Sáng kiến kinh nghiệm Dùng công cụ tin học hỗ trợ công việc cho giáo viên chủ nhiệm
Khi được tiếp cận với công việc chủ nhiệm, cũng bỡ ngỡ với công tác chủ nhiệm giống như một giáo viên mới, vì sau nhiều năm không thực hiện công việc này, bản thân tôi nhận thấy đó là một công việc đòi hỏi nhiều thời gian, công sức. Cụ thể là GVCN ngoài là giáo viên giảng dạy bộ môn, còn triển khai và thực hiện các kế hoạch của trường,của lớp, đoàn thể, hàng ngày cần thu thập thông tin về các hoạt động của học sinh, từ đó mới có những đánh giá sát sao hiệu quả nhằm kịp thời giáo dục đạo đức nhân cách cho các em. Việc thu thập này giáo viên chủ nhiệm không thể nào một mình thực hiện, mà phải nhờ đến vai trò của một số học sinh được bầu làm ban cán sự lớp. Các học sinh ấy cũng báo cáo hàng ngày hàng tuần cho giáo viên. Giáo viên càng sát sao, nắm bắt và xử lý kịp thời thì công tác giáo dục học sinh càng thuận lợi và hiệu quả.
Một công việc đòi hỏi không ít thời gian nhưng hiệu quả còn phụ thuộc vào kế hoạch, phương pháp và cả kinh nghiệm của người làm chủ nhiệm. Đây cũng là một trong các lý do mà giáo viên chủ nhiệm được cho là linh hồn của một tập thể lớp. Gíaó viên cần áp dụng tin học trong công việc, dùng máy tính điện tử thay cho việc ghi chép sổ sách để đỡ cồng kềnh, tiết kiệm thời gian và hơn nữa là xử lý thật nhanh các công việc cần thiết. Trên cơ sở đó, GVCN còn kịp thời báo cáo và phối hợp với phụ huynh trong công tác giáo dục học sinh.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Dùng công cụ tin học hỗ trợ công việc cho giáo viên chủ nhiệm

MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU 1 LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI 1 MỤC ĐÍCH, ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU: 1 MỤC ĐÍCH 1 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU: 1 Đối tượng nghiên cứu 1 Phạm vi nghiên cứu 1 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU: 1 PHẦN NỘI DUNG 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN: 2 CƠ SỞ THỰC TIỄN: 2 GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 4 Thu thập hồ sơ lớp chủ nhiệm 5 Lưu sơ đồ lớp bằng Google trang tính ( Google sheet ) 8 Thu thập báo cáo hàng ngày từ ban cán sự lớp: 9 Xử lý dữ liệu thu thập được 13 Tính điểm thi đua, tổng kết hàng tháng, xuất file báo cáo dữ liệu 18 KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC: 23 PHẦN KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 24 KẾT LUẬN: 24 KIẾN NGHỊ 25 THAM KHẢO 25 PHẦN MỞ ĐẦU LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI: Trong những năm gần đây sự phổ biến của điện thoại thông minh và máy tính điện tử kết nối internet làm cho xã hội thay đổi và phát triển mạnh mẽ, trong đó có lĩnh vực giáo dục. Học sinh và phụ huynh đã có phương tiện trao đổi thường xuyên với giáo viên hơn, vì vậy công việc của giáo viên chủ nhiệm (GVCN) cũng đã có những cải tiến phù hợp với tình hình mới. Để có đủ dữ liệu nhanh chóng và chính xác, giúp GVCN kịp thời cung cấp thông tin đến phụ huynh, báo cáo cho nhà trường hoặc ra quyết định trong công tác quản lý lớp học như : tổng kết thi đua, thưởng phạt học sinh hàng tuần, hàng thàng, nhập liệu vào Smas,giáo viên chủ nhiệm cần tổ chức thu thập, lưu trữ, truyền thông tin một cách khoa học. Để thuận lợi cho giáo viên lựa chọn trong rất nhiều công cụ hỗ trợ hiện nay, thì đề tài “ Dùng công cụ tin học hỗ trợ công việc cho giáo viên chủ nhiệm” giúp giáo viên sử dụng những công cụ tin học phổ thông, gần gũi mà giáo viên nào cũng đã quen sử dụng trong những năm gần đây để áp dụng trong công việc chủ nhiệm của mình, như : Google form, Google sheet, Google slide, Padlet, Zalo, MỤC ĐÍCH, ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU: MỤC ĐÍCH : Giúp giáo viên tận dụng các chức năng của các công cụ đơn giản, phổ thông làm phương tiện hữu ích để thu thập, lưu trữ và truyền thông tin. Góp phần lồng ghép liên môn trong dạy học, giúp học sinh quen thuộc với việc sử dụng tin học trong việc lưu trữ, truyền và xử lý thông tin. Làm cho kết nối và tương tác giữa giáo viên chủ nhiệm, học sinh và phụ huynh của lớp mình được liên tục, mọi lúc mọi nơi. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU: Đối tượng nghiên cứu : Học sinh lớp chủ nhiệm 10a1, trường THPT Lương Thế Vinh. Phạm vi nghiên cứu : Học sinh trường THPT Lương Thế Vinh và một số trường khác. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU: Nghiên cứu các tài liệu về cơ sở lý luận, cơ sở thực tiễn của các đề tài liên quan đến giáo viên chủ nhiệm. Tìm hiểu, nghiên cứu các ứng dụng và các tính năng phổ biến mà giáo viên chủ nhiệm đã thường xuyên dùng để áp dụng vào công tác chủ nhiệm. Đề ra phương pháp nhằm nâng cao hiệu quả liên lạc giữa GVCN và gia đình. Phạm vi nghiên cứu là áp dụng cho giáo viên làm công tác chủ nhiệm. PHẦN NỘI DUNG CƠ SỞ LÝ LUẬN: Khi được tiếp cận với công việc chủ nhiệm, cũng bỡ ngỡ với công tác chủ nhiệm giống như một giáo viên mới, vì sau nhiều năm không thực hiện công việc này, bản thân tôi nhận thấy đó là một công việc đòi hỏi nhiều thời gian, công sức. Cụ thể là GVCN ngoài là giáo viên giảng dạy bộ môn, còn triển khai và thực hiện các kế hoạch của trường, của lớp, đoàn thể, hàng ngày cần thu thập thông tin về các hoạt động của học sinh, từ đó mới có những đánh giá sát sao hiệu quả nhằm kịp thời giáo dục đạo đức nhân cách cho các em. Việc thu thập này giáo viên chủ nhiệm không thể nào một mình thực hiện, mà phải nhờ đến vai trò của một số học sinh được bầu làm ban cán sự lớp. Các học sinh ấy cũng báo cáo hàng ngày hàng tuần cho giáo viên. Giáo viên càng sát sao, nắm bắt và xử lý kịp thời thì công tác giáo dục học sinh càng thuận lợi và hiệu quả. Một công việc đòi hỏi không ít thời gian nhưng hiệu quả còn phụ thuộc vào kế hoạch, phương pháp và cả kinh nghiệm của người làm chủ nhiệm. Đây cũng là một trong các lý do mà giáo viên chủ nhiệm được cho là linh hồn của một tập thể lớp. Gíaó viên cần áp dụng tin học trong công việc, dùng máy tính điện tử thay cho việc ghi chép sổ sách để đỡ cồng kềnh, tiết kiệm thời gian và hơn nữa là xử lý thật nhanh các công việc cần thiết. Trên cơ sở đó, GVCN còn kịp thời báo cáo và phối hợp với phụ huynh trong công tác giáo dục học sinh. Nhận thấy vai trò và tầm quan trọng của giáo viên chủ nhiệm là dẫn dắt mọi hoạt động của lớp học, GVCN có sức ảnh hưởng rất lớn đến từng học sinh, vì vậy để hoàn thành tốt công việc được giao thì ngay từ đầu giáo viên đã phải biết rõ vị trí, chức năng, vai trò và trách nhiệm của một người làm công tác chủ nhiệm thông qua cấp trên, đồng nghiệp, và các hướng dẫn, các tài liệu tham khảo. Hiệu trưởng không thể quản lý được đến từng hoạt động hàng ngày của mỗi học sinh, mà phải thông qua GVCN để tập hợp ý kiến, hiểu rõ nguyện vọng từng học sinh, nắm bắt tình hình để kịp thời phản ảnh hoạt động giáo dục rèn luyện như: mức độ tự giác, tình hình thực hiện nội quy, hoạt động ngoài giờ lên lớp, Các ứng dụng có thể giúp