Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp Ứng dụng CNTT nhằm nâng cao chất lượng giáo dục trong trường Mầm Non
1. Lý do chọn đề tài
Thực tế việc ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy của giáo viên hiện nay còn lúng túng, kỹ năng về công nghệ thông tin còn hạn chế, do vậy để tự thiết kế bài giảng trên máy vi tính, tự lựa chọn những hình ảnh lồng ghép các âm thanh tiếng động phù hợp với yêu cầu nội dung tiết dạy để phục vụ giảng dạy đạt kết quả chưa cao.
Để góp phần nào khắc phụ những hạn chế trên nhằm nâng cao chất lượng giáo dục, giúp giáo viên ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy ở trường Mầm non Minh Châu. Tôi đã chọn đề tài : "Một số biện pháp ứng dụng công nghệ thông tin nhằm nâng cao chất lượng giáo dục trong trường mầm non"
2. Mục đích nghiên cứu
- Do thời gian có hạn nên tôi nghiên cứu sáng kiến kinh nghiệm này với mục đích như sau:
+ Giúp giáo viên Mầm non quan tâm hơn đến sử dụng CNTT vào công tác dạy học. Tích cực học tập nghiên cứu về ứng dụng CNTT.
+ Giúp cán bộ quản lý sử dụng CNTT vào công tác quản lý giáo viên, nhân viên, học sinh ... Như chúng ta đang sử dụng một số phần mềm Pmis, phần mềm kế toán ...
+ Ngoài ra, qua sáng kiến này tôi cũng tự đúc rút cho bản thân mình những kinh nghiệm trong công tác ứng dụng CNTT vào trường học nhằm nâng cao chất lượng giáo dục cho trường Mầm non Minh Châu nói riêng và các trường trong toàn huyện nói chung.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp Ứng dụng CNTT nhằm nâng cao chất lượng giáo dục trong trường Mầm Non

MỤC LỤC Trang MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài : 2. Mục đích nghiên cứu: 3. Phạm vi nghiên cứu: 4. Đối tượng nghiên cứu: NỘI DUNG Chương I: Cơ sở lý luận về việc ứng dụng công nghệ thông tin nhằm nâng cao chất lượng giáo dục trong trường mầm non Chương II. Thực trạng về việc ứng dụng công nghệ thông tin nhằm nâng cao chất lượng giáo dục trong trường mầm non 1. Vài nét về địa phương và nhà trường: 1.1. Về địa phương: 1.2. Về nhà trường: 2. Thực trạng về việc ứng dụng công nghệ thông tin nhằm nâng cao chất lượng giáo dục 2.1. Số liệu điều tra trước khi thực hiện đề tài: 2.2. Thực trạng ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học của nhà trường trong những năm qua Chương III: Giải pháp về ứng dụng công nghệ thông tin nhằm nâng cao chất lượng giáo dục trong trường mầm non 1. Một số giải pháp của đề tài: 2. Quá trình thực hiện một số giải pháp trong năm học 2013 - 2014 tại trường Mầm non Minh Châu - Ba Vì - Hà Nội. 2.1. Xây dựng kế hoạch. 2.2. Vân dộng cán bộ giáo viên tự nguyện trang bị máy tính cá nhâh và các thiết bị phục vụ giảng dạy và làm việc; 2.3: Bồi dưỡng khả năng sử dụng thành thạo vi tính cho đội ngũ giáo viên và nâng cao trình độ vi tính cho đội ngũ giáo viên. 2.4. Hướng dẫn và quản lý sử dụng hệ thống công nghệ thông tin trong trường. 