Sáng kiến kinh nghiệm Kĩ năng ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học môn tiếng Anh ở trường Tiểu Học
Trong suốt quá trình dạy học môn tiếng Anh – đặc biệt là lớp 4, 5 tôi nhận thấy rằng kiến thức mà học sinh cần học thường là những kiến thức gắn liền với bạn bè, trường lớp, gia đình và thế giới xung quanh các em. Với những kiến thức này, ngày nào giáo viên cũng lên lớp giảng bài chỉ với tranh ảnh tĩnh, với bài giảng đơn điệu sẽ gây nhàm chán cho học sinh, càng ngày học sinh sẽ càng học hành uể oải hơn. Trong công tác giảng dạy, công nghệ thông tin có tác dụng mạnh mẽ, làm thay đổi phương pháp dạy và học. Nhờ đó mà học sinh hứng thú học tập hơn, kết quả là học sinh tiếp thu bài tốt hơn. Việc giáo viên sử dụng những hình thức, kinh nghiệm gì để thực hiện dạy học trực tuyến đạt hiệu quả là hết sức quan trọng.
Trong năm học 2020 – 2021, tôi đã thực hiện việc dạy học trực tuyến trong thời gian dài, qua học hỏi từ các đồng nghiệp trong và ngoài nhà trường, tìm tòi trên mạng Internet tôi đã đúc rút được cho bản thân mình một số kinh nghiệm trong việc tổ chức dạy học trực tuyến. Sang năm học 2021 - 2022 này tôi tiến hành nghiên cứu thêm và cùng với ham muốn học hỏi, muốn có cơ hội để tích luỹ thêm kinh nghiệm cho bản thân đã thôi thúc tôi mạnh dạn trình bày đề tài: "Kĩ năng ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học môn tiếng Anh ở trường Tiểu học”
Qua đây tôi muốn chia sẻ những kinh nghiệm về công tác dạy học đặc biệt là dạy học trực tuyến mà bản thân tôi đã áp dụng và có những kết quả tích cực. Hi vọng qua đề tài này tôi sẽ nhận được thêm những góp ý từ phía lãnh đạo, đồng nghiệp để đề tài được hoàn thiện hơn, và sẽ là một tài liệu giúp thầy cô đồng nghiệp tham khảo và áp dụng.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Kĩ năng ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học môn tiếng Anh ở trường Tiểu Học

ỦY BAN NHÂN DÂN QUẬN HÀ ĐÔNG TRƯỜNG TIỂU HỌC LÊ LỢI SÁNG KIẾN KINH GHIỆM KĨ NĂNG ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG DẠY HỌC MÔN TIẾNG ANH Ở TRƯỜNG TIỂU HỌC Lĩnh vực: Ngoại ngữ Cấp học: Tiểu học Tác giả: Nguyễn Thị Vân Đơn vị công tác: Trường Tiểu học Lê Lợi Chức vụ: Giáo viên Năm học: 2021 – 2022 MỤC LỤC PHẦN I: MỞ ĐẦU 3 Lí do chọn đề tài 3 Mục đích nghiên cứu 4 Đối tượng, phạm vi và thời gian nghiên cứu 4 Phương pháp nghiên cứu 4 PHẦN II: NỘI DUNG 6 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 6 Cơ sở lý luận của đề tài 6 Khái niệm về dạy học trực tuyến 6 Đặc điểm của dạy học trực tuyến 7 Vai trò của học sinh và giáo viên trong dạy trực tuyến. 8 Cơ sở thực tiễn của đề tài 9 Sự cần thiết của dạy học trực tuyến. 9 Thực trạng về dạy học trực tuyến hiện nay 10 NỘI DUNG MỘT SỐ BIỆN PHÁP TRONG DẠY HỌC TRỰC TUYẾN NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DẠY HỌC. 13 Biện pháp 1: Xây dựng mối liên hệ chặt chẽ giữa nhà trường, giáo viên và gia đình học sinh 13 Biện pháp 2: Lựa chọn công cụ dạy học trực tuyến phù hợp với lứa tuổi học sinh tiểu học. 16 Biện pháp 3: Xây dựng bài giảng phù hợp với mục đích, nội dung học tập 22 KẾT QUẢ THỰC HIỆN CÁC BIỆN PHÁP. 28 PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT 29 Kết luận 29 Đề xuất 30 TÀI LIỆU THAM KHẢO 31 PHẦN I: MỞ ĐẦU Lí do chọn đề tài Thế giới hôm nay đang chứng kiến biết bao điều kì diệu do con người tạo ra. Một trong những