Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp ứng dụng CNTT nâng cao hiệu quả trong các hoạt động chăm sóc và giáo dục trẻ 5 tuổi tại nhà
3. Biện pháp thứ ba: Sử dụng các phần mềm thiết kế phiếu bài tập
Hiện nay trên thế giới có rất nhiều phần mềm hỗ trợ đắc lực, có tính ưu việt cao, các tính năng dễ sử dụng, và có nhiều dạng câu hỏi tương tác phù hợp với từng độ tuổi, từng cấp học như: Liveworksheets, Classkick, Pear Deck Team…. Qua nghiên cứu, nghiên cứu, thực hành, sử dụng một số phần mềm để thiết kế bài giảng áp dụng trong giảng dạy. Tôi thấy phần mềm Liveworksheets có ưu điểm tốt và dễ sử dụng, các tính năng của phần mềm có thể thay thế cho việc thiết kế cho việc thiết kế bài giảng trên Powerpoint nên tôi quyết định chọn phần mềm Liveworksheets thiết kế phiếu bài tập gửi cho trẻ lớp mình được tương tác sau mỗi video hướng dẫn học nhằm củng cố bài học giúp trẻ tiếp thu kiến thức trọn vẹn dù chỉ là hình thức học tâp thông qua các video, clip giáo viên gửi.
Để tiến hành thiết kế phiếu bài tập trên phần mềm Liveworksheets, cần phải thực hiện các bước cơ bản sau:
+Bước 1: Bạn tiến hành truy cập vào trang Liveworksheets.com rồi tiến hành đăng nhập tài khoản.
+Bước 2: Click chuột vào “Make interactive worksheets“.
+Bước 3: Khi hiển thị các tùy chọn, bạn click vào “Get Started“.
+Bước 4: Click chuột vào “Chọn tệp” để tải tệp PDF lên xong đó click “Upload” để tải file phù hợp.
Sử dụng phần mềm Liveworksheets tôi có thể thiết kế được rất nhiều dạng bài tập khác nhau đối với các hoạt động như: Làm quen với toán, Làm quen với chữ viết, Những hoạt động giáo dục kỹ năng....
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp ứng dụng CNTT nâng cao hiệu quả trong các hoạt động chăm sóc và giáo dục trẻ 5 tuổi tại nhà

MỤC LỤC NỘI DUNG TRANG PHẦN MỘT: ĐẶT VẤN ĐỀ I. Lý do chọn đề tài 1. Cở lý luận 2. Cơ sở thực tiễn II. Mục đích nghiên cứu III. Đối tượng nghiên cứu IV. Đối tượng khảo sát và thực nghiệm V. Các phương pháp nghiên cứu VI. Phạm vi và kế hoạch nghiên cứu PHẦN HAI: NHỮNG BIỆN PHÁP ĐỔI MỚI GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ I. Những nội dung lý luận liên quan trực tiếp đến vấn đề nghiên cứu. 1.Một số khái niệm 2. Ý nghĩa vai trò của việc ứng dụng CNTT trong chăm sóc và giáo dục trẻ tại nhà trong thời gian nghỉ dịch Covid-19 II.Thực trạng của việc ứng dụng CNTT trong chăm sóc và giáo dục trẻ tại nhà trong thời gian nghỉ dịch Covid-19 1. Đặc điểm chung của nhà trường: 2. Thuận lợi và khó khăn: 2.1.Thuận lợi: 2.2.Khó khăn 3.Số liệu điều tra trước khi thực hiện đề tài: III. Những biện pháp chủ yếu của đề tài: “Một số biện pháp ứng dụng CNTT nâng cao hiệu quả trong các hoạt động chăm sóc và giáo dục trẻ 5 tuổi tại nhà”. IV. Biện pháp từng phần: 1.Biện pháp thứ nhất: Tích cực tham gia các lớp tập huấn để nâng cao trình độ công nghệ thông tin. 7 2. Biện pháp thứ hai: Tăng cường công tác chủ nhiệm trong thời gian nghỉ dịch Covid-19 3.Biện pháp thứ 3: Sử dụng các phần mềm thiết kế phiếu bài tập 4.Biện pháp thứ tư: Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong các hoạt động giáo dục. 5.Biện pháp thứ năm: Dạy trẻ một số thao tác cơ bản với máy vi tính. V. Kết quả thực hiện. PHẦN BA: KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ I. Kết luận II. Khuyến nghị PHẦN MỘT: ĐẶT VẤN ĐỀ I. Lý do chọn đề tài: 1. Cơ sở lý luận: Trong thời đại ngày nay- thời đại của thông tin và nền kinh tế tri thức đã tạo ra những biến đổi to lớn trong mọi mặt