Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp thực hiện tốt công tác chủ nhiệm

3. Biện pháp thực hiện cụ thể

Sau khi được nhà trường phân công lớp chủ nhiệm. Với danh sách học sinh của lớp mình được phân công, giáo viên chủ nhiệm cố gắng nhớ hết tên học sinh trong lớp. Đây là điều rất quan trọng. Bởi con người, ai cũng muốn mình là người quan trọng đối với người khác, là người được người khác tôn trọng. Việc giáo viên gọi tên các em ngay khi mới gặp nhau là biểu hiện của điều đó. Học sinh sẽ rất vui, bất ngờ vì việc này và chính điều này sẽ giúp người giáo viên chủ nhiệm nhanh chóng để lại ấn tượng của mình trong các em. Điều quan trọng là các em cảm nhận được sự tôn trọng của giáo viên chủ nhiệm đối với từng học sinh

3.1. Xây dựng những “Đôi bạn cùng tiến” trong lớp ngay từ thời gian đầu năm học.

Sau khi nhận lớp, tìm hiểu xếp loại hai mặt giáo dục của từng học sinh ở năm học trước và tìm hiểu tỉ lệ học sinh Giỏi, Khá với học sinh Trung bình trở xuống trong lớp để phân chỗ ngồi phù hợp. Mục đích của việc sắp xếp chỗ ngồi như trên là để thành lập những “Đôi bạn cùng tiến” ngay trên lớp học.

- Tiến hành tổ chức lớp, phân chỗ ngồi trên cơ sở:

+ Lực lượng nòng cốt: Mỗi tổ đều phải có thành phần ban cán sự lớp.

+ Học lực của học sinh: Phải có sự xen kẽ học sinh yếu, kém với học sinh khá, giỏi. Số học sinh và học lực của học sinh ở các tổ phải tương đối ngang nhau.

+ Thể chất của học sinh: học sinh thấp ngồi trước, cao ngồi sau; mắt yếu ngồi gần bảng.

docx 41 trang Phương Chi 27/03/2025 310
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp thực hiện tốt công tác chủ nhiệm", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp thực hiện tốt công tác chủ nhiệm