điều kì diệu ấy là sự góp mặt của công nghệ thông tin. Có thể nói công nghệ thông tin là một lĩnh vực đột phá có vai trò lớn trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế và xã hội, thúc đẩy mạnh mẽ quá trình công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước. Đối với lĩnh vực giáo dục đào tạo, công nghệ thông tin có tác dụng làm thay đổi mạnh mẽ phương pháp, phương thức dạy học nhất là khi nền giáo dục của nước ta bước sang thế kỉ 21, thế kỉ của công nghệ thông tin. Và có lẽ chính vì vậy mà trong những năm gần đây việc ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học đã và đang trở thành một xu thế phát triển mạnh mẽ ở các trường học, cấp học. Đặc biệt từ năm học 2020 - 2021, ngành Giáo dục đã thực hiện mục tiêu kép, vừa tham gia tích cực trong phòng, chống dịch, bảo đảm an toàn cho học sinh, giáo viên, vừa hoàn thành kế hoạch năm học, bảo đảm chất lượng giáo dục. Với bối cảnh như hiện nay việc dạy học trực tuyến là một tất yếu của sự phát triển và thích nghi. Trong đó, việc giáo viên lựa chọn những hình thức dạy học như thế nào để phù hợp với thực tiễn và đạt hiệu quả là hết sức quan trọng. Là một giáo viên đứng lớp, bản thân tôi luôn trăn trở với suy nghĩ làm thế nào để giờ dạy của mình thu hút được sự chú ý của học sinh, làm thế nào để tiết học sinh động hấp dẫn? Và sự xuất hiện của công nghệ thông tin đã giúp tôi tháo gỡ những băn khoăn này. Tôi luôn tiếp nhận những phương pháp đổi mới, cũng như tìm tòi các kiến thức và thực hành trong lĩnh vực công nghệ thông tin. Trong suốt quá trình dạy học môn tiếng Anh – đặc biệt là lớp 4, 5 tôi nhận thấy rằng kiến thức mà học sinh cần học thường là những kiến thức gắn liền với bạn bè, trường lớp, gia đình và thế giới xung quanh các em. Với những kiến thức này, ngày nào giáo viên cũng lên lớp giảng bài chỉ với tranh ảnh tĩnh, với bài giảng đơn điệu sẽ gây nhàm chán cho học sinh, càng ngày học sinh sẽ càng học hành uể oải hơn. Trong công tác giảng dạy, công nghệ thông tin có tác dụng mạnh mẽ, làm thay đổi phương pháp dạy và học. Nhờ đó mà học sinh hứng thú học tập hơn, kết quả là học sinh tiếp thu bài tốt hơn. Việc giáo viên sử dụng những hình thức, kinh nghiệm gì để thực hiện dạy học trực tuyến đạt hiệu quả là hết sức quan trọng. Trong năm học 2020 – 2021, tôi đã thực hiện việc dạy học trực tuyến trong thời gian dài, qua học hỏi từ các đồng nghiệp trong và ngoài nhà trường, tìm tòi trên mạng Internet tôi đã đúc rút được cho bản thân mình một số kinh nghiệm trong việc tổ chức dạy học trực tuyến. Sang năm học 2021 - 2022 này tôi tiến hành nghiên cứu thêm và cùng với ham muốn học hỏi, muốn có cơ hội để tích luỹ thêm kinh nghiệm cho bản thân đã thôi thúc tôi mạnh dạn trình bày đề tài: "Kĩ năng ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học môn tiếng Anh ở trường Tiểu học” Qua đây tôi muốn chia sẻ những kinh nghiệm về công tác dạy học đặc biệt là dạy học trực tuyến mà bản thân tôi đã áp dụng và có những kết quả tích cực. Hi vọng qua đề tài này tôi sẽ nhận được thêm những góp ý từ phía lãnh đạo, đồng nghiệp để đề tài được hoàn thiện hơn, và sẽ là một tài liệu giúp thầy cô đồng nghiệp tham khảo và áp dụng. Mục đích nghiên cứu Ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học nhằm giúp học sinh hứng thú trong học tập. Nghiên cứu lí luận của việc ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học