hoạt động của con người và xã hội. Đặc biệt với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin và nó đã trở thành công cụ mạnh mẽ len lỏi vào tất cả các mặt của đời sống xã hội. Trong giáo dục cũng không nằm ngoài điều đó, việc ứng dụng công nghệ thông tin vào trong giáo dục đã được thực hiện hầu hết các quốc gia trên thế giới và cũng đã đạt được những kết quả nhất định. Trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 đang diễn biến phức tạp và theo hướng dẫn năm học của ngành GDMN yêu cầu không tổ chức dạy học trực tuyến đối với trẻ mầm non, cần duy trì hoạt động kết nối với gia đình, trẻ em bằng kênh liên lạc phù hợp. Tổ chức phối hợp, hỗ trợ, hướng dẫn phụ huynh thực hiện chế độ dinh dưỡng khoa học, hợp lý và tổ chức cho trẻ em hoạt động vui chơi tại nhà. Hình thành các nhóm qua mạng giữa giáo viên và các phụ huynh để chia sẻ, tư vấn việc nuôi dưỡng chăm sóc giáo dục trẻ em. Nhờ có ứng dụng CNTT, thông qua các nhóm zalo, youtube giữa giáo viên và các phụ huynh sẽ giúp chia sẻ, tư vấn việc nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em ở nhà. Có sự phân công giáo viên phụ trách nhóm, lớp nắm bắt cụ thể về tình hình sức khỏe của trẻ em trong thời gian trẻ em chuẩn bị tới trường, lớp. Giáo viên lựa chọn và hướng dẫn phụ huynh tổ chức những hoạt động giáo dục phù hợp với điều kiện chăm sóc, giáo dục trẻ em tại nhà để hướng tới đạt được mục tiêu, kết quả mong đợi cuối độ tuổi theo Chương trình GDMN. 2. Cơ sở thực tiễn: Năm học 2021- 2022, là một năm học thật đặc biệt và rất khó khăn đối với cả giáo viên và học sinh các cấp học, đặc biệt là cấp học mầm non. Hướng dẫn nhiệm vụ năm học 2021- 2022 đối với GDMN của Bộ GD&ĐT nêu rõ: Thực hiện kế hoạch nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ theo yêu cầu của chương trình trong bối cảnh dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, các cơ sở GDMN tổ chức nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em theo hướng đảm bảo mục tiêu, kết quả mong đợi quy định tại chương trình GDMN, phù hợp với điều kiện và bối cảnh phòng, chống dịch; định hướng việc chuẩn bị cho trẻ em sẵn sàng vào học lớp 1; phối hợp chặt chẽ với phụ huynh thực hiện nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em. Cụ thể, tuy không tổ chức dạy học trực tuyến đối với trẻ mầm non nhưng cần duy trì hoạt động kết nối với gia đình, trẻ em bằng kênh liên lạc phù hợp; tổ chức phối hợp, hỗ trợ, hướng dẫn phụ huynh thực hiện chế độ dinh dưỡng khoa học, hợp lý và tổ chức cho trẻ em hoạt động vui chơi tại nhà; hình thành các nhóm qua mạng giữa giáo viên và các phụ huynh để chia sẻ, tư vấn việc nuôi dưỡng chăm sóc giáo dục trẻ em. Yêu cầu giáo viên lựa chọn và hướng dẫn phụ huynh tổ chức những hoạt động giáo dục phù hợp với điều kiện chăm sóc, giáo dục trẻ em tại nhà để hướng tới đạt được mục tiêu, kết quả mong đợi cuối độ tuổi theo Chương trình giáo dục mầm non; các nội dung, hình thức hoạt động cho trẻ em cần đảm bảo an toàn và đáp ứng yêu cầu về giáo dục. Vậy để xây dựng được những hoạt động chăm sóc và nuôi dưỡng trẻ tại nhà trong thời gian nghỉ dịch Covid-19 sao cho đạt hiệu quả cao? Bản thân tôi là một giáo viên phụ trách lớp 5 tuổi, lứa tuổi cuối cấp học mầm non, tôi luôn băn khoăn làm sao để có được những video, clip hướng dẫn phụ huynh chăm sóc và giáo dục trẻ tại nhà trong thời gian nghỉ dịch Covid-19 thật sinh động, hấp dẫn mà vẫn đảm bảo về nội dung, kiến thức, kỹ năng phù hợp với lứa tuổi mẫu