Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp Ứng dụng Công nghệ thông tin nâng cao chất lượng học tập cho trẻ Mầm Non trong thời gian nghỉ dịch tại nhà

3.4. Nâng cao kĩ năng sử dụng phần mềm PowerPoint, ispring thiết kế bài giảng điện tử, bài giảng elearning.

* Power Point là một phương tiện trình diễn sinh động bài giảng thông qua màu sắc của văn bản, sự phong phú của hình ảnh các dạng hình học, chữ số, những đoạn âm thanh video, những đoạn ghi âm để minh hoạ cho bài giảng giúp trẻ hiểu sâu hơn vấn đề. Bài giảng sử dụng PowerPoint trình diễn là công cụ hữu hiệu để đặt vấn đề cho bài giảng phân tích những hiện tượng diễn tả bằng hình ảnh, đưa ra những câu hỏi tình huống cho bài giảng, những câu hỏi có kèm hình ảnh giúp trẻ dễ nắm bắt vấn đề, đưa thêm những thông tin mà giáo viên cần truyền đạt để củng cố kiến thức tổ chức các hình thức học tập mới lạ tạo sự tương tác cao giữa người học và người dạy. Để thiết kế một số Slide hỗ trợ cho bài giảng người giáo viên cần chú ý điểm sau:

+ Lập kế hoạch xây dựng giáo án điện tử.

+ Thiết kế giáo án điện tử, nội dung bài cần theo tiến trình bài giảng và đặc biệt chú ý tới phương pháp dạy học của từng hoạt động.

+ Phân loại tuỳ theo loại nội dung bài giảng: hình thành khái niệm, áp dụng phương pháp mô hình, phương pháp thực nghiệm. Xây dựng một bài giảng điện tử cần thực hiện theo trình tự các bước của phương pháp tổ chức các hoạt động.

docx 11 trang Phương Chi 27/03/2025 220
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp Ứng dụng Công nghệ thông tin nâng cao chất lượng học tập cho trẻ Mầm Non trong thời gian nghỉ dịch tại nhà", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp Ứng dụng Công nghệ thông tin nâng cao chất lượng học tập cho trẻ Mầm Non trong thời gian nghỉ dịch tại nhà

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp Ứng dụng Công nghệ thông tin nâng cao chất lượng học tập cho trẻ Mầm Non trong thời gian nghỉ dịch tại nhà
PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ
Lý do chọn đề tài
Đối với lĩnh vực giáo dục đào tạo, công nghệ thông tin có tác dụng làm thay đổi mạnh mẽ phương pháp, phương thức dạy - học nhất là khi nền giáo dục của nước ta bước sang thế kỉ 21, thế kỉ của công nghệ thông tin. Để đạt được mục tiêu đó, trong những năm gần đây việc ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy - học đã và đang trở thành một xu thế phát triển mạnh mẽ ở các trường học, cấp học 
Công nghệ thông tin phát triển đã mở ra những hướng đi mới cho ngành giáo dục trong việc đổi mới phương pháp và hình thức dạy học, kéo theo sự phát triển của hàng loạt các phần mềm giáo dục và có rất nhiều những phần mềm hữu ích cho người giáo viên mầm non như Bộ Office, Violet, Active Primary, Flash, Photoshop, Converter, Kispix, Kismas,...Các phần mềm này rất tiện ích và trở thành một công cụ đắc lực hỗ trợ cho việc thiết kế giáo án điện tử và giảng dạy trên máy tính, máy chiếu, bảng tương tác cũng như trên các thiết bị hỗ trợ khác như Tivi, điện thoại thông minh, ipad vừa tiết kiệm được thời gian cho người giáo viên mầm non, vừa tiết kiệm được chi phí cho nhà trường mà vẫn nâng cao được tính sinh động, hiệu quả của giờ dạy. Vì vậy chúng ta cần phải thấy được những ưu điểm của việc ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy - học để phát huy được những điểm mạnh của nó. 
