Giải pháp Ứng dụng CNTT, AI tạo hứng thú cho học sinh, sử dụng các trò chơi, các ứng dụng hiệu quả trong các tiết học

BIỆN PHÁP

Việc ứng dụng CNTT, AI trong dạy học không những xuất phát từ yêu cầu của thời đại công nghệ số, sự phát triển mạnh mẽ của CNTT và AI ngày càng phổ biến và dễ tiếp cận, mà còn nhằm thay đổi cách thức, phương thức và hiệu quả giảng dạy, giúp học sinh hào hứng, tiếp cận môn học đa dạng hơn, nâng cao chất lượng dạy học bộ môn cũng như Nhà trường.

Rất nhiều phương pháp ứng dụng CNTT được Nhà trường, GV áp dụng, thực sự đem lại hiệu quả thiết thực trong việc nâng cao chất lượng dạy học. Tuy nhiên, để đáp ứng việc ứng dụng CNTT, AI vào giảng dạy được nâng cao hơn trong nhà trường, chúng tôi xin mạnh dạn chỉ ra một số biện pháp sau:

Giới thiệu các phần mềm, công cụ AI tronghoạt động dạy học

+ Giáo viên có thể sử dụng các phần mềm như: MS Power Point, Canva, Gamma, ChatGPT…để thực hiện thiết kế hoạch bài dạy được nhanh chóng và phong phú hơn.

+ Tạo không khí lớp học sôi nổi bằng các trò chơi để luyện tập kiến thức của học sinh bằng cách sử dụng các phần mềm như: Quizizz, Kahoot, Classpoint, plickers, worksheet zone….

+ Tổ chức kiểm tra đánh giá học sinh thông qua những phần mềm: Azota, google form…

Khơi gợi cho học sinh tham gia tích cực các hoạt động mà giáo viên có ứng dụng CNTT trong dạy học

+ Trên lớp học để tất các học sinh có thể tham gia vào hoạt động giáo viên cần lường trước các tình huống như số lượng học sinh có thiết bị để tham gia hay không, có thể ghép cặp đôi những bạn ngồi gần nhau hoặc cho các bạn đổi chỗ để mỗi học sinh đều có thể tham gia, số lượng thiết bị điện thoại không đủ thì giáo viên có thể áp dụng biện

docx 4 trang Phương Chi 21/04/2025 80
Bạn đang xem tài liệu "Giải pháp Ứng dụng CNTT, AI tạo hứng thú cho học sinh, sử dụng các trò chơi, các ứng dụng hiệu quả trong các tiết học", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giải pháp Ứng dụng CNTT, AI tạo hứng thú cho học sinh, sử dụng các trò chơi, các ứng dụng hiệu quả trong các tiết học

Giải pháp Ứng dụng CNTT, AI tạo hứng thú cho học sinh, sử dụng các trò chơi, các ứng dụng hiệu quả trong các tiết học
TRƯỜNG THCS&THPT ĐAKRÔNG
TỔ: TIN HỌC – VĂN PHÒNG
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

