Sáng kiến kinh nghiệm Đẩy mạnh Ứng dụng Công nghệ thông tin trong dạy học nhằm nâng cao chất lượng giáo dục ở Trường tiểu học Trà Xuân
Thời gian gần đây, việc ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học và quản lý đã được nhiều cán bộ, giáo viên hưởng ứng tích cực. Đây được coi là con đường ngắn nhất để đi đến đích của chất lượng dạy học và quản lý tại các nhà trường. Để góp phần đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong Giáo dục và Đào tạo nói chung và góp phần nâng cao chất lượng dạy học và quản lý ở Trường Tiểu học Trà Xuân nói riêng, nhiều năm qua bản thân tôi đã không ngừng tìm tòi, học hỏi, tự bồi dưỡng nâng cao trình độ về công nghệ thông tin để ứng dụng trong công tác quản lý và giảng dạy.
Với vai trò là Phó hiệu trưởng, bản thân tôi ý thức sâu sắc trách nhiệm của mình đối chất lượng giáo dục của nhà trường. Trong những năm học qua, tôi đã luôn hỗ trợ và vận động các cán bộ, giáo viên góp phần thực hiện nhiệm vụ đẩy mạnh việc ứng dụng công nghệ thông tin trong trường học để góp phần nâng cao chất lượng giáo dục của ngành giáo dục Trà Bồng nói riêng và tỉnh nhà nói chung. Đây cũng chính là lí do tôi chọn sáng kiến “Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học nhằm nâng cao chất lượng giáo dục ở Trường tiểu học Trà Xuân”
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Đẩy mạnh Ứng dụng Công nghệ thông tin trong dạy học nhằm nâng cao chất lượng giáo dục ở Trường tiểu học Trà Xuân

PHẦN MỞ ĐẦU Trong thời đại ngày nay, sự bùng nổ công nghệ thông tin đã tác động lớn đến công cuộc phát triển kinh tế, xã hội. Đảng và Nhà nước đã xác định rõ ý nghĩa và tầm quan trọng của tin học và công nghệ thông tin, truyền thông cũng như những yêu cầu đẩy mạnh của ứng dụng công nghệ thông tin, đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa, mở cửa và hội nhập, hướng tới nền kinh tế tri thức của nước ta nói riêng - thế giới nói chung. Việc ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học đã được thực hiện ở rất nhiều nước phát triển trên thế giới. Hiện nay ở Việt Nam, tuy khoảng thời gian ứng dụng công nghệ trong giảng dạy tại các trường học còn khá ngắn, nhưng những lợi ích của điều đó đã được thể hiện rõ nét đối với cả đối tượng quản lý và đối tượng trực tiếp thụ hưởng là giáo viên và học sinh. Nhận thức được ưu thế đó, những năm qua ngành Giáo dục và Đào tạo Trà Bồng đã nỗ lực đẩy mạnh ứng dụng Công nghệ thông tin trong công tác quản lý, dạy học và đạt được một số kết quả đáng ghi nhận thể hiện qua việc triển khai đồng bộ và hiệu quả các giải pháp về tổ chức triển khai trong công tác quản lý và dạy học; trong đó, chú trọng vào các nội dung: đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị công nghệ thông tin; tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý; sử dụng thiết bị công nghệ thông tin trong hoạt động dạy và học; công tác xã hội hóa giáo dục, Ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý và dạy học đã thổi một luồng gió mới tạo nên bước “chuyển mình” của ngành giáo dục Trà Bồng nói riêng của cả nước nói chung. Rõ ràng, ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý và dạy học không chỉ mang lại lợi ích cho người học và người dạy mà còn có ý nghĩa rất trọng với sự phát triển của cả xã hội. Vì vậy, hy vọng những kết quả bước đầu mà ngành Giáo dục và Đào tạo Trà Bồng đạt được sẽ là nền tảng để việc công nghệ thông tin trong dạy học sẽ được triển khai sâu rộng