Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp chỉ đạo ứng dụng Công nghệ thông tin trong trường Mầm Non

Biện pháp 1: Lập kế hoạch đẩy mạnh ứng dụng CNTT vào giảng dạy

Kế hoạch ứng dụng CNTT trong dạy học của Hiệu trưởng ban hành phải là một phương án tổng hợp bao gồm các yếu tố: Mục tiêu, thời gian, không gian, nội dung của các hoạt động, nguồn nhân lực, vật lực, tài chính, phương án tổ chức bộ máy, sắp xếp cán bộ cho việc triển khai thực hiện.

Phải xác định các mục tiêu, các bước đi cụ thể về ứng dụng CNTT vào dạy học cho từng giai đoạn, từng học kỳ, từng năm học.

Xây dựng kế hoạch về khai thác và sử dụng kinh phí đầu tư: Không chỉ dừng ở việc đầu tư trang thiết bị, mà cần chú trọng hơn trong kế hoạch kinh phí cho bảo trì, bảo dưỡng; mua phần mềm; lắp đặt và khai thác đường truyền Internet, xây dựng cơ sở dữ liệu điện tứ phục vụ dạy học và quản lý...

Xây dựng kế hoạch về con người: Kế hoạch đào tạo bồi dưỡng, nâng cao trình độ cho đội ngũ hiện nay, có kế hoạch bồi dưỡng chuyên sâu các kỹ năng soạn thảo văn bản trên máy tính để thiết kế giáo án, sử dụng phần mềm hỗ trợ dạy học, kỹ năng khai thác và sử dụng thông tin trên mạng, kỹ năng tổ chức dạy học bằng trình chiếu,....

docx 11 trang Phương Chi 19/03/2025 370
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp chỉ đạo ứng dụng Công nghệ thông tin trong trường Mầm Non", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp chỉ đạo ứng dụng Công nghệ thông tin trong trường Mầm Non

