Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp ứng dụng chuyển đổi số trong công tác quản lí tại trường THCS Việt Nam -Angieri
III. Các biện pháp đã tiến hành
Với vai trò là quản lý, chỉ đạo các hoạt động của nhà trường được các cấp lãnh đạo giao cho, tôi đã thực hiện một số biện pháp như sau:
1. Chỉ đạo phổ biến, tuyên truyền, nâng cao nhận thức và trách nhiệm, thông suốt về tư tưởng và quyết tâm hợp lực thực hiện chuyển đổi số trong toàn ngành giáo dục, đến từng Tổ trưởng chuyên môn, từng giáo viên và học sinh, xây dựng văn hoá số trong hoạt động dạy và học.
2. Đẩy mạnh triển khai ứng dụng CNTT vào dạy học và quản lý. Trong đó chú trọng giám sát hoạt động triển khai hoàn thiện hệ thống CSDL của đội ngũ giáo viên và nhân viên nhà trường, kết nối, liên thông, chia sẻ dữ liệu từ Sở GD đến các nhà trường, thực hiện số hóa sổ sách học bạ sổ điểm điện tử thay thế văn bản, tài liệu giấy; hoạt động chỉ đạo, điều hành, họp, tập huấn được thực hiện chủ yếu trên môi trường mạng qua zalo, zoom...
3. Làm tốt công tác rà soát để có tư vấn về đầu tư hoàn thiện cơ sở hạ tầng mạng đồng bộ, thiết bị công nghệ thông tin thiết thực phục vụ dạy - học.
4. Thúc đẩy phát triển học liệu số (phục vụ dạy - học, kiểm tra, đánh giá, tham khảo, nghiên cứu khoa học); các tổ chuyên môn hình thành kho học liệu số, học liệu mở dùng chung toàn trường, đáp ứng nhu cầu tự học, tiếp tục đổi mới cách dạy và học trên cơ sở áp dụng công nghệ số, khuyến khích và hỗ trợ áp dụng các mô hình giáo dục đào tạo mới dựa trên các nền tảng số.
…
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp ứng dụng chuyển đổi số trong công tác quản lí tại trường THCS Việt Nam -Angieri

MỤC LỤC PHẦN THỨ NHẤT: ĐẶT VẤN ĐỀ I. Lý do chọn đề tài Những năm gần đây, ngành giáo dục rất quan tâm đến việc ứng dụng CNTT vào hoạt động quản lý và giảng dạy. Việc ứng dụng CNTT trong công tác quản lí nhà trường từ hoạt động giảng dạy của giáo viên – học đến học tập của học sinh cũng dần thay đổi từ phương pháp truyền thống sang hiện đại, giúp người quản lý phát huy được khả năng tư duy, sáng tạo, sự chủ động và đạt hiệu quả. Từ mô hình quản lý các lớp học tập trung đã dần chuyển sang các mô hình trực tuyến, sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông đễ hỗ trợ các hoạt động. Qua đó, người quản lý có thể tiếp cận tri thức mọi nơi, mọi lúc, chủ động và nhanh chóng. Sự bùng nổ về công nghệ giáo dục đã, đang và sẽ tạo ra những phương thức giáo dục phi truyền thống, thúc đẩy mạnh mẽ sự phát triển của nền giáo dục mang tính chuyển đổi sâu sắc vì con người. Ngày 03/6/2020, Thủ tướng Chính phủ ký quyết định số 749/QĐ-TTg về việc phê duyệt “Chương trình Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030”. Theo đó, Giáo dục là lĩnh vực được ưu tiên chuyển đổi số thứ 2 sau lĩnh vực Y tế. Điều đó cho thấy tầm quan trọng của giáo dục và chuyển đổi số trong lĩnh vực giáo dục đóng vai trò hết sức quan trọng, không chỉ đối với ngành mà còn tác động rất lớn đối với đất nước Với mong muốn đóng góp sức lực của mình nhằm nâng cao chất lượng giáo dục thông qua việc ứng dụng công nghệ thông tin, thực hiện công cuộc chuyển đổi số của ngành giáo dục nói chung, cũng như chuyển đổi số trong cuộc sống xã hội, tôi đã nghiên cứu và thực hiện đề tài “Một số biện pháp ứng dụng chuyển đổi số trong công tác quản lí tại trường THCS Việt Nam -Angieri”. Tôi mong muốn với