2.5. Kiểm tra chất lượng ứng dụng công nghệ thông tin. 3. Một số kết quả đạt được sau khi thực hiện đề tài. 3.1. Đối với giáo viên. 3.2. Đối với trẻ. KẾT LUẬN - KIẾN NGHỊ I. Kết luận: II. Kiến nghị: 2 2 2 3 3 4 4 5 5 5 5 6 6 6 8 8 8 8 8 10 13 18 18 19 20 21 21 22 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài : Như chúng ta đã biết hiện nay mỗi đất nước muốn công nghiệp hoá và hiện đại hoá nhanh thì phải có những tiếp thu về khoa học và kỹ thuật hiện đại của thế giới. Ngoài ra, sự phát triển của nền kinh tế thị trường, sự xuất hiện nền kinh tế tri thức đòi hỏi người lao động phải thực sự năng động, sáng tạo và có những phẩm chất thích hợp để thích ứng với thời đại hiện nay. Việc thu thập thông tin, dữ liệu cần thiết ngày càng trở lên dễ dàng nhờ các phương tiện truyền thông tuyên truyền, máy tính, mạng internet ..... Do đó, vấn đề quan trọng đối với mỗi chúng ta hay một tập thể không chỉ là tiếp thu thông tin, mà còn là xử lý thông tin để tìm ra các giải pháp tốt nhất cho những vấn đề đặt ra trong cuộc sống. Đặc biệt, cùng với sự phát triển của khoa học kỹ thuật ; Công nghệ thông tin được phát triển và ứng dụng vào hầu hết tất cả các nghề trong đời sống xã hội . Trong đó, Công nghệ thông tin cũng được ứng dụng trong nghành giáo dục nói chung và trong giáo dục mầm non nói riêng. Để việc ứng dụng công nghệ thông tin một cách có hiệu quả . Bộ giáo dục và đào tạo đã có chỉ thị số 29/2001/CT- BGD và ĐT về tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin của nghành mầm non. Thực tế việc ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy của giáo viên hiện nay còn lúng túng, kỹ năng về công nghệ thông tin còn hạn chế, do vậy để tự thiết kế bài giảng trên máy vi tính, tự lựa chọn những hình ảnh lồng ghép các âm thanh tiếng động phù hợp với yêu cầu nội dung tiết dạy để phục vụ giảng dạy đạt kết quả chưa cao. Để góp phần nào khắc phụ những hạn chế trên nhằm nâng cao chất lượng giáo dục, giúp giáo viên ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy ở trường Mầm non Minh Châu. Tôi đã chọn đề tài : "Một số biện pháp ứng dụng công nghệ thông tin nhằm nâng cao chất lượng giáo dục trong trường mầm non" 2. Mục đích nghiên cứu - Do thời gian có hạn nên tôi nghiên cứu sáng kiến kinh nghiệm này với mục đích như sau: + Giúp giáo viên Mầm non quan tâm hơn đến sử dụng CNTT vào công tác dạy học. Tích cực học tập nghiên cứu về ứng dụng CNTT. + Giúp cán bộ quản lý sử dụng CNTT vào công tác quản lý giáo viên, nhân viên, học sinh ... Như chúng ta đang sử dụng một số phần mềm Pmis, phần mềm kế toán ... + Ngoài ra, qua sáng kiến này tôi cũng tự đúc rút cho bản thân mình những kinh nghiệm trong công tác ứng dụng CNTT vào trường học nhằm nâng cao chất lượng giáo dục cho trường Mầm non Minh Châu nói riêng và các trường trong toàn huyện nói chung. 3. Phạm vi nghiên cứu: - Tại trường Mầm non Minh Châu - Ba Vì - Hà Nội - Thời gian thực hiện từ tháng 9 - 2013 đến tháng 5- 2014. 4. Đối tượng nghiên cứu: - Toàn bộ 100% cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh trong nhà trường. NỘI DUNG Chương I: Cơ sở lý luận về việc ứng dụng công nghệ thông tin nhằm nâng cao chất lượng giáo dục trong trường mầm non Đảng và Nhà nước ta đã có nhiều chủ trương lớn nhằm đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong dạy và học: Chỉ thị 58-CT/UW của Bộ Chính Trị ngày 07 tháng 10 năm 2001 Về việc Đẩy mạnh ứng dụng CNTT phục vụ sự nghiệp Công nghiệp hóa và Hiện đại hóa chỉ rõ: “Trọng tâm của ngành giáo dục là đào tạo nguồn nhân lực về CNTT và đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong công tác giáo dục và đào tạo”. Chỉ thị 29/2001/CT-BGD&ĐT ngày 30/7/2001 Chỉ thị về việc tăng cường giảng dạy, đào tạo và ứng dụng công nghệ thông tin trong ngành giáo dục giai đoạn 2001-2005 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo đã nêu rõ : “Đối với giáo dục và đào tạo, công nghệ thông tin có tác động mạnh mẽ, làm thay đổi phương pháp, phương thức dạy và học. Công nghệ thông tin là phương tiện để tiến tới một xã hội học tập...”. Công nghệ thông tin mở ra triển vọng to lớn trong việc đổi mới phương pháp và hình thức dạy học. Những phương pháp dạy học theo cách tiếp cận kiến tạo, phương pháp dạy học theo dự án, dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề càng có nhiều điều kiện để ứng dụng rộng rãi. Các hình thức dạy học như dạy học đồng loạt, dạy theo nhóm, dạy cá nhân cũng có những đổi mới trong môi trường công nghệ thông tin và truyền thông. Chẳng hạn, cá nhân làm việc tự lực với máy tính, với Internet, dạy học theo hình thức lớp học phân tán qua mạng, dạy học qua cầu truyền hình. Nếu trước kia người ta nhấn mạnh tới phương pháp dạy sao cho học sinh nhớ lâu, dễ hiểu, thì nay phải đặt trọng tâm là hình thành và phát triển cho học sinh các phương pháp học chủ động. Nếu trước kia người ta thường quan tâm nhiều đến khả năng ghi nhớ kiến thức và thực hành kỹ năng vận dụng, thì nay chú trọng đặc biệt đến phát triển năng lực sáng tạo của học sinh. Như vậy, việc chuyển từ “lấy giáo viên làm trung tâm” sang “lấy học sinh làm trung tâm” sẽ trở nên dễ dàng hơn. Mục tiêu cuối cùng của việc ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học là nâng cao một bước cơ bản chất lượng học tập cho học sinh, tạo ra một môi trường giáo dục mang tính tương tác cao và tạo điều kiện để chủ động tìm kiếm tri thức, khai thác tri thức và sắp xếp hợp lý quá trình tự học tập, tự rèn luyện của bản thân mình. Chương II: Thực trạng về việc ứng dụng công nghệ thông tin nhằm nâng cao chất lượng giáo dục trong trường mầm non 1. Vài nét về địa phương và nhà trường: 1.1. Về địa phương: Xã Minh Châu cách trung tâm huyện lỵ Ba Vì khoảng 2km, Minh Châu là xã duy nhất của Thành phố Hà Nội nằm ở bãi giữa Sông Hồng. Nơi hội tụ của 3 dòng sông là Sông Đà, Sông Lô và Sông Hồng. Con bãi có chiều dài khoảng 11km, rộng gần 3km, người dân vùng phụ cận thường gọi là bãi Chàng. Tục truyền bãi Chàng có cách đây trên dưới 500 năm. Phía Đông Bắc là nhánh sông phụ, người dân thường gọi là sông Đường, giáp với các xã Lý Nhân, Phú Thịnh, An Tường thuộc huyện Vĩnh Tường - Vĩnh Phúc, phía Tây Nam giáp với các xã Đông Quang, Chu Minh, Tây Đằng thuộc huyện Ba Vì. Tổng diện tích tự nhiên 6454,6ha. Dân số 1.213 hộ và 6.765 nhân khẩu,toàn xã có hai tôn giáo chính đó là Phật giáo và Thiên chúa giáo . Nhân dân trong xã chủ yếu sinh sống bằng nghề nông nghiệp chiếm 99%. Dòng sông đã mang phù xa bồi đắp màu mỡ cho xã bãi nổi giữa sông; nhưng chừng đó không đủ bù đắp hết những khó khăn vất vả của người dân nơi đây. Vì là xã bãi nổi giữa sông Hồng nên giao thông đi lại vô cùng khó khăn, muốn đi đâu ra khỏi xã đều phải qua sông bằng thuyền. Nhưng bù lại con người nơi đây lại cần cù, chịu thương, chịu khó và ham học hỏi. Trong những năm gần đây kinh tế xã hội của xã có những bước chuyển biến đáng kể nhất là từ khi địa phương chuyển địa giới hành chính về thủ đô Hà Nội vào ngày 01/08/2008.Tuy nhiên tỉ lệ hộ nghèo còn nhiều ,tỉ lệ nhận thức của nhân dân chưa cao,sự quan tâm giáo dục của phụ huynh chưa nhiều . 