Sáng kiến kinh nghiệm Kết hợp sử dụng Google Drive và trắc nghiệm online vào dạy học môn Sinh học Lớp 12 tại Trường THPT Nguyễn Thông

Hiện nay Bộ giáo dục và Đào tạo yêu cầu đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong giáo dục, đào tạo ở tất cả các cấp học, bậc học, ngành học. Xem công nghệ thông tin như là một công cụ hỗ trợ đắc lực nhất cho đổi mới phương pháp dạy học ở các môn học.

Nhưng làm thế nào để việc ứng dụng công nghệ thông tin trong các tiết dạy đạt hiệu quả cao nhất? Đó là một vấn đề mà không phải người giáo viên nào cũng giải quyết một cách hoàn hảo.

Ngoài ứng dụng công nghệ thông tin vào các hoạt động soạn giáo án và bài giảng điện tử, bài giảng e-learning, chúng ta còn có thể sử dụng các ứng dụng của mạng xã hội, trang tìm kiếm Google, trong đó tôi nhận thấy ứng dụng Google Drive (công cụ lưu trữ và chia sẻ dữ liệu miễn phí mà Google mang đến người dùng) và phần mềm trắc nghiệm online có thể giúp ích cho việc dạy học môn Sinh học khối 12 tại trường THPT Nguyễn Thông đối với đối tượng HS chọn môn Sinh học thi THPT Quốc gia (cụ thể là lớp 12A7), giúp học sinh phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của các em trong tiếp nhận thêm kiến thức, thực hiện nhiệm vụ học tập do giáo viên giao cho và rèn luyện kĩ năng làm bài trắc nghiệm.

docx 11 trang Phương Chi 26/04/2025 40
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Kết hợp sử dụng Google Drive và trắc nghiệm online vào dạy học môn Sinh học Lớp 12 tại Trường THPT Nguyễn Thông", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Kết hợp sử dụng Google Drive và trắc nghiệm online vào dạy học môn Sinh học Lớp 12 tại Trường THPT Nguyễn Thông

Sáng kiến kinh nghiệm Kết hợp sử dụng Google Drive và trắc nghiệm online vào dạy học môn Sinh học Lớp 12 tại Trường THPT Nguyễn Thông
Đề tài: “ Kết hợp sử dụng Google drive
và trắc nghiệm online vào dạy học môn Sinh học lớp 12 tại Trường THPT Nguyễn Thông”
A. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Trong thời đại của chúng ta, sự bùng nổ công nghệ thông tin đã tác động đến công cuộc phát triển kinh tế xã hội loài người. Đảng và Nhà nước ta đã xác định rõ ý nghĩa và tầm quan trọng của công nghệ thông tin, truyền thông cũng như yêu cầu đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, mở cửa và hội nhập, hướng tới nền kinh tế tri thức, hướng tới nền công nghiệp 4.0.
Hiện nay khi công nghệ thông tin càng phát triển thì việc ứng dụng công nghệ thông tin vào tất cả các lĩnh vực là một điều tất yếu, trong đó có lĩnh vực Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT). Trong GD&ĐT công nghệ thông tin được ứng dụng mạnh mẽ trong những năm gần đây và các trường đã đưa tin học vào giảng dạy, học tập. 
Hiện nay Bộ giáo dục và Đào tạo yêu cầu đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong giáo dục, đào tạo ở tất cả các cấp học, bậc học, ngành học. Xem công nghệ thông tin như là một công cụ hỗ trợ đắc lực nhất cho đổi mới phương pháp dạy học ở các môn học.
Nhưng làm thế nào để việc ứng dụng công nghệ thông tin trong các tiết dạy đạt hiệu quả cao nhất? Đó là một vấn đề mà không phải người giáo viên nào cũng giải quyết một cách hoàn hảo.
Ngoài ứng dụng công nghệ thông tin vào các hoạt động soạn giáo án và bài giảng điện tử, bài giảng e-learning, chúng ta còn có thể sử dụng các ứng dụng của mạng xã hội, trang tìm kiếm Google, trong đó tôi nhận thấy ứng dụng Google Drive (công cụ lưu trữ và chia sẻ dữ liệu miễn phí mà Google mang đến người dùng) và phần mềm trắc nghiệm online có thể giúp ích cho việc dạy học môn Sinh học khối 12 tại trường THPT Nguyễn Thông đối với đối tượng HS chọn môn Sinh học thi THPT Quốc gia (cụ thể là lớp 12A7), giúp học sinh phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của các em trong tiếp nhận thêm kiến thức, thực hiện nhiệm vụ học tập do giáo viên giao cho và rèn luyện kĩ năng làm bài trắc nghiệm.