đề tài này, sẽ góp một phần bé nhỏ của bản thân vào việc nâng cao chất lượng giáo dục cho học sinh nói chung, học sinh trường THCS Việt Nam- An gieri nói riêng một cách hiệu quả nhất. II. Mục đích nghiên cứu. - Quản lý chất lượng 2 mặt giáo dục của học sinh trong giai đoạn dạy học trực tuyến và trực tiếp tại THCS Việt Nam-Angieri. - Tiến tới đồng bộ hóa khâu quản lí các hoạt động của nhà trường trong giai đoạn chuyển đổi số, hiện đại hóa. - Nâng cao chất lượng dạy và học của giáo viên và học sinh qua chuyển đổi số. - Đưa ra những giải pháp khắc phục, phát huy tính tích cực của chuyển đổi số trong công tác quản lí của cá nhân. III. Nhiệm vụ nghiên cứu Nghiên cứu thực trạng công tác quản lí của nhà trường. Từ đó tìm hiểu các biện pháp tư vấn, chỉ đạo, tổ chức, hướng dẫn thực hiện công cuộc chuyển đổi số trong phạm vi nhà trường. IV. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng: Áp dụng trong công tác quản lý hoạt động chuyên môn được phân công phụ trách tại trường THCS Việt Nam-Angieri trong năm học 2021-2022. V. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp quan sát. - Điều tra thăm dò. - Phương pháp tổng hợp rút kinh nghiệm. - Phương pháp đối chiếu, so sánh... VI. Thời gian nghiên cứu - Từ tháng 9/2021 đến tháng 4/2022 PHẦN THỨ HAI: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ I. Cơ sở lý luận: Như chúng ta đã biết, trong thời gian vừa qua, khi dịch Covid-19 xảy ra trên toàn cầu đã ảnh hưởng đến mọi lĩnh vực của cuộc sống, giáo dục đào tạo không là ngoại lệ. Nhiều cơ sở giáo dục và các trường học áp dụng giảng dạy online trong suốt thời gian diễn ra dịch Covid-19 và thời gian sau đó, song hành phương pháp trực tuyến và trực tiếp vẫn gặp thách thức về công nghệ, cách đánh giá năng lực người học, cũng như khó khăn trong khâu quản lí... Bên cạnh một số trường đã áp dụng công nghệ vào giảng dạy trực tuyến từ nhiều năm trước đây, vẫn còn khá nhiều trường chưa quen với hình thức đào tạo này, hoặc cơ sở vật chất, hạ tầng thông tin chưa đảm bảo để thực hiện giảng dạy trực tuyến một cách có hiệu quả, và phát huy được năng lực của người học. Tuy nhiên, với xu thế phát triển công nghệ hiện nay, việc tiếp cận công nghệ vào giảng dạy và học tập trở nên dễ dàng và thuận tiện hơn. Sự phát triển của các ứng dụng trên nền tảng di động, mạng xã hội giúp người dùng dễ dàng tương tác mọi lúc mọi nơi, đã tạo điều kiện cho giáo dục trực tuyến phát triển lên bậc cao hơn. 1. Chuyển đổi số là gì? Một số chuyên gia cho rằng chuyển đổi số là việc sử dụng các công nghệ số để thay đổi mô hình kinh doanh, tạo ra những cơ hội, doanh thu và giá trị mới. Microsoft lại định nghĩa chuyển đổi số là việc tư duy lại cách thức các tổ chức tập hợp mọi người, dữ liệu và quy trình để tạo những giá trị mới. Còn theo quan điểm của FPT, chuyển đổi số trong tổ chức, doanh nghiệp là quá trình thay đổi từ mô hình truyền thống sang doanh nghiệp số bằng cách áp dụng công nghệ mới như dữ liệu lớn (Big Data), Internet vạn vật (IoT), điện toán đám mây (Cloud)... thay đổi phương thức điều hành, lãnh đạo, quy trình làm việc, văn hóa công ty. Do cách tiếp cận từ các góc độ khác nhau nên cách diễn đạt của các định nghĩa trên không giống nhau. Nhưng, tất cả các định nghĩa trên đều có điểm chung, đó là chuyển các hoạt động của chúng ta từ thế giới thực sang thế giới ảo ở trên môi trường mạng. Chuyển đổi số khác với số hóa. "Số