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp thực hiện tốt công tác chủ nhiệm
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM NĂM HỌC 2018-2019
“Một số biện pháp giúp thực hiện tốt công tác chủ nhiệm”
Người thực hiện: Phạm Thị Minh Thủy, sinh năm: 1981
Chức vụ: Giáo viên
Đơn vị công tác: Trường THCS Trịnh Phong
Trình độ chuyên môn: Đại học sư phạm – Chuyên ngành Vật lí
Đề tài chuyên môn: Chủ nhiệm
A. ĐẶT VẤN ĐỀ
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Theo dự thảo chương trình phổ thông mới sau năm 2015, Bộ Giáo dục và đào tạo xác định: “Chương trình giáo dục phổ thông nhằm giúp học sinh phát triển khả năng vốn có của bản thân, hình thành tính cách và thói quen, phát triển hài hòa về thể chất và tinh thần; trở thành người học tích cực, tự tin, có ý thức lựa chọn nghề nghiệp và học tập suốt đời, có những phẩm chất tốt đẹp và năng lực cần thiết để trở thành người công dân có trách nhiệm, người lao động cần cù, có trí thức và sáng tạo”. Mục đích chương trình giáo dục phổ thông là đích đến, và đầu ra của sản phẩm giáo dục – nhân cách người học mà nhà trường phổ thông nói chung, hay nhiệm vụ của cán bộ quản lý, cán bộ giáo viên mỗi nhà trường phải góp phần sáng tạo nên.
Để đạt được mục tiêu trên, mỗi thành viên của nhà trường (cán bộ quản lý, cán bộ giáo viên) phải có được những phẩm chất, năng lực nhất định. Mỗi mục tiêu giáo dục của một giai đoạn nhất định sẽ đòi hỏi cán bộ quản lý, giáo viên của mỗi nhà trương phải đáp ứng được những yêu cầu của thời đại giai đoạn đó.
      Là một giáo viên, tôi may mắn khi được phân công nhiệm vụ làm chủ nhiệm ngay từ lúc vào ngành và xuyên suốt trong quá trình công tác. Trong quá trình làm công tác chủ nhiệm, tôi đã nhận thức sâu sắc sứ mệnh cao cả của mình là làm sao tạo được những điều kiện thuận lợi nhất để mỗi học sinh mà mình chủ nhiệm có thể “phát triển hết khả năng vốn có của bản thân, hình thành được những tính cách thói quen” như mục tiêu chương trình giáo dục phổ thông đã đề ra. 
Song, đối tượng học sinh tôi chủ nhiệm không giống nhau cả về hoàn cảnh, khả năng tiếp thu, tâm sinh lí, thái độ về một vấn đề chung, không những thế ngay cả cùng một lứa tuổi nhưng trong mỗi thời kì khác nhau thì sự phát triển xã hội cũng ảnh hưởng rất lớn đến những yếu tố trên, điều đó dẫn đến việc định hướng, giáo dục để hình thành thói quen tốt từ đó hình thành kĩ năng, phát triển nhân cách đúng đắn, đòi hỏi người giáo viên chủ nhiệm phải vận dụng linh hoạt, sáng tạo trong việc xử lí mọi vấn đề của lớp chủ nhiệm. 
Là giáo viên chủ nhiệm, tôi luôn tìm tòi, suy nghĩ và học hỏi kinh nghiệm chủ nhiệm của các giáo viên đi trước để tìm ra những biện pháp, giải pháp tối ưu nhất có thể thực thi và đem lại hiệu quả cao nhất trong công tác của mình. Tôi đã đúc kết những biện pháp đó thành sáng kiến kinh nghiệm cho riêng mình và đó chính là lí do tôi chọn đề tài sáng kiến kinh nghiệm “Một số biện pháp giúp thực hiện tốt công tác chủ nhiệm”.
1. Mục đích đề tài:
a) Đối tượng nghiên cứu
   Học sinh lớp chủ nhiệm và các biện pháp thực hiện trong công tác chủ nhiệm.
b) Cơ sở nghiên cứu
   Kết quả của các hoạt động chủ nhiệm: ý thức và thái độ khi thực hiện của học sinh cũng như hiệu quả của các hoạt động lớp chủ nhiệm, kết quả của việc thực hiện các quy định, nội quy của chi đội, Liên đội, các quy định của trường, của ngành đối với học sinh.
c) Nhiệm vụ nghiên cứu
   Nghiên cứu, áp dụng và tìm ra những biện pháp tốt nhất để thực hiện hiệu quả các vấn đề trong công tác chủ nhiệm.
2. Phương pháp
a) Các phương pháp nghiên cứu
   + Phương pháp quan sát;
   + Phương pháp điều tra;
   + Phương pháp nghiên cứu tài liệu;
   + Phương pháp thử nghiệm;
   + Phương pháp đối chứng.
b) Giới hạn của đề tài
   Các biện pháp áp dụng trong công tác chủ nhiệm học sinh THCS.
II. THỰC TRẠNG
1. Thuận lợi