giáo 5 tuổi và thực hiện đúng phương châm “Tạm dừng đến trường nhưng không ngừng việc học”. Chính vì lý do đó tôi đã mạnh dạn chọn đề tài “Một số biện pháp ứng dụng CNTT nâng cao hiệu quả trong các hoạt động chăm sóc và giáo dục trẻ 5 tuổi tại nhà”. II. Mục đích nghiên cứu: Mục đích của đề tài là đẩy mạnh khả năng và nâng cao hiệu quả ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác chăm sóc và giáo dục trẻ lứa tuổi mầm non nhằm nâng cao chất lượng. III. Đối tượng nghiên cứu: - “Một số biện pháp ứng dụng CNTT nâng cao hiệu quả trong các hoạt động chăm sóc và giáo dục trẻ 5 tuổi tại nhà”. IV. Đối tượng khảo sát và thực nghiệm: - Tại lớp 5 tuổi trường mầm non nơi tôi đang công tác V. Phương pháp nghiên cứu: - Phương pháp trực quan minh hoạ. -Phương pháp thực nghiệm. -Phương pháp kiểm tra, đánh giá. VI. Phạm vi và kế hoạch nghiên cứu: Đề tài được thực hiện tại lớp 5 tuổi trường mầm non nơi tôi đang công tác. Thời gian thực hiện từ tháng 9 năm 2021 đến tháng 5 năm 2022. Củng cố và thực hiện trong những năm học tiếp theo. PHẦN HAI: NHỮNG BIỆN PHÁP ĐỔI MỚI ĐỂ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ. I. Những nội dung lý luận liên quan trực tiếp đến vấn đề nghiên cứu. 1. Một số khái niệm Công nghệ thông tin được hiểu là một thuật ngữ bao gồm phần mềm, mạng lưới internet, hệ thống máy tính sử dụng cho việc phân phối và xử lý dữ liệu, trao đổi, lưu trữ và sử dụng thông tin dưới hình thức khác nhau. Ứng dụng công nghệ thông tin được hiểu là một giải pháp trong mọi hoạt động liên quan đến đào tạo; liên quan đến công việc của người làm công tác giáo dục; liên quan đến hoạt động nghiên cứu, soạn giảng; lưu trữ, tìm kiếm, trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm và tài nguyên học tậpVới sự hỗ trợ của công nghệ thông tin thì hoạt động dạy và học ngày nay được diễn ra mọi lúc, mọi nơi. 2. Ý nghĩa vai trò của ứng dụng công nghệ thông tin nâng cao hiệu quả trong các hoạt động chăm sóc và giáo dục trẻ 5 tuổi tại nhà. Công nghệ thông tin tạo điều kiện cho người học có thể học tập và tiếp thu kiến thức một cách linh động và thuận tiện. Mọi người có thể tự học ở mọi lúc, mọi nơi, có thể tham gia thảo luận một vấn đề mà mỗi người đang ở cách xa nhau, góp phần tạo ra xã hội học tập mà ở đó, người học có thể học tập suốt đời. Trong những năm gần đây, khi công nghệ hiện đại lên ngôi, việc học trực tuyến ngày càng trở nên phổ biến và “phủ sóng” tại nhiều quốc gia trên thế giới. Với nhiều ưu điểm, đặc tính tiện lợi cả về thời gian lẫn không gian, đa dạng và đáp ứng được những nhu cầu của đại đa số học viên mà việc online dần được ưu chuộng ở nước ta, nhất là đối với những người thường xuyên bận rộn, không thể sắp xếp được thời gian cố định để đến với các lớp học offline truyền thống. Đặc biệt trong thời điểm mà dịch Covid-19 đang “bùng” lên phức tạp thì việc dạy học trực tuyến được xem là sự lựa chọn hợp lý nhất. Ứng dụng công nghệ thông tin hiện đại vào việc chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục trẻ dần trở thành một yêu cầu thiết yếu cần có ở mỗi giáo viên, đặc biệt là trong thời điểm dịch bệnh vẫn chưa được kiểm soát, hình thức học tập của cấp học mầm non là học qua các video, clip do giáo viên xây dựng sau đó thông qua mạng internet gửi qua nhóm zalo, facebook để phụ huynh hướng dẫn các con học tại nhà. II. Thực trạng của việc ứng dụng CNTT nâng cao hiệu quả trong các hoạt động chăm sóc và giáo dục trẻ 5 tuổi tại nhà. 1. Đặc điểm chung