Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp Ứng dụng Công nghệ thông tin và các phần mềm cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi trong trường Mầm Non

3/Các biện pháp đã tiến hành:

3.1/ Biện pháp 1: Tự học hỏi để nâng cao trình độ công nghệ thông tin

Để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ và khả năng ứng dụng công nghệ thông tin và các phần mềm vào giảng dạy cho trẻ tôi nhận thấy rằng việc tự bồi dưỡng nâng cao trình độ là công việc phải làm thường xuyên, liên tục, đáp ứng yêu cầu đổi mới của nhà trường nói chung và của ngành nói riêng. Mặt khác, công tác tự bồi dưỡng còn giúp cho giáo viên thuận lợi khi làm việc với chương trình, các phần mềm mới và mang lại hiệu quả trong công việc.

a. Tự bồi dưỡng tin học qua tài liệu, Internet.

Để nâng cao kiến thức về tin học tôi đã chọn cách tự bồi dưỡng bằng nhiều hình thức khác nhau như học hỏi, trao đổi với những đồng nghiệp có kinh nghiệm. Đôi khi, chỉ là những thao tác nhỏ, tôi tự tìm hiểu thường mất nhiều thời gian nhưng khi trao đổi với các bạn đồng nghiệp, những khó khăn được tháo gỡ rất nhanh với nhiều ý kiến đóng góp thật sự hữu hiệu. Qua đó, tôi tích luỹ được thêm các kinh nghiệm cho bản thân để xây dựng các giáo trình và trò chơi trên phương tiện công nghệ thông tin, Bên cạnh đó tôi còn tự bồi dưỡng qua các sách tài liệu, qua mạng Internet.

Qua thực tế tìm hiểu tôi đã biết một số trang web hỗ trợ đắc lực cho giáo viên mầm non trong việc thiết kế các bài giảng điện tử là: giaovien.net, dayhocintel.net,Violet.vn,tailieu.vn, website, …Ngoài ra còn một số trang Web cho phép bạn tìm kiếm nguồn tài nguyên khổng lồ để khai thác như Google.com.vn. Với tốc độ tìm kiếm cực nhanh, số lượng nhiều vô kể, chúng ta đều thấy google là lực lượng trợ giúp đắc lực cho giáo viên chúng tôi có thể tìm thấy vô số hình ảnh, video, âm thanh,…thậm chí cả những phần mềm tin học hỗ trợ rất tuyệt vời để thiết kế giáo án điện tử phục vụ cho việc soạn giảng và dạy học.

doc 15 trang Phương Chi 18/04/2025 90
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp Ứng dụng Công nghệ thông tin và các phần mềm cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi trong trường Mầm Non", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp Ứng dụng Công nghệ thông tin và các phần mềm cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi trong trường Mầm Non

Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp Ứng dụng Công nghệ thông tin và các phần mềm cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi trong trường Mầm Non
I/ ĐẶT VẤN ĐỀ
 Ngày nay sự phát triển nhảy vọt của khoa học công nghệ nói chung của ngành tin học nói riêng, với những tính năng ưu việt, sự tiện dụng và ứng dụng rộng rãi giúp cho tin học là một phần không thể thiếu được của nhiều ngành trong công cuộc xây dựng và phát triển xã hội. Hơn thế nữa nó còn đi sâu vào cuộc sống của mỗi con người. Đất nước Việt Nam ta đang hòa nhập và phát triển cùng với thế giới một nền kinh tế tri thức và một xã hội thông tin đầy khó khó khăn và thách thức. Chính vì thế việc đào tạo nguồn nhân lực về CNTT là rất quan trọng và cấp thiết. Nằm trong hệ thống giáo dục quốc dân, ngành giáo dục mầm non là mắt xích đầu tiên trong việc thực hiện nhiệm vụ đào tạo nguồn nhân lực CNTT và đẩy mạnh ứng dụng CNTT vào giảng dạy. Công nghệ thông tin phát triển đã mở ra những hướng đi mới cho ngành giáo dục nói chung và giáo dục mầm non nói riêng trong việc đổi mới phương pháp và hình thức dạy học.Nếu trước đây giáo viên mầm non phải rất vất vả để có thể tìm kiếm những hình ảnh, biểu tượng, đồ dùng phục vụ bài giảng thì hiện nay với ứng dụng CNTT giáo viên có thể sử dụng Internet để chủ động khai thác tài nguyên giáo dục phong phú, chủ động quayphim, chụp ảnh làm tư liệu cho bài giảng điện tử. Chỉ cần vài cái “nhấp chuột” là hình ảnh những con vật ngộ nghĩnh, những bông hoa đủ màu sắc, những hàng chữ biết đi và những con số biết nhảy theo nhạc hiện ngay ra với hiệu ứng của những âm thanh sống động ngay lập tức thu hút được sự chú ý và kích thích hứng thú của học sinh vì được chủ động hoạt động nhiều hơn để khám phá nội dung bài giảng.
 Trong những năm qua ngành giáo dục mầm non đã triển khai việc ứng dụng công nghệ thông tin trong các hoạt động chăm sóc giáo dục và các hoạt động khác một cách tích cực về mọi mặt và đã gặt hái được nhiều thành quả đáng khích lệ. Ứng dụng CNTT có thể coi là một phương pháp ưu việt vừa phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý của trẻ, vừa thực hiện được nguyên lý giáo dục của Vưgotxki “ Dạy học lấy học sinh làm trung tâm” một cách dễ dàng. 
          Là một giáo viên mầm non được phân công giảng dạy lớp Mẫu giáo lớn 5 – 6 tuổi tôi nhận thấy được việc giáo viên biết nâng cao trình độ tin học của bản thân và ứng dụng công nghệ thông tin và các phần mềm vào giảng dạy nhằm giúp trẻ phát triển toàn diện về mọi mặt như: trí tuệ, đạo đức, thẩm  mỹ, thể chất Mặt khác, ứng dụng công nghệ thông tin và các phần mềm sẽ nâng cao chất lượng học tập của trẻ trẻ được học qua máy tính một cách tích cực, đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng dạy và học phù hợp với chương trình giáo dục mầm non hiện nay. Nhưng trên thực tế việc ứng dụng  công nghệ thông tin và các phần mềm trong giáo dục mầm non còn nhiều hạn chế. Việc sử dụng công nghệ thông tin và các phần mềm hỗ trợ giảng dạy còn nhiều vấn đề bất cập: Lạm dụng công nghệ, sử dụng công nghệ chưa thích hợp, không gắn với đặc thù của trẻ mầm non, dẫn đến phá vỡ các nguyên tắc dạy học tích cực; các bài giảng chưa có tính sáng tạo, phương pháp tổ chức cho trẻ hoạt động còn chưa linh hoạt; hạn chế về ngoại ngữ cũng là một trở ngại cho giáo viên trong việc ứng dụng công nghệ thông tin cho nên  việc ứng dụng công nghệ thông tin và các phần mềm trong giáo dục mầm non đạt hiệu quả chưa cao. Từ những thực tế trên tôi quyết định chọn  đề tài “ Biện pháp ứng dụng công nghệ thông tin và các phần mềm cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi trong trường mầm non” làm đề tài cho bản sáng kiến kinh nghiệm của mình. 
