kể về một bạn nhỏ tên là Đậu Đậu, khi mẹ vắng nhà có người lạ đến gõ cửa, có các

File đính kèm:

  • docxdon_cong_nhan_skkn_mot_so_bien_phap_ung_dung_cong_nghe_thong.docx