Mục tiêu cuối cùng của việc ứng dụng Công nghệ thông tin và truyền thông trong dạy học là nâng cao một bước cơ bản chất lượng học tập cho trẻ, tạo ra một môi trường giáo dục mang tính tương tác cao. Cùng với tình hình dịch bệnh covid diễn biến phức tập học sinh không thể đến trường như trước đây để cùng chung tay đẩy lùi dịch bệnh nhưng không dừng việc học tập. Việc áp dụng công nghệ thông tin trong công tác giảng dạy lúc này là điều không thể thiếu và đây cũng là thời cơ để việc ứng dụng công nghệ thông tin đạt hiểu quả tối ưu trong việc học của trẻ khi ở nhà. Với mong muốn giúp các con có những tiết học trực tuyến nhẹ nhàng, quấn hút mà dễ tiếp thu kiến thức cần cung cấp cho trẻ mâm non, góp phần nâng cao hiệu quả trong việc ứng dụng công nghệ và phần mềm tin học vào công tác dạy học cho mầm non khi nghỉ dịch ở nhà tôi cũng mạnh dạn tìm hiểu đề tài: “Một số biện pháp ứng dụng công nghệ thông tin nâng cao chất lượng học tập cho trẻ mầm non trong thời gian nghỉ dịch tại nhà”.
2. Mục đích nghiên cứu
- Tôi nghiên cứu nội dung đề tài này nhân tìm hiểu ứng dụng công nghệ thông tin nâng cao chất lượng học tập cho trẻ mầm non khi trẻ nghỉ dịch ở nhà phải tham gia học với hình thức online.
3. Đối tượng nghiên cứu
- Lứa tuổi mẫu giáo trong trường mầm non
4. Phạm vi và kế hoạch nghiên cứu
- Phạm vi nghiên cứu: Tìm hiểu việc ứng dụng công nghệ thông tin nâng cao chất lượng học tập cho trẻ mầm non khi nghỉ dịch tại nhà
- Kế hoạch nghiên cứu: Năm học 2021 – 2022. Thời gian bắt đầu từ tháng 9/2021 đến hết tháng 3/2022.
5. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu, phương pháp quan sát, phương pháp đánh giá, phương pháp so sánh, phương pháp tổng hợp
PHẦN II: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
1. Cơ sở lý luận
Thực hiện Quyết định số 749/QĐ-TTg ngày 03/6/2020 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030; Quyết định số 117/QĐ-TTg ngày 25/01/2017 của Thủ tướng Chính phủ Phê duyệt Đề án “Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý và hỗ trợ các hoạt động dạy – học, nghiên cứu khoa học góp phần nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo giai đoạn 2016-2020 định hướng đến năm 2025.
Có thể thấy ứng dụng của công nghệ thông tin trong giáo dục mầm non đã tạo ra một biến đổi về chất trong hiệu quả giảng dạy của ngành giáo dục mầm non, tạo ra một môi trường giáo dục mang tính tương tác cao giữa giáo viên và học sinh.
Hiện nay các trường mầm non có điều kiện đầu tư, trang bị Tivi, đầu video, xây dựng phòng đa năng với hệ thống máy tính, nối mạng Internettạo diều kiện cho người giáo viên ứng dụng Công nghệ thông tin vào trong giảng dạy. Công nghệ thông tin phát triển đã mở ra những hướng đi mới cho ngành giáo dục trong việc đổi mới phương pháp và hình thức dạy để nâng cao chất lượng dạy học cho trẻ trong tình hình dịch bệnh diễn ra phức tạp như hiện nay.  
Nhờ ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy, giáo viên chủ động hơn trong kế hoạch bài giảng của mình, dễ dàng tìm kiếm các tài nguyên phục vụ bài giảng, tạo mạch liên kết giữa các đơn vị kiến thức tự nhiên, hợp lý hơn. Trẻ cũng được tiếp xúc với kiến thức cũng như được tương tác tốt hơn với giáo viên thông qua các hoạt động, trò chơi tương thích. Gây hứng thú cho trẻ và giúp trẻ có ấn tượng sâu về các đối tượng được tìm hiểu, ghi nhớ sâu hơn về nội dung bài học.
2. Thực trạng vấn đề
2.1. Thuận lợi
* Về phía nhà trường 
Ban giám hiệu luôn luôn quan tâm tạo điều kiện môi trường thuận lợi: Trang bị cơ sở vật chất, hệ thống máy tính, mạng internet giúp cho giáo viên có thể tiếp cận nhanh với công nghệ thông tin từ đó ứng dụng vào quá trình giảng dạy. Ban giám hiệu luôn sát sao chỉ đạo giáo viên về chuyên môn. Tạo điều kiện mở các buổi tập huấn trong tổ chuyên môn cũng như có sự bồi dưỡng từ nhân viên IT cho giáo viên về các kỹ năng, cho giáo viên tham gia các lớp học ngoại khóa nâng cao chuyên môn, tạo trò chơi tương tác và các phần mềm tin học: Phần mềm Power Point, phần mềm Ispring, Bảng tương tác
* Về phía giáo viên
Giáo viên nhiệt tình, năng động, tâm huyết có kiến thức và trình độ về tin học, hầu hết các giáo viên đều biết sử dụng thành thạo hoặc các thao tác đơn giản trên máy vi tính. Các bậc phụ huynh cũng đã có những hiểu biết về tầm quan trọng của việc cho trẻ làm quen với các thiết bị thông minh như máy tính, ipad.