II/ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
1/ Cơ sở lý luận:
Chúng ta đang sống trong một xã hội mà người ta gọi là một xã hội tri thức hay một xã hội thông tin. Máy vi tính và những kỹ thuật liên quan đã đóng vai trò chủ yếu trong việc lưu trữ, truyền tải thông tin và tri thức. Với những phương tiện công nghệ như: máy vi tính, máy chụp hình, loa, máy chiếu Trẻ rất hứng thú khi được tiếp cận với chúng tuy nhiên lòng yêu thích của các cháu còn ở nhiều mức độ khác nhau và việc trẻ hứng thú, ham thích say mê với công nghệ thông tin như thế nào còn phụ thuộc vào hoàn cảnh sống, điều kiện gia đình, giáo dục của người lớn xung quanh. Vì thế công nghệ thông tin cũng là phương tiện phát triển trí tuệ, giáo dục đạo đức, giáo dục thẩm mỹ, phát triển thể chất và có sự tác động mạnh đến sự tự tin của trẻ khi bước vào trường phổ thông. Cho trẻ tiếp cận với công nghệ thông tin và ứng dụng công nghệ thông tin và các phần mềm vào trong giảng dạy ở trường mầm non được diễn ra rất linh hoạt theo hai hình thức chính: hình thức trong giờ hoạt động chung và các hoạt động khác. Việc lựa chọn hình thức cho trẻ làm quen và tiếp cận dựa trên đặc điểm tình hình của trẻ do đó buộc người giáo viên phải lựa chọn hình thức cho phù hợp với trẻ làm sao để trẻ dễ dàng tiếp thu. Qua đó ta thấy được sự cần thiết của việc cho trẻ tiếp cận với công nghệ thông tin và ứng dụng công nghệ thông tin và các phần mềm vào trong giảng dạy.
2/ Thực trạng :
a/ Thuận lợi 
- Được sự quan tâm của BGH nhà trường đầu tư cơ sở vật chất, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho việc dạy và học như đầu tư máy tính kết nối mạng Wifi, màn hình tivi kết nối trực tiếp với máy tính, máy chiếu, máy đa vật thể,
 - Bản thân có trình độ chuyên môn trên chuẩn, nhiệt tình, yêu nghề, mến trẻ, có tinh thần trách nhiệm trong công việc. 
- Có trình độ tin học cơ bản và được tham gia nhiều lớp tập huấn về công nghệ thông tin do Sở, Phòng giáo dục và nhà trường tổ chức. Bên cạnh đó tôi cũng đã không ngừng học hỏi, tìm hiểu thêm về những phần mềm hỗ trợ việc xây dựng bài giảng điện tử. Bài giảng E – learning.
- Lớp có 39 học sinh, trẻ trong lớp có cùng độ tuổi 
- Đa số phụ huynh phối kết hợp tốt với giáo viên trong việc chăm sóc giáo dục trẻ. 
 b/ Khó khăn
- Do tính chất của công việc, chuyên môn hằng ngày nên hầu hết thời gian học tập thêm chỉ rơi vào những lúc nghỉ trưa hay vào buổi chiều sau giờ làm việc nên kết quả học tập thêm cũng chưa đạt hiệu quả cao.
- Nói đến bộ môn công nghệ thông tin thì luôn đi kèm với trình độ ngoại ngữ cụ thể là kiến thức môn anh văn, đòi hỏi người sử dụng phải hiểu ý nghĩa của các lệnh đó cũng là khó khăn khi tiếp cận với công nghệ thông tin do vốn kiến thức ngoại ngữ còn hạn chế.
- Việc kết nối và sử dụng khai thác tiện ích của công nghệ mạng máy tính và mạng Internet chưa được thực hiện một cách triệt để và có chiều sâu.
- Khả năng tiếp thu của trẻ trong lớp không đồng đều. 
- Một số phụ huynh còn chưa thực sự quan tâm đến việc chăm sóc giáo dục trẻ.
Tổng số trẻ: 39 cháu
TT
Nội dung điều tra
Đạt
CĐ