B. THỰC TRẠNG
- Chương trình Sinh học phổ thông là mảng kiến thức đại cương về Sinh học. Là một môn khoa học thực nghiệm, phương tiện dạy học là điều cần thiết để giáo viên chia sẻ kiến thức cho học sinh. Chương trình Sinh học lớp 12 khá nặng, nội dung kiến thức nhiều, kèm theo đó giáo viên (GV) cần rèn luyện cho học sinh (HS) kĩ năng giải bài tập. Một tiết học 45 phút, GV vừa phải kiểm tra kiến thức và bài tập cũ, vừa dạy kiến thức mới, dạy công thức tương ứng nội dung bài, đồng thời cũng cần rèn luyện kĩ năng giải bài tập, kĩ năng làm bài trắc nghiệm cho học sinh để trang bị cho các em hành trang đối mặt với kì thi THPT Quốc gia rất quan trọng, với bao nhiêu công việc đó có thể nói là quá tải cho quỹ thời gian ít ỏi.
Trên thực tế, trong một tiết học để GV có thể hướng dẫn HS tìm hiểu, phát hiện, ghi nhận lại kiến thức theo chuẩn kiến thức – kĩ năng làm tài liệu học tập thì cả GV và HS đều phải chạy đua với thời gian làm cho tiết học căng thẳng, đôi khi không kịp giờ nhất là ở các bài có lượng kiến thức nhiều kèm theo công thức và bài tập, do đó GV không thể rèn cho HS kĩ năng giải bài tập, kĩ năng làm bài trắc nghiệm dẫn đến hiệu quả chưa cao.
- Hầu hết học sinh không biết giải bài tập do lượng lý thuyết nhiều chiếm phần lớn thời gian lên lớp.
- Từ thực tế trên và thực tế giảng dạy 5 năm ở lớp 12 (Từ năm 2010 – 2014, 2017 - 2018),  năm học này tôi tiếp tục sử dụng ứng dụng Google drive như năm học trước kết hợp thêm với phần mềm trắc nghiệm online vào việc rèn luyện kĩ năng tự học, kĩ năng tư duy, kĩ năng làm bài trắc nghiệm, kĩ năng giải bài tập cho học sinh nhằm nâng cao hiệu quả giảng dạy môn Sinh học lớp 12 chương trình chuẩn.
            Vì những lí do trên, tôi đã chọn đề tài “ Kết hợp sử dụng Google drive và trắc nghiệm online vào dạy học môn Sinh học lớp 12 tại Trường THPT Nguyễn Thông” để thực hiện.
C. GIẢI PHÁP THỰC HIỆN
I. XÂY DỰNG BỘ TÀI LIỆU CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM CHIA SẺ VỚI HỌC SINH
1. Hoàn thiện bộ tài liệu trắc nghiệm chia sẻ qua Google Drive:
1.1. Cách tiến hành:
 - GV căn cứ chuẩn kiến thức kĩ năng, sách giáo khoa, sách giáo viên và nội dung giảm tải của Bộ GD&ĐT, bổ sung các câu hỏi ở đề minh họa và đề THPT Quốc gia 2018 vào bộ tài liệu trắc nghiệm đã thực hiện ở năm học trước. Mỗi dạng có thể cho vài câu hỏi khác nhau. 
- Mỗi chủ đề được lưu thành một file riêng, tránh sự quá tải khi các em tải bài về bằng điện thoại di động.
- Phần lý thuyết được đặt ở trên, bài tập đặt sau phần lý thuyết. Mục đích là cho các em nhớ lý thuyết trước khi làm bài tập.
1. 2. Đánh giá:
* Ưu điểm:
- Xây dựng được bộ tài liệu nâng cao cho học sinh, sử dụng được nhiều năm chỉ cần bổ sung, chỉnh sửa nếu cần thiết.
- Tài liệu rõ ràng, HS có thể tự học, hoặc lên tham khảo bài giải, dễ phân biệt được phần làm bài của bạn và phần sửa bài của giáo viên.