phụ huynh, học sinh, giáo viên và hiệu trưởng cùng lúc nhận thông tin và xử lý thông tin kịp thời là điều cần thiết để nâng cao hiệu quả dạy học cũng như giáo dục học sinh. Sự thống nhất này tạo ra sức mạnh tổng hợp giúp phát triển các mối quan hệ bên trong và bên ngoài nhà trưởng, để xây dựng một môi trường giáo dục thuận lợi và tích cực. CƠ SỞ THỰC TIỄN: Những năm gần đây, trong khi xã hội phát triến mạnh mẽ mọi lĩnh vực nhờ vào chuyển đổi số, thì Bộ giáo dục (BGD) cũng đã tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số trong giáo dục và đào tạo, đem lại những hiệu quả to lớn, thúc đẩy đổi mới giáo dục trong dạy và học, nâng cao chất lượng đào tạo con người. Phong trào giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh qua nhiều năm BGD đã triển khai thực hiện như : “ Trường học thân thiện, học sinh tích cực”, “ Mỗi thầy cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo “, Bên cạnh đó giáo dục đang chuyển mình thay đổi sâu sắc từ bên trong, đó là thay đổi nhận thức con người, từ đó thay đổi chất lượng kết nối giữa thầy và trò, một chương trình rất hay được phát sóng trên VTV7 đã phản ánh được điều đó là “ Thầy cô chúng ta đã thay đổi”, trường học hạnh phúc dần là tiêu chí để thầy và trò cùng nhau vượt qua những áp lực, khó khăn trong dạy và học. Cùng với sự chuyển mình mạnh mẽ này, mỗi giáo viên cũng tự mình làm nhẹ đi các công việc mệt nhọc bằng sự sáng tạo, linh động áp dụng tiến bộ của công nghệ vào trong công việc. Giáo viên đã không còn quá nhiều những sổ sách ghi chép tay, thay vào đó, việc xuất dữ liệu và in dữ liệu hàng ngày đã trở thành công việc quen thuộc. Những điều được nêu trên đây mới chỉ là những thay đổi cơ bản, chặng đường còn dài, theo Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04/11/2013 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Nghị quyết số 44/NQ-CP ngày 09/6/2014 của Chính phủ về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo; Nghị quyết số 88/2014/QH13 ngày 28/11/2014 của Quốc hội khóa XIII, Nghị quyết số 51/2017/QH14 ngày 21/11/2017 của Quốc hội khóa XIV và Chỉ thị số 16/CT-TTg ngày 18/6/2018 của Thủ tướng Chính phủ về đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông; các Nghị quyết của Đảng, Quốc hội, Chính phủ và chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, con đường đổi mới phát triển của giáo dục là còn dài, cần liên tục nỗ lực và cố gắng. Việc ứng dụng công nghệ thông tin để phát triển giáo dục vẫn còn là thách thức lớn mà mỗi giáo viên cần phải tự giác tìm tòi học hỏi và thực hiện, trong đó có giáo viên chủ nhiệm. Trong những năm gần đây, ngành giáo dục đã có những bước tiến lớn trong việc áp dụng công nghệ thông tin vào trường học, những chức năng hữu ích của Smas đã giúp cho giáo viên có thể thực hiện công tác chủ nhiệm hiệu quả hơn, như đồng bộ thông tin, gửi tin nhắn về điện thoại phụ huynh,và còn rất nhiều ứng dụng khác được chia sẻ trên internet. Tuy nhiên mỗi ứng dụng đều có những điểm mạnh nhất định và hạn chế riêng. Để phát huy hiệu quả việc khai thác được điểm mạnh của từng ứng dụng vào quản lý học sinh mà không gây khó cho GVCN, nhất là GVCN không chuyên tin học, thì theo tôi việc chọn lọc và tinh gọn các chức năng cần dùng cho giáo viên chủ nhiệm là điều cần thiết. Thuận lợi : Sự quan tâm của lãnh đạo nhà trường luôn chú trọng đến công tác “ Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học và quản lý giáo dục”. Các trang thiết bị phục vụ dạy học trong nhà