trong toàn tỉnh, góp phần đưa các trường học, lớp học thành những sân chơi thú vị, tươi vui và đầy bổ ích. NỘI DUNG Thời gian thực hiện: Từ năm 2015 đến năm 2020. Đánh giá thực trạng: * Thuận lợi: Được sự quan tâm và chỉ đạo sâu sát của lãnh đạo lãnh đạo các cấp trong lĩnh vực công nghệ thông tin. Sự thay đổi nhận thức, tư duy và hành động của một bộ phận không nhỏ trong đội ngũ cán bộ quản lý và đội ngũ giáo viên trong nhà trường bằng các việc làm cụ thể nhằm đổi mới công tác quản lý và giảng dạy Trường Tiểu học Trà Xuân. Sở Giáo dục và Đào tạo Quảng Ngãi, Phòng Giáo dục và Đào tạo Trà Bồng đã thường xuyên tổ chức các lớp tập huấn và bồi dưỡng cho đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên những kỹ năng cơ bản để vận dụng công nghệ thông tin vào quản lý (Chương trình Vemis; Pmis; Emis; Quản lý phần mềm trực tuyến Cơ sở dữ liệu; Quản lý phần mềm trực tuyến Cán bộ, công chức, viên chức) và giảng dạy Tin học trong nhà trường. Qua các lớp tập huấn này, trình độ tin học, phương pháp quản lý và giảng dạy của đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên của Trường Tiểu học Trà Xuân đã từng bước được nâng lên rõ rệt. Tất cả đội ngũ đều nhận thấy việc áp dụng những thành tựu công nghệ thông tin vào quá trình thực hiện nhiệm vụ giáo dục là một việc làm vô cùng cần thiết và hợp lý. Đội ngũ cán bộ, giáo viên, công nhân viên Trường Tiểu học Trà Xuân có trình độ chuyên môn vững vàng, tâm huyết với nghề, thích ứng với sự thay đổi về nghiệp vụ, tiếp cận nhanh với khoa học, công nghệ. Ban giám hiệu nhà trường quan tâm, tạo điều kiện để đội ngũ giáo viên được phát huy khả năng sáng tạo và năng lực của bản thân. Hơn nữa, tăng cường công tác tự học, tự rèn cho đội ngũ để tiếp cận kịp thời theo yêu cầu đổi mới của ngành. Đội ngũ giáo viên trong trường đa số đều có máy tính tại gia đình, được kết nối mạng Internet. Đây là điều kiện thuận lợi giúp cho giáo viên có điều kiện tự học, tự rèn về kỹ năng công nghệ thông tin, cách khai thác tài nguyên mạng phục vụ cho công tác soạn giảng. Khó khăn: Một số giáo viên lớn tuổi có trình độ tin học còn yếu, một số lại không được đào tạo, trang bị bài bản một số phần mềm công nghệ thông tin. Số lượng máy vi tính phục vụ trong công tác quản lý, giảng dạy đã cũ, còn thiếu rất nhiều. Kinh phí dành cho công tác bảo trì, bảo dưỡng và thay mới còn gặp nhiều khó khăn. Cơ sở vật chất còn hạn chế nên chưa đủ để phục vụ cho công tác giảng dạy tại đơn vị. Kết quả đạt được: Việc đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin rộng rãi trong quản lý, giảng dạy của nhà trường đạt được một số kết quả đó là: Nâng cao nhận thức về tin học và ứng dụng công nghệ thông tin trong nhà trường nhằm giúp giáo viên nhận thức một cách đầy đủ ý nghĩa và tầm quan trọng của việc ứng dụng công nghệ thông tin và nhà trường. Tăng cường công tác tập huấn, bồi dưỡng về công nghệ thông tin cho đội ngũ giáo; Khuyến khích sử dụng giáo án điện tử trong các nhà trường, sử dụng tin học là công cụ tích cực đổi mới phương pháp dạy học ở các cấp học trong giai đoạn mới. Nhiều cán bộ giáo viên nhà trường đã có những ứng dụng mạnh mẽ, thiết thực trong công tác soạn giảng; sử dụng phần mềm trong soạn giảng; sử dụng phần mềm trong đánh giá xếp loại đối với học sinh. Những mặt còn hạn chế: Trình độ tin học của đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên trong các nhà trường còn hạn chế và không đồng đều; Việc sử dụng công nghệ thông tin để đổi mới phương pháp dạy học trong đội ngũ giáo viên chưa được nghiên cứu kỹ, dẫn đến việc ứng dụng lạm dụng công nghệ thông tin trong các tiết dạy trên lớp, đưa tiết dạy thành tiết trình chiếu kiến thức trên màn hình; một số giáo viên khi thiết kế bài giảng bằng PowerPoint đã sử dụng những hình ảnh, font chữ, màu chữ lòe loẹt, hoặc những hiệu ứng không hợp lý làm cho học sinh chú ý nhiều vào hiệu ứng mà sao lãng nội dung bài học. Công việc ứng dụng công nghệ thông tin chưa thực sự là đam mê thường xuyên của đội ngũ giáo viên, nhiều khi làm theo phong trào, chỉ thực hiện khi tham gia các cuộc thi “thiết kế bài giảng, thiết kế giáo án điện tử” và các tiết Hội giảng, thi giáo viên dạy giỏi. Đối với học sinh, tồn tại lớn nhất là thói quen thụ động, thói quen học kiểu “đọc - chép”, “ghi - chép” và tái hiện lại một cách máy móc, rập khuôn những gì giáo viên viết, trình bày trên bảng, chưa có thói quen chủ động trong việc tổng hợp kiến thức thông qua bài giảng, do vậy phần nào ảnh hưởng đến việc ứng dụng công nghệ thông tin trong việc đổi mới phương pháp giảng dạy của giáo viên. Nguyên nhân đạt được và nguyên nhân hạn chế: Nguyên nhân đạt được: Trong những năm qua, với việc đẩy mạnh triển khai ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý, giảng dạy, Trường Tiểu học Trà Xuân đã đạt những kết quả bước đầu đáng ghi nhận. Chất lượng giáo dục có nhiều chuyển biến theo chiều hướng tích cực, công tác quản lý, điều hành của trường trở lên tinh gọn và hiệu quả, đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên và học sinh từng bước tiếp cận với các phương pháp giáo dục hiện đại với sự hỗ trợ đắc lực của công nghệ thông tin. Việc ứng dụng công nghệ thông tin vào giáo dục giảng dạy là một hướng đi đúng đắn và cần thiết trong giai đoạn hiện nay. Nhà trường đang có những bước phát triển mạnh mẽ, nhằm kịp thời cung cấp những kiến thức cơ bản, những việc làm cụ thể đến cán bộ đội ngũ và học sinh, đáp ứng cho mục tiêu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Nguyên nhân hạn chế: Một số giáo viên lớn tuổi chỉ mới tiếp cận sử dụng công nghệ thông tin, tự nghiên cứu học tập sử dụng máy vi tính chứ chưa được đào tạo cơ bản nên còn hạn chế về một số những kỹ năng cơ bản như kỹ năng soạn thảo; kỹ năng tổng hợp tính toán; kỹ năng ứng dụng các hàm trong bảng tính Excel; kỹ năng khai thác nguồn tư liệu trên mạng; kỹ năng sử dụng máy móc thiết bị, do vậy, ngại tiếp xúc với các phương tiện hiện đại, ngại đổi mới trong ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý và giảng dạy. Điều đó làm cho công nghệ thông tin, dù đã được đưa vào quá trình quản lý, dạy học vẫn chưa phát huy hiệu quả; một số giáo viên trẻ sử dụng thành thạo thiết bị công nghệ thông tin nhưng do thiếu kinh nghiệm giảng dạy nên chưa tạo được sự đổi mới phương pháp dạy - học. Cơ sở vật chất phục vụ giảng dạy môn Tin học còn thiếu: Có 10 máy hoạt động trong tổng số 12 lớp học từ khối 3 đến khối 5. Hệ thống máy tính và các thiết bị, máy chiếu: Không đồng bộ, chắp vá, cũ, cấu hình thấp khó để triển khai các hoạt động giảng dạy trên mạng Internet. GIẢI PHÁP THỰC HIỆN Căn cứ thực hiện: Công văn số 4983/BGDĐT-CNTT ngày 28 tháng 9 năm 2015 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc Hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ công nghệ thông tin năm học 2015 - 2016. Công văn số 1692/GDĐT-GDTrH ngày 09 tháng 10 năm 2015 của Sở Giáo dục và Đào tạo Quảng