- Có những nội dung không nằm trong đề cương, GV cung cấp nhiều dạng bài tập để các em rèn luyện kĩ năng tư duy, kĩ năng giải bài tập. 
              * Hạn chế:
- Việc chọn lọc câu hỏi thiết lập bộ tài liệu để chia sẻ mất rất nhiều thời gian của giáo viên.
2. Xây dựng bộ câu hỏi trắc nghiệm đưa lên phần mềm trắc nghiệm online:
2.1. Cách tiến hành:
- GV chọn lọc câu hỏi trắc nghiệm từ ngân hàng câu hỏi của tổ bộ môn, câu hỏi ở đề minh họa và đề THPT Quốc gia 2018, đề minh họa năm 2019 và 20 đề thi thử của tổ bộ môn đã soạn ở năm học trước thiết lập thành bộ đề đưa lên phần mềm trắc nghiệm online. 
- Gồm các bộ tài liệu:
+ Theo chủ đề, chương. Thực hiện định kì 3 tuần 1 lần. Mỗi file không quá 30 câu hỏi, một chủ đề có thể thực hiện nhiều file khác nhau.
+ Theo định kì kiểm tra 15 phút, 1 tiết, thi học kì. Thực hiện theo từng đợt tương ứng với thời gian kiểm tra, thi học kì.
2.2. Đánh giá:
* Ưu điểm:
- Xây dựng được bộ tài liệu cho học sinh rèn luyện kĩ năng làm bài trắc nghiệm, sử dụng được nhiều năm chỉ cần bổ sung, chỉnh sửa nếu cần thiết.
- Tài liệu rõ ràng, HS có thể tự học, có đáp án để học sinh học và làm lại.
- Có những câu hỏi không nằm trong đề cương, học sinh rèn luyện kĩ năng tư duy, kĩ năng giải bài tập. 
              * Hạn chế:
- Việc chọn lọc câu hỏi thiết lập bộ tài liệu mất nhiều thời gian của giáo viên.
II. CÁCH THỰC HIỆN TRÊN ỨNG DỤNG GOOGLE DRIVE
1. Cách tiến hành:
* Đối với HS: 
- Yêu cầu mỗi HS cung cấp một địa chỉ email cá nhân, tập hợp lại thành một danh sách. Để tránh mất thời gian cho những lần chia sẻ sau, giáo viên sẽ đánh máy lại và lưu vào một file nhất định, lần sau, chỉ cần quét khối, copy và dán vào khung địa chỉ người nhận.
* Đối với GV:
- Sau khi đã có bộ tài liệu và địa chỉ email của các em, giáo viên thực hiện các bước sau:
- Các bước tiến hành chia sẻ tài liệu cho HS:
Tải tệp lên à Mở bằng Google tài liệu à Chia sẻ à Đánh máy hoặc copy địa chỉ email của học sinh à Chỉnh sửa quyền truy cập à Gửi.
* Hướng dẫn học sinh cách thực hiện yêu cầu:
+ Đăng nhập địa chỉ cá nhân của các em à vào “Hộp thư đến” à nhấp chọn file do giáo viên chia sẻ à làm bài vào ô hoạt động của HS. Phần bài làm của các em sẽ được tự động lưu lại. Nếu sử dụng điện thoại thông minh, các em nhấn chọn biểu tượng hình cây viết thì bàn phím mới nổi lên, mới có thể bắt đầu làm bài. 
+ Lưu ý: Khi làm bài HS phải giải thích thì mới được ghi nhận, sau mỗi phần làm bài các em sẽ ghi lại tên mình.
2. Đánh giá:
* Ưu điểm:
- Học sinh dễ dàng vào địa chỉ mail cá nhân để làm bài. 
- Nhập trực tuyến không cần nhấp lưu, do chương trình lưu tự động.
- Giáo viên có thể vào lịch sử để kiểm tra xem học sinh nào có vào làm bài hoặc vào xem.
- Học sinh rèn được kĩ năng tự học, kĩ năng tư duy, kĩ năng làm bài trắc nghiệm, kĩ năng giải bài tập.
- Một số dạng bài tập nâng cao GV không có thời gian giải trên lớp, nhưng qua hoạt động này một số em giỏi cũng có thể nghiên cứu làm và có giải thích rõ ràng, các em không biết làm cũng có thể tham khảo.
