Sáng kiến kinh nghiệm Giải pháp ứng dụng phần mềm Công nghệ thông tin vào dạy học môn Mĩ thuật tại Trường Tiểu học Quế Sơn
3. Các giải pháp ứng dụng phần mềm CNTT để nâng cao chất lượng dạy và học môn Mĩ thuật.
3.1. Đặc điểm dạy và học môn Mĩ thuật tại trường Tiểu học.
Đất nước phát triển đặt ra những yêu cầu và thách thức mới cho giáo dục nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy và đào tạo trong nhà trường. Trong đó, một khía cạnh quan trọng và nổi bật là đổi mới phương pháp dạy học áp dụng các khái niệm và cách tiếp cận mới trong tất cả các môn học, trong đó có môn Mĩ thuật ở trường Tiểu học với phương châm “Lấy người học làm trung tâm”. Nhiệm vụ này đã được định hướng trong Chỉ thị 40/CT-TW: Đổi mới nội dung giáo dục, chương trình và phương pháp dạy học để phù hợp với xu hướng hiện đại và điều kiện thực tế của Việt Nam. Rà soát và giảm tải chương trình phù hợp với đặc điểm sinh học và tâm lý của học sinh trong các trường Tiểu học. Bên cạnh đó, bối cảnh hội nhập Quốc tế cũng mang lại giáo dục cho Việt Nam tiếp cận với giáo dục các nước phát triển và học hỏi từ họ để nhanh chóng thúc đẩy, hướng tới mục tiêu đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục Tiểu học.
Điểm nổi bật của giải pháp ứng dụng phần mềm CNTT để nâng cao chất lượng dạy và học môn Mĩ thuật là giáo viên có thể chủ động theo từng nội dung tiết dạy mà kết hợp nhiều kĩ thuật trong một bài dạy như: Vẽ biểu cảm - Vẽ cùng nhau - Vẽ theo nhạc - Xây dựng cốt truyện -Xây dựng câu chuyện … So với phương pháp truyền thống, phương pháp mới phát huy khả năng sáng tạo cao của học sinh, tiết học thoải mái, sinh động hơn. Từ môn học này tạo cơ hội cho học sinh thực hành, ứng dụng trong học tập và cuộc sống. Rõ ràng, với phương pháp học mới, học sinh vừa học, vừa chơi, vừa sáng tạo nên em nào cũng mong chờ đến tiết học Mĩ thuật.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Giải pháp ứng dụng phần mềm Công nghệ thông tin vào dạy học môn Mĩ thuật tại Trường Tiểu học Quế Sơn

I. ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Lí do chọn giải pháp giáo dục Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm đến sự nghiệp Giáo dục, đề ra mục tiêu Giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu trong đường lối và chiến lược xây dựng và phát triển đất nước. Ngày 04/11/2013, Hội nghị lần thứ VIII, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XI đã thông qua Nghị quyết số 29-NQ/TW Về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế, Đảng ta đã chỉ rõ quan điểm chỉ đạo đổi mới giáo dục là: “Chuyển mạnh quá trình giáo dục từ chủ yếu trang bị kiến thức sang phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất người học; học đi đôi với hành; lý luận gắn với thực tiễn; giáo dục nhà trường kết hợp với giáo dục gia đình và giáo dục xã hội”. Trong đó, nhà trường xác định việc đổi mới phương pháp dạy học là việc làm thiết yếu và quan trọng nhất. Bởi nguyên tắc vàng trong dạy học ở Tiểu học là: Nhẹ nhàng, thoải mái, giờ học hiệu quả, học sinh hứng thú học tập. Đặc biệt với môn Mĩ thuật, được sự chỉ đạo của phòng giáo dục và đào tạo Sơn Động, Trường Tiểu học Quế Sơn đã triển khai giảng dạy môn Mĩ thuật ở các lớp từ khối 1 đến khối 5 bắt. Như chúng ta được biết, xu hướng phát triển của xã hội luôn luôn gắn liền với sự phát triển của khoa học công nghệ. Đặc biệt đối với ngành Giáo dục - Đào tạo, công nghệ chắc chắn sẽ không thể thiếu trong thời kỳ hiện nay và