THAM LUẬN
“ỨNG DỤNG CNTT, AI TẠO HỨNG THÚ CHO HỌC SINH, SỬ DỤNG CÁC TRÒ CHƠI, CÁC ỨNG DỤNG HIỆU QUẢ TRONG CÁC TIẾT HỌC”
Kính thưa quý vị đại biểu, thưa toàn thể Hội nghị.
Qua nghe bản báo cáo đánh giá thực trạng và kết quả chất lượng giáo dục của Nhà trường và kế hoạch, cùng với các tham luận của các đồng chí vừa nêu trong hội nghị, bản thân tôi hoàn toàn đồng tình và nhất trí cao.
Ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) trong giáo dục, đặc biệt là việc sử dụng trí tuệ nhân tạo (AI) và các trò chơi học tập, đã mang lại nhiều lợi ích cho học sinh. CNTT giúp tăng cường sự hứng thú và sáng tạo trong quá trình học tập, tạo ra những trải nghiệm học tập hấp dẫn và tương tác hơn. Các trò chơi học tập kết hợp công nghệ không chỉ cải thiện chất lượng giáo dục mà còn khuyến khích phương pháp dạy học tích cực và hiện đại hơn. Được sự phân công của hội nghị, tôi xin đại diện tổ Tin học – Văn phòng báo cáo nội dung tham luận “Ứng dụng CNTT, AI tạo hứng thú cho học sinh, sử dụng các trò chơi, các ứng dụng hiệu quả trong các tiết học”.
THỰC TRẠNG
Có thể nói trong xu thế phát triển của thời đại, việc ứng dụng CNTT trong giảng dạy là một tất yếu khách quan, mở ra một không gian mới giúp cho giáo viên sáng tạo nhiều hơn trong công tác giảng dạy và mang đến cho học sinh những bài học sống động, gần gũi. Công nghệ thông tin là nhịp cầu nối giữa người dạy và người học. Vì thế, khai thác những lợi ích mà CNTT mang lại trong quá trình dạy học là một trong những yếu tố góp phần nâng cao chất lượng dạy và học trong giai đoạn hiện nay.
Trường THCS&THPT Đakrông, mặc dù là một ngôi trường miền núi thuộc vùng đặc biệt khó khăn so với các trường Trung học trên địa bàn Tỉnh Quảng Trị, tuy nhiên nhà trường luôn luôn khắc phụ khó khăn, tiếp cận, đầu tư cho công tác chuyển đổi số, từng bước đưa chuyển đổi số vào hoạt động giáo dục trong nhà trường, đặc biệt là ứng dụng CNTT trong quản lí và giảng dạy.
Thuận lợi
CSVC, trang thiết bị, đường truyền internet được đầu tư, mỗi phòng học, phòng bộ môn 1 TV/ máy chiếu vật thể được cải thiện hằng năm.. cho giáo viên, đến các phòng bộ môn;
Các giáo viên được học, được tập huấn các phương pháp giảng dạy ứng dụng CNTT, kết hợp AI vào tạo bài giảng, trò chơi bổ trợ học tập. Các tiết ngoại khóa hướng dẫn học sinh sử dụng CNTT, AI (Chat GPT, Gemini, các trò chơi) được tổ chức và triển khai hiệu quả;
Các ứng dụng hỗ trợ học tập, CNTT tạo hứng thú cho học sinh được áp dụng trong các tiết chuyên đề, thao giảng, chuyên đề cấp trường, cấp cụm, cấp huyện, cấp tỉnh và trong các tiết học trên lớp;
Giáo viên mạnh dạn đăng kí, đạt thành tích cao và chứng nhận tham gia bài giảng Elearning, thiết kế học liệu số do bộ GD&ĐT, Sở và Nhà trường tổ chức;
Giáo viên được khuyến khích ứng dụng CNTT trong dạy học, thực hiện 2 tiết thao giảng/chuyên đề/ 1 năm học ứng dụng CNTT;
Xây dựng ngân hàng câu hỏi kiểm tra đánh giá thường xuyên, định kì trên mastertest và ngân hàng câu hỏi bài tập về nhà Azota đối với các môn học, Eduso (Tiếng anh);
Áp dụng công nghệ thông tin vào trong quản lý nhà trường, giảm áp lực sổ sách, việc quản lý dễ dàng, thuận tiện hơn.