- Trường có đội ngũ cán bộ quản lí có năng lực, phương thức lãnh đạo gần dân, luôn tìm hiểu về tình hình thực tế ở địa phương, am hiểu về đặc thù của vùng và luôn có những giải pháp giúp giáo viên chủ nhiệm thực hiện công tác chủ nhiệm hiệu quả mà vẫn đảm bảo yếu tố “gần dân, hiểu dân”.
- Trường có đội ngũ giáo viên nhiệt tình, tích cực trong các công tác giảng dạy, chủ nhiệm và trong việc định hướng giáo dục học sinh trong các hoạt động dành cho học sinh. Nhiệt tình, tích cực, năng động, sáng tạo, yêu thương và tôn trong học sinh, luôn bảo vệ những quyền và lợi ích chính đáng của học sinh và hơn hết là tình yêu nghề của cả đội ngũ giáo viên đã góp phần lớn trong công tác giáo dục học sinh của trường nói chung, học sinh lớp chủ nhiệm nói riêng.
- Học sinh đang trong độ tuổi dễ bảo, dễ tiếp thu, dễ uốn nắn nên việc giáo dục và định hướng các hoạt động giáo dục luôn được các em hưởng ứng tích cực nếu giáo viên chủ nhiệm biết chọn phương pháp định hướng thích hợp.
- Ngoài ra, sự phối hợp giáo dục của Đội TNTP Hồ Chí Minh, Đoàn THCS Hồ Chí Minh, ... cũng đã góp phần lớn trong việc giáo dục kĩ năng sống và đạo đức của học sinh lớp chủ nhiệm.
- Các nhiệm vụ của năm học có công văn hướng dẫn đã giúp giáo viên triển khai, tư vấn và yêu cầu phụ huynh thực hiện hiệu quả hơn (như BHYT, Sổ liên lạc điện tử Vnedu,...)
 - Được sự đồng thuận của lãnh đạo trường, giáo viên bộ môn, gia đình và địa phương. 
2. Khó khăn
 - Trường nằm trên địa bàn phường Ninh Hải, dân sống rải rác và kinh tế chủ yếu chủ yếu dựa vào biển – phụ thuộc vào thời tiết. Vì là lao động tự do nên kinh tế phần lớn của các gia đình không ổn định, dẫn đến việc học của con em ở địa phương này của có phần bất ổn do phải hỗ trợ, phụ giúp gia đình trong việc lao động để kiếm thêm thu nhập mặc dù lứa tuổi của các em chưa đủ để chịu trách nhiệm “lớn” trong việc lo kinh tế cho cả gia đình, dẫn đến nguy cơ bỏ học rất cao vì hoàn cảnh sống, môi trường xung quanh (yếu tố bạn trong làng, trong xóm,...) và vì các em mất dần kiến thức do phải lao động mà lơ là việc học, hụt kiến thức và dẫn đến kết quả là các em chán học, bỏ học.
 - Điều kiện kinh tế khó khăn nên việc thực hiện các phong trào, hoạt động cho học sinh lớp chủ nhiệm cũng hạn chế về kinh phí tổ chức; việc hoàn thành các khoản thu kéo dài cả năm học thậm chí là đến thời điểm cuối của năm học gây khó khăn cho việc tổng hợp; hoạt động “Nuôi heo đất vì bạn nghèo” có thực hiện nhưng chưa đồng bộ giữa các lớp, giữa các học sinh dẫn đến hiệu quả chưa cao; việc vận động học sinh tham gia bảo hiểm y tế chưa đạt chỉ tiêu quy định, thực hiện Sổ liên lạc điện tử cũng chưa nhận được sự hưởng ứng tích cực từ phía phụ huynh vì phụ huynh nghĩ rằng chưa cần thiết, số tiền trả cho cước phí cao trong khi đó số lượng tin nhắn trong năm học mà phụ huynh nhận được rất ít, do hệ thống mạng làm cho tin nhắn không đến được phụ huynh,... nên làm mất tính thuyết phục của giáo viên chủ nhiệm về vấn đề này.
- Việc tổ chức lớp 2 buổi/ngày đã tạo ra sự chuyển biến rõ rệt về chất lượng từng bộ môn nói riêng và chất lượng giáo dục về văn hóa của ngành nói chung. Tuy nhiên, do việc đăng kí học lớp 2 buổi/ngày thường là những đối tượng học sinh có ý thức học tốt, hoàn cảnh gia đình phần lớn là không khó khăn nên ngẫu nhiên “dồn” những học sinh có ý thức học chưa hoặc không tốt, hoàn cảnh khó khăn, hóc sinh cá biệt về những lớp còn lại gây khó khăn trong việc tạo môi trường học tập lẫn nhau, thực hiện “Đôi bạn cùng tiến” của lớp chủ nhiệm, việc thực hiện các hoạt động khác của lớp chủ nhiệm (1 buổi) cũng không đạt chất lượng do kinh phí và do tâm lí “thua kém” của các em trước các lớp trong trường, việc thực hiện bảo hiểm y tế không đạt chỉ tiêu làm ảnh hưởng đến chỉ tiêu chung của trường, của ngành; việc hoàn thành các khoản thu cũng chậm. Vấn đề thực hiện Sổ liên lạc điện tử đối với lớp 1 buổi chưa hiệu quả vì phần lớn phụ huynh khó khăn nên có suy nghĩ “phó thác” con mình cho trường, cho giáo viên chủ nhiệm nên không muốn liên hệ, cũng có phụ huynh thấy được tiện ích của Sổ liên lạc điện tử trong việc giáo dục con em rất muốn sử dụng nhưng lại ... không có tiền!