trường đã cơ bản đáp ứng được nhu cầu trong trong việc như : Internet, máy tính, phòng đa phương tiện,Ngoài ra theo chỉ đạo của cấp trên, nhà trường cũng triển khai cho giáo viên sử dụng phần mềm để thực hiện những nhiệm vụ trong công việc như phần mềm Smas, giáo án điện tử, Google sheet từ đó tất cả giáo viên cũng đã có thói quen ứng dụng tin học cơ bản này để thao tác lưu trữ và xử lý thông tin, trích xuất nhanh chóng dữ liệu khi cần. Đa số học sinh và phụ huynh của trường đều có điện thoại thông minh hoặc máy tính điện tử kết nối internet, thuận tiện cho việc tương tác của giáo viên chủ nhiệm với từng học sinh. Ở cấp trung học phổ thông, đặc biệt ở lớp mà đa số học sinh ở vùng thuận lợi, các em đã được học tin học ở cấp 2 và làm quen cách sử dụng email, link truy cập, được tiếp xúc nhiều với internet. Khó khăn Nhiều giáo viên còn ngại tiếp cận, còn hạn chế về kiến thức tin học, chưa hứng thú trong việc tìm tòi sáng tạo để có thể ứng dụng tin học một cách linh hoạt vào công việc hàng ngày mà chủ yếu là sử dụng những công cụ được triển khai theo yêu cầu. Vì thế cho dù giáo viên có đầy đủ máy tính và điện thoại nhưng vẫn chưa phát huy được hết ích lợi của việc lưu trữ và xử lý thông tin mà người làm công tác chủ nhiệm cần đến. Sự phát triển mạnh mẽ của tin học gần đây làm cho nhiều học sinh lạm dụng internet và sử dụng nó sai mục đích, một số học sinh vì mải mê điện thoại, chểnh mảng học hành, ham chơi, ỷ lại, mất đi ý thức tự giác mà phụ huynh phải ngăn cản việc các em sử dụng thiết bị này. Xã hội phát triển, giáo viên cũng như phụ huynh còn lo gánh nặng kinh tế, thời gian dành cho các em chưa đủ nhiều, nhất là học sinh trong lứa tuổi vị thành niên cần những tương tác thường xuyên và kịp thời. Trên cơ sở những thực trạng này, giúp tôi mạnh dạn viết sáng kiến “ Dùng công cụ tin học hỗ trợ công việc cho giáo viên chủ nhiệm” với mục đích khai thác và vận dụng linh hoạt các công cụ tin học dễ sử dụng giúp giáo viên chủ nhiệm thuận tiện trong công việc của mình. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ: Để phát huy hiệu quả trong việc sử dụng công cụ tin học, chúng ta cần tăng cường chất lượng của 3 yếu tổ : Lưu trữ, xử lý và truyền thông tin. Trong công tác làm chủ nhiệm, giáo viên thường xuyên phải thu thập những thông tin cần thiết, người cung cấp thông tin chủ yếu nhất không ai khác chính là học sinh, càng có nhiều học sinh cung cấp thông tin thì giáo viên càng có thêm nguồn tư liệu để quản lý lớp học, nâng cao được chất lượng hai mặt của lớp, giúp các em được phát triển một cách toàn diện. Học sinh cần trao đổi với giáo viên một cách thường xuyên, mọi lúc mọi nơi mà không mất quá nhiều thời gian, giải pháp là tất cả các em cần một trang tập trung dữ liệu để có thể truy cập bất cứ lúc nào trong ngày. Giáo viên chủ nhiệm hoàn toàn có thể dùng công cụ miễn phí là Google site, hoặc có thể mua một tên miền có địa chỉ dễ nhớ để tạo ra trang này- nơi lưu trữ các đường link cần thiết cho mỗi công việc, cụ thể như trang mà tôi đã tạo dưới đây : https://huyn-hthuyoanh.com/10a1 , là trang tổng quan để lưu các link con, có thể thay đổi nội dung trên trang để phù hợp với nhu cầu thu thập thông tin theo từng thời điểm trong mỗi học kì, tên trang được ghim trong nhóm zalo của lớp học cho học sinh tiện truy cập bất cứ lúc nào. Ghim đường link của trang tổng quan https://huynhthuyoanh.com/10a1 trong nhóm Zalo lớp học Trang tổng quan : https://huynhthuyoanh.com/10a1 Thu thập hồ sơ lớp chủ nhiệm : Vào đầu năm học giáo viên cần có sơ yếu lý lịch của các học sinh lớp nhận chủ nhiệm, cũng có thể thu thập ngay cả khi chưa tập trung gặp gỡ học sinh. Việc nắm bắt được các thông tin như họ tên, học lực, hạnh kiểm, nơi ở, sự tín nhiệm rất có ích để giáo viên phân công công việc phù hợp cho từng em. Việc thu thập thông tin cần được thực hiện sớm và lưu trữ lại thành file để phục vụ cho việc nhập liệu vào phần mềm quản lý của nhà trường nhanh chóng hơn. Hai công cụ tôi đã dùng để thu thập hồ sơ chủ nhiệm đó là Google form và Padlet. Lý do tôi triển khai cả 2 công cụ này vào đầu năm học vì đây là thời điểm thời gian còn chưa gấp rút, các em sẽ có thời gian để làm quen với sử dụng nó một cách linh hoạt để phục vụ cho việc tương tác với giáo viên hoặc các thành viên với nhau, còn có thể ứng dụng trong học tập, chúng đều dễ sử dụng không cần phải tạo tài khoản nào ngoài email mà các em đã sẵn có. Thu thập sơ yếu lý lịch bằng Google form Google form là một trong những công cụ không xa lạ của các giáo viên. GVCN tiến hành tạo google form với nội dung là những câu hỏi bắt buộc phải trả lời hoặc không bắt buộc phải trả lời. Đường link chia sẻ của google form sẽ được đưa vào trang tổng quan. Học sinh truy cập trang tổng quan để chọn link cần điền thông tin: Học sinh đã có địa chỉ email, khi truy cập vào link trên trang tổng quan, thì Google form mà giáo viên đã thiết kế sẵn sẽ hiện ra để các em điền thông tin, như sau đây: Khi hết thời gian điền form, GVCN tải xuống kết quả lưu trữ trong excel, có thể in ra nếu cần. Dựa vào dữ liệu thu được, giáo viên có thể đánh dấu vào một số trường hợp cần phải quan tâm hỗ trợ kịp thời. Bổ sung thông tin còn thiếu trong sơ yếu lý lịch bằng Padlet: Trong quá trình triển khai các kế hoạch của nhà trường đến học sinh, GVCN thường có những thông tin mới phải cung cấp cho nhà trường cho phù hợp theo các khoản thời gian và quy định từ cấp trên. Luôn có những thông tin mà học sinh cần cần bổ sung sung thêm trong suốt quá trình tham gia học ở trường, ví dụ như thông tin của vài học sinh thuộc diện ưu tiên, các loại giấy tờ cần bổ sung, hình ảnh được đưa vào padlet để kịp thời cung cấp cho GVCN. Khi hoàn thành thu thập thông tin, những thông tin được lưu lại gồm có : Họ tên, số điện thoại của từng học sinh, mã định danh, địa chỉ, thông tin về bố mẹ, địa chỉ nơi ở, đặc điểm gia đình, chế độ đang hưởng, những nguyện vọng, sở thích, ý kiến ứng cử hay đề cử ban cán sự lớp, của từng học sinh mộtTừ đó giáo viên chủ nhiệm có thể lên kế hoạch, đưa ra mục tiêu cụ thể trong năm, thiêt kế các hoạt động phù hợp, không bỏ sót học sinh, để tất cả các em có điều kiện phát triển toàn diện. Lưu sơ đồ lớp bằng Google trang tính ( Google sheet ) : Đối với lứa tuổi học sinh, đặc biệt là lứa tuổi vị thành niên, cảm xúc đóng một vai trò quan trọng trong sự phát triển tâm sinh lý, cũng như phát huy khả năng của trẻ. Chỗ ngồi của các em, các em cần cảm nhận được sự thoải mái và hài lòng một cách tương đối, điều này sẽ là điều kiện để xây dựng sự đoàn kết trong tập thể. Trước khi sắp xếp vị trí ngồi sao cho phù hợp với tình trạng thể chất của học sinh, thì tôi đã cho phép các em được điền tên của mình vào vị trí mong muốn nhờ vào chức năng Google sheet. Ngoài ra việc lưu trữ sơ đồ lớp online còn thuận tiện
File đính kèm:
sang_kien_kinh_nghiem_dung_cong_cu_tin_hoc_ho_tro_cong_viec.docx
Sáng kiến kinh nghiệm Dùng công cụ tin học hỗ trợ công việc cho giáo viên chủ nhiệm.pdf