- Một số nội dung lý thuyết và bài tập trong đề cương không được sửa trên lớp do không có thời gian cũng được các em giải và giáo viên sửa bài, làm tư liệu để các em kiểm tra và thi cử.
* Hạn chế:
- Một số HS không có internet tại nhà không nhận được file ngay khi GV chia sẻ.
- Một số trường hợp làm bài xong nhưng không lưu được do ngay tại thời điểm đó mạng chập chờn hoặc mất kết nối internet.
- Một số HS sử dụng điện thoại thông minh nhưng không biết nhấp vào đâu để có thể làm bài do bàn phím ẩn, dù GV đã hướng dẫn nhấp vào biểu tượng hình “cây viết”.
- Số học sinh tham gia giải bài trên Google Drive còn ít:
Lần
Số HS tham gia giải bài
Số HS có vào trang chia sẻ
1
11/38
11/38
2
17/38
20/38
3
20/38
30/38
4
25/38
38/38
5
30/38
38/38
- Những HS giỏi thường rất siêng nên khi GV thông báo đã gửi bài, các em vào làm liền, dẫn đến một số HS vào sau do không có internet ở nhà sẽ không còn bài tập để làm hoặc chỉ còn những câu khó.
- Một số em chỉ làm lý thuyết. Câu bài tập thấy bạn làm rồi, không xem đúng hay sai mà bỏ qua, đợi cô sửa.
- Một số em có tâm lí không cần làm. Chỉ cần vào xem là được.
- Một số em khác lại có suy nghĩ chỉ vào lấy đáp án những câu có trong đề cương.
III. CÁCH THỰC HIỆN TRÊN PHẦN MỀM TRẮC NGHIỆM ONLINE
1. Cách tiến hành:
* Đối với giáo viên:
- Đăng kí tài khoản GV à Đăng nhập.
- Tải đề lên, đặt tên kì thi phù hợp.
- Tạo mã cho HS: Vào danh sách HS , Tải file excel về , Đánh tên HS , Tải lên phần mềm , Phầm mềm cấp mã , Xuất à Cấp mã cho HS, lưu ý HS mã được sử dụng cho cả năm học nên các em lưu giữ cẩn thận.
- Quy định thời gian thực hiện (thường là 1 tuần).
* Hướng dẫn học sinh cách thực hiện yêu cầu:
+ Đăng nhập vào trang trắc nghiệm online bằng mã nhanh à Vào danh sách môn thi à Bắt đầu làm bài à Nộp bài à Xem kết quả à Làm lại.
* Hết thời gian quy định, GV tổng kết số lượng, nhận xét, tuyên dương, nhắc nhở, động viên, phân tích một số trường hợp làm qua loa trong khoảng thời gian rất ngắn, nhắc lại mục tiêu của việc kiểm tra online, động viên HS thực hiện tốt hơn ở lần sau.
2. Đánh giá:
* Ưu điểm:
- Học sinh rèn được kĩ năng tự học, kĩ năng tư duy, kĩ năng làm bài trắc nghiệm, kĩ năng giải bài tập.
- HS có thể làm nhiều lần, đây là một phương pháp học bài hiệu quả. Nhất là khi sai và biết đáp án liền các em sẽ nhớ lâu hơn.
* Hạn chế:
- Số học sinh tham gia giải bài trên trang trắc nghiệm online một số lần còn ít:
Lần
Số HS tham gia giải bài
Số HS có vào làm chưa được 1/3 thời gian ở lần đầu
1
15/38
5/38
2
25/38
4/38
3
31/38
5/38
4
37/38
10/38
5
38/38
6/38
6
38/38
2/38
- Một số HS lười chưa thực hiện kiểm tra online theo yêu cầu.
  - Một số HS vào làm bài nhưng chỉ làm cho có.
  - Một số khác làm bài trong thời gian rất ngắn (chưa được 1/3 thời gian giáo viên giới hạn), chủ yếu để nhớ đáp án rồi làm thêm lần sau, dù giáo viên có nhắc nhở, phân tích mục đích của việc kiểm tra online.
 - Một số HS không có điện thoại hoặc máy tính có kết nói internet nên cũng gặp khó khăn.
- Một số câu hỏi khó HS chỉ xem được đáp án mà chưa biết cách giải.