ở trường học. Tìm hiểu về thực trạng dạy học trong bối cảnh đại dịch Covid-19 còn nhiều diễn biến phức tạp. Đề xuất một số biện pháp trong dạy học trực tuyến mà bản thân đã áp dụng và đã đạt được những kết quả tích cực nhất định. Tiếp tục áp dụng các biện pháp trong năm học 2021 – 2022 và cải thiện các biện pháp từ đó trình bày trong đề tài những biện pháp ưu việt nhất. Đối tượng, phạm vi và thời gian nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: Các hình thức, biện pháp ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học – đặc biệt là dạy học trực tuyến ở trường Tiểu học Lê Lợi. Phạm vi nghiên cứu: Học sinh trường Tiểu học Lê Lợi. Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 9 năm 2021 Phương pháp nghiên cứu Ở đề tài này tôi đã thực hiện các phương pháp như sau: Phương pháp nghiên cứu lý thuyết qua tài liệu. Phương pháp quan sát thông qua: khảo sát, trao đổi vấn đáp, quan sát theo dõi biểu hiện qua quá trình học tập của học sinh... Phương pháp phân tích, tổng hợp. Phương pháp thống kê. PHẦN II: NỘI DUNG CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN Cơ sở lý luận của đề tài Khái niệm về dạy học trực tuyến Dạy học trực tuyến (E-learning) là hình thức giảng dạy và học tập ở các lớp học trên Internet. Người dạy và người học sẽ sử dụng phần mềm nền tảng học trực tuyến, ứng dụng truyền âm thanh, hình ảnh và các thiết bị thông minh (laptop, smartphone, máy tính bảng, ). Các bài giảng, tài liệu (dưới dạng văn bản, hình ảnh, video ) được đưa lên những nền tảng và người dùng hoàn toàn có thể thuận tiện truy vấn và học mọi lúc mọi nơi. Bên cạnh đó còn có những khóa học cùng thời hạn thực có sự tham gia và tương tác giữa giáo viên và học viên. Dạy học trực tuyến đang trở nên phổ cập không riêng gì trong đại dịch mà trong thời đại công nghệ tiên tiến số. Hình thức học trực tuyến đã và đang biểu lộ được những ưu điểm nổi trội như sau: Hạn chế nguy cơ lây lan dịch bệnh: Việc áp dụng dạy học trực tuyến đã đảm bảo các lớp học vẫn diễn ra theo kế hoạch, giáo viên và học sinh không phải đến lớp nên giảm nguy cơ nhiễm bệnh. Thúc đẩy tính tự học: Người học có thể chủ động lựa chọn khóa học mình mong muốn và học bất cứ lúc nào, ở đâu. Họ có thể rút ngắn thời gian học vì không phụ thuộc vào thời gian biểu ở các lớp học truyền thống. Ứng dụng công nghệ thông tin vào giáo dục: Giáo viên cần phải trau dồi năng lực, tìm tòi các hình thức giảng dạy mới để thu hút người học. Từ đó, chất lượng giảng dạy được nâng cao. Dạy học trực tuyến là hình thức dạy học trải qua những thiết bị điện tử mưu trí có liên kết Internet. Trong dạy học trực tuyến có 2 khái niệm mà người dùng hay nhầm lẫn đó là: công cụ dạy học trực tuyến và nền tảng giáo dục trực tuyến. Công cụ dạy học online: Đây là các phương tiện giúp người dạy và người học cùng tham gia vào cùng 1 thời điểm và có thể tương tác với nhau. Một số công cụ hỗ trợ học online thông dụng là: Zoom, Skype, Hangouts, Google Meet, Nền tảng E-Learning: Đây là phần mềm học trực tuyến cho phép tổ chức các buổi học trong thời gian thực và các khóa học trực tuyến – nơi người học có thể truy cập bất cứ thời gian nào, sử dụng tài liệu được tải lên hệ thống để tự học. Khóa học trực tuyến với những bài giảng đã được tải sẵn lên mạng lưới hệ thống cho người học học mọi lúc mọi nơi, truyền đạt kiến thức