Khó khăn
Học sinh chưa tích cực chủ động trong việc học trên lớp và học tập tại nhà;
Để học sinh thực hiện được các nhiệm vụ giáo viên giao trên lớp hay ở nhà cần kết nối Internet tuy nhiên đa số học sinh gia đình không đủ điều kiện để bắt wifi cũng như học sinh chỉ sử dụng dữ liệu di động để đăng kí Facebook, youtube nên không thể truy cập vào các trang web khác;
GV đã UDCNTT trong dạy học tuy nhiên vẫn còn một số giáo viên kĩ năng thiết kế giáo án, bài giảng điện tử, thiết kế các trò chơi vui học còn hạn chế. Chưa cập nhật kịp thời các phần mềm hỗ trợ soạn giảng.
BIỆN PHÁP
Việc ứng dụng CNTT, AI trong dạy học không những xuất phát từ yêu cầu của thời đại công nghệ số, sự phát triển mạnh mẽ của CNTT và AI ngày càng phổ biến và dễ tiếp cận, mà còn nhằm thay đổi cách thức, phương thức và hiệu quả giảng dạy, giúp học sinh hào hứng, tiếp cận môn học đa dạng hơn, nâng cao chất lượng dạy học bộ môn cũng như Nhà trường.
Rất nhiều phương pháp ứng dụng CNTT được Nhà trường, GV áp dụng, thực sự đem lại hiệu quả thiết thực trong việc nâng cao chất lượng dạy học. Tuy nhiên, để đáp ứng việc ứng dụng CNTT, AI vào giảng dạy được nâng cao hơn trong nhà trường, chúng tôi xin mạnh dạn chỉ ra một số biện pháp sau:
Giới thiệu các phần mềm, công cụ AI trong hoạt động dạy học
+ Giáo viên có thể sử dụng các phần mềm như: MS Power Point, Canva, Gamma, ChatGPTđể thực hiện thiết kế hoạch bài dạy được nhanh chóng và phong phú hơn.
+ Tạo không khí lớp học sôi nổi bằng các trò chơi để luyện tập kiến thức của học sinh bằng cách sử dụng các phần mềm như: Quizizz, Kahoot, Classpoint, plickers, worksheet zone.
+ Tổ chức kiểm tra đánh giá học sinh thông qua những phần mềm: Azota, google form
Khơi gợi cho học sinh tham gia tích cực các hoạt động mà giáo viên có ứng dụng CNTT trong dạy học
+ Trên lớp học để tất các học sinh có thể tham gia vào hoạt động giáo viên cần lường trước các tình huống như số lượng học sinh có thiết bị để tham gia hay không, có thể ghép cặp đôi những bạn ngồi gần nhau hoặc cho các bạn đổi chỗ để mỗi học sinh đều có thể tham gia, số lượng thiết bị điện thoại không đủ thì giáo viên có thể áp dụng biện
pháp sử dụng các phiếu trả lời trắc nghiệm (Phiếu Q – đối với phần mềm Quizizz). Ghi nhận điểm cho các bạn có thành tích tốt, động viên, khích lệ và khen thưởng những bạn tiến bộ hàng ngày. Để học sinh tham gia một cách thành thạo thì giáo viên cần áp dụng thường xuyên trong các tiết học để tạo thói quen cho học sinh.
+ Đối với việc giao nhiệm vụ ở nhà thì giáo viên cần ra bài tập thường xuyên với mỗi bài, mỗi chủ đề để học sinh có thói quen trong việc làm bài tập ở nhà. Ban đầu số lượng học sinh tham gia sẽ rất ít vì học sinh chưa thành thạo và cũng chưa có thói quen vào thực hiện nên bản thân giáo viên cần kiên trì nhắc nhở, nắm danh sách những bạn không tham gia và tìm hiểu nguyên nhân để có biện pháp kịp thời. Giáo viên cần tính toán thời gian giao bài tập phù hợp, ví dụ: Ngày mai có tiết học toán thì giáo viên có thể nhắc nhở trong nhóm hoặc nhờ lớp trưởng nhắc nhở các bạn tiến hành vào làm bài tập để tránh tình trạng giành thời gian của môn học khác. Ngoài ra giáo viên có thể lấy điểm thường xuyên trong hoạt động làm bài tập, lường trước và tránh tình trạng học sinh vào làm một cách đối phó.