B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
I. CƠ SỞ LÝ LUẬN
   Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học - công nghệ, sự phát triển năng động của các nền kinh tế, quá trình hội nhập và toàn cầu hóa đang làm cho việc rút ngắn khoảng cách về trình độ phát triển giữa các nước trở nên thực tiễn hơn và nhanh chóng hơn.  Khoa học - công nghệ trở thành động lực cơ bản của sự phát triển kinh tế - xã hội.  Đổi mối giáo dục cũng đang diễn ra trên quy mô toàn cầu. Bối cảnh trên tạo nên những thay đổi sâu sắc trong giáo dục, từ quan niệm về chất lượng giáo dục, xây dựng nhân cách người học đến cách tổ chức quá trình và hệ thống giáo dục. 
Nhà trường hiện nay phải đáp ứng yêu cầu học tập của mọi đối tượng học sinh để đảm bảo quyền học tập của mỗi học sinh, đảm bảo phổ cập giáo dục toàn dân. Vì vậy, mỗi giáo viên chủ nhiệm phải là nhà quản lý lãnh đạo tập thể học sinh (lớp học), đồng thời cũng là nhà giáo dục, phải có đủ tài năng sư phạm mới tác động hỗ trợ từng học sinh hoàn thiện phát triển nhân cách, đồng thời là người tổ chức, phối hợp các lực lượng giáo dục sao cho có hiệu quả nhất trong việc tác động đến sự phát triển nhân cách người học. 
Hơn nữa, sự thay đổi của đối tượng học sinh cũng như những yêu cầu mới của sự phát triển của khoa học, giáo dục hiện đại ngày nay bắt buộc các nhà quản lý, giáo viên các cấp trong đó có giáo viên chủ nhiệm phải thay đổi, phải có những năng lực mới đáp ứng được xu hướng phát triển giáo dục thời kì hội nhập.
II. CÁC GIẢI PHÁP, BIỆN PHÁP THỰC HIỆN 
1. Các vấn đề liên quan đến đề tài:
1.1. Đặc điểm lứa tuổi của học sinh cũng như khả năng thích ứng của các em. Nhu cầu được đến trường, được học tập và được hưởng mọi quyền lợi về giáo dục.
1.2. Khả năng tự quản của học sinh và thực hiện các quy định của trường, lớp và các hoạt động khác.
1.3. Tinh thần và thái độ của học sinh khi thực hiện nội quy thi đua của lớp, Liên đội, của trường.
1.4. Vấn đề hoàn thành các khoản thu theo quy định đối với học sinh.
1.5. Định hướng các phương pháp giúp học sinh khắc phục những khó khăn, vướng mắc của các em trong học tập để nâng cao chất lượng giáo dục học sinh lớp chủ nhiệm.
1.6. Vận động học sinh có nguy cơ bỏ học, đảm bảo duy trì sĩ số.
1.7. Tư vấn và vận động phụ huynh học sinh lớp chủ nhiệm tạo điều kiện để con em tham gia Bảo hiểm y tế.
1.8. Tư vấn, tuyên truyền những tiện ích của việc thực hiện Sổ liên lạc điện tử để phối hợp giữa giáo viên chủ nhiệm và gia đình trong việc giáo dục học sinh.
1.9. Xử lí các tình huống sư phạm trong công tác chủ nhiệm – Giáo dục học sinh cá biệt, học sinh thuộc các trường hợp đặc biệt.
2. Quan điểm về công tác tổ chức lớp chủ nhiệm 
    Nhà sư phạm lỗi lạc A.X. Makarencô cho rằng: “Tập thể lớp là một cơ thể xã hội sinh động thể hiện sức mạnh tổng hợp của các thành viên của nó. Sức mạnh của các thành viên một khi đã được liên kết lại một cách có mục đích, có tổ chức thì sẽ tạo ra sức mạnh chung của tập thể mạnh gấp nhiều lần tổng số sức mạnh của các thành viên riêng lẻ, đồng thời lại có tác dụng làm tăng thêm sức mạnh của các thành viên riêng lẻ”. Vì vậy, muốn tổ chức tốt công tác giáo dục học sinh, giáo viên chủ nhiệm phải chăm lo tổ chức, xây dựng lớp thành một tập thể đoàn kết nhất trí, biết tự quản lí các công việc của tập thể lớp, với phương châm “quyền lợi và trách nhiệm phải đi đôi với nhau” để đảm bảo mọi hoạt động của lớp được thực hiện một cách nhất quán, công bằng và hiệu quả, 
3. Biện pháp thực hiện cụ thể