Việc ứng dụng công nghệ thông tin trong giáo dục đã góp phần rất lớn trong việc đổi mới nội dung, phương pháp, hình thức giảng dạy, học tập. Nhờ có công nghệ thông tin đã giúp cho giáo viên tiết kiệm được rất nhiều thời gian cho công tác giảng dạy đồng tiết kiệm được chi phí cho nhà trường mà vẫn nâng cao được hiệu quả của giờ dạy trực tuyến.
2.2 Khó khăn
Mặc dù có nhiều tiện ích như vậy song thực trạng của việc ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học còn gặp một số khó khăn như: 
- Một số giáo viên chưa đáp ứng được thiết bị dạy học hoặc do học sinh còn nhỏ phụ huynh chưa có nhiều thời gian cho các con tương tác với giáo viên
- Khi thiết kế bài giảng điện tử chưa có sự chuẩn bị trước kịch bản, tư liệu, còn lúng túng trong việc sắp xếp các nội dung trình chiếu, phông chữ, màu, cỡ chữ, hiệu ứng. Chưa biết cách sử dụng đa dạng các phần mềm soạn giảng, đầu tư thiết kế các hoạt động tương tác (các trò chơi, hoạt động kéo thả, ...)
- Tuy máy tính điện tử mang lại nhiều tiện ích cho việc giảng dạy của giáo viên mầm non nhưng công cụ hiện đại này không thể hỗ trợ và thay thế hoàn toàn cho các phương pháp trực quan khác của người giáo viên. Đôi lúc mang lại nhiều lỗi lo bất cập cho phụ huynh. Vì do trẻ nghỉ dịch dài ngày ở nhà trẻ được sử dụng tivi, ipad, hay điện thoại, máy tính với thời gian dài gây ra một số hậu quả ảnh hưởng đến mắt của trẻ. Không được tương tác trực tiếp nên cũng bị hạn chế về một số nội dung trong các giờ học tương tác của trẻ còn ít.
Sau một thời gian nghiên cứu, tìm hiểu về thực trang trên, tôi đã tìm và áp dụng một số biện pháp ứng dụng công nghệ thông tin nâng cao chất lượng học tập cho trẻ mầm non trong thời gian nghỉ dịch tại nhà được tốt hơn.
3. Các biện pháp thực hiện
3.1. Tự học, nâng cao trình độ và kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin.
Để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ và khả năng ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy cho trẻ tôi nhận thấy rằng việc tự bồi dưỡng mang tính chiến lược lâu dài đây là công việc phải làm thường xuyên, liên tục, đáp ứng yêu cầu đổi mới của nhà trường nói chung và của ngành nói riêng. Từ học hỏi các đồng nghiệp, tham gia vào các lớp đào tạo, bồi dưỡng về tin học. Thông qua các buổi tập huấn online chuyên đề về ứng dụng công nghệ thông tin của trường giáo viên đưa ra các nhận xét về các video tiết dạy cũng như khả năng ứng dụng công nghệ thông tin vào tổ chức các hoạt động đã phù hợp chưa, linh hoạt chưa, các hình ảnh âm thanh có đạt được mục tiêu của bài dạy hay không sau đó ghi nhận xét vào sổ bồi dưỡng chuyên môn của mình để làm tài liệu. Tự bồi dưỡng qua các video tiết dạy của đồng nghiệp để học tập kinh nghiệm và rút ra bài học cho bản thân.