hóa" là việc biến đổi các giá trị thực sang dạng số, còn "chuyển đổi số" là khi có dữ liệu được số hoá rồi, chúng ta phải sử dụng các công nghệ như AI, Big Data... để phân tích dữ liệu, biến đổi nó và tạo ra một giá trị khác. 2. Chuyển đổi số tác động đến giáo dục như thế nào? Nền tảng cơ bản của chuyển đổi số trong giáo dục dựa vào cơ sở vật chất, hạ tầng thông tin, cơ sở dữ liệu số chuyên ngành, đường lối, chủ trương chính sách và đội ngũ lãnh đạo, cán bộ viên chức, giảng viên, giáo viên, người học Sự kết hợp giữa Cách mạng công nghiệp 4.0 với dữ liệu số và các công nghệ khác nhau được đánh giá sẽ là sự phát triển đột phá của chuyển đổi số góp phần thay đổi sâu sắc đời sống kinh tế, văn hoá, xã hội, giáo dục, y tế 3. Những hoạt động ứng dụng chuyển đổi số trong ngành giáo dục và cần những điều kiện gì để thực hiện chuyển đổi số Chuyển đổi số trong ngành giáo dục, nghĩa là việc áp dụng công nghệ, cũng dựa vào mục đích, cơ cấu tổ chức của cơ sở giáo dục và được ứng dụng dưới 3 hình thức chính: Ứng dụng công nghệ trong lớp học: Cơ sở vật chất lớp học, công cụ thiết bị giảng dạy. - Ứng dụng công nghệ trong phương pháp dạy học: Áp dụng các xu hướng giáo dục công nghệ như Lớp học thông minh, Game hóa (Gamification), lập trình vào giảng dạy. - Ứng dụng công nghệ trong quản lý: Công cụ quản lý và vận hành. Chuyển đổi số trong giáo dục đào tạo tập trung vào hai nội dung chủ đạo là chuyển đổi số trong quản lý giáo dục và chuyển đổi số trong dạy, học, kiểm tra, đánh giá, nghiên cứu khoa học (NCKH). Trong quản lý giáo dục bao gồm số hóa thông tin quản lý, tạo ra những hệ thống cơ sở dữ liệu (CSDL) lớn liên thông, triển khai các dịch vụ công trực tuyến, ứng dụng các Công nghệ 4.0 (AI, blockchain, phân tích dữ liệu, ..) để quản lý, điều hành, dự báo, hỗ trợ ra quyết định trong ngành GDĐT một cách nhanh chóng, chính xác. Trong dạy, học, kiểm tra, đánh giá gồm số hóa học liệu (sách giáo khoa điện tử, bài giảng điện tử, kho bài giảng E-learning, ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm), thư viện số, phòng thí nghiệm ảo, triển khai hệ thống đào tạo trực tuyến, xây dựng các trường đại học ảo (cyber university). Chuyển đổi số trong ngành giáo dục đóng vai trò rất quan trọng để nâng cao hiệu quả hoạt động đào tạo học sinh giúp Việt Nam trở thành những quốc gia hàng đầu về chuyển đổi số trong giáo dục đào tạo. Chuyển đổi số trong ngành giáo dục cần phải có nền tảng công nghệ quốc gia thống nhất để tất cả mọi người trong ngành giáo dục đều có thể tham gia. Tài nguyên số, học thuật cũng cần phải thực hiện trên công nghệ thống nhất để mọi công việc học tập, giảng dạy hay học trực tuyến trong đại dịch covid-19 đem lại hiệu quả tốt nhất. 4. Tầm quan trọng của chuyển đổi số trong giáo dục và đào tạo giai đoạn phòng chống Covid-19 Trong những năm gần đây ngành giáo dục đã tích cực áp dụng CNTT vào trong hoạt động giảng dạy. Ngành giáo dục đã phát triển mô hình giảng dạy học trực tuyến online, để người học có thể học mọi nơi, mọi lúc, chủ động trong việc học tập hiệu quả hơn. Trong đại dịch covid-19 xảy ra trên toàn thế giới khiến cho mọi lĩnh vực công tác, kinh tế ngành nghề bị thiệt hại không nhỏ, và ngành giáo dục cũng không là ngoại lệ. Để đảm bảo an toàn cho học sinh, sinh viên cũng như thực hiện giãn cách xã hội, các trường học đã cho học sinh, sinh viên nghỉ học cách ly tại nhà. Và để đảm bảo kiến