  Sau khi được nhà trường phân công lớp chủ nhiệm. Với danh sách học sinh của lớp mình được phân công, giáo viên chủ nhiệm cố gắng nhớ hết tên học sinh trong lớp. Đây là điều rất quan trọng. Bởi con người, ai cũng muốn mình là người quan trọng đối với người khác, là người được người khác tôn trọng. Việc giáo viên gọi tên các em ngay khi mới gặp nhau là biểu hiện của điều đó. Học sinh sẽ rất vui, bất ngờ vì việc này và chính điều này sẽ giúp người giáo viên chủ nhiệm nhanh chóng để lại ấn tượng của mình trong các em. Điều quan trọng là các em cảm nhận được sự tôn trọng của giáo viên chủ nhiệm đối với từng học sinh
3.1. Xây dựng những “Đôi bạn cùng tiến” trong lớp ngay từ thời gian đầu năm học. 
   Sau khi nhận lớp, tìm hiểu xếp loại hai mặt giáo dục của từng học sinh ở năm học trước và tìm hiểu tỉ lệ học sinh Giỏi, Khá với học sinh Trung bình trở xuống trong lớp để phân chỗ ngồi phù hợp. Mục đích của việc sắp xếp chỗ ngồi như trên là để thành lập những “Đôi bạn cùng tiến” ngay trên lớp học.
- Tiến hành tổ chức lớp, phân chỗ ngồi trên cơ sở: 
  + Lực lượng nòng cốt: Mỗi tổ đều phải có thành phần ban cán sự lớp.
  + Học lực của học sinh:  Phải có sự xen kẽ học sinh yếu, kém với học sinh khá, giỏi. Số học sinh và học lực của học sinh ở các tổ phải tương đối ngang nhau.
  + Thể chất của học sinh: học sinh thấp ngồi trước, cao ngồi sau; mắt yếu ngồi gần bảng.
  + Nhiệm vụ: Lớp trưởng, tổ trưởng thường ngồi giữa hoặc ngồi sau của lớp, tổ.
  + Ý thức học sinh: học sinh nói chuyện nhiều, không chú ý học thì cho ngồi trước.
   + Nếu có thể sẽ chọn những đôi bạn cùng bàn cùng sống trên một tổ dân phố, nhà gần nhau để tiện hỗ trợ cho nhau trong mọi mặt.
*Lưu ý: Có thể ưu tiên cho những “Đôi bạn cùng tiến” có hiệu quả của năm học trước giữ lại mà không cần tách ra.
 - Với cách tổ chức lớp học theo các căn cứ trên có tác dụng:
   + Giúp phát huy được vai trò của ban cán sự lớp trong việc quản lí lớp học.
   + Các em học tốt có thể hỗ trợ được cho những học sinh học còn yếu.
   + Những học sinh ở xa nếu vắng học thì có người gửi giúp giấy xin phép nghỉ học, nếu đi học trễ vào ngày mình trực nhật thì các bạn trong lớp có thể hỗ trợ làm trực nhật kịp thời, 
- Qua thời gian ngắn thực hiện “Đôi bạn cùng tiến” trên lớp (4 tuần), dựa vào kết quả đạt được để xem có nên thực hiện “Đôi bạn cùng tiến” ở nhà không. Nếu có thể, thì sẽ chọn những đôi bạn gần nhà nhất, phối hợp tốt nhất để tiến hành giúp đỡ nhau tại nhà. Để thực hiện “Đôi bạn cùng tiến” tại nhà thì giáo viên chủ nhiệm phải liên hệ, trao đổi với phụ huynh của đôi bạn đó để đề nghị tạo điều kiện, giúp đỡ các em trong quá trình học nhóm. Giáo viên chủ nhiệm sẽ nêu ra một số quy định đối với đôi bạn để tránh trường hợp học sinh Khá, Giỏi không tôn trọng bạn cùng đôi làm cho bạn học sinh yếu bị xúc phạm sẽ không muốn học nữa, hoặc bạn yếu không chịu nghe lời của bạn Khá, Giỏi khi được hướng dẫn giảng giải bài làm cho bạn thấy không được tôn trọng và như vậy sẽ không phối hợp đươc, hoặc khi học theo đôi tại nhà bạn mà cứ tập trung nói chuyện, làm việc khác không phải việc học như vậy sẽ dẫn đến kết quả là hoạt động của đôi bạn sẽ không tiến bộ. Cuối tuần tổng hợp những ý kiến đóng góp xây dựng từ các đôi bạn và sẽ có điểm cộng kèm theo phần thưởng dành cho những đôi bạn tiến bộ.
3.2. Xây dựng tập thể học sinh tự quản là việc quan trọng nhất trong công tác chủ nhiệm của người giáo viên chủ nhiệm. 
- Để xây dựng được kĩ năng tự quản của lớp, cần tiến hành theo các bước sau:
*Bước 1:  Dựa vào kết quả xếp loại của năm học trước, thử nghiệm sự tín nhiệm của học sinh trong lớp để đi đến kết quả bầu ban cán sự lớp tạm thời.
*Bước 2:  Sau khi đã lựa chọn một đội ngũ cán bộ lớp, tổ, giáo viên chủ nhiệm tiến hành huấn luyện, bồi dưỡng cán bộ lớp, tổ. Giáo viên chủ nhiệm nêu rõ mụ

File đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_giup_thuc_hien_tot_co.docx