1.2. Về nhà trường: * Thuận lợi: Được sự quan tâm của cấp uỷ Đảng, chính quyền địa phương, cùng với sự quan tâm chỉ đạo sát sao của phòng Giáo dục và đào tạo Huyện Ba Vì - Hà Nội, Ban giám hiệu nhà trường đoàn kết trong công tác lãnh chỉ đạo nhà trường, đội ngũ Giáo viên trẻ nhiệt tình đoàn kết, biết khắc phục khó khăn cùng hoàn thành nhiệm vụ được giao. Đời sống của Giáo viên hiện nay đã được cải thiện và từng bước được nâng lên rõ rệt. * Khó khăn: Cơ sở vật chất còn thiếu thốn chưa đảm bảo cho công tác dạy và học đạt hiệu quả cao nhất. Một số giáo viên là giáo viên ở bên kia sông và mới ra trường nên cũng gây khó khăn trong công tác giảng dạy. Đa số là Giáo viên nữ mới ra trường kinh nghiệm giảng dạy chưa có, nhiều đồng chí mới lập gia đình đang nuôi con nhỏ nên ảnh hưởng không nhỏ đến công tác chuyên môn. Trường mầm non Minh Châu có ít máy tính số giáo viên biết sử dụng máy vi tính ít còn gặp nhiều khó khăn - Về sử dụng công nghệ thông tin vào tiết dạy còn nhiều hạn chế - Về kiến thức sử dụng máy vi tính trong đội ngũ giáo viên trong nhà trường còn hạn chế. Vì thế cũng ảnh hưởng đến chất lượng giáo dục trong trường mầm non. 2. Thực trạng về việc ứng dụng công nghệ thông tin nhằm nâng cao chất lượng giáo dục 2.1. Số liệu điều tra trước khi thực hiện đề tài: Trình độ sử dụng vi tính của đội ngũ giáo viên, số giáo viên biết sử dụng vi tính, số giáo viên biết ứng dụng công nghệ thông tin vào các hoạt động học, số trẻ hứng thú khi thực hiện hoạt động học của trường mầm non Minh Châu như sau: BẢNG SỐ LIỆU ĐIỀU TRA Số giáo viên và số trẻ Đầu năm Tỷ lệ % Số giáo viên có chứng chỉ tin học 5/29 17 Số giáo viên biết sử dụng máy vi tính 5/29 17 Số giáo viên biết ứng dụng công nghệ thông tin vào bài dạy 5/29 17 Số trẻ rất hứng thú khi thực hiện hoạt động học 230/460 50 Số trẻ hứng thú khi thực hiện hoạt động học 95/460 21 Số trẻ chưa hứng thú thực hiện hoạt động học 134/460 29 2.2. Thực trạng ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học của nhà trường trong những năm qua Nhận thức được việc UDCNTT là một nhiệm vụ quan trọng đối với nhà trường. UDCNTT là động lực nâng cao tay nghề của giáo viên; UDCNTT là biệc pháp để nâng cao chất lượng học sinh và UDCNTT là cơ hội để quảng bá các hoạt động của nhà trường trong thời kỳ hội nhập. Trong những năm qua, nhà trường cũng có nhiều bước chuyển biến khá rõ rệt. Cơ sở vật chất ngày càng được bổ sung, mua sắm mới hoàn thiện hơn. Trình độ chuyên môn của giáo viên ngày càng được nâng cao thông qua các loại hình học tập: đào tạo từ xa, tại chức, tự học và tự bồi dưỡng ... - Công tác chuyên môn: Cùng với sự đổi mới toàn diện đó, được sự chỉ đạo sát sao của lãnh đạo các cấp. Vì vậy, nhà trường đã thành lập ban chỉ đạo việc UDCNTT trong nhà trường. Ngay sau khi thành lập ban đã đi vào hoạt động và cử giáo viên tham gia các lớp tập huấn CNTT do cấp trên tổ chức, đó là những đồng chí có năng lực, gương mẫu, nhiệt tình trong công tác. Ngày từ đầu mỗi năm học, Ban công nghệ thông tin nhà trường đã tiến hành họp thảo luận phương án, các công việc được thực hiện trong năm để tham mưu với ban giám hiệu đưa vào kế hoạch chung nhà trường. Ban giám hiệu đã mời giáo viên về trường dạy CNTT, tổ chức tập huấn CNTT và thông qua các buổi sinh hoạt chuyên môn để triển khai kế hoạch UDCNTT trong giáo viên thông qua các tiết dạy. Tổ chức các chuyên đề đổi mới phương pháp dạy học lồng ghép UDCNTT. - Công tác xây dựng cơ sở vật chất: Tham mưu với các cấp lãnh đạo để tăng cường cơ sở vật chất phục vụ dạy học. Đến nay nhà trường đã có 1 máy chiếu đa năng; 3 máy tính xách tay; 2 