Sáng kiến kinh nghiệm Giải pháp nâng cao Ứng dụng Công nghệ thông tin trong công tác quản lý ở trường Mầm Non

Giải pháp 4. Quản lý việc soạn giáo án bằng máy của giáo viên:

Mục đích: Giảm tải sự vất vả cho giáo viên khi phải soạn giáo án bằng tay mà vẫn đảm bảo chất lượng bài soạn.

Cách thực hiện: Để đảm bảo việc soạn giáo án bằng máy của giáo viên không có sự sao chép, copy, nhà trường triển khai cho giáo viên đăng ký soạn giáo án bằng máy, cam kết không sao chép copy giáo án của đồng nghiệp cũng như trên mạng, sau đó tổ chức kiểm tra các điều kiện để đảm bảo việc soạn giáo án bằng máy của giáo viên (phải có máy tính và máy in cá nhân), tổ chức kiểm tra khả năng soạn thảo văn bản (kiểm tra tại chỗ), mỗi giáo viên tự đánh máy, trình bày, căn chỉnh hoàn thiện một giáo án trong thời gian tối đa 30 phút ...

Hàng tuần, hàng tháng ban giám hiệu kiểm tra, duyệt bài và đối chiếu bài soạn của các giáo viên dạy cùng độ tuổi để tránh sự sao chép giáo án của nhau.

Kết quả: Trong năm học có 7 giáo viên đủ điều kiện soạn giáo án bằng máy, giáo viên đã có kỹ năng trình bày văn bản tường đối tốt, đảm bảo không có sự sao chép copy bài soạn của nhau.

doc 7 trang Phương Chi 09/04/2025 200
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Giải pháp nâng cao Ứng dụng Công nghệ thông tin trong công tác quản lý ở trường Mầm Non", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Giải pháp nâng cao Ứng dụng Công nghệ thông tin trong công tác quản lý ở trường Mầm Non

Sáng kiến kinh nghiệm Giải pháp nâng cao Ứng dụng Công nghệ thông tin trong công tác quản lý ở trường Mầm Non
 Mẫu số 5
Mã số
- Tên sáng kiến: Giải pháp nâng cao ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý ở trường mầm non
- Lĩnh vực áp dụng: Lĩnh vực quản lý
- Họ tên tác giả: Nguyễn Thị Thúy Nga
- Đơn vị công tác: Trường Mầm Non Thiện Kế - Bình Xuyên - Vĩnh Phúc.
Thiện Kế, năm 2020

Họ tên, chữ ký người chấm điểm, điểm
Mã số

Người số 1: 
Người số 2: 