của nhà trường Trường mầm non nơi tôi đang công tác là một trường miền núi của huyện Ba Vì. Nhà trường có ba điểm trường, nhưng các điểm trường cách xa nhau. Tuy nhiên, được sự quan tâm đặc biệt của Ủy ban nhân dân Huyện Ba Vì, Phòng giáo dục & Đào tạo Huyện Ba Vì cùng với sự chỉ đạo sát sao đã từng bước đưa nhà trường đi lên ngày một tốt hơn. Tổng số học sinh trong trường chỉ hơn 100 học sinh nên kinh phí hạn hẹp, hầu hết cha mẹ học sinh là dân tộc Dao, là nông dân nghèo nên việc huy động quyên góp ủng hộ để mua sắm thêm trang thiết bị phục vụ cho các hoạt động của các con rất khó khăn. Bởi vậy, trang thiết bị trong nhà trường phụ vụ cho công tác dạy và học của giáo viên và học sinh còn thiếu thốn, đặc biệt là các thiết bị điện tử như máy tính, tivi, máy chiếu Qua quá trình khảo sát tại trường và tại nhóm lớp tôi nhận thấy được một số thuận lợi và khó khăn sau: 2. Thuận lợi và khó khăn: 2.1. Thuận lợi: Ban Giám Hiệu nhà trường cũng đã đầu tư cơ sở vật chất, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho việc dạy và học như đầu tư kết nối mạng Internet, màn hình ti vi, máy chiếu Với đội ngũ giáo viên trẻ, có trình độ chuyên môn trên chuẩn và chuẩn chức danh nghề nghiệp, nhiệt tình, năng động cùng với lòng nhiệt huyết yêu nghề, mến trẻ, luôn cố gắng trao dồi, học tập để tự nâng cao trình độ chuyên của bản thân từ đó có những biện pháp đổi mới hình thức phương pháp và ứng dụng triệt để công nghệ thông tin, các phần mềm giáo dục phù hợp với lứa tuổi và nhận thức của trẻ trong nhóm lớp, nhằm nâng cao chất lượng trong công tác chăm sóc, giáo dục trẻ. 2.2. Khó khăn: Mặc dù nhà trường đã đầu tư một số thiết bị điện tử hỗ trợ việc ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác giảng dạy nhưng còn thiếu rất nhiều và tính năng của các thiết bị còn nhiều hạn chế. Do địa hình là vùng núi nên hệ thống Wifi đôi khi còn bị giãn đoạn làm ảnh hưởng tới đường truyền nhận thông tin từ giáo viên chủ nhiệm tới phụ huynh thông qua nhóm zalo, facebook... Trình độ công nghệ thông tin của giáo viên chưa đồng đều, vốn ngoại ngữ của đa số giáo viên còn nhiều hạn chế nên ảnh hưởng tới việc sử dụng công nghệ thông tin và các phần mềm trong công tác tổ chức các hoạt động để trẻ tham gia. Đa số trẻ là con em đồng bào dân tộc Dao nên tâm lý chung là các con còn nhút nhát, thiếu tự tin, chưa quen với việc sử dụng công nghệ thông tin dẫn đến việc để trẻ tiếp cận với các kiến thức, kỹ năng về công nghệ thông tin cũng như các hoạt động có ứng dụng công nghệ thông tin còn gặp rất nhiều khó khăn. Bên cạnh đó, đa số các bậc phụ huynh còn khó khăn về kinh tế nên chưa có điều kiện mua sắm thiết bị thông minh như điện thoại thông minh, máy vi tính, laptop... để phục vụ cho yêu cầu học tập trực tuyến của các con hoặc có gia đình vì thiếu thiết bị học tập nên chủ yếu đầu tư cho các anh chị khối cấp tiểu học trở lên để phụ vụ cho nhu cầu học trực tuyến còn các con bậc học mầm non nhiều phụ huynh vẫn nhận thức rằng mầm non chưa cần thiết phải học. Từ đó, giáo viên mầm non gặp rất nhiều khó khăn trong việc truyền tải kiến thức, kỹ năng trong các hoạt động chăm sóc và giáo dục trẻ tại nhà trong khoảng thời gian nghỉ do dịch bệnh Covid-19 bùng phát. 3. Số liệu điều tra trước khi thực hiện đề tài: Kết quả khảo sát thực tế tại lớp 5 tuổi được thể hiện ở bảng như sau: STT Tiêu chí khảo sát Tổng số trẻ Trước khi thực hiện đề tài ( Đầu năm) Đạt Chưa đạt Số trẻ Tỉ lệ % Số trẻ Tỉ lệ % 1 Trẻ hứng thú, tích