trong tương lai. Giờ đây, với những bài giảng điện tử, lớp học ảo, lớp học sử dụng trên nền tảng công nghệ thông tin không còn là điều xa lạ đối với giáo viên chúng ta nữa và đặc biệt với thời điểm hiện tại khi mà dịch covit đang diễn ra hết sức phức tạp thì việc ứng dụng CNTT sẽ càng trở lên gần gũi với các em học sinh hơn. Trong những năm học gần đây, bản thân tôi đã thường xuyên ứng dụng công nghệ thông tin để áp dụng trong việc dạy học. Qua đó, cũng đã thu được những kết quả đáng ghi nhận (học sinh hứng thú hơn, giáo viên chủ động trong hoạt động gợi mở hơn, bài giảng sinh động hơn, trực quan thì giảm được chi phí rất nhiều). Từ những thực tế trên và qua nhận định chủ quan của cá nhân, qua trải nghiệm trên thực tế, tôi mạnh dạn viết một cấu trúc biện pháp giáo dục nhằm nâng cao chất lượng dạy và học môn Mĩ thuật thông qua việc áp dụng công nghệ tin học, cụ thể là “Ứng dụng phần mềm Công nghệ thông tin vào dạy học môn Mĩ thuật tại Trường Tiểu học Quế Sơn”. 2. Mục đích, nhiệm vụ của giải pháp. 2.1. Mục đích. “Giải pháp ứng dụng phần mềm Công nghệ thông tin vào dạy học môn Mĩ thuật tại Trường Tiểu học Quế Sơn”. 2.2. Nhiệm vụ. 2.2.1. Vài nét khái quát về công nghệ thông tin. Công nghệ thông tin là thuật ngữ dùng để chỉ các ngành khoa học và công nghệ liên quan đến thông tin và các quá trình xử lý thông tin. Theo quan niệm này thì công nghệ thông tin là một hệ thống các phương pháp khoa học, công nghệ, phương tiện, công cụ, chủ yếu là máy tính, mạng truyền thông và hệ thống các kho dữ liệu nhằm tổ chức, lưu trự, truyền dẫn và khai thác, sử dụng có hiệu quả các nguồn thông tin trong mọi lĩnh vực hoạt động kinh tế, xã hội, văn hóa của con người. Thuật ngữ “Công nghệ thông tin” (Information Technology) được hiểu là các ứng dụng liên quan đến máy vi tính và được phân loại dựa trên phương thức chúng được sử dụng trong lớp học chứ không dựa trên nguyên lý hoạt động của chúng. 2.2.2. Thực trạng của việc ứng dụng phần mềm ứng dụng CNTT trong dạy học môn Mĩ thuật tại trường Tiểu học Quế Sơn - Sơn Động - Bắc Giang. Do đặc điểm địa bàn của trường Tiểu học Quế Sơn nằm cách xa khu trung tâm huyện hơn 22km, song nhà trường vẫn đứng vững trên nền giáo dục nói chung và huyện Sơn Động nói riêng đang ngày càng phát triển về mọi mặt. Nhà trường xây dựng kế hoạch, nhiệm vụ năm học 2021 - 2022 rất cụ thể và rõ ràng nhằm nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện. Ban giám hiệu, công đoàn nhà trường luôn luôn quan tâm chu đáo đến đời sống của anh, chị, em cán bộ giáo viên. Hiện nay đa số các trường đều có đầy đủ trang thiết bị để phục vụ cho một bài soạn giảng điện tử. Phân bố các lớp học trải rộng trên địa bàn, rất khó khăn cho việc đi lại và tổ chức giảng dạy. Với tình hình hiện nay, tôi tin rằng đội ngũ giáo viên chúng ta hầu hết là còn trẻ, nhiều đam mê chắc chắn sẽ khắc phục nhược điểm này trong thời gian ngắn mà thôi. Riêng đội ngũ giáo viên Mỹ thuật thì hoàn toàn có thể tin tưởng vào họ do hầu hết những giáo viên này lại đang sử dụng một số phần mềm đồ họa trong công việc chuyên môn của mình cho nên việc tiếp cận một số phần mềm khác là không khó. 2.2.3. Giải pháp ứng dụng phần mềm ứng dụng CNTT để nâng cao chất lượng dạy và học môn mĩ thuật tại Trường Tiểu học Quế Sơn. Với “Giải pháp ứng dụng phần mềm ứng dụng CNTT để nâng cao chất lượng dạy và học môn Mĩ thuật tại Trường Tiểu học Quế Sơn” tôi thấy ứng dụng này đã đem lại những bài học kinh nghiệm thật bổ ích. Việc chuẩn bị đồ dùng điện tử đơn giản, ít tốn kém và dễ phổ biến rộng rãi cho đồng nghiệp; Xử lý và thao tác trên máy tính sẽ nhanh, chính xác và sinh động hơn đồ dùng truyền thống rất nhiều. Đồ dùng điện tử ta có thể chuẩn bị được nhiều, phong phú về thể loại, có thể chọn lọc theo từng bài dạy tương ứng. Do đồ dùng dạng số hóa ta có thể tổ chức lưu trữ trên dạng thư viện, kho dữ liệu dùng chung. Đồ dùng điện tử hiển thị trên màn hình máy chiếu to, rõ ràng và sinh động. Giáo viên chủ động trong các hoạt động hướng dẫn, đảm bảo về sự phân phối thời gian, không quên được các hoạt động dạy và học, giải quyết tốt các bài có chủ đề, đề tài rộng. 2.2.4. Thực nghiệm sư phạm. Qua thời gian công tác và giảng dạy trực tiếp tại Trường Tiểu học Quế Sơn, với nhiệt huyết của một giáo viên trẻ, tôi luôn mong muốn lên lớp, đứng trước các em học sinh, truyền đạt tất cả những kiến thức mà mình có cho các em. Hòa mình vào bài học cùng với các em để tạo ra sản phẩm tôi thấy mình dường như trẻ lại, đám học trò cũng gần gũi tôi hơn chúng không còn coi tôi như cô giáo của chúng nữa mà gần gũi như những người bạn. Trước những tình cảm và ánh mắt thơ ngây, hồn nhiên, chăm chú của đám học trò nhìn tôi, tôi tự thấy được vai trò của mình, vai trò của một người thầy đứng trên bục giảng, một người bạn trong lớp học. Trong mỗi tiết dạy, tôi luôn cố gắng làm sao có thể truyền đạt những kiến thức của mình tới các em học sinh một cách nhanh nhất, đầy đủ nhất, dễ hiểu nhất và biến tất cả những điều đó thành sự chia sẻ như những người bạn chia sẻ với nhau. Qua đó tôi rút ra được khi dạy học Mĩ thuật thay vì chúng ta là những người thầy, người cô truyền đạt kiến thức cho các em học sinh thì hãy là những người bạn gần gũi, thân thiện với học sinh khi đó sản phẩm mà các em học sinh tạo ra sẽ ngoài sự mong đợi của các thầy, các cô. Bởi môn học Mĩ thuật trong nhà trường Tiểu học không nhằm đào tạo các em trở thành họa sĩ mà thông qua các hoạt động tạo hình để khơi gợi và phát huy khiếu thẩm mĩ vốn có ở trẻ, gây hứng thú cho các em trước cái đẹp tiến tới hình thành thị hiếu thẩm mĩ của riêng mình trong cuộc sống hàng ngày. 3. Đối tượng nghiên cứu. Giải pháp ứng dụng phần mềm công nghệ thông tin vào dạy môn Mĩ thuật tại Trường Tiểu học Quế Sơn - Sơn Động - Bắc Giang. 4. Phương pháp nghiên cứu. 4.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý thuyết. Phương pháp tài liệu thống kê. Phương pháp so sánh. 4.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn. Phương pháp quan sát sư phạm. Qua đề tài này, tôi nhận thấy một số kinh nghiệm tổng kết được qua việc áp dụng công nghệ thông tin để nâng cao chất lượng dạy và học môn Mĩ thuật tại Trường Tiểu học Quế Sơn như sau: Nhờ vào việc chuẩn bị những đoạn video, những trực quan “số hóa” trên máy vi tính mà giáo viên có thể thao tác nhanh, chính xác và tạo được tương tác hai chiều đối với học sinh và giáo viên. Hình ảnh phong phú, đa dạng, có thể lựa chọn theo từng chủ đề bài dạy cụ thể, từng hoạt động cụ thể. Học sinh được cảm nhận gần như ngay tức thì do hiệu ứng của phần mềm và một số thiết bị hỗ trợ giảng bài. Tranh, ảnh được hiển thị trên màn hình máy chiếu to, rõ ràng và sinh động. Giáo viên hoàn toàn chủ động trong các tình huống hướng dẫn quan sát và hướng dẫn thực hành. Đảm bảo được việc phân phối thời gian cho từng hoạt động của bài dạy. Đối với những chủ đề rộng giáo viên vẫn có thể hướng dẫn một cách nhanh chóng được mà không mất thời gian vào việc thao tác đồ dùng. Học sinh được tiếp cận, hưởng thụ và học nghệ thuật trên nền công nghệ hiện đại, hình thành cảm xúc thẩm mỹ một cách sâu sắc, nhanh chóng và sáng tạo. II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ. 