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp chỉ đạo ứng dụng Công nghệ thông tin trong trường Mầm Non
PHẦN MỞ ĐẦU
Trong thời đại công nghệ thông tin hiện nay, việc vận dụng công nghệ vào các lĩnh vực trong đời sống ngày càng rộng rãi và không còn xa lạ nữa, ngành giáo dục nói chung và giáo dục mầm non nói riêng cũng đã từng bước tiếp cận với công nghệ hiện đại. Việc ứng dụng tin học vào giảng dạy là rất cần thiết và được khuyến khích rất nhiều. Đặc biệt sử dụng tin học vào tổ chức các hoạt động cho trẻ mầm non sẽ tạo ra những điều mới lạ kích thích sự tò mò của trẻ.
Lý do chọn đề tài.
Giai đoạn lứa tuổi mầm non trẻ phát triển mạnh mẽ về thể chất, trí tuệ, tinh thần, trẻ ham hiểu biết thích tìm tòi mọi thứ xung quanh. Dưới sự hướng dẫn của cô giáo trẻ sẽ lĩnh hội được kiến thức được chính xác, đầy đủ hơn. Chính vì vậy mà hình thức tổ chức các hoạt động cho trẻ càng phong phú, hấp dẫn, càng gây hứng thú thu hút trẻ, trẻ càng dễ tiếp thu dễ nhớ, lâu quên, nhẹ nhàng lĩnh hội kiến thức.
Với những hình thức cho trẻ hoạt động như: Cô hát cho trẻ nghe, trẻ bắt chước cô. Đã trở nên quá quen thuộc đối với trẻ, làm trẻ nhàm chán nên hiệu quả giờ học không cao. Cần phải có những điều mới lạ để thu hút sự tập trung chú ý của trẻ.
Từ năm học 2007-2008, Bộ giáo dục – đào tạo đã xác định nhiệm vụ trọng tâm của ngành giáo dục là: “Đẩy mạnh công nghệ thông tin đưa vào chương trình, giáo án điện tứ, bài soạn có ứng dụng phầm mềm”. Và cho đến những năm học tiếp theo chúng ta vẫn luôn xác định đây là nhiệm vụ trọng tâm, cần thiết và phải chú trọng đầu tư để phát triển hơn nữa.
Việc ứng dụng phần mềm tin học vào tổ chức một số hoạt động cho trẻ mầm non nhằm tạo một môi trường lớp học thân thiện mới lạ, phong phú, bắt mắt thu hút trẻ, kích thích trẻ tích cực hoạt động ham học hỏi, tìm tòi khám phá để trẻ phát triển toàn diện tạo cơ sở bước đầu vững chắc cho tương lai của trẻ.
Thực hiện sự chỉ đạo của Sở giáo dục – đào tạo Hà Tĩnh, hướng dẫn của Phòng giáo dục – đào tạo, trường mầm non chúng tôi trong những năm qua luôn cố gắng tiếp tục đổi mới hình thức giáo dục cho trẻ mầm non để trẻ được phát triển toàn diện. Đẩy mạnh đưa công nghệ thông tin vào trong giảng dạy để có nhiều hình thức cho trẻ hoạt
động. Nhiệm vụ đặt ra cho mỗi cán bộ, giáo viên và cụ thể với bản thân tôi là luôn phải tìm tòi, sáng tạo, tự học hỏi bồi dưỡng bản thân về tin học. Từ năm học 2013-2014, khi được phòng giáo dục phân công về làm cán bộ quản lý tại trường, bản thân đã mạnh dạn đưa một số kiến thức của mình về tin học vào việc chỉ đạo cán bộ giáo viên soạn giáo án, sử dụng một số ứng dụng phần mềm vào việc tổ chức các hoạt động cho trẻ ở lớp cũng như phát huy các phần mềm trong quản lý và giảng dạy tại trường có hiệu quả.
Có thể thấy ứng dụng của công nghệ thông tin trong giáo dục mầm non đã tạo ra một biến đổi về chất trong hiệu quả giảng dạy của ngành giáo dục mầm non, tạo ra một môi trường giáo dục mang tính tương tác cao giữa giáo viên và trẻ. Nhưng thực tế ở các trường mầm non việc ứng dụng CNTT trong hoạt động quản lý và giảng dạy mới chỉ là những bước đi đầu tiên còn nhiều hạn chế cho nên đạt hiệu quả chưa cao. Chính vì vậy năm học 2014-2015, tôi tiếp tục nghiên cứu và phát triển thêm đề tài mà mình đã lựa chọn: “Một số biện pháp chỉ đạo ứng dụng công nghệ thông tin trong trường mầm non”
Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu:
Mục đích nghiên cứu
Đề xuất một số biện pháp nhằm nâng cao khả năng ứng dụng CNTT trong trường mầm non nơi tôi đang công tác.
Nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ về việc ứng dụng công nghệ thông tin trong giáo dục mầm non cho toàn thể đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý.
Nhiệm vụ nghiên cứu:
Nghiên cứu lý luận về ưng dụng công nghệ thông tin trong giáo dục mầm non
Điều tra thực trạng việc ứng dụng công nghệ thông tin ở trường mầm non.
Đưa ra một số biện pháp chỉ đạo ứng dụng công nghệ thông tin ở trường mầm
non