cực gia vào các hoạt động. 22 9 40,9 13 50,1 2 Phụ huynh chủ động cho các con tham gia các hoạt động. 22 8 36,4 14 63,6 3 Trẻ đạt được mục tiêu của hoạt động 22 8 36,4 14 63,6 4 Trẻ có kỹ năng thao tác với chuột máy tính 22 6 27,3 16 72,7 Bảng 1: Khảo sát trước khi thực hiện đề tài. Từ kết quả khảo sát như trên cho thấy, khả năng hứng thú, tích cực khi tham gia các hoạt động học tập trong việc ứng dụng công nghệ thông tin của trẻ là rất thấp. Phụ huynh chưa thật sự chú trọng đến việc chủ động cho các con tham gia các hoạt động chăm sóc và giáo dục trẻ tại nhà. Các kỹ năng thao tác với chuột máy tính của trẻ còn nhiều hạn chế dẫn đến tình trạng trẻ đạt được mục tiêu của hoạt động chưa cao làm cho chất lượng giáo dục còn chưa đạt hiệu quả cao. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng khả năng tập trung, hứng thú, tích cực, chủ động, kỹ năng thao tác chuột máy tính chưa cao là do giáo viên chưa linh hoạt khi ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy. Việc ứng dụng công nghệ thông tin vào các hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục trẻ còn nhiều hạn chế và bất cập, đôi khi giáo viên đã lạm dụng công nghệ thông tin quá mức. III. Những biện pháp chủ yếu của đề tài: “Một số biện pháp ứng dụng CNTT nâng cao hiệu quả trong các hoạt động chăm sóc và giáo dục trẻ 5 tuổi tại nhà” *Biện pháp thứ nhất: Tích cực tham gia các lớp tập huấn để nâng cao trình độ công nghệ thông tin * Biện pháp thứ hai: Tăng cường công tác chủ nhiệm trong thời gian nghỉ dịch Covid-19 * Biện pháp thứ ba: Sử dụng các phần mềm thiết kế phiếu bài tập * Biện pháp thứ tư: Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong các hoạt động giáo dục. *Biện pháp thứ năm: Dạy trẻ một số thao tác cơ bản với máy vi tính. V. Biện pháp từng phần: 1.Biện pháp thứ nhất: Tích cực tham gia các lớp tập huấn để nâng cao trình độ công nghệ thông tin. Trước đây, tôi chưa thật sự dành nhiều thời gian để tìm tòi những tài liệu để tự bồi dưỡng kỹ năng công nghệ thông tin của bản thân cho nên các hoạt động tôi ứng dụng công nghệ thông tin còn nhiều hạn chế, thậm chí lạm dụng công nghệ thông tin dẫn đến các bài giảng chưa thật sự phù hợp với độ tuổi và nhận thức của trẻ ở nhóm lớp do tôi phụ trách dẫn đến chất lượng giảng dạy chưa cao. Nay tôi nhận thấy việc ứng dụng công nghệ thông tin và các phần mềm điện tử trong việc soạn giảng và xây dựng giáo án điện tử là một công việc phải thực hiện thường xuyên, đáp ứng yêu cầu đổi mới của ngành nói chung và của nhà trường nói riêng. Mặt khác, khi ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác chăm sóc và giáo dục trẻ của tôi dễ dàng, tiết kiệm chi phí, tiết kiệm thời gian hơn rất nhiều và mang lại hiệu quả cao trong công việc. Nhất là trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19, học sinh phải tạm dừng đến trường chuyển sang học trực tuyến. Để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, khả năng ứng dụng công nghệ thông tin và các phần mềm vào soạn giảng, xây dựng bài giảng điện tử hay đánh giá sự phát triển của trẻ tôi đã chọn cách bồi dưỡng bằng nhiều hình thức khác nhau như: tự tìm tòi, học hỏi trên các sách tài liệu hướng dẫn kỹ năng công nghệ thông tin, Internet, trao đổi với các chị em đồng nghiệp có kinh nghiệm sử dụng công nghệ thông tin thành thạo. Bên cạnh đó, tôi còn tham gia một số khóa học đào tạo làm
File đính kèm:
sang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_ung_dung_cntt_nang_ca.docx