Sáng kiến kinh nghiệm Giải pháp giúp học sinh tiếp cận và tham gia học tập đạt hiệu quả với bài giảng E-learning

Giải pháp 1: Giới thiệu cho học sinh nắm về bài giảng và tuyên truyền lợi ích của bài giảng E-learning đến cha mẹ học sinh.

Chúng tôi cho học sinh xem bài giảng E-learning mà giáo viên đã chuẩn bị và giới thiệu cụ thể như sau: E-learning là một phương thức dạy học hiện đại dựa trên công nghệ thông tin. Với sự bùng nổ phát triển của công nghệ hiện nay, người học có thể học bất cứ lúc nào, bất cứ ở đâu. Phương pháp dạy học vừa hiện đại vừa tiên tiến này đem lại cho học sinh những hứng khởi mới và có hiệu quả cao. Bài giảng E-learning có lợi ích: Các em học sinh có thể học ở bất cứ đâu. Các em dễ dàng nghe và hiểu bài mới nếu các em bị bệnh phải nghỉ học. Bài giảng giúp các em chuẩn bị bài tốt khi đến lớp. Bài giảng giúp cha mẹ học sinh xem và hướng dẫn con em học tập...

Nội dung trên, chúng tôi tiếp tục sẽ giới thiệu trong buổi họp cha mẹ học sinh đầu năm giúp cha mẹ học sinh nắm rõ về bài giảng E-learning là gì? Chúng tôi giành 15 phút để phổ biến về ích lợi của bài giảng E-learning. Mục đích cha mẹ học sinh tạo điều kiện và nhắc nhở em thực hiện, chuẩn bị bài tốt khi đến lớp. Từ đó, cha mẹ học sinh không còn cho con em mình tham gia học thêm nữa. Khắc phục trình trạng dạy thêm, học thêm.

Giải pháp 2: Tổ chức cho học sinh tiếp cận với bài giảng E-learning

Ngay từ đầu năm học, chúng tôi đã họp tổ chuyên môn thống nhất biện pháp giúp học sinh lớp chủ nhiệm tiếp cận bài giảng E-learning. Trước khi cho các em tiếp cận bài giảng E-learning, mỗi giáo viên chúng tôi trang bị cho học sinh lớp chủ nhiệm những kiến thức cần thiết về bài giảng E-learning như: Ích lợi của bài giảng E-learning là gì? Các em muốn mở bài giảng phải làm như thế nào?

doc 5 trang Phương Chi 29/06/2025 100
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Giải pháp giúp học sinh tiếp cận và tham gia học tập đạt hiệu quả với bài giảng E-learning", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Giải pháp giúp học sinh tiếp cận và tham gia học tập đạt hiệu quả với bài giảng E-learning