- Tên sáng kiến: Giải pháp nâng cao ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý ở trường mầm non
- Mô tả sáng kiến:
+ Về nội dung của sáng kiến: 
Ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác quản lý là việc sử dụng công nghệ thông tin vào hoạt động quản lý của người quản lý nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả quản lý. 
Ứng dụng công nghệ thông tin là một nhiệm vụ ưu tiên trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội. (Chỉ thị 58/CT/TW của Bộ Chính trị khóa VIII), Quyết định số 246/2005/QĐ-TTg về chiến lược phát triển công nghệ thông tin và truyền thông Việt Nam đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020. Nghị định số 64/2007/NĐ-CP ngày 10/4/2007 của Chính phủ về ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan nhà nước; 
Chỉ thị 2268/CT-BGDĐT ngày 08/8/2019, của Bộ GD&ĐT về nhiệm vụ và giải pháp năm học 2019 - 2020 của ngành giáo dục; Đề án 117/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ tăng cường ứng dụng CNTT trong giáo dục đào tạo. Các cơ sở giáo dục mầm non triển khai ứng dụng CNTT trong quản lý nhân sự, sử dụng hồ sơ sổ sách điện tử, tính khẩu phần ăn cho trẻ, thống kê số liệu, xây dựng hòm thư góp ý và thiết kế bài giảng Eleaning, đổi mới phương pháp dạy và học. CNTT không chỉ dừng ở việc đổi mới phương pháp dạy học mà nó còn tham gia vào mọi lĩnh vực trong trường mầm non, đặc biệt trong vai trò của quản lý. 
Việc ứng dụng CNTT trong giáo dục mầm non được các nhà trường, từng cán bộ, giáo viên tiếp nhận với các mức độ khác nhau tùy thuộc vào điều kiện, nhận thức, năng lực khác nhau của mỗi người, mỗi trường. Việc ứng dụng CNTT hiện nay ở trường mầm non có hai nội dung chính: ứng dụng phục vụ công tác quản lý cấp trường và ứng dụng CNTT phục vụ chăm sóc giáo dục trẻ. Tuy nhiên, việc ứng dụng CNTT trong quản lý ở trường mầm non hiện nay chưa bài bản, thiếu tính hệ thống. Vì vậy, trong quá trình thực hiện còn gặp rất nhiều khó khăn:
Khó khăn về cơ sở vật chất: Hạ tầng công nghệ thông tin của nhà trường chưa tốt, số lượng máy vi tính ít, hệ thống máy vi tính của nhà trường đã được cấp phát từ lâu nên đã xuống cấp, sử dụng thường xuyên bị hư hỏng, hệ thống mạng iternet đôi khi không ổn định, hệ thống điện đôi khi còn quá tải, một số phần mềm đôi khi sử dụng còn bị lỗi ...
Khó khăn về đội ngũ: nhà trường chưa có giáo viên tin học, bên cạnh đó đội ngũ cán bộ giáo viên đa số không được đào tạo bài bản về tin học mà chủ yếu là vừa học vừa làm, tự học nên chưa có nhiều kinh nghiệm; đội ngũ giáo viên chưa đồng bộ về trình độ đào tạo, một số cán bộ, giáo viên lớn tuổi nhận thức và vận dụng công nghệ thông tin chậm, bản thân tôi khả năng ứng dụng công nghệ thông tin cũng còn hạn chế ...
Trước những yêu cầu nhiệm vụ và khó khăn trên bản thân tôi luôn trăn trở để tìm ra “Một số giải pháp nhằm nâng cao ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý ở trường mầm non”.
Giải pháp 1. Xây dựng kế hoạch, phân công nhiệm vụ thực hiện nhiệm vụ công nghệ thông tin trong nhà trường.
Mục đích: Xác định rõ mục đích yêu cầu và nội dung nhiệm vụ công nghệ thông tin cần thực hiện trong năm học để xây dựng kế hoạch cho phù hợp. Lựa chọn những cán bộ, giáo viên, nhân viên có khả năng ứng dụng công nghệ thông tin tốt phụ trách các mảng công việc phù hợp với nhiệm vụ và năng lực của từng người.
Cách thực hiện: Thực hiện văn bản hướng dẫn số 16/HD-GD&ĐT, ngày 02/10/2019 của Phòng GD&ĐT huyện Bình Xuyên Hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ công nghệ thông tin năm học 2019 - 2020, tình hình thực tế của đội ngũ và điều kiện trang thiết bị của nhà trường, ngay từ đầu năm học trường đã ngay từ đầu năm học nhà trường đã xây dựng kế hoạch thực hiện nhiệm vụ công nghệ thông tin, ra quyết định thành lập Ban chỉ đạo ứng dụng công nghệ thông tin, phân công cán bộ phụ trách công nghệ thông tin, lựa chọn những cán bộ, giáo viên, nhân viên có khả năng ứng dụng công nghệ thông tin tốt để phụ trách các mảng công việc cụ thể. Phân công cán bộ phụ trách các phần mềm (tính ăn trên phần mềm nutiall, phần mềm Phổ cập GDXMC, phần mềm cơ sở dữ liệu PMIS, EMIS), quản lý trang webisite, quản lý trang thông tin điện tử ...
Các nội dung ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý nhà trường:
Xây dựng và sử dụng cơ sở hạ tầng thông tin phục vụ cho hoạt động của nhà trường và hoạt động trao đổi, cung cấp thông tin giữa nhà trường với các tổ chức, cá nhân: Nhà trường đã lập email nội bộ của trường và hệ thống email của từng cá nhân cán bộ, giáo viên trong nhà trường để trao đổi các thông tin trong nội bộ nhà trường cũng như gửi các văn bản hướng dẫn của cấp trên cho cán bộ, giáo viên, nhân viên tiện nghiên cứu.
Xây dựng các biểu mẫu phục vụ cho việc trao đổi, cung cấp thông tin và lấy ý kiến góp ý của tổ chức, bộ phận, cá nhân trong nhà trường qua môi trường mạng: Nhà trường đã xây dựng hệ thống biểu mẫu như biểu mẫu đánh giá trẻ nhận thức của trẻ, cân đo trẻ, báo cáo thống kê hàng tháng  để trao đổi giữa giáo viên với các tổ chuyên môn, giữa các tổ chuyên môn với nhà trường để đảm bảo tính thống nhất về nội dung biểu mẫu khi tổng hợp không phải chỉnh sửa.
Thiết lập trang Web của trường: Nhà trường đã có trang Web riêng hàng ngày được cập nhật thường xuyên; các kế hoạch, báo cáo, quy chế, quy định, quyết định, thông báo, kết quả khảo sát, kết quả thi đua của nhà trường ... được đăng tải kịp thời sau khi đã được ban biên tập thẩm định. 
Cung cấp, chia sẻ thông tin với các trường khác, hoặc các cấp quản lý.
Xây dựng, thực hiện kế hoạch đào tạo, nâng cao nhận thức và trình độ ứng dụng công nghệ thông tin của cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên.
Thực hiện hoạt động trên môi trường mạng.
Kết quả: Nhà trường đã lựa chọn và phân công nhiệm vụ phù hợp với từng đối tượng và năng lực của từng người. Hiệu trưởng phụ trách chung, trưởng ban biên tập Website; các phó hiệu trưởng là phó ban biên tập Website, phụ trách kỹ thuật, biên tập viên Website và phụ trách chỉ đạo ứng dụng công nghệ thông tin của cá đoàn thể; Nhân viên văn, kế toán thư phụ trách cập nhật hộp thư điện tử của nhà trường, phụ trách các phần mềm quản lý tài chính, CSVC (phần mềm Misa); các tổ trưởng chuyên môn hỗ trợ cập nhật các phần mềm hệ thống và phụ trách ứng dụng công nghệ thông tin của các tổ; Các phần mềm được thực hiện kịp thời đúng tiến độ, đảm bảo tính chính xác về thông tin ...
Giải pháp 2. Bồi dưỡng kỹ năng ứng dụng công nghệ thông tin cho đội ngũ.
Mục đích: Nâng cao nhận thức cho cán bộ, giáo viên, nhân viên thấy rõ vai trò quan trọng trong việc sử dụng mạng Internet và các phương tiện nghe, nhìn nhằm phục vụ cho công tác quản lý và giảng dạy; Nâng cao hiệu quả ứng dụng công nghệ thông tin trong nhà trường; Biết khai thác các phần mềm quản lý và điều hành; Cập nhật khai thác Website và hộp thư điện tử; đẩy mạnh công tác truyền thông trong giáo dục.
Cách thực hiện: Cử cán bộ, giáo viên tham gia các lớp bồi dưỡng về tin học do Phòng giáo dục hoặc các trung tâm tin học tổ chức; Khuyến khích đội ngũ tự học tự bồi dưỡng, những đồng chí có kỹ năng tốt hơn có thể hướng dẫn giúp đỡ những đồng chí còn yếu. Giáo viên tự trao đổi học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau. 
Kết quả: 100% cán bộ, giáo viên, nhân viên trong nhà trường đã có chứng chỉ tin học A (B); 3/3 cán bộ quản lý, 2/2 nhân viên sử dụng công nghệ thông tin tương đối tốt, 14/22 giáo viên có khả năng ứng dụng công nghệ thông tin tương đối thành thạo, có 19/27 cán bộ giáo viên nhân viên có máy tính cá nhân sử dụng thường xuyên, không lệ thuộc vào máy tính của nhà trường.
Giải pháp 3. Tạo nhóm zalo
Mục đích: Việc tạo nhóm zalo cũng rất thuận lợi trong công tác quản lý, vì đa số cán bộ, giáo viên, nhân viên đều đã sử dụng điện thoại thông minh nên việc lập nhóm zalo cũng rất tiện lợi trong công tác quản lý, 
Cách thực hiện: Khi tạo nhóm chúng ta nên tạo các nhóm zalo theo từng nhóm công việc, điều này cũng rất tiện lợi cho việc thông báo nhanh một nội dung công việc của nhà trường theo nhóm vừa đảm bảo tính công khai mà lại không ảnh hưởng đến các đối tượng khác 
Kết quả: Nhà trường đã lập được các nhóm zalo theo từng nhiệm vụ như: nhóm chi bộ, nhóm ban giám hiệu, nhóm tổ trưởng, nhóm báo ăn, nhóm công việc chung , các nhóm đều hoạt động rất hiệu quả mà nhà trường cũng tiện quản lý. 
Giải pháp 4. Quản lý việc soạn giáo án bằng máy của giáo viên:
Mục đích: Giảm tải sự vất vả cho giáo viên khi phải soạn giáo án bằng tay mà vẫn đảm bảo chất lượng bài soạn. 
Cách thực hiện: Để đảm bảo việc soạn giáo án bằng máy của giáo viên không có sự sao chép, copy, nhà trường triển khai cho giáo viên đăng ký soạn giáo án bằng máy, cam kết không sao chép copy giáo án của đồng nghiệp cũng như trên mạng, sau đó tổ chức kiểm tra các điều kiện để đảm bảo việc soạn giáo án bằng máy của giáo viên (phải có máy tính và máy in cá nhân), tổ chức kiểm tra khả năng soạn thảo văn bản (kiểm tra tại chỗ), mỗi giáo viên tự đánh máy, trình bày, căn chỉnh hoàn thiện một giáo án trong thời gian tối đa 30 phút ...