thức thì ngành giáo dục đã áp dụng việc học online trực tuyến vào trong giảng dạy. Với sự phát triển nhanh chóng của công nghệ như hiện nay, cùng với việc ngành giáo dục đang đẩy mạnh đầu áp dụng công nghệ nghệ chuyển đổi số trong giảng dạy, mọi khó khăn sẽ được giải quyết sớm nhất trong tương lai. Cùng với đó là sự phát triển mạnh mẽ của mạng xã hội, ứng dụng di động đã tạo điều kiện cho chuyển đổi số trong giáo dục phát triển mạnh mẽ hơn, tạo cơ hội cho mọi người có thể học và tương tác ở mọi lúc, mọi nơi. Nền tảng cơ bản của chuyển đổi số trong giáo dục dựa vào cơ sở vật chất, hạ tầng thông tin, cơ sở dữ liệu số chuyên ngành, đường lối, chủ trương chính sách và đội ngũ lãnh đạo, cán bộ viên chức, giảng viên, giáo viên, người học 5. Những lợi ích của công nghệ đối với giáo dục - Nâng cao chất lượng giáo dục: Ngày nay, các thành tựu công nghệ như IoT (Internet Of Things - Internet vạn vật) giúp tăng cường quản lý, giám sát trong các cơ sở giáo dục, theo dõi hành vi của người học; Công nghệ Big data (dữ liệu lớn) giúp phân tích hành vi học tập của người học để có hỗ trợ, tư vấn phù hợp; hay Blockchain giúp xây dựng hệ thống quản lý thông tin và hồ sơ giáo dục của người học, cho phép hợp nhất, quản lý và chia sẻ dữ liệu từ nhiều trường học, ghi chép lại lịch sử học tập, bảng điểm của người học để đảm bảo thông tin dữ liệu được đồng nhất, minh bạch. - Tăng tính tương tác, tính thực hành - ứng dụng: Ứng dụng thực tế ảo (Virtual Reality - VR), thực tế tăng cường (Augmented Reality - AR) trong giáo dục để tạo dựng các phòng thí nghiệm ảo, mô hình thực tế ảo có khả năng tương tác với người dùng, hay các cuốn sách AR, phần mềm Blippar dạy khoa học vũ trụ, giúp cho người học có những trải nghiệm đa giác quan, dễ hiểu, dễ nhớ và gây tò mò, hứng thú cho người học, đồng thời tăng tính tương tác, thực hành và ứng dụng kiến thức ngay trong lớp học. - Tạo không gian và thời gian học linh động, thúc đẩy giáo dục mở - bình đẳng - cá thể hóa: Thời gian gần đây, khóa học trực tuyến đại chúng mở (MOOC) bùng nổ với các tên tuổi lớn trên thế giới như: Udacity, Coursera, edX, Udemy, FutureLearn, tạo điều kiện cho người học tiếp thu kiến thức một cách linh động và thuận tiện mọi lúc, mọi nơi. Điều này thúc đẩy một nền giáo dục mở, giúp con người tiếp cận thông tin đa chiều, thu hẹp mọi không gian, tiết kiệm tối ưu về thời gian, từ đó phát triển nhanh về kiến thức, nhận thức và tư duy. Đi kèm với giáo dục mở là tài nguyên học liệu mở, giúp người học, người dạy kết nối với kiến thức hiệu quả dù họ ở đâu và trong khoảng thời gian nào. Tài nguyên học liệu mở là một xu hướng phát triển tất yếu của nền giáo dục hiện đại. - Giảm chi phí đào tạo: Với sự phát triển của Internet, các mô hình dạy học trực tuyến (e-learning) giúp giảm chi phí đào tạo. Theo đó, giáo viên có thể tham gia các khóa học bồi dưỡng thuận tiện, không bị bó buộc thời gian; học sinh cũng giảm được thời gian di chuyển, chi phí cho học liệu cũng tiết kiệm hơn. - Cơ sở đào tạo vận hành tốt hơn: Việc áp dụng công nghệ vào vận hành giúp quản lý giáo viên và học viên triệt để hơn, giảm tải các lãng phí, tăng hiệu suất và chất lượng làm việc của khối văn phòng và đào tạo. - Chìa khóa cho người quản lí: với sự áp dụng của công nghệ số, người quản lí không những giảm được sức lao động, tiết kiệm thời gian, nâng cao chất lượng mà còn chính xác cao trong các lĩnh