1
Trẻ hứng thú tham gia vào các hoạt động
25
14

 Tỷ lệ %
64,1
35,9
2
Trẻ tích cực hoạt động 
20
19

 Tỷ lệ %
52
48
3
Trẻ đạt được mục đích yêu cầu của hoạt động
19
20

 Tỷ lệ %
48
52
4
Kĩ năng thao tác với chuột máy tính
17
22

 Tỷ lệ %
44
56
3/Các biện pháp đã tiến hành:
3.1/ Biện pháp 1: Tự học hỏi để nâng cao trình độ công nghệ thông tin 
Để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ và khả năng ứng dụng công nghệ thông tin và các phần mềm vào giảng dạy cho trẻ tôi nhận thấy rằng việc tự bồi dưỡng nâng cao trình độ là công việc phải làm thường xuyên, liên tục, đáp ứng yêu cầu đổi mới của nhà trường nói chung và của ngành nói riêng. Mặt khác, công tác tự bồi dưỡng còn giúp cho giáo viên thuận lợi khi làm việc với chương trình, các phần mềm mới và mang lại hiệu quả trong công việc. 
a. Tự bồi dưỡng tin học qua tài liệu, Internet.
Để nâng cao kiến thức về tin học tôi đã chọn cách tự bồi dưỡng bằng nhiều hình thức khác nhau như học hỏi, trao đổi với những đồng nghiệp có kinh nghiệm. Đôi khi, chỉ là những thao tác nhỏ, tôi tự tìm hiểu thường mất nhiều thời gian nhưng khi trao đổi với các bạn đồng nghiệp, những khó khăn được tháo gỡ rất nhanh với nhiều ý kiến đóng góp thật sự hữu hiệu. Qua đó, tôi tích luỹ được thêm các kinh nghiệm cho bản thân để xây dựng các giáo trình và trò chơi trên phương tiện công nghệ thông tin, Bên cạnh đó tôi còn tự bồi dưỡng qua các sách tài liệu, qua mạng Internet.
Qua thực tế tìm hiểu tôi đã biết một số trang web hỗ trợ đắc lực cho giáo viên mầm non trong việc thiết kế các bài giảng điện tử là: giaovien.net, dayhocintel.net,Violet.vn,tailieu.vn, website, Ngoài ra còn một số trang Web cho phép bạn tìm kiếm nguồn tài nguyên khổng lồ để khai thác như Google.com.vn. Với tốc độ tìm kiếm cực nhanh, số lượng nhiều vô kể, chúng ta đều thấy google là lực lượng trợ giúp đắc lực cho giáo viên chúng tôi có thể tìm thấy vô số hình ảnh, video, âm thanh,thậm chí cả những phần mềm tin học hỗ trợ rất tuyệt vời để thiết kế giáo án điện tử phục vụ cho việc soạn giảng và dạy học. 
b. Tự bồi dưỡng trình độ tin học qua các phần mềm có sẵn trong máy tính 
Trong quá trình tự bồi dưỡng về kiến thức tin học tôi tự mình học và nghiên cứu trên máy tính, tôi đã phát hiện ra một công cụ soạn giáo án điện tử khá tiện ích, thiết thực với giáo viên mầm non.
Qua việc giúp trẻ tiếp cận tin học, tôi thấy những cháu ở lớp tôi tuy không hoàn toàn là đã thuần thục với máy vi tính như các cháu ở trường có phòng máy và chương trình dạy tin học riêng nhưng đa số các cháu đã không còn bỡ ngỡ, rụt rè khi được sử dụng máy như ban đầu, mà hầu như các cháu đã mạnh dạn với việc sử dụng máy. Bên cạnh đó thì việc tạo môi trường cho trẻ làm quen cũng giúp trẻ ngày càng tự tin, mạnh dạn tìm hiểu khám phá cũng không kém phần quan trọng. Trẻ mầm non vốn tò mò, thích tự khám phá khi được tiếp xúc với máy vi tính. Giáo viên nên tận dụng đặc điểm tâm lý này của trẻ để gợi ý cho trẻ tự khám phá từng nội dung giáo dục. Giáo viên lúc này vai trò chủ yếu là bao quát, hướng dẫn, giúp đỡ khi trẻ gặp khó khăn. Để khắc sâu các kiến thức và phát triển khả năng tư duy sáng tạo cho trẻ, giáo viên cần tổ chức các hoạt động sau giờ làm quen với máy vi tính, tạo cơ hội cho trẻ tái hiện các kiến thức, cảm xúc của bản thân, của nhóm.
Như vậy, cho trẻ tiếp cận với thông tin và ứng dụng thông tin qua các giờ hoạt động chung cũng là hình thức rất cơ bản để giúp trẻ nắm được những kĩ năng cần thiết khi bước vào trường tiểu học. 
3.2/ Biện pháp 2: Lựa chọn đề tài để ứng dụng công nghệ thông tin trong bài giảng
Không phải bất kỳ một đề tài nào cũng có thể ứng dụng công nghệ thông tin vào trong bài giảng. Tùy theo mục tiêu đề ra để phát triển cho trẻ mà ta có thể lựa chọn những phương tiện truyền tải đến trẻ cho phù hợp. Nhận thức được điều đó, tôi cho rằng trước tiên ta phải làm rõ rằng, việc ứng dụng công nghệ thông tin vào trong bài giảng không đơn thuần chỉ là giáo án điện tử được thiết kế bởi chương trình Power Point mà đó còn bao gồm nhiều các phương tiện công nghệ thông tin khác như tivi, đầu đĩa, mạng internet Vì thế, việc lựa chọn đề tài và phương tiện ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy cũng vô cùng phong phú đa dạng. Tuy nhiên, lựa chọn đề tài ứng dụng công nghệ thông tin vào trong bài giảng cũng phải theo một số những yêu cầu nhất định để tránh việc lựa chọn đề tài không phù hợp và hoạt động không mang lại hiệu quả. Vậy nên khi chọn đề tài tôi thường lựa chọn như sau:
+ Chọn đề tài mang mục đích cho trẻ nhận ra sự thay đổi của sự vật hiện tượng, nhận biết các hiện tượng trong thiên nhiên. 
+ Chọn đề tài mà hoạt động chủ yếu là các bài tập trò chơi nhằm kích thích hứng thú và ôn luyện kiến thức cho trẻ.
 + Chọn các đề tài cần có nhiều âm thanh đi kèm hình ảnh cho trẻ trực quan sinh động.
 + Chọn các đề tài mà yêu cầu cần cung cấp cho trẻ các hình ảnh thật, sống động. 
+ Hạn chế các đề tài khó tìm tư liệu hình ảnh, phim nhạc. 
+ Không chọn các hoạt động mang tính chất minh họa hình ảnh mà không mang tính tích hợp các hoạt động khác. 
3.3/ Biện pháp 3: Sử dụng các phần mềm thiết kế bài giảng E – Learnning.
	Hiện nay trên thế giới có rất nhiều phần mềm giúp cho giáo viên thiết kế bài giảng điện tử E - Learnning như các phần mềm, công cụ như: Adobe Presenter, Lecture Maker, Producer, ISpring qua nghiên cứu, thực hành, sử dụng một số phần mềm để làm bài giảng chúng tôi thấy phần mềm Adobe Presenter có ưu điểm tốt và khai thác được những kiến thức mà bản thân chúng tôi đã có là khả năng kết hợp giữa Powerpoint với phần mềm Adobe Presenter để chuyển tải các bài trình chiếu Powerpoint thông thường sang tương tác tích cực. Để tiến hành thiết kế bài giảng E – Learning cần phải thực hiện căn bản qua các bước sau:
	- Bước 1: Tải phần Adobe Presenter. Sau đó vào trang  Kho dữ liệu/ Phần mềm giáo dục/ Phần mềm Adobe Presenter 
	- Bước 2: Cài đặt phần mềm Adobe Presenter vào máy tính. Chọn ổ D/ Adobe Presenter /Run/Next/ Đồng ý các điều khoản phần mềm/Next/Finish . Khi này thanh Menu của MS PowerPoint sẽ xuất hiện them một menu mới Adobe Presenter.
	- Bước 3: Tạo bài trình chiếu bằng Powerpoint. Tôi đã tận dụng bài trình chiếu cũ để tiết kiệm thời gian trong khâu chuẩn bị.
	- Bước 4: Biên tập. Đưa multimedia vào bài giảng: cụ thể là đưa video và âm thanh, ghi âm bài giảng, đưa câu hỏi tương tác( Quizze).
	 - Bước 5: Xuất ra kết quả: Chọn mục Publish trên menu Adobe Presenter, cho ra màn hình. Chọn My Computer nếu xuất bài giảng ra ngay máy tính của mình để xem.
* Một số kinh nghiệm khi tạo slides:
	a) Trang mở đầu: Có tên bài và tên tác giả, thông báo copyright nếu thấy cần.
	b) Trang kết thúc: Cám ơn.
	c)  Tài liệu tham khảo: có thể là tài liệu .doc, có thể là đường link tới trang web hay các hình ảnh. Thường nằm ở trang gần kết thúc.
	d)   Đưa logo của trường, hay của riêng bạn vào.
	e)  Tạo các trang phân cách chủ đề nếu bài quá dài.
	f)  Tạo các câu hỏi tương tác (quizze) giúp người học chủ động, hứng thú theo dõi bài giảng.
	g)  Sử dụng đa phương tiện để truyền tải bài giảng: âm thanh, video, hình ảnh
 Bài giảng E – Learnning mang tính gợi mở tạo cho trẻ tâm lí thoải mái trẻ học qua chơi, chơi mà học giúp trẻ ghi nhớ được lâu hơn. Qua sự hướng dẫn của giáo viên trẻ có thể tương tác trong quá trình học giúp trẻ tiếp thu các kiến thức trong bài giảng cung cấp một cách nhẹ nhàng mà hiệu quả.
 Sử dụng phần mềm Adobe Presenter tôi đã thiết kế được một sô bài giảng E – Learnning như: Truyện “ Gà tơ đi học”, KPKH “ Con kiến” “ Vòng đời của bướm” “ Ích lợi của cây xanh”, LQVT “ Số 8 tiết 1”
( Hình ảnh 1 : Truyện Gà tơ đi học )
(Hình ảnh 2 : Dạy trẻ đém đén 8)
3.4/ Biện pháp 4: Ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động học
a. Ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động cho trẻ LQVT
	Là một giáo viên nhiều năm liền được nhà trường giao phụ trách lớp Mẫu giáo lớn nên trong những năm học vừa qua tôi đã thiết kế và xây dựng được một kho bài giảng điện tử bộ môn Làm quen với Toán theo nội dung dạy của lứa tuổi cụ thể như:
* Biểu tượng số đếm: ở nội dung tôi thiết kế các giáo án điện tử các tiết học về số đếm từ 6 đến 10 như các số ở cả 3 loại tiết như: Dạy trẻ đếm đến 6, nhận biết nhóm có số lượng 6, nhận biết chữ số 6 ( 7, 8, 9, 10); Dạy trẻ tách gộp nhóm có số lượng 6 ( 7, 8, 9, 10); Ôn số lượng trong phạm vi 10
* Biểu tượng hình dạng: tôi đã thiết kế một số giáo án điện tử với các đề tài: Nhận biết phân biệt khối cầu, khối trụ; Nhận biết phân biệt khối vuông, khối chữ nhật; Ôn nhận biết, phân biệt các khối.
* Định hướng trong không gian: Trong những tiết học dạy trẻ định hướng không gian như “Dạy t

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_bien_phap_ung_dung_cong_nghe_thong_tin.doc