Đối tượng, thời gian, phương pháp nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu:
Đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên trong trường
Một số biện pháp chỉ đạo ứng dụng công nghệ thông tin trong trường mầm non
Thời gian nghiên cứu: Do tính chất và điều kiện thực hiện của đề tài, tôi chỉ đi sâu nghiên cứu 1 số biện pháp chỉ đạo việc ứng dụng công nghệ thông tin trong giáo dục mầm non ở trường mầm non nơi tôi đang công tác.
Thời gian nghiên cứu từ năm học 2013-2014 đến nay.
Phương pháp nghiên cứu:
Phương pháp nghiên cứu lý luận: Đọc và sử dụng các tài liệu, sách báo, tạp chí giáo dục mầm non, mạng internet có liên quan đến đề tài.
Phương pháp quan sát: Quan sát các hoạt động của cô và trẻ trong trường mầm non để nhận biết về khả năng ứng dụng công nghệ thông tin trong giáo dục mầm non.
Phương pháp đàm thoại: Đàm thoại với giáo viên và trẻ để tìm hiểu về công nghệ thông tin và việc ứng dụng công nghệ thông tin trong giáo dục mầm non
Phương pháp phân tích và tổng kết kinh nghiệm: Nghiên cứu các nội dung và phương pháp ứng dụng công nghệ thông tin để tìm ra các nội dung và phương pháp ứng dụng CNTT trong giáo dục mầm non đạt hiệu quả nhất cho thực tiễn.
GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
Cơ sở lý luận
Xuất phát từ các văn bản chỉ đạo của Đảng và nhà nước nhất là chỉ thị 58-CT/UW của Bộ Chính Trị ngày 07 tháng 10 năm 2000 về việc đẩy mạnh ứng dụng CNTT phục vụ sự nghiệp Công nghiệp hóa và Hiện đại hóa đã chỉ rõ trọng tâm của ngành giáo dục là đào tạo nguồn nhân lực về CNTT và đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong công tác giáo dục và đào tạo, đây là nhiệm vụ mà Thủ tướng Chính phủ đã giao cho ngành giáo dục giai đoạn 2001 – 2005 thông qua quyết định số 81/2001/QĐ-TTg.
Hiện nay, nhiều trường mầm non đã trang bị phòng máy, phòng đa năng, nối mạng Internet một số trường còn trang bị thêm thiết bị ghi âm, chụp hình, quay phim, và một số thiết bị khác, tạo cơ sở hạ tầng CNTT cho giáo viên sử dụng vào quá trình dạy học của mình. Chính vì thế cũng mở ra triển vọng to lớn trong việc đổi mới các phương pháp và hình thức dạy học.
Do sự phát triển của công nghệ thông tin và truyền thông mà mọi người đều có trong tay nhiều công cụ hỗ trợ cho quá trình dạy học nói chung và phần mềm dạy học nói riêng. Nhờ có sử dụng các phần mềm dạy học này mà trẻ mầm non hứng thú tham gia bài học hơn trong môi trường học tập sinh động và mới mẻ. Nhờ có máy tính điện tứ mà việc thiết kế giáo án và giảng dạy trên máy tính trở nên thuận tiện hơn, tiết kiệm được nhiều thời gian hơn so với cách dạy theo phương pháp truyền thống, chỉ cần “bấm chuột” vài giây sau trên màn hình hiện ra ngay nội dung của bài giảng với những hình ảnh, âm thanh sống động thu hút được sự chú ý và tạo hứng thú đến với trẻ. Thông qua giáo án điện tử, giáo viên cũng có nhiều thời gian đặt các câu hỏi gợi mở tạo điều kiện cho học sinh hoạt động nhiều hơn trong giờ học. Những khả năng mới mẻ và ưu việt này của công nghệ thông tin và truyền thông đã nhanh chóng làm thay đổi cách sống, cách làm việc, cách học tập, cách tư duy và quan trọng hơn cả là cách ra quyết định của con người.
Do đó, mục tiêu cuối cùng của việc ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học là nâng cao một bước cơ bản chất lượng các hoạt động giáo dục cho trẻ, tạo ra một môi
trường giáo dục mang tính tương tác cao, trẻ được khuyến khích, tự rèn luyện của bản thân mình.
Cơ sở thực tiễn:
Theo nhận định của một số chuyên gia, thì việc đưa công nghệ thông tin và truyền thông ứng dụng vào lĩnh vực giáo dục và đào tạo bước đầu đã đạt được những kết quả khả quan. Tuy nhiên, những gì đã đạt được vẫn còn hết sức khiêm tốn. Khó khăn, vướng mắc và những thách thức vẫn còn ở phía trước bởi những vấn đề nảy sinh từ thực tiễn. Chẳng hạn: Tuy máy tính điện tứ mang lại rất nhiều thuận lợi cho việc dạy học nhưng trong một mức độ nào đó, thì công cụ hiện đại này cũng không thể hỗ trợ giáo viên hoàn toàn trong các bài giảng của họ, nhất là đặc thù của việc tổ chức hoạt động của giáo viên mầm non là cần có những đồ dùng trực quan để phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý của trẻ. Nó chỉ thực sự hiệu quả đối với một số bài giảng chứ không phải toàn bộ chương trình do nhiều nguyên nhân. Bên cạnh đó, kiến thức, kỹ năng về công nghệ thông tin ở một số giáo viên vẫn còn hạn chế, chưa đủ vượt ngưỡng để đam mê và sáng tạo, thậm chí còn né tránh. Mặc khác, phương pháp dạy học cũ vẫn còn như một lối mòn khó thay đổi, sự uy quyền, áp đặt vẫn chưa thể xoá được trong một ngày một ngày hai. Việc dạy học tương tác giữa người - máy, dạy theo nhóm, dạy phương pháp tư duy sáng tạo cho trẻ, cũng như dạy trẻ cách biết, cách làm, cách chung sống và cách tự khẳng định mình vẫn còn mới mẻ đối với giáo viên và đòi hỏi giáo viên phải kết hợp hài hòa các phương pháp dạy học đồng thời phát huy ưu điểm của phương pháp dạy học này làm hạn chế những nhược điểm của phương pháp dạy học truyền thống. Điều đó làm cho công nghệ thông tin, dù đã được đưa vào quá trình dạy học, vẫn chưa thể phát huy tính trọn vẹn tích cực và tính hiệu quả của nó.
Việc sử dụng công nghệ thông tin để đổi mới phương pháp dạy học chưa được nghiên cứu kỹ, dẫn đến việc ứng dụng nó không đúng chỗ, không đúng lúc, nhiều khi lạm dụng nó.
Việc đánh giá một tiết dạy có ứng dụng công nghệ thông tin còn lúng túng, chưa xác định hướng ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học. Chính sách, cơ chế quản lý còn nhiều bất cập, chưa tạo được sự đồng bộ trong thực hiện. Các phương tiện, thiết
bị phục vụ cho việc đổi mới phương pháp dạy học bằng phương tiện chiếu projector,  còn thiếu và chưa đồng bộ và chưa hướng dẫn sử dụng nên chưa thực hiện thường xuyên. Việc kết nối và sử dụng Internet chưa được thực hiện thường xuyên và có chiều sâu Công tác đào tạo, công tác bồi dưỡng, tự bồi dưỡng đội ngũ giáo viên chỉ mới dừng lại ở việc xoá mù tin học nên giáo viên chưa đủ kiến thức, mất nhiều thời gian và công sức để sử dụng công nghệ thông tin trong lớp học một cách có hiệu quả.
Thực trạng việc ứng dụng công nghệ thông tin trong giáo dục mầm non ở trường mầm non
Thuận lợi :
Trường được phòng GD & ĐT quan tâm chỉ đạo về việc phát triển CNTT và ứng dụng vào các hoạt động dạy, học và quản lý trong nhà trường. Đồng thời, phòng cũng tổ chức các buổi tập huấn về CNTT dành cho các đối tượng khác nhau như cán bộ quản lý, kế toán, giáo viênmỗi khi có những phần mềm mới hoặc là củng cố lại cách sử dụng những phần mềm cũ.
Trường đã đạt chuẩn quốc gia mức độ I và có khá nhiều máy tính phục vụ cho hoạt động quản lý và giảng dạy, các máy tính được kết nối internet, được cài đặt các phần mềm theo yêu cầu.
Đa số cán bộ giáo viên trong trường đều trẻ tuổi, nên có ý thức tự học tập nâng cao trình độ tin học cũng như nhanh nhạy trong việc cập nhật các phần mềm, các kiến thức mới trong ứng dụng công nghệ thông tin.
Khó khăn :
Các giáo viên trẻ, nhiệt tình, chịu khó nhưng cũng đồng nghĩa với việc thiếu kinh nghiệm, hay nóng vội nên trong việc ứng dụng CNTT có phần chưa cẩn thận dẫn đến hiệu quả chưa cao.
30% CBGV gia đình không có máy tính, ở trường thời làm việc ở trường từ 10 đến 12 tiếng cho nên việc tự học, tự nghiên cứu về CNTT và các phần mềm, các ứng dụng cho công tác còn hạn chế.
Kinh phí nhà trường còn hạn hẹp, chưa đầu tư được phòng máy tính tập trung cũng như chưa có máy chụp ảnh, quay phim
Thời gian làm việc của cán bộ, giáo viên mầm non ở trường nhiều nên chưa có nhiều thời gian để nghiên cứu sâu, kỹ về các phần mềm cũng như ứng dụng của nó.
Một số biện pháp chỉ đạo việc ứng dụng công nghệ thông tin trong giáo dục mầm non ở trường mầm non
Biện pháp 1: Lập kế hoạch đẩy mạnh ứng dụng CNTT vào giảng dạy