Sáng kiến kinh nghiệm Giải pháp giúp học sinh tiếp cận và tham gia học tập đạt hiệu quả với bài giảng E-learning
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
MÔ TẢ SÁNG KIẾN
Mã số: 
1. Tên sáng kiến:
Giải pháp giúp học sinh tiếp cận và tham gia học tập đạt hiệu quả với bài giảng E-learning.
2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Chuyên môn giảng dạy
3. Mô tả bản chất của sáng kiến:
3.1. Tình trạng giải pháp đã biết: 
E-learning là một phương thức dạy học hiện đại dựa trên công nghệ thông tin. Với sự bùng nổ phát triển của công nghệ hiện nay, người học có thể học bất cứ lúc nào, bất cứ ở đâu. Phương pháp dạy học vừa hiện đại vừa tiên tiến này đem lại cho học sinh những hứng khởi mới và có hiệu quả cao.
Thực hiện theo Kế hoạch triển khai thực hiện nhiệm vụ công nghệ thông tin của Ngành Giáo dục và Đào tạo, từ năm học 2018 – 2019, nhà trường đã phát động mỗi giáo viên phấn đấu tiếp cận và thực hiện bài giảng E-learning xây dựng và cung cấp cho học sinh ít nhất một bài giảng, tài liệu học tập trực tuyến (bài giảng E-learning).
Sau một năm làm quen với bài giảng E-learning, chúng tôi thực hiện soạn và giới thiệu bài giảng E-learning đến học sinh. Khi hướng dẫn học sinh tiếp cận bài giảng E-learning, chúng tôi nhận thấy, trong tiết học, các em rất thích thú, các em tham gia học tập tích cực; Các em có thể tương tác với thầy cô qua bài học trực tuyến... Nhìn chung, tiết học rất sinh động và thu hút được học sinh vào bài giảng. Tuy nhiên, quá trình giảng dạy, chúng tôi nhận thấy, mặc dù các em ham thích học nhưng việc chủ động tham gia bài học của học sinh khi ở nhà còn gặp không ít khó khăn như: Đa số các em chưa tạo được tài khoản, cách mở bài giảng E-learning, chưa biết hết lợi ích của việc học trực tuyến. Nhiều em chưa tự giác tìm tòi học hỏi và chuẩn bị bài trước từ bài giảng E-learning. Ngoài ra, còn một số khó khăn khác: Cha mẹ học sinh và học sinh chưa quen với hình thức cho các em học tập trực tuyến từ bài giảng E-learning, kho bài giảng E-learning của trường chưa phong phú, một số gia đình học sinh, kinh tế khó khăn nên chưa trang bị cho các em máy vi tính
Từ những khó khăn, bất cập trên, để phát huy hiệu quả cao nhất qua việc đưa bài giảng E-learning vào giảng dạy, góp phần nâng cao chất lượng học tập của học sinh, việc tìm các biện pháp giúp học sinh tiếp cận và tham gia học tập với bài giảng E-learning đạt hiệu quả là điều hết sức quan trọng và thiết thực trong giai đoạn phát triển về công nghệ thông tin của xã hội hiện nay.
3.2. Nội dung, giải pháp đề nghị công nhận sáng kiến:
- Mục đích của giải pháp:
+ Đáp ứng nhu cầu ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy của giáo viên và học tập của học sinh. Bước đầu cho học sinh làm quen với hình thức học trực tuyến.
+ Giúp tất cả học sinh tiếp cận được với bài giảng E-learning và tham gia học tập đạt hiệu quả. Giúp học sinh có thể tự học mọi lúc, mọi nơi. Từ đó kích thích các em tự tìm tòi trong học tập và tìm kiếm những kiến thức mới qua đó, rèn cho học sinh những kĩ năng giải quyết vấn đề và có ý thức tự học hỏi, tự tìm tòi.
+ Tạo điều kiện để công tác phối hợp với cha mẹ học sinh ngày càng chặt chẽ góp phần năng cao chất lượng học tập và giáo dục đạo đức học sinh. Giúp cha mẹ học sinh tiếp cận được cái mới khi tham khảo kiến thức từ bài giảng E-learning.Từ đó, có phương pháp kèm con em mình ở nhà, không còn trình trạng học thêm ngoài nhà trường.
- Nội dung của giải pháp:
* Giải pháp thực hiện trước kia:
- Bài giảng E-learning đã được nhà trường triển khai thực hiện tại đơn vị nhưng chưa hướng dẫn học sinh tiếp cận bài giảng mà chỉ nhắc nhở các em về nhà thực hiện.
- Nhắc nhở các em về nhà tự tìm hiểu để học trực tuyến.
* Giải pháp mới:
- Nhà trường đã triển khai bài giảng tại đơn vị và đưa lên website của trường, từng lúc giới thiệu đến cha mẹ học sinh và học sinh. Tạo được file dữ liệu bài giảng trong USB (đĩa CD) dùng chung cho khối.
- Giáo viên chủ nhiệm tổ cho học sinh học tập trực tiếp với bài giảng E-learning ngay tại trường. Cho học sinh tập trung thực hành mỗi cá nhân mở bài giảng E-learning và tương tác làm bài tập với bài giảng.Tổ chức hướng dẫn cha mẹ học sinh ích lợi của bài giảng E-learning.Tổ chức thi đua khen thưởng khi học sinh biết tự học tập với bài giảng E-learning.
* Sự khác biệt của giải pháp mới so với giải pháp cũ đã và đang được áp dụng:
Học sinh được hướng dẫn cách tạo tài khoản, cách học và tham gia học tập qua bài giảng E-learning của thầy cô. Với sự hướng dẫn trực tiếp của giáo viên chủ nhiệm nên các em dễ dàng nắm bắt cách thực hiện. Qua đó kích thích được sự tò mò muốn tìm hiểu kiến thức của các em. Các em sẽ tự giác tìm tòi và tự học ở nhà với bài giảng E-learning.
 * Các giải pháp thực hiện:
Giải pháp 1: Giới thiệu cho học sinh nắm về bài giảng và tuyên truyền lợi ích của bài giảng E-learning đến cha mẹ học sinh.
Chúng tôi cho học sinh xem bài giảng E-learning mà giáo viên đã chuẩn bị và giới thiệu cụ thể như sau: E-learning là một phương thức dạy học hiện đại dựa trên công nghệ thông tin. Với sự bùng nổ phát triển của công nghệ hiện nay, người học có thể học bất cứ lúc nào, bất cứ ở đâu. Phương pháp dạy học vừa hiện đại vừa tiên tiến này đem lại cho học sinh những hứng khởi mới và có hiệu quả cao. Bài giảng E-learning có lợi ích: Các em học sinh có thể học ở bất cứ đâu. Các em dễ dàng nghe và hiểu bài mới nếu các em bị bệnh phải nghỉ học. Bài giảng giúp các em chuẩn bị bài tốt khi đến lớp. Bài giảng giúp cha mẹ học sinh xem và hướng dẫn con em học tập...
Nội dung trên, chúng tôi tiếp tục sẽ giới thiệu trong buổi họp cha mẹ học sinh đầu năm giúp cha mẹ học sinh nắm rõ về bài giảng E-learning là gì? Chúng tôi giành 15 phút để phổ biến về ích lợi của bài giảng E-learning. Mục đích cha mẹ học sinh tạo điều kiện và nhắc nhở em thực hiện, chuẩn bị bài tốt khi đến lớp. Từ đó, cha mẹ học sinh không còn cho con em mình tham gia học thêm nữa. Khắc phục trình trạng dạy thêm, học thêm. 
Giải pháp 2: Tổ chức cho học sinh tiếp cận với bài giảng E-learning
Ngay từ đầu năm học, chúng tôi đã họp tổ chuyên môn thống nhất biện pháp giúp học sinh lớp chủ nhiệm tiếp cận bài giảng E-learning. Trước khi cho các em tiếp cận bài giảng E-learning, mỗi giáo viên chúng tôi trang bị cho học sinh lớp chủ nhiệm những kiến thức cần thiết về bài giảng E-learning như: Ích lợi của bài giảng E-learning là gì? Các em muốn mở bài giảng phải làm như thế nào? Chúng tôi cho các em ghi lại các đường link dẫn đến bài giảng như sau:
Đối với học sinh chưa đăng kí tài khoản violet
Bước 1: Vào google truy cập trang web với địa chỉ violet.vn.
Bước 2: Nhấn vào đăng kí thành viên.
Bước 3: Điền đầy đủ thông tin vào mục có đánh như hình minh họa.
Bước 4: Nhấn đăng kí vào email xác nhận link đăng kí như hướng dẫn.
Đối với học sinh đã có đăng kí tài khoản violet
Bước 1: Truy cập trang web với địa chỉ violet.vn.
Bước 2: Gõ tên truy cập vào mật khẩu đã đăng kí, sau đó nhấn đăng nhập.
Bước 3: Nhấn vào mục E-learrning.
Bước 4: Nhấn vào bài giảng phù hợp và chọn học trực tuyến với bài giảng Scorm.