IV. KẾT HỢP SỬ DỤNG PHẦN MỀM TRẮC NGHIỆM ONLINE VÀ ỨNG DỤNG GOOGLE DRIVE
1. Cách tiến hành:
Quy trình thực hiện như sau:
Ở mỗi chủ đề: 
+ Bước 1: Sử dụng Google drive để đưa nội dung (*) lên để HS làm bài (Tuần 1)
+ Bước 2: Đưa đề (**) của chủ đề đó để HS làm bài trắc nghiệm online (Tuần 2).
+ Bước 3: Cắt các câu hỏi mới từ file (**) khác file (*) cho HS tiếp tục làm bài trên Google drive (Tuần 3)
+ Bước 4: Đánh giá, tổng kết.
2. Đánh giá:
* Ưu điểm:
- Khắc phục được việc HS chỉ biết đáp án mà không xem được bài giải chi tiết khi làm trắc nghiệm online.
* Hạn chế:
     - HS phải vào làm bài nhiều lần.
V. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC SINH THỰC HIỆN YÊU CẦU CỦA GIÁO VIÊN TRÊN GOOGLE DRIVE
1. Cách tiến hành:
- Giáo viên sửa bài vào cột “Hoạt động của GV”: Chỉ sửa những câu các em đã làm và có giải thích. 
+ Nếu các em làm đúng và giải thích rõ ràng, dễ hiểu. GV chỉ khẳng định lại đáp án.
+ Nếu các em làm đúng và giải thích chưa rõ ràng. GV chốt đáp án và giải thích thêm.
+ Nếu các em làm sai, GV chỉ ghi “Chưa đúng” mà không cho đáp án để các HS khác tiếp tục làm.
+ Câu nào nằm trong khả năng nhưng HS không làm thì GV không cho đáp án.
+ Đối với những câu khó, sau thời gian quy định nếu HS chỉ làm được một phần, hoặc làm sai, GV có thể gợi ý, cho thêm một khoảng thời gian nữa để các em làm. Nếu cuối cùng các em vẫn làm sai, giáo viên mới hướng dẫn.
Cách tính điểm quá trình:
+ Một câu bài tập làm đúng: 1 lượt.
+ Bốn câu lý thuyết đúng: 1 lượt.
+ 4 câu làm sai + tối thiểu 5 câu khác đúng: 1 lượt + số lượt được tính như trên (tùy theo đó là câu lý thuyết hay bài tập).
            Mỗi đợt thực hiện những học sinh có tối thiểu 2 lượt sẽ được 10đ cột chuẩn bị bài. Những em không truy cập vào trang chia sẻ sẽ được ghi nhận trừ điểm trong việc chấm điểm hạnh kiểm và cột phẩm chất năng lực của điểm quá trình.
2. Đánh giá:
* Ưu điểm:
- Học sinh hứng thú khi làm bài và được tính điểm quá trình. 
- Học sinh vui khi được GV tuyên dương.
* Hạn chế:
     - Mất rất nhiều thời gian của GV kiểm tra, tổng kết. 
    - Có em chỉ làm lý thuyết mà không làm bài tập.
   - Còn HS không tham gia.
VI. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC SINH THI TRẮC NGHIỆM ONLINE
1. Cách tiến hành:
- Giáo viên đăng nhập, vào quản lí thi onlne, thống kê à Lấy kết quả điểm.
- Giáo viên cần chú ý những điểm sau:
+ HS thực hiện mấy lần.
+ Thời gian thực hiện ở mỗi lần.
+ Tuyên dương những HS thực hiện tốt, nhắc nhở những HS chưa thực hiện và thực hiện qua loa (làm 1 lần, thời gian làm bài ngắn so với nội dung), động viên HS tham gia.
- HS làm bài ít nhất 2 lần (lần đầu thời gian chiếm từ ½ thời gian cho phép), trên 5.0 sẽ được 10đ cột chuẩn bị bài trong phiếu tính điểm quá trình.
2. Đánh giá:
* Ưu điểm:
- Học sinh hứng thú khi làm bài và được tính điểm quá trình. 
- Học sinh vui khi được GV tuyên dương.
* Hạn chế:
- Mất rất nhiều thời gian của GV kiểm tra, tổng kết. 
- Có em chỉ làm 1 lần cho mỗi đề. 
- Còn HS không tham gia.

File đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_ket_hop_su_dung_google_drive_va_trac_n.docx