Kế hoạch ứng dụng CNTT trong dạy học của Hiệu trưởng ban hành phải là một phương án tổng hợp bao gồm các yếu tố: Mục tiêu, thời gian, không gian, nội dung của các hoạt động, nguồn nhân lực, vật lực, tài chính, phương án tổ chức bộ máy, sắp xếp cán bộ cho việc triển khai thực hiện.
Phải xác định các mục tiêu, các bước đi cụ thể về ứng dụng CNTT vào dạy học cho từng giai đoạn, từng học kỳ, từng năm học.
Xây dựng kế hoạch về khai thác và sử dụng kinh phí đầu tư: Không chỉ dừng ở việc đầu tư trang thiết bị, mà cần chú trọng hơn trong kế hoạch kinh phí cho bảo trì, bảo dưỡng; mua phần mềm; lắp đặt và khai thác đường truyền Internet, xây dựng cơ sở dữ liệu điện tứ phục vụ dạy học và quản lý...
Xây dựng kế hoạch về con người: Kế hoạch đào tạo bồi dưỡng, nâng cao trình độ cho đội ngũ hiện nay, có kế hoạch bồi dưỡng chuyên sâu các kỹ năng soạn thảo văn bản trên máy tính để thiết kế giáo án, sử dụng phần mềm hỗ trợ dạy học, kỹ năng khai thác và sử dụng thông tin trên mạng, kỹ năng tổ chức dạy học bằng trình chiếu,....
Trong kế hoạch cần chỉ rõ ai chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện, chỉ đạo hoạt động, kiểm tra theo kế hoạch đã đề ra? Hoạt động ứng dụng CNTT vào dạy học có liên quan chặt chẽ với các hoạt động chuyên môn khác nên công việc này cần giao cụ thể cho Phó hiệu trưởng hoặc tổ trưởng chuyên môn, hoặc giáo viên có trình độ, kĩ năng về CNTT và có kinh nghiệm trong chỉ đạo đổi mới dạy học đối với giáo viên.
Biện pháp 2: Xây dựng kế hoạch tạo nguồn nhân lực có chất lượng
Xây dựng kế hoạch cứ cán bộ, giáo viên đi học chứng chỉ để nâng cao trình độ chuyên môn về Tin học, giáo viên không đi học các lớp cấp chứng chỉ thì chỉ cần có kĩ năng sử dụng, ứng dụng; đồng thời mời các chuyên gia và giáo viên giảng dạy có kinh
nghiệm, hướng dẫn trực tiếp, thuyết trình bằng máy chiếu, thảo luận, hỏi đáp, thực hành tại trường.
Trong năm học 2014-2015, phòng giáo dục đã tổ chức nhiều đợt chuyên đề, tập huấn các phần mềm khác nhau. Cụ thể, phòng phối hợp với công ty cổ phần đầu tư công nghệ phần mềm STC tổ chức tập huấn và chuyển giao phần mềm giáo án điện tứ cho giáo viên, tập huấn phần mềm SMAS về quản trị trường học, tập huấn về tạo và quản lý webside các nhà trường, tập huấn sử dụng phần mềm Kiểm định chất lượng trường mầm nonBên cạnh đó là việc củng cố và tiếp tục sử dụng các phần mềm đã triển khai từ năm học trước như phần mềm Phổ cập giáo dục, phần mềm Buca, Bigtime
Thầy giáo Trịnh Hồng Mạnh triển khai buổi tập huấn
Đồng thời tại trường tôi cũng mở các đợt chuyên đề để củng cố, bổ sung những kiến thức còn thiếu sót của cán bộ giáo viên, cùng hỗ trợ cho nhau, người giỏi giúp người còn yếu, phân công kèm cặp, giúp đỡ nhau trong việc sử dụng máy tính cũng như cập nhật các phần mềmTừ khi về trường tôi đã tiến hành kiểm tra khảo sát khả năng sử dụng và ứng dụng công nghệ thông tin của giáo viên, ngay sau đó tôi đã tổ chức một
buổi chuyên đề “Hướng dẫn kỹ năng soạn thảo văn bản và Sử dụng phần mềm giáo dục
” dành cho toàn thể cán bộ giáo viên trong trường. Ngoài ra, những lúc có thời gian rảnh rổi tôi đến tận từng lớp, từng máy của giáo viên để hướng dẫn, chỉnh sứa trực tiếp để các đồng chí nắm bắt tốt hơn và kịp thời hơn. Năm học 2014-2015, tiếp tục các chuyên đề của phòng giáo dục tổ chức, bộ phận chuyên môn dưới dự chủ trì của hiệu trưởng đã tổ chức hai chuyên đề liên quan đến ứng dụng tin học là “Hướng dẫn sử dụng phần mềm giáo án điện tử” và chuyên đề “Tham gia vào trang Webside của trường có hiệu quả” cho toàn thể cán bộ giáo viên và nhân viên trong trường.
Cử cán bộ giáo viên tham gia chuyên đề tại Phòng GD
Hằng năm, luân phiên tổ chức bồi dưỡng kiến thức và kỹ năng sử dụng CNTT cho giáo viên cốt cán để sử dụng được máy vi tính, phần 

File đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_chi_dao_ung_dung_cong.docx
  • pdfSáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp chỉ đạo ứng dụng Công nghệ thông tin trong trường Mầm Non.pdf