Ngãi về việc hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ công nghệ thông tin năm học 2015 - 2016. Công văn số 713/GDĐT ngày 13 tháng 10 năm 2015 của Sở Giáo dục và Đào tạo Trà Bồngvề việc hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ CNTT năm học 2015 - 2016; Công văn số 1392/GDĐT-GDTrH ngày 12 tháng 9 năm 2019 của Sở Giáo dục và Đào tạo Quảng Ngãi về việc hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ CNTT trong hoạt động dạy và học năm học 2019 - 2020. Công văn số 1358/GDĐT-VP ngày 06 tháng 9 năm 2019 của Sở Giáo dục và Đào tạo Quảng Ngãi về việc hướng dẫn công tác ứng dụng CNTT trong quản lý hành chính và điều hành năm học 2019 - 2020. Công văn số 512/GDĐT ngày 30 tháng 9 năm 2019 của Phòng Giáo dục và Đào tạo Trà Bồng về việc hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ CNTT trong hoạt động dạy và học năm học 2019- 2020. Công văn số 515/GDĐT ngày 30 tháng 9 năm 2019 của Phòng Giáo dục và Đào tạo Trà Bồng về việc hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ CNTT trong hoạt động dạy và học năm học 2019 - 2020. Thời gian gần đây, việc ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học và quản lý đã được nhiều cán bộ, giáo viên hưởng ứng tích cực. Đây được coi là con đường ngắn nhất để đi đến đích của chất lượng dạy học và quản lý tại các nhà trường. Để góp phần đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong Giáo dục và Đào tạo nói chung và góp phần nâng cao chất lượng dạy học và quản lý ở Trường Tiểu học Trà Xuân nói riêng, nhiều năm qua bản thân tôi đã không ngừng tìm tòi, học hỏi, tự bồi dưỡng nâng cao trình độ về công nghệ thông tin để ứng dụng trong công tác quản lý và giảng dạy. Với vai trò là Phó hiệu trưởng, bản thân tôi ý thức sâu sắc trách nhiệm của mình đối chất lượng giáo dục của nhà trường. Trong những năm học qua, tôi đã luôn hỗ trợ và vận động các cán bộ, giáo viên góp phần thực hiện nhiệm vụ đẩy mạnh việc ứng dụng công nghệ thông tin trong trường học để góp phần nâng cao chất lượng giáo dục của ngành giáo dục Trà Bồng nói riêng và tỉnh nhà nói chung. Đây cũng chính là lí do tôi chọn sáng kiến “Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học nhằm nâng cao chất lượng giáo dục ở Trường tiểu học Trà Xuân” Nội dung, giải pháp và cách thức thực hiện: Nội dung, phương pháp: Nội dung: Mục đích của việc ứng dụng công nghệ thông tin vào nhà trường là sử dụng công nghệ thông tin như một công cụ lao động trí tuệ, giúp lãnh đạo nhà trường nâng cao chất lượng quản lý nhà trường; giúp các thầy giáo, cô giáo nâng cao chất lượng dạy học; trang bị cho học sinh kiến thức về công nghệ thông tin, học sinh sử dụng máy tính như một công cụ học tập nhằm nâng cao chất lượng học tập; góp phần rèn luyện học sinh một số phẩm chất cần thiết của người lao động trong thời kỳ hiện đại hóa. Vì ứng dụng công nghệ thông tin trong nhà trường sẽ góp phần hiện đại hóa giáo dục và đào tạo, gắn với phát triển nguồn nhân lực công nghệ thông tin, xác định là nhiệm vụ quan trọng có ý nghĩa rất lớn trong việc đổi mới phương pháp giảng dạy, học tập và ứng dụng công nghệ thông tin một cách hiệu quả trong công tác giáo dục của nhà trường theo tiêu chí mới của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Phương pháp: Với nội dung này tôi đã sử dụng các phương pháp: Xây dựng kế hoạch. Tổ chức trong quản lý dạy học. Điều khiển chỉ đạo thực hiện. Kiểm tra, giám sát, đánh giá rút kinh nghiệm. Giải