vực quản lí. II. Thực trạng cơ sở vật chất của trường THCS Việt Nam- Angieri trong giai đoạn hòa nhập công nghệ số: Trước tình hình dịch bệnh Covid từ tháng 12 năm 2020, nhà trường đã tổ chức tiến hành kiểm tra các thiết bị máy móc, hệ thống camera, máy tính, các phần mềm quản lý, giảng dạy dành cho giáo viên và học sinh. Đặc biệt khi hoạt động giảng dạy của giáo viên và học sinh tiến hành dưới hình thức trực tuyến, vừa trực tuyến và trực tiếp, số trang thiết bị được đầu tư cụ thể như sau: Số lượng máy tính tại các lớp học: 40 máy tính Máy chiếu đa năng: 42 máy Số lượng máy tính trong các phòng chức năng: Số phòng máy tính thực hành dành cho HS: 2 phòng gồm 70 máy Số lượng camera lắp trong các lớp học: 28 Số máy tính phục vụ quản lý: 11 máy Số máy tính dành cho giáo viên : 41 máy Có thể nói hạ tầng trang thiết bị CNTT tại nhà trường cơ bản đáp ứng tốt công tác quản lý và dạy học, đặc biệt là việc tổ chức dạy học trực tiếp kết hợp trực tuyến trong thời gian dịch bệnh COVID-19 diễn biến phức tạp, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, khẳng định uy tín trong cha mẹ học sinh và Nhân dân. Nhà trường đã triển khai sử dụng và khai thác tốt các phần mềm quản lý giáo dục điện tử, phần mềm phổ cập giáo dục, cơ sở dữ liệu ngành và phần mềm kế toán theo chỉ đạo của Bộ GDĐT, Sở GDĐT Hà Nội,triển khai sổ điểm điện tử, học bạ điện tử; III. Các biện pháp đã tiến hành Với vai trò là quản lý, chỉ đạo các hoạt động của nhà trường được các cấp lãnh đạo giao cho, tôi đã thực hiện một số biện pháp như sau: 1. Chỉ đạo phổ biến, tuyên truyền, nâng cao nhận thức và trách nhiệm, thông suốt về tư tưởng và quyết tâm hợp lực thực hiện chuyển đổi số trong toàn ngành giáo dục, đến từng Tổ trưởng chuyên môn, từng giáo viên và học sinh, xây dựng văn hoá số trong hoạt động dạy và học. 2. Đẩy mạnh triển khai ứng dụng CNTT vào dạy học và quản lý. Trong đó chú trọng giám sát hoạt động triển khai hoàn thiện hệ thống CSDL của đội ngũ giáo viên và nhân viên nhà trường, kết nối, liên thông, chia sẻ dữ liệu từ Sở GD đến các nhà trường, thực hiện số hóa sổ sách học bạ sổ điểm điện tử thay thế văn bản, tài liệu giấy; hoạt động chỉ đạo, điều hành, họp, tập huấn được thực hiện chủ yếu trên môi trường mạng qua zalo, zoom... 3. Làm tốt công tác rà soát để có tư vấn về đầu tư hoàn thiện cơ sở hạ tầng mạng đồng bộ, thiết bị công nghệ thông tin thiết thực phục vụ dạy - học. 4. Thúc đẩy phát triển học liệu số (phục vụ dạy - học, kiểm tra, đánh giá, tham khảo, nghiên cứu khoa học); các tổ chuyên môn hình thành kho học liệu số, học liệu mở dùng chung toàn trường, đáp ứng nhu cầu tự học, tiếp tục đổi mới cách dạy và học trên cơ sở áp dụng công nghệ số, khuyến khích và hỗ trợ áp dụng các mô hình giáo dục đào tạo mới dựa trên các nền tảng số. 5. Phát triển các hình thức học trực tuyến trong tình hình diễn biến phức tạp của dịch bệnh, tăng cường các cuộc họp trực tuyến phục vụ công tác bồi dưỡng giáo viên, hỗ trợ dạy học. 6. Động viên, giám sát giáo viên tham gia các chương trình tập huấn kĩ năng CNTT, hiểu biết an toàn thông tin cần thiết để tác nghiệp trên môi trường số, đáp ứng yêu cầu chuyển đổi số. Thường xuyên tổ chức các lớp bồi dưỡng đảm bảo 100% giáo viên có trình độ ứng dụng CNTT cơ bản theo quy định; 7. Phát động các phong tr
File đính kèm:
sang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_ung_dung_chuyen_doi_s.doc