+ Giới thiệu cho học sinh các công cụ hỗ trợ cho việc tự học như: ChatGPT, Quizlet
+ Kết hợp với giáo viên chủ nhiệm để động viên, khích lệ học sinh trong việc áp dụng công nghệ AI, CNTT trong việc tự học của bản thân.
Lựa chọn những phần mềm phù hợp với mỗi giáo viên
Bản thân mỗi giáo viên phải luôn tự học hỏi, có thể tìm hiểu trên internet hoặc học hỏi đồng nghiệp của mình trong việc ứng dụng CNTT trong các tiết thao giảng, chuyên đề hoặc trong các tiết dạy học trên lớp.
Lựa chọn những phần mềm dễ sử dụng, có nhiều tín năng, phù hợp với cấu hình máy tính, điện thoại và được đánh giá hữu ích, nếu được nên chọn những phần mềm miễn phí được nhiều tín năng, không bị giới hạn nhiều chức năng, phí sử dụng tương đối phù hợp.
Nên đầu tư thời gian vào tìm hiểu các phần mềm bản thân sẽ áp dụng trong dạy học, không ngại khó, không nản chí, không ngại học hỏi đồng nghiệp để nâng cao năng lực áp dụng tốt CNTT trong dạy học.
Đầu tiên giáo viên phải thực sự tạo cho mình đam mê tìm tòi và khám phá các kiến thức về CNTT. Tập thói quen đưa bài giảng điện từ vào các tiết dạy phù hợp. Tham gia vào các nhóm giáo viên, các trang web về giáo dục như bachkim.vn, elearning.moet.edu.vn để tham khảo cùng học hỏi và chia sẻ.
Mỗi giáo viên nên tạo cho mình một kho tài liệu các nội dung, kiến thức, hình ảnh liên quan đến nội dung kiến thức bộ môn của mình (Để khi cần ta đỡ mất thời gian tìm kiếm)
KIẾN NGHỊ, ĐỀ XUẤT
Đối với nhà trường
Không ngừng nhắc nhở, tạo mọi điều kiện tốt nhất về cơ sở vật chất để giáo viên ứng dụng tốt CNTT trong dạy học;
Thường xuyên tổ chức các lớp tập huấn, giới thiệu các phần mềm dạy học phù hợp để giáo viên học tập, áp dụng trong giảng dạy;
BGH cùng các tổ trưởng chuyên môn thường xuyên tăng cường công tác kiểm tra việc ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học thông qua việc dự giờ thăm lớp, sau đó rút kinh nghiệm tiếp tục đề ra biện pháp khắc phục;
Đối với Tổ chuyên môn
Xây dựng kế hoạch thực hiện nội dung chương trình đưa ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học- trong sinh hoạt chuyên môn;
Tổ chức các tiết thao giảng, các chuyên đề có ứng dụng CNTT, họp rút kinh nghiệm cho tiết dạy trong các buổi sinh hoạt tổ chuyên môn để các tiết sau được tốt hơn;
Động viên GV có kiến thức tin học hướng dẫn cho các GV còn hạn chế về tin học trong tổ mình;
Mỗi tổ chuyên môn cần xây dựng kho học liệu số để phục vụ cho việc dạy học được hiệu quả hơn.
Trên đây là một số giải pháp về ứng dụng CNTT, AI tạo hứng thú cho học sinh, sử dụng các trò chơi, các ứng dụng hiệu quả trong các tiết học, rất mong góp ý của các đồng chí cho bản tham luận được hoàn thiện hơn. Cuối cùng, cho phép tôi xin gửi tới quý vị đại biểu, quý thầy cô giáo lời chúc sức khỏe, thành đạt, chúc hội nghị thành công tốt đẹp. Xin chân thành cảm ơn!

File đính kèm:

  • docxgiai_phap_ung_dung_cntt_ai_tao_hung_thu_cho_hoc_sinh_su_dung.docx
  • pdfGiải pháp Ứng dụng CNTT, AI tạo hứng thú cho học sinh, sử dụng các trò chơi, các ứng dụng hiệu quả t.pdf