Hàng tuần, hàng tháng ban giám hiệu kiểm tra, duyệt bài và đối chiếu bài soạn của các giáo viên dạy cùng độ tuổi để tránh sự sao chép giáo án của nhau.
Kết quả: Trong năm học có 7 giáo viên đủ điều kiện soạn giáo án bằng máy, giáo viên đã có kỹ năng trình bày văn bản tường đối tốt, đảm bảo không có sự sao chép copy bài soạn của nhau.
+ Về khả năng áp dụng của sáng kiến: 
Sáng kiến đã đưa ra được một số giải pháp nâng cao ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý ở trường mầm non, giúp đội ngũ quản lý giáo viên nhân viên có thêm kỹ năng và kinh nghiệm ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý, hoàn thành các báo cáo kịp thời, giảm bớt số lượng hồ sơ sổ sách, thời gian ghi chép,  mà công việc lại hiệu quả, nâng cao chất lượng trong công tác quản lý của nhà trường 
Sáng kiến có thể áp dụng đại trà trong các cơ sở giáo dục nói chung và trong giáo dục mầm non nói riêng sẽ mang lại hiệu quả trong công tác quản lý.
- Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng giải pháp trong đơn theo ý kiến của tác giả với các nội dung sau:
+ So sánh lợi ích kinh tế, xã hội thu được khi áp dụng giải pháp trong đơn so với trường hợp không áp dụng giải pháp đó:
Sau khi áp dụng các giải pháp trên tôi thấy việc ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý đã mang lại hiệu quả rất thiết thực, các phần mềm được thực hiện kịp thời, chính xác; trang website của nhà trường được cập nhật thường xuyên, tạo cầu nối giữa nhà trường với với phụ huynh và cộng đồng; hộp thử điện tử của nhà trường được thông suốt là cầu nối thông tin hai chiều giữa nhà trường với các cấp lãnh đạo, giữa nhà trường với đội ngũ giáo viên, giúp giáo viên nắm bắt kịp thời các thông tin cần thiết 
+ Mang lại hiệu quả kinh tế: 
Việc ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý đã mang lại hiệu quả kinh tế rất cao: Giúp giảm bớt chi phí giấy bút (văn bản dễ sửa chữa, được rà soát kỹ trước khi in, hoặc một số văn bản không nhất thiết phải in mà có thể chuyển email; giảm bớt chi phí đi lại (Một số báo cáo cáo thể gửi bản mềm, không phải gửi bản cứng nên giảm chi phí đi lại), không mất nhiều thời gian để sao chép một văn bản cho nhiều người, cân đối được các chất dinh dưỡng cho trẻ/mức tiền ăn giới hạn (qua phần mềm tính ăn nutriall). 
+ Mang lại lợi ích xã hội: 
Trong giáo dục: Công nghệ thông tin là công cụ hỗ trợ đắc lực trong công tác quản lý và giảng dạy trong nhà trường, góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả các hoạt động giáo dục và đào tạo. Đặc biệt đối với các trường mầm non, ứng dụng CNTT giúp cán bộ quản lý nhà trường trong các công việc như: 
Lưu trữ hồ sơ CBGV- NV (phần mềm cơ sở dữ liệu, PMIS, phần mềm EMIS); quản lý các dữ liệu thông tin về học sinh (phần mềm quản lý PCGD...); phần mềm giúp nhà trường cân đối được các chất dinh dưỡng cho trẻ (phần mềm tính ăn Nutriall)...
Quản lý tài chính, CSVC, BHXH (thực hiện bằng phần mềm kế toán MISA) ...
Quản lý các hoạt động hành chính: thống kê, báo cáo; quản lý thư viện - thiết bị, quản lý hòm thư điện tử (các công văn đi đến), quản lý các hoạt động của trang thông tin điện tử ...
Ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý đảm bảo tính hiện đại và rất tiện lợi khi ứng dụng, có thể cập nhật các thông tin ở mọi lúc, mọi nơi chỉ cần có mạng internet, có thể sử dụng máy vi tính, máy tính bảng hoặc điện thoại thông minh để cập nhật thông tin và thông tin được 
- Các thông tin cần được bảo mật (nếu có): Không.
d) Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến:
- Về cơ sở vật chất - trang thiết bị: Máy vi tính, các phần mềm quản lý, mạng internet, hệ thống điện ổn định.
- Đội ngũ CBQL, giáo viên, nhân viên: Có năng lực công nghệ thông tin. 
- Các tài liệu hướng dẫn sử dụng các phần mềm, hướng dẫn kiến thức tin học  
đ) Về khả năng áp dụng của sáng kiến cho những đối tượng, cơ quan, tổ chức nào hoặc những người tham gia tổ chức áp dụng sáng kiến lần đầu (nếu có): 
Sáng kiến có khả năng áp dụng trong công tác quản lý nhằm nâng cao chất lượng ứng dụng công nghệ thông tin trong các trường mầm non nói riêng và có thể áp dụng rộng rãi cho các bậc học.

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_giai_phap_nang_cao_ung_dung_cong_nghe.doc