Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý nuôi dưỡng ở trường Mầm Non

III. Các biện pháp thực hiện

1. Biện pháp 1: Quản lý số lượng trẻ bằng Google trang tính

Trong công tác chăm sóc nuôi dưỡng việc quản lý, theo dõi số lượng trẻ đi học và ăn bán trú hàng ngày là việc làm vô cùng quan trọng. Có số lượng trẻ ăn chính xác mới chốt được lượng thực phẩm mua cân đối với số tiền ăn. Đảm bảo số xuất ăn không được chênh lệch quá 3 bữa/ngày.

Theo dõi trẻ đi học và ăn bán trú là công việc hàng ngày. Trước đây, cứ đến 8h00 sáng là kế toán lại phải gọi điện đến cho từng lớp để lấy số liệu điều đó làm mất rất nhiều thời gian vì giáo viên còn đang bận đón trẻ không kịp nghe máy hoặc do điều kiện không gian xung quanh ồn ào nên đôi khi nghe số liệu qua điện thoại sẽ không chính xác. Gần đây, với sự phát triển của nền công nghiệp số nhiều giáo viên đã có điện thoại thông minh để sử dụng từ đó tích hợp các phần mềm hữu dụng như Zalo và nhà trường cũng đã ứng dụng phần mềm này vào công tác báo cáo số lượng trẻ đi học và ăn bán trú hàng ngày, điều này đã khắc phục được hạn chế so với cách gọi điện thoại trước đây tuy nhiên vẫn còn bất cập ở vấn đề kế toán sẽ phải ghi chép lại các số liệu và cộng bằng máy tính.

Chính vì những hạn chế trong cách làm cũ mà tôi đã nghĩ ra cách sử dụng ứng dụng Google trang tính được tích hợp sẵn trên ứng dụng Gmail để quản lý sĩ số trẻ hàng ngày. Từ khi áp dụng biện pháp này tôi nhận thấy rất hiệu quả, con số chính xác, khi các lớp nhập xong là có kết quả ngay không mất thời gian tính toán mà các tính năng cũng như các loại hàm đều tương tự như Excel nên khá đơn giản.

docx 37 trang Phương Chi 09/04/2025 180
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý nuôi dưỡng ở trường Mầm Non", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý nuôi dưỡng ở trường Mầm Non