3.2. Xây dựng kho video, bài giảng điện tử, cũng như các tư liệu phục vụ cho công tác giảng dạy online.
Bên cạnh việc học tập bồi dưỡng về trình độ tin học, các máy móc và thiết bị, thì không thể thiếu cho bản thân chính là “Kho tư liệu điện tử” để tôi có thể ứng dụng công nghệ tin học một cách có hiệu quả khi thiết kế các bài giảng điện tử, video tiết dạy. Chính vì vậy tôi đã xây dựng cho mình kho tư liệu dưới nhiều hình thức:
+ Xây dựng kho tư liệu riêng trên google drive: Trên dirve các nội dung được tôi chia thành nhiều thư mục với các từng nội dung khác nhau (kho video, kho bài giảng điện tử, các trò chơi, các bài thơ- câu chuyện- bài hát được chia theo từng chủ đề chủ điểm trong năm học)
+ Khai thác tư liệu trên các trang thông tin của ngành(Violet, Kho bài giảng e-Learning, Pinterest for kid, Themeasuredmom, Gokids,) Để các cho mình nguồn tư liệu phong phú phục vụ công tác giảng dạy trẻ tại nhà với hình thức online.
3.3. Lựa chọn nội dung, tìm kiếm các tư liệu phù hợp để xây dựng các bài giảng điện tử trong giảng dạy.
* Khai thác các tư liệu hình ảnh trên internet: 
 Một trong các điều kiện quan trọng nhất để tăng cường hiệu quả giáo dục và chất lượng giảng dạy là tìm kiếm nguồn tư liệu phong phú, sống động, hấp dẫn hơn.
 Khi tìm kiếm, lựa chọn tư liệu cho bài học điều quan trọng nhất là tính phù hợp. Tư liệu phù hợp là tư liệu liên qua đến nội dung giảng; có nội dung, hình thức đa dạng (thông tin, hình ảnh, video...) và được chọn lọc, lượng thông tin bổ sung vừa đủ không quá ít, không quá nhiều làm loãng nội dung.           
* Chọn bài giảng thích hợp:  
  - Khi soạn giáo án điện tử giáo viên nên cân nhắc việc đưa công nghê thông tin vào bài giảng vì không phải bài nào cũng áp dụng được mà cần lựa chọn 1 cách hợp lý dựa vào nội dung mục đích yêu cầu cách tích hợp trong bài dạy.
- Xây dựng giáo án điện tử áp dụng vào các loại tiết như Văn học, toán, tạo hình, trò chơi âm nhạc. Muốn làm được như vậy thì giáo viên phải lắm vững phương pháp của từng bộ môn, từng loại tiết theo từng độ tuổi.
+ Sử dụng phần mềm powerpoint tổ chức cho trẻ khám phá môi trường xung quanh. 
Môi trường xung quanh đối với trẻ vô cùng rộng lớn, khó hiểu, trẻ lại rất tò mò hiếu động, trẻ luôn đặt ra vô vàn câu hỏi: Nó là cái gì? Nó như thế nào? Vì sao nó lại như vậy?... Do vậy việc xây dựng một tiết học online cho trẻ khám phá môi trường xung quanh cần được linh hoạt, hệ thống, khoa học với những màu sắc sặc sỡ, hình ảnh rõ nét, âm thanh “thật” thì sẽ giúp trẻ lĩnh hội kiến thức một cách nhẹ nhàng, trẻ thỏa mãn được thắc mắc của mình. Tạo được những trò chơi mang tính tương tác cao khi xây dựng giờ học khám phá xung quanh sẽ giúp trẻ tiếp nhận và nhớ được kiến thức cần cùng cung cấp trong tiết học là rất cao.
Ví dụ: Quan sát một số con vật sống trong rừng. Nếu chỉ quan sát tranh thì tiết học sẽ trở nên đơn điệu, trẻ sẽ nhàm chán, hiệu quả của giờ học sẽ có phần hạn chế. Nhưng nếu cô sử dụng phần mềm powerpoint cho trẻ quan sát các con vật đang chuyển động, với những hình ảnh “thật” thì trẻ sẽ rất thích thú, tập trung chú ý, giờ học sẽ đạt kết quả như mong muốn.
+ Sử dụng phần mềm Painter hướng dẫn trẻ hoạt động tạo hình. 
Hoạt động tạo hình với trẻ mầm non là rất cần thiết, nó giúp trẻ củng cố được kiến thức của môi trường xung quanh, phát huy trí tưởng tượng, kỹ năng quan sát, óc thẫm mỹ. Dạy trẻ có kỹ năng vẽ, xé dánMột điều không thể thiếu trong các giờ tạo hình của trẻ là tranh (vật) mẫu của cô. Với những bức tranh cô vẽ trêm giấy, tô màu sáp (màu nước) đã thành quen thuộc đối với trẻ, nó mờ nhạt không sặc sỡ như tranh vẽ trên vi tính. Những bức tranh vẽ có hình ảnh rõ nét màu sắc hài hoà sẽ thu hút sự chú ý của trẻ, trẻ sẽ nhớ lâu, kích thích trí tưởng tượng, óc sáng tạo cho trẻ.