1. Cơ sở lí luận của vấn đề. 1.1. Khái niệm về công nghệ thông tin. Công nghệ thông tin là thuật ngữ dùng để chỉ các ngành khoa học và công nghệ liên quan đến thông tin và các quá trình xử lý thông tin. Theo quan niệm này thì công nghệ thông tin là một hệ thống các phương pháp khoa học, công nghệ, phương tiện, công cụ, chủ yếu là máy tính, mạng truyền thông và hệ thống các kho dữ liệu nhằm tổ chức, lưu trữ, truyền dẫn và khai thác, sử dụng có hiệu quả các nguồn thông tin trong mọi lĩnh vực hoạt động kinh tế, xã hội, văn hóa của con người. Thuật ngữ “Công nghệ thông tin” (Information Technology) được hiểu là các ứng dụng liên quan đến máy vi tính và được phân loại dựa trên phương thức chúng được sử dụng trong lớp học chứ không dựa trên nguyên lý hoạt động của chúng. 1.2. Một số phần mềm ứng dụng CNTT trong dạy học môn Mĩ thuật. 1.2.1. Phần mềm Powerpoint. Powerpoint là phần mềm giúp bạn tạo các slide thuyết trình (để làm bài giảng, bài thuyết trình bằng cách soạn trên máy vi tính rồi trình chiếu thông qua việc kết nối với máy chiếu) bạn thấy trên phim, trong các cuộc họp người ta hay chiếu bảng biểu sơ đồ dàn bài hình ảnh, phim âm thanh plash lên để minh họa cho bài nói chính là dùng Powerpoint đấy (những cái này đèn chiếu hay máy chiếu riêng không làm được) lên đại học rất có khả năng bạn sẽ phải học và ứng dụng cái này nên tìm hiểu từ bây giờ cũng rất tốt, ngoài hiệu sách có rất nhiều sách cho bạn tham khảo. Nếu có mua thì lưu ý chọn đúng phần mềm được cài trong máy (Powerpoint 2001, 2003, xp .) sẽ thuận tiện cho việc học hơn. 1.2.2. Phần mềm Violet. VIOLET là phần mềm công cụ giúp cho giáo viên có thể tự xây dựng được các bài giảng điện tử theo ý tưởng của mình một cách nhanh chóng. So với các phần mềm khác, Violet chú trọng hơn trong việc tạo ra các bài giảng có âm thanh, hình ảnh, chuyển động và tương tác .... rất phù hợp với học sinh cấp phổ thông các cấp. thân thiện, dễ sử dụng Giao diện tiếng việt rất dễ sử dụng, phù hợp với những người không chuyên tin học, không giỏi ngoại ngữ. Chức năng soạn thảo phong phú cho phép nhận và chỉnh sửa các dữ liệu văn bản, công thức toán, âm thành, hình ảnh, phim, các hiệu ứng chuyển động và tương tác, v.v 1.2.3. Phần mềm Photosop. Adobe Photosop (thường được gọi là photosop) là một phần mềm đồ họa chuyên dụng của hãng ra đời vào năm 1988 trên hệ máy Macintosh. Nó được đánh giá là phần mềm dẫn đầu thị trường về sửa ảnh bitmap và được coi là chuẩn cho các ngành liên quan tới chỉnh sửa ảnh. Từ phiên bản Photosop 7.0 ra đời năm 2002, nó đã làm nên một cuộc cách mạng về ảnh. Hình cho cho Adobe Photosop CS5. Ngoài khả năng chính là sửa ảnh cho các ấn phẩm, Photosop còn được sử dụng trong các hoạt động như thiết kế trang web, vẽ các loại tranh (matte painting và nhiều thể loại khác), vẽ texture cho các chương trình 3D gần như là mọi hoạt động liên quan đến ảnh bitmap. 