pháp thực hiện: Trong công tác quản lý, chỉ đạo Tham mưu cho Hiệu trưởng tổ chức quán triệt, triển khai thực hiện nghiêm túc, hiệu quả các nhiệm vụ trọng tâm trong ứng dụng Công nghệ thông tin của ngành từ năm học 2015 đến năm 2020 đến từng giáo viên, nhân viên. Tăng cường tuyên truyền cho giáo viên hiểu bối cảnh ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, dạy học trong thời đại phát triển công nghệ 4.0. Tham mưu và phối hợp phân công lãnh đạo, giáo viên, nhân viên phụ trách ứng dụng công nghệ thông tin, thành lập nhóm cốt cán phục vụ cho việc triển khai ứng dụng công nghệ thông tin, xây dựng kế hoạch triển khai nhiệm vụ công nghệ thông tin từ năm học 2015 đến năm 2020 của nhà trường phù hợp yêu cầu thực tế địa phương, đơn vị. Tiếp tục xây dựng, tiến hành cập nhật các thông tin trên Cổng thông tin ngành giáo dục theo hướng dẫn tại Thông tư số 53/2012/TT-BGD-ĐT ngày 20/12/2012 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc Quy định về tổ chức hoạt động, sử dụng thư điện tử và cổng thông tin điện tử tại sở, phòng giáo dục và đào tạo và cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông và thường xuyên. Tiếp tục triển khai hệ thống thông tin quản lý phổ cập giáo dục và xóa mù chữ theo Thông tư số 35/2017/TT-BGD-ĐT ngày 28/12/2017 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc Quy định về quản lý, vận hành và sử dụng hệ thống thông tin quản lý phổ cập giáo dục, xóa mù chữ độc lập với hệ thống Cơ sở dữ liệu toàn ngành (địa chỉ truy cập: Phần mềm thống kê số liệu quản lý giáo dục (EMIS) và Phần mềm thống kê chất lượng giáo dục tiểu học (EQMS) đã được tích hợp trên hệ thống Cơ sở dữ liệu toàn ngành và sử dụng từ năm học 2017 - 2018. Ứng dụng công nghệ thông tin để hỗ trợ đổi mới nội dung, phương pháp dạy, học và kiểm tra đánh giá; ứng dụng công nghệ thông tin để đổi mới hình thức sinh hoạt tổ chuyên môn; ứng dụng công nghệ thông tin trong tự học, tự bồi dưỡng, có kế hoạch cụ thể, chi tiết phù hợp với điều kiện nhà trường. Rà soát cụ thể hạ tầng công nghệ thông tin của nhà trường, đặc biệt là đường truyền internet, thiết bị mạng, máy tính đáp ứng được nhu cầu sử dụng trong dạy học và công tác quản lý của các nhà trường. Phát động đến giáo viên trong trường xây dựng bài giảng E-learning (ưu tiên các chủ đề về môn học trong chương trình trong năm gửi về bộ phận Công nghệ thông tin Phòng Giáo dục và Đào tạo tiếp nhận, đóng góp vào kho bài giảng E-learning của ngành). Ban giám hiệu phân công lãnh đạo chỉ đạo và chịu trách nhiệm về lĩnh vực ứng dụng công nghệ thông tin. Thành lập nhóm cốt cán triển khai các ứng dụng công nghệ thông tin trong đơn vị phù hợp, có chính sách, chế tài cụ thể đối với nhóm cốt cán trong việc triển khai ứng dụng công nghệ thông tin . Rà soát, hoàn thiện các thông tin của đơn vị (Trường, lớp, đội ngũ, học sinh) trên cơ sở dữ liệu toàn ngành, đặc biệt dữ liệu năm học 2018 - 2019. Chuẩn bị và sẵn sàng cập nhật dữ liệu cho năm học 2019 - 2020, thực hiện các báo cáo định kỳ theo quy định trực tiếp trên hệ thống Cơ sở dữ liệu toàn ngành. Áp dụng phần mềm quản lý tại trường, ưu tiên các mô đun quản lý học sinh, quản lý đội ngũ, quản lý thư viện... Phần mềm quản lý nhà trường đảm bảo chức năng liên thông dữ liệu lên hệ thống Cơ
File đính kèm:
sang_kien_kinh_nghiem_day_manh_ung_dung_cong_nghe_thong_tin.docx
Sáng kiến kinh nghiệm Đẩy mạnh Ứng dụng Công nghệ thông tin trong dạy học nhằm nâng cao chất lượng g.pdf