theo yêu cầu, thông tin đáp ứng nhanh chóng. Học sinh có thể truy cập các khoá học bất kỳ nơi đâu như văn phòng làm việc, tại nhà, tại những điểm Internet công cộng, 24 giờ một ngày, 7 ngày trong tuần. Đặc điểm của dạy học trực tuyến Đây là một hình thức đào tạo qua mạng có nhiều đổi mới hơn so với học truyền thống, cung cấp cho học viên sự kết hợp hài hòa giữa nhìn, nghe và sự chủ động tích cực trong hoạt động. Chính nhờ vào lợi ích đó, đào tạo qua mạng đã mang lại rất nhiều hiệu quả cho việc học tập như: thu hút được nhiều đối tượng học viên trên phạm vi toàn cầu, cắt giảm được nhiều chi phí xuất bản, in ấn tài liệu. Học viên khi tham gia vào các lớp học trực tuyến có thể chủ động lựa chọn cho mình những kiến thức phù hợp. Người học trực tuyến có thể chủ động chọn những kiến thức phù hợp với mình so với hình thức tiếp thu thụ động trên lớp. Cùng với việc đánh giá được nhu cầu thực tế, học trực tuyến có thể áp dụng cho tất cả các nhu cầu cụ thể nhất. Ưu điểm của lớp học trực tuyến là khả năng giảm thiểu chi phí đi lại, tiết kiệm được thời gian và không gian học tập. Hơn thế nữa, việc xây dựng thiết kế web trường học không tốn nhiều chi phí bằng việc xây dựng một trường học và cũng không cần giấy phép xây dựng phức tạp. Ngoài ra, khóa học online còn có các ưu diểm khác: Đào tạo mọi lúc mọi nơi: Truyền đạt kiến thức nhanh chóng, thông tin theo yêu cầu của học viên. Người học có thể truy cập vào các khóa học trực tuyến tại bất kỳ nơi đâu: ở nhà, nơi làm việc hay các địa điểm mạng Internet công cộng và vào bất kỳ thời gian nào thích hợp khi người học muốn. Tiết kiệm chi phí học tập: Giúp học viên giảm tới khoảng 60% chi phí đi lại, địa điểm tổ chức học tập. Mỗi học viên đều có thể đăng ký nhiều khóa học và thanh toán trực tuyến chi phí học tập. Chủ động lựa chọn các chương trình học mong muốn: Người học có thể chọn bất cứ chương trình học nào mà mình yêu thích trên các nền tảng học trực tuyến. Phương pháp dạy học trực tuyến giúp người học hoàn toàn có thể học ngay tại nhà vào khoảng chừng thời hạn tương thích Bên cạnh những ưu điểm trên, dạy học trực tuyến vẫn còn một số ít điểm yếu như: Phụ thuộc vào kết nối mạng: Nếu kết nối mạng chậm/mất kết nối mạng, buổi học sẽ bị gián đoạn. Điều này ảnh hưởng đến tâm trạng của người dạy, người học và tiến trình bài giảng. Phụ thuộc sự chủ động, tính kỷ luật của người học: Người dạy khó có thể quản lý, kiểm tra đôn đốc việc học của người học. Người học ít có cơ hội trao đổi với người dạy và bạn bè nên giảm hứng thú học tập. Vì thế, dạy học trực tuyến đòi hỏi mỗi người học phải có ý thức tự giác, kỷ luật cao. Vai trò của học sinh và giáo viên trong dạy trực tuyến. Vai trò của học sinh Học sinh phải chủ động và tích cực trong việc đón nhận tình huống học tập mới, chủ động trong việc huy động kiến thức, kỹ năng đã có vào khám phá, giải quyết các tình huống học tập mới đồng thời học sinh phải chủ động bộc lộ những quan điểm và những khó khăn của bản thân khi đứng trước tình huống học tập mới. Vai trò của giáo viên Giáo viên là người thiết kế các tình huống học tập, người nêu vấn đề, người biên soạn, giới thiệu tài liệu học tập, điều phối mọi hoạt động trong lớp học, tiếp nhận những phản hồi, điều chỉnh hoạt động học đi đúng hướng, luôn bên cạnh người học với vai trò nhà tư vấn tạo môi trường cho người học kiến tạo kiến thức cho