2. Thực trạng của Giải pháp ứng dụng phần mềm CNTT vào dạy học môn Mĩ thuật tại trường Tiểu học Quế Sơn. 2.1. Giới thiệu vài nét về trường Tiểu học Quế Sơn. 2.1.1. Vị trí địa lý. Trường tiểu học Quế Sơn thuộc xã Đại Sơn, huyện vùng cao Sơn Động, có vị trí địa lý nằm cách trung tâm huyện 20 km về phía Tây Bắc của huyện, phía Đông giáp với xã Phúc Sơn, phía Bắc giáp với xã Cẩm Đàn, phía nam và Tây nam giáp với xã Biển Động Huyện Lục Ngạn. Chính quyền và toàn thể nhân dân xã Đại Sơn luôn quan tâm động viên, khích lệ đội ngũ cán bộ giáo viên đối với cả ba cấp học. Nhân dân địa phương đã có nhận thức đúng về tầm quan trọng của giáo dục, luôn mong muốn cho con em được đến trường học, quan tâm chăm lo các điều kiện để con em học tập, nhận thức của các bậc phụ huynh đối với công tác giáo dục tương đối tốt. Hầu hết đã có ý thức quan tâm đến việc học hành của con em. Nguồn thu nhập chính của nhân dân trong xã chủ yếu là sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp và dịch vụ, tỷ lệ hộ nghèo còn ở mức cao. Việc huy động nhân dân đóng góp xây dựng cơ sở vật chất trường học gặp nhiều khó khăn, chủ yếu nhờ sự hỗ trợ của nhà nước. Công tác xã hội hoá giáo dục của xã có nhiều tiến bộ, Hội khuyến học xã đã hoạt động có hiệu quả, đã có phần thưởng động viên cán bộ giáo viên, học sinh có thành tích trong học tập và công tác. Đảng uỷ, chính quyền địa phương và nhân dân luôn quan tâm đến việc giáo dục thế hệ trẻ, tạo điều kiện để nhà trường hoàn thành công tác giáo dục của mình tình hình kinh tế, chính trị xã hội trong những năm qua được giữ vững và duy trì ổn định. Nhân dân am hiểu và chấp hành nghiêm chỉnh, chủ trương, đường lối của Đảng và chính sách pháp luật của Nhà nước. Trong xã có cả ba cấp học (3 trường) và Trạm y tế xã đều đạt chuẩn quốc gia. * Thuận lợi: Trường Tiểu học Quế Sơn thuộc xã đặc biệt khó khăn của huyện nghèo nhưng đã và đang được đầu tư xây dựng cơ sở vất chất để đạt và giữ vững các tiêu chí của trường chuẩn Quốc gia. Trường Tiểu học Quế Sơn gồm 14 lớp, số học sinh 330 em, bình quân 24 học sinh/lớp. Đội ngũ CBGV về tuổi đời bình quân là 40, luôn nhiệt tình hăng say công tác, mong muốn đóng góp sức mình cho sự nghiệp phát triển giáo dục, quyết tâm đổi mới giáo dục theo tinh thần Nghị quyết số 29-NQ/TW về Đổi mới căn bản và toàn diện Giáo dục và Đào tạo đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hóa đất nước với các nội dung cụ thể của ngành xác định đổi mới giáo dục tiểu học, thực hiện CTGDPT2018. Trường có cơ sở vật chất tương đối đầy đủ, môi trường xanh, sạch, đẹp, an toàn; số phòng học có thể đảm bảo cho học sinh học 2 buổi/ ngày; số phòng chức năng luôn được củng cố đảm bảo đủ theo quy định của trường đạt chuẩn Quốc gia. Chất lượng giáo dục đang trên đà ổn định và tăng lên; Tỉ lệ huy động trẻ trong độ tuổi đi học hàng năm đều đạt 100%; Đạt chuẩn phổ cập GDTH mức độ 3; Tỉ lệ chuyển lớp hàng năm đạt 99,3%; tỷ lệ học sinh lớp 5 Hoàn thành chương trình tiểu học nhiều năm liền đạt 100%. * Khó khăn: Đại Sơn là một trong những xã đặc biệt khó khăn của huyện. Giao thông đi lại vẫn còn khó khăn, cách trở sông suối, vào mùa mưa, nước sông dâng lên cao, các em học sinh bên sông đều phải đi đường vòng hoặc nghỉ học. Chính vì vậy đã ảnh hưởng không nhỏ đến tính hệ thống trong việc tiếp thu kiến thức của học sinh. Điều kiện kinh tế xã hội của địa phương còn nhiều khó khăn, tỷ lệ hộ nghèo, cận nghèo chiếm 37,14%( trong đó hộ nghèo 322/1459= 22,14%) nên công tác xã hội hoá giáo dục có nhiều khó khăn trở ngại. Một số hộ gia đình do điều kiện kinh tế khó khăn, cha mẹ đi làm ăn xa nhà, nên việc chăm sóc, nuôi dưỡng, phối hợp giáo dục chưa thực sự quan tâm thỏa đáng. 2.1.2. Cơ s
File đính kèm:
sang_kien_kinh_nghiem_giai_phap_ung_dung_phan_mem_cong_nghe.doc