Ví dụ: Hướng dẫn trẻ vẽ ông mặt trời.
 - Mục đích: Trẻ vẽ được ông mặt trời, biết đặc điểm đặc trưng của ông mặt trời. Biết được để vẽ ông mặt trời cần vẽ nét cong tròn khép kín và những nét xiên để tạo thành tia nắng. Biết được khi đi trời nắng phải đội mũ hoặc che ô để khỏi bị ốm.
- Chuẩn bị: Cô lên mạng tìm video có hình ảnh đầy đủ về ông mặt trời.
Cô cho trẻ quan sát bức tranh mẫu về ông mặt trời, sau đó quay video lại hướng dẫn trẻ cách vẽ ông mặt trời, gợi ý, hướng dẫn trẻ cách tô màu
+ Tổ chức cho trẻ hoạt động làm quen với Toán:
Hoạt động làm quen với toán cung cấp cho trẻ kỹ năng nhận biết so sánh màu sắc, hình dạng, kích thước, tạo nhóm các sự vật hiện tượng.
Ví dụ: Với nội dung bài dạy hướng dẫn trẻ sắp xếp theo quy tắc, giáo viên xây dựng bài dạy trên PowerPoint, đưa ra các hiệu ứng, sinh động, các hình ảnh liên hệ trong thực tế, để trẻ dễ hình dung. Phần trò chơi có thể kết hợp cùng các hiệu ứng hẹn giờ, hay hình ảnh, âm thanh để tăng thêm hứng thú cho trẻ. Tạo các dạng bài tập mang tính tương tác cao như các bài tập trên Livewordsheet gửi tới phụ huynh vào mỗi tuần. Từ đó nâng cao chất lượng giờ học.
3.4. Nâng cao kĩ năng sử dụng phần mềm PowerPoint, ispring thiết kế bài giảng điện tử, bài giảng elearning.
* Power Point là một phương tiện trình diễn sinh động bài giảng thông qua màu sắc của văn bản, sự phong phú của hình ảnh các dạng hình học, chữ số, những đoạn âm thanh video, những đoạn ghi âm để minh hoạ cho bài giảng giúp trẻ hiểu sâu hơn vấn đề. Bài giảng sử dụng PowerPoint trình diễn là công cụ hữu hiệu để đặt vấn đề cho bài giảng phân tích những hiện tượng diễn tả bằng hình ảnh, đưa ra những câu hỏi tình huống cho bài giảng, những câu hỏi có kèm hình ảnh giúp trẻ dễ nắm bắt vấn đề, đưa thêm những thông tin mà giáo viên cần truyền đạt để củng cố kiến thức tổ chức các hình thức học tập mới lạ tạo sự tương tác cao giữa người học và người dạy. Để thiết kế một số Slide hỗ trợ cho bài giảng người giáo viên cần chú ý điểm sau:
+ Lập kế hoạch xây dựng giáo án điện tử.
+ Thiết kế giáo án điện tử, nội dung bài cần theo tiến trình bài giảng và đặc biệt chú ý tới phương pháp dạy học của từng hoạt động.
+ Phân loại tuỳ theo loại nội dung bài giảng: hình thành khái niệm, áp dụng phương pháp mô hình, phương pháp thực nghiệm. Xây dựng một bài giảng điện tử cần thực hiện theo trình tự các bước của phương pháp tổ chức các hoạt động.
* Ispring là phần mềm đắc lực xây dựng phải giảng elearing cho giáo viên. Các chức năng được tích hợp trong thanh công cụ của powerpoint Bài giảng Elearning là bài giảng có khả nắng tích hợp đa phương tiện truyền thông (multimedia) và tuân thủ một trong các chuẩn SCORM, AICC. Cho phép giáo viên xây dựng các bài tập khảo sát với rất nhiều các dạng bài tập giúp giáo viên xây dựng bài giảng trực tuyến cũng như phiếu khảo sát 1 cách nhanh chóng, hình ảnh âm thanh sinh động thu hút trẻ
3.5. Nâng cao khả năng sử dụng, tương tác trên các thiết bị điện tử, các bài học điện tử và

File đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_ung_dung_cong_nghe_th.docx