mình. Ở vai trò mới, giáo viên chuyển từ “người quản lý” sang “người thúc đẩy” và học sinh từ “người bị quản lý” sang vai trò “người được ủy quyền”. Cơ sở thực tiễn của đề tài Sự cần thiết của dạy học trực tuyến. Do ảnh hưởng của dịch COVID-19 diễn biến phức tạp, hơn 20 triệu học sinh, và gần 2 triệu nhà giáo các cấp học chưa thể tiếp tục theo phương thức dạy học trực tiếp. Chuyển sang dạy học trực tuyến là lựa chọn thích ứng phù hợp trong bối cảnh hiện nay. Dạy học trực tuyến có nhiều ưu điểm nhưng cũng đặt ra không ít thách thức mà ngành Giáo dục và Đào tạo đã và đang nỗ lực khắc phục, vượt qua. Do ảnh hưởng của dịch COVID-19, khai giảng năm học 2021-2022, một số tỉnh, thành phố khai giảng trực tuyến hoặc trên truyền hình vào đúng ngày 5/9, đảm bảo các quy định về giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16 của Chính phủ. Hà Nội là 1 trong những địa phương thông báo không tổ chức lễ khai giảng trực tiếp mà khai giảng bắt đầu năm học mới từ đầu tháng 9 với tất cả các cấp học qua hình thức trực tuyến hoặc phát trực tiếp trên sóng truyền hình địa phương. Trong năm học này, hơn 20 triệu học sinh, và gần 2 triệu nhà giáo các cấp học chưa thể tiếp tục dạy học và học theo phương thức dạy học trực tiếp. Nhiều cơ sở giáo dục và đào tạo phải đóng cửa kéo dài hoặc chuyển sang dạy học trực tuyến trong điều kiện thiếu sự chuẩn bị và bị động về năng lực đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý và cơ sở vật chất, hạ tầng kỹ thuật. Tình trạng này bị gián đoạn và kéo dài qua bốn đợt bùng phát dịch COVID-19 đã ảnh hưởng không nhỏ đến việc bảo đảm chương trình, phương pháp, kế hoạch tổ chức dạy và học, hoạt động của trường, lớp và đến sự phát triển của trẻ em, học sinh, cả nước. Dạy học trực tuyến (online) là giải pháp được nhiều quốc gia và các tổ chức giáo dục lựa chọn trong thời kỳ COVID-19. Dạy học trực tuyến là phương pháp giảng dạy khá hiệu quả mà giáo viên và học sinh cần áp dụng một cách có định hướng để truyền tải kiến thức đến học sinh, một cách linh hoạt, giúp cho người học theo được mạch bài giảng đạt được mục tiêu của bài học và môn học... Dạy học trực tuyến đã, đang và sẽ trở thành xu hướng được tăng cường, củng cố và dần trở thành một xu thế tất yếu, nhiệm vụ chính trong các nhiệm vụ triển khai năm học để thích ứng với tình hình mới. Dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, sự vào cuộc quyết liệt, trách nhiệm, hiệu quả của cả hệ thống chính trị, ngành Giáo dục và đào tạo ở nước ta đã có nhiều đổi mới, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, cải thiện cơ sở vật chất, thiết bị dạy học; thay đổi, điều chỉnh các hoạt động dạy học, tổ chức dạy học trực tuyến góp phần phát triển năng lực sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong dạy-học, thúc đẩy chuyển đổi số trong giáo dục và đào tạo; mở rộng cơ hội tiếp cận giáo dục cho học sinh, tạo điều kiện để trẻ em, học sinh, được học ở mọi nơi, mọi lúc và bảo đảm công tác phòng, chống dịch, thích ứng với tình hình của dịch COVID-19; đồng thời thực hiện tốt phương châm “tạm dừng đến trường, không dừng học” đáp ứng mục tiêu chương trình, kế hoạch công tác c
File đính kèm:
sang_kien_kinh_nghiem_ki_nang_ung_dung_cong_nghe_thong_tin_t.docx
Sáng kiến kinh nghiệm Kĩ năng ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học môn tiếng Anh ở trường Tiểu.pdf