máy tính để bàn, 2 máy in và một số thiết bị ứng dụng CNTT khác. Mạng internet đã được nối tất cả các máy tính. Bên cạnh nhà trường còn lắp đặt thêm máy tính ở văn phòng để giáo viên có thể tra cứu thông tin và in dữ liệu khi cần thiết. - Tổ chức các hội thi: Tổ chức tốt các hội thi như: thi giáo viên dạy giỏi, thao giảng có ứng dụng công nghệ thông tin. Bảo đảm mỗi đồng chí đứng lớp có ít nhất 2 tiết dạy UDCNTT. Động viên khuyến khích giáo viên tìm tòi nghiên cứu các sản phẩm dạy học có ứng dụng CNTT như băng video; phim tư liệu ... Tuy nhiên trong quá trình thực hiện còn gặp phải nhiều vướng mắc nên chất lượng chưa thật cao. Vì vậy tôi đưa ra các giải pháp về ứng dụng công nghệ thông tin nhằm nâng cao chất lượng giáo dục trong trường mầm non như sau. Chương III: Giải pháp về ứng dụng công nghệ thông tin nhằm nâng cao chất lượng giáo dục trong trường mầm non 1. Một số giải pháp của đề tài: 1.1. Xây dựng kế hoạch. 1.2: Vân dộng cán bộ giáo viên tự nguyện trang bị máy tính cá nhân và các thiết bị phục vụ giảng dạy và làm việc 1.3: Bồi dưỡng khả năng sử dụng thành thạo vi tính cho đội ngũ giáo viên và nâng cao trình độ vi tính cho đội ngũ giáo viên 1.4: Hướng đẫn sử dụng hệ thống công nghệ thông tin trong trường mầm non 1.5 : Kiểm tra chất lượng ứng dụng công nghệ thông tin 2. Quá trình thực hiện một số giải pháp trong năm học 2013 - 2014 tại trường Mầm non Minh Châu - Ba Vì - Hà Nội. 2.1. Xây dựng kế hoạch. Bản thân tôi là một Hiệu trưởng của nhà trường mầm non Minh châu, qua kiểm tra cơ sở vật chất số lượng máy vi tính còn quá ít và số lượng giáo viên biết sử dụng máy vi tính còn hạn chế, chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ chưa thật cao. Cho thấy việc đưa công nghệ thông tin vào trong trường là vô cùng cần thiết. Vì vậy người quản lý cần phải khắc phục ngay. Ngay từ đầu năm học theo sự chỉ đạo của phòng giáo dục tôi đã xây dựng kế hoạch chi tiết về công tác công nghệ thông tin và nội dung bồi dưỡng công nghệ thông tin cho đội ngũ giáo viên phù hợp với đặc điểm thực tế của trường như: thành lập tổ công nghệ thông tin của trường có kế hoạch hàng tháng hàng tuần theo từng khối hợp lý và trình lên ban giảm hiệu duyệt kế hoạch, ban giám hiệu nhất trí với kế hoạch. Và kế hoạch tôi cũng thông qua hội đồng trường . 2.2. Vân dộng cán bộ giáo viên tự nguyện trang bị máy tính cá nhâh và các thiết bị phục vụ giảng dạy và làm việc; - Do kinh phí của trường có ít không có mua các thiết bị công nghệ thông tin cho giáo viên các nhóm lớp. Vì vậy muốn thực hiện được kế hoạch vào đầu tháng 9 năm học 2013 - 2014 tôi đã tổ chức họp hội đồng nhà trường và các đoàn thể để triển khai kế hoạch, tuyên truyền vận động các thành viên trong trường tự nguyện mua máy tính và kết nối mạng intnet cá nhân để phục vụ cho công tác giảng dạy và làm việc. - Nhận thấy điều kiện kinh phí của nhà trường còn hạn chế chưa mua được máy tính cho giáo viên, trong khi đó việc chăm sóc giáo dục trẻ hiện nay lại rất cần đến công nghệ thông tin mà máy vi tính là công cụ hỗ trợ làm việc và chăm sóc giáo dục trẻ để có hiệu quả cao. Vì vậy cán bộ giáo viên trong trường đã tự nguyện mua máy vi tính tổng số là 15 chiếc trên tổng số 29 giáo viên, ngoài ra giáo viên còn mua USB và đĩa CD để lưu giữ số liệu, mua sắm DCOM3G, wifi để
File đính kèm:
sang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_ung_dung_cntt_nham_na.doc