 Bước 5: Nhấn và click vào đây để xem bài giảng.
Đối với học sinh học ngoại tuyến, không có mạng internet
Tạo điều kiện cho học sinh không có điều kiện trang bị máy vi tính, không có mạng internet, giáo viên cho các em lên phòng máy vi tính trong giờ ra chơi và thực hành. Mặt khác chúng tôi vận động cha mẹ các em trang bị USB các em có thể tự học từ kho bài giảng E-learning của trường, của khối.( phụ lục 1)
 Giải pháp 3: Hướng dẫn học sinh cách thực hiện với bài bài giảng E-learning.
Giáo viên tạo file dữ liệu bài giảng E-learning.
 Muốn làm phong phú kho bài giảng E-learning thì mỗi giáo viên phải chủ động tiếp cận bài giảng E-learning bằng những việc làm cụ thể: Trong tổ chuyên môn, chúng tôi khuyến khích giáo viên soạn và ứng dụng vào giảng dạy học sinh bằng bài giảng E-learning, mỗi giáo viên soạn ít nhất hai bài giảng triển khai trong các buổi hop chuyên môn của tổ nhằm chia sẻ đồng nghiệp. Các thành viên trong tổ cùng chia sẻ cho nhau về bài giảng của mình. Chắt lọc lại nội dung đảm bảo chất lượng của từng bài giảng. Từ đó, sẽ làm phong phú thêm kho bài giảng của khối. Chúng tôi cùng lưu giữ trong USB của từng cá nhân. Qua đó chúng tôi sẽ dễ dàng giới thiệu đến các em. Giúp các en tiếp cận bài giảng E-learning. ( phụ lục 2)
b. Tổ chức cho học sinh học tập trên lớp
- Trước hết chúng tôi hướng dẫn học sinh tạo tài khoản học tập: Chúng tôi cùng nhau lên kế hoạch tổ chức cho học sinh học tập trên lớp. Giáo viên chủ nhiệm từng lớp phụ trách lớp của mình. Sau khi học sinh đã được trang bị kiến thức, chúng tôi cho các em thực hành tạo tài khoản, đăng kí thành viên, làm quen các thao tác trên phòng máy tính, cách vào bài giảng của giáo viên  
 - Sau khi các em thực hiện thành thạo. Chúng tôi hướng dẫn các em thực hiện các bài tập trong bài giảng. Ví dụ: Sau khi các em nghe lời giảng của thầy cô giáo trong bài giảng, đến phần làm bài tập các em sẽ làm trực tiếp trên máy tính. Bài tập có thể là dạng trắc nghiệm lựa chọn câu trả lời đúng nhất...Các em suy nghĩ và thực hiện ngay trên bài giảng. 
 - Chúng tôi tổ chức cho các em thi đua với nhau. Học sinh nào mở và thực hiện thành thạo và nhanh, làm đúng bài tập tương tác sẽ được thưởng một món quà nhỏ. Từ đó, kích thích học tập và giúp các em tiếp cận bài giảng tốt hơn. 
3.3. Khả năng áp dụng của giải pháp.
- Các giải pháp giúp học sinh tiếp cận và tham gia học tập một cách hiệu quả với bài giảng E-learning được áp dụng cho năm học 2018-2019 và 2019-2020 cho học sinh tại trường và các giải pháp này có thể có thể áp dụng cho tất cả trường tiểu học có điều kiện.
3.4. Hiệu quả, lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng giải pháp.	
- Đa số học sinh có hiểu biết và tự giác tiếp cận bài giảng E-learning. Các em chủ động trong việc đăng nhập và tham gia học tập tích cực. Học sinh được làm quen một cách học mới, rèn kĩ năng, thao tác thực hành trên máy tính, khả năng học tập và tự chủ, tự tin tương tác với giáo viên trong quá trình học.
 - Cha mẹ học sinh có ý thức cao, không cần đưa con mình học thêm.	
- Được sự đồng thuận và hưởng ứng tích cực của giáo viên chủ nhiệm, giáo viên bộ môn của nhà trường trong việc tham gia thiết kế bài giảng E-learning 100%. Từng giáo viên trong tổ ý thức cao trong việc ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy; Phát huy khả năng soạn giảng; Đầu tư tốt cho việc dạy và học. 
 	3.5. Tài liệu kèm theo
 	- Phụ lục 1
	- Phụ lục 2
 Bến Tre, ngày tháng 2 năm 2020

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_giai_phap_giup_hoc_sinh_tiep_can_va_th.doc