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý nuôi dưỡng ở trường Mầm Non
I
UBND HUYỆN GIA LÂM
TRƯỜNG MẦM NON TRUNG MẦU
********&********
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM, GIẢI PHÁP
ĐỀ TÀI: 
MỘT SỐ BIỆN PHÁP ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG QUẢN LÝ NUÔI DƯỠNG Ở TRƯỜNG MẦM NON
Lĩnh vực: Quản lý
Cấp học: Mầm non
Tên tác giả: Vũ Thị Thu Thúy
Đơn vị công tác: Mầm non Trung Mầu
Chức vụ: Phó hiệu trưởng
NĂM HỌC 2020 – 2021
MỤC LỤC
Mục
Nội dung
Trang
PHẦN A
 ĐẶT VẤN ĐỀ
2
I
Lý do chọn đề tài.
2
II
Thời gian, đối tượng, phạm vi nghiên cứu 
2
PHẦN B
GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
3
I
Cơ sở lý luận.
3
II
Cơ sở thực tiễn
4
1
Đặc điểm tình hình
4
2
Thuận lợi
4
3
Khó khăn.
5
III
Các biện pháp thực hiện
5
1. Biện pháp 1
Quản lý số lượng trẻ bằng Google trang tính
5
2. Biện pháp 2
Quản lý thực đơn và tính khẩu phần ăn cho trẻ trên phần mềm GoKids.
12
3. Biện pháp 3
Ứng dụng CNTT trong bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên, nhân viên về công tác chăm sóc nuôi dưỡng trẻ.
17
4. Biện pháp 4
Tận dụng sức mạnh của CNTT để tuyên truyền các biện pháp chăm sóc nuôi dưỡng trẻ cho cha mẹ trẻ và cộng đồng.
17
IV
Kết quả thực hiện
19
PHẦN C
 KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
20
I
Kết luận
20
II
Bài học kinh nghiệm
20
III
Kiến nghị
20
PHẦN A - ĐẶT VẤN ĐỀ
I. Lý do chọn đề tài
Sự xuất hiện của và phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin và truyền thông đã, đang và sẽ là nhân tố thúc đẩy sự phát triển của thế giới. Có thể nói, công nghệ thông tin (CNTT) đã tác động tích cực đến hầu hết các ngành nghề trong xã hội, trong đó có lĩnh vực giáo dục, nơi tính hiệu quả của việc ứng dụng CNTT cả trong dạy học và quản lý đều đã được chứng minh. 
Trong thời đại bùng nổ công nghệ thông tin, việc hiểu biết và vận dụng CNTT vào quản lý và giảng dạy là một việc làm cần thiết và đem lại hiệu quả thiết thực: Thông tin được cập nhật nhanh chóng và chính xác, việc quản lý nhân sự, chuyên môn, thực hiện hồ sơ sổ sách và báo cáo thống kê nhẹ nhàng và khoa học.
Tuy nhiên trong công tác quản lý nuôi dưỡng thì việc ứng dụng công nghệ thông tin lại chưa được chú trọng mặc dù công tác chăm sóc nuôi dưỡng trẻ là nhiệm vụ trọng tâm, hàng đầu trong các hoạt động của trường mầm non.
Trong gần 3 năm được phân công làm nhiệm vụ phụ trách quản lý công tác nuôi dưỡng tôi nhận thấy trong công tác quản lý nuôi dưỡng có rất nhiều công việc tỉ mỉ,vụn vặt, tốn rất nhiều thời gian để kiểm tra số liệu cho chính xác. Nếu không biết ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý thì khó có thể hoàn thành tốt nhiệm vụ quản lý của mình. 
Chính vì vậy, năm học 2020 - 2021 và cả những năm học trước, tôi luôn suy nghĩ, tìm biện pháp để ứng dụng được công nghệ thông tin vào công tác quản lý nuôi dưỡng một cách hiệu quả. Xuất phát từ những lý do trên tôi đã lựa chọn đề tài: “ Một số biện pháp ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý nuôi dưỡng ở trường mầm non”.
II. Thời gian, đối tượng, phạm vi nghiên cứu:
+ Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 9 năm 2019 đến tháng 2 năm 2021
+ Đối tượng nghiên cứu: “ Một số biện pháp ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý nuôi dưỡng ở trường mầm non”.
+ Phạm vi nghiên cứu: Tại trường mầm non Trung Mầu – Huyện Gia Lâm
Trong đó:
- Nhóm lớp: 09 nhóm
- Tổng số trẻ: 340 trẻ
- Tổng số nhân viên: 13 đồng chí (trong đó có 06 đ/c nhân viên nuôi dưỡng) - Tổng số giáo viên: 18 đồng chí.
PHẦN B - GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
I. Cơ sở lý luận
Công nghệ thông tin với những ưu thế vượt trội đã và đang đi vào tất cả các lĩnh vực. Đối với giáo dục, CNTT là công cụ hỗ trợ đắc lực hỗ trợ đổi mới phương pháp giảng dạy, học tập và quản lý. Tuy nhiên, làm thế nào để việc ứng dụng CNTT đạt hiệu quả cao nhất trong quản lý là vấn đề được ngành giáo dục đặc biệt quan tâm. Trình độ CNTT của cán bộ quản lý, của giáo viên, nhân viên là một trong các nguyên nhân ảnh hưởng trực tiếp đến việc ứng dụng CNTT trong nhà trường. Do đó, trước hết mỗi cán bộ quản lý nhà trường không chỉ cần uy tín, năng lực về chuyên môn, mà còn phải gương mẫu, đi đầu trong tự học suốt đời mà còn cần nhận thức được vai trò của CNTT trong công tác quản lý và chủ động, tích cực ứng dụng CNTT để nâng cao hiệu suất quản lý.
Như chúng ta đã biết: Ngành học mầm non là ngành học nằm trong hệ thống giáo dục quốc dân, “Ngành học có nhiệm vụ thực hiện nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ từ 3 tháng tuổi đến 6 tuổi”. Nếu được chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục tốt trẻ sẽ sớm phát triển thể chất và trí tuệ một cách đúng hướng và mạnh mẽ. Bởi, những năm tháng đầu đời là thời điểm quan trọng để trẻ phát triển nhận thức, ngôn ngữ và thể chất. Theo nhiều nghiên cứu, chỉ số IQ của trẻ có liên quan mật thiết đến chất lượng của nguồn dinh dưỡng mà trẻ nhận được, những trẻ được nuôi với một chế độ dinh dưỡng hợp lý thường khỏe mạnh , thông minh và có khả năng học hỏi tốt hơn. Mặt khác, dinh dưỡng còn tác động trực tiếp đến chỉ số cảm xúc EQ, trẻ bị thiếu hụt dinh dưỡng có nhiều nguy cơ mắc các chứng tự kỷ, lo âu, trầm cảm. Khoa học cũng chứng minh rằng tính cách của trẻ cũng liên quan đến dinh dưỡng, những trẻ không được cung cấp đầy đủ dinh dưỡng thường có dấu hiệu nhút nhát, ít hoạt động, ít giao tiếp và thường không biết chia sẻ với người khác. Bên cạnh đó, những trẻ được cung cấp đầy đủ dinh dưỡng thường thích vận động, có khả năng tương tác xã hội, ham học hỏi và có khả năng nhận thức tốt hơn. Trong đó, trẻ đến trường cần được cung cấp từ 50% - 70% nhu cầu năng lượng cả ngày. Để việc kiểm tra, giám sát, đôn đốc nhắc nhở các bộ phận làm tốt nhiệm vụ chăm sóc nuôi dưỡng của mình là trách nhiệm của người cán bộ quản lý.Trước đây, việc lấy số liệu trẻ đi học và báo ăn hàng ngày mất khá nhiều thời gian, nhiều khi số liệu chưa chính xác, còn nhầm lẫn nên ảnh hưởng đến việc gọi thực phẩm nấu ăn cho trẻ, việc tính khẩu phần ăn cho trẻ thì được thực hiện các công thức tính trên Excel nên rất khó để kiểm tra, xác định xem thực đơn đã đảm bảo định lượng calo và tỉ lệ các chất hay chưa. Nên rất khó cho công tác quản lý. 
Chính vì vậy, việc ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý nuôi dưỡng đã giúp tôi làm tốt công việc quản lý của mình cũng như góp phần nâng cao chất lượng chăm sóc nuôi dưỡng trẻ trong trường mầm non.
II. Cơ sở thực tiễn
1. Đặc điểm tình hình
Trường mầm non nơi tôi công tác là một ngôi trường nhỏ thuộc vùng nông thôn nghèo nằm cuối huyện Gia Lâm. Những năm gần đây trường đã đạt được những bước tiến đáng kể trong công tác chăm sóc nuôi dưỡng và giáo dục.
Năm học 2020-2021 trường có đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh như sau: 
- Tổng số CB - GV - NV: 34 người
Trong đó : + BGH: 03 người
 + Giáo viên: 18 người
 + Nhân viên: 13 người ( trong đó có 06 nhân viên nuôi dưỡng)
- Tổng số học sinh: 340 trẻ/ 09 nhóm lớp
2.Thuận lợi:
- Luôn nhận được sự quan tâm đặc biệt của UBND huyện Gia Lâm, phòng giáo dục và đào tạo huyện Gia Lâm cũng như Đảng, chính quyền địa phương. 
- Bếp ăn được xây dựng kiên cố, có hệ thống nước sạch, có đầy đủ các trang thiết bị cần thiết để phục vụ công tác tổ chức ăn bán trú cho trẻ. 
 - 100% đồ dùng sơ chế, chế biến như: Rổ, rá, xoong, chảo, bát, đĩa, thìa, đồ dùng đựng thức ăn, đựng cơm, canh bằng chất liệu an toàn, không thôi nhiễm hóa chất khi sử dụng.
- Sử dụng 100% các loại thực phẩm sạch của các công ty có đầy đủ tư cách pháp nhân và được phê duyệt của UBND huyện: Công ty cung cấp thực phẩm Bảo An Huy, công ty cổ phần đầu tư sữa học đường...
- Trường có diện tích đất để tạo nguồn rau sạch tại chỗ cho trẻ.
- 100% trẻ được khám sức khỏe định kỳ 2 lần/năm.
- 100% cán bộ, giáo viên, nhân viên đều có trình độ chuyên môn đạt chuẩn và trên chuẩn.
- 100% trẻ ăn bán trú và có đủ đồ dùng vệ sinh cá nhân riêng.
- Đa số phụ huynh trẻ, quan tâm đến chất lượng nuôi dưỡng của nhà trường. Vì vậy, đầu năm học đã thống nhất tăng mức tiền ăn từ 18.000đ lên 21.000đ. Tuy vẫn còn thấp so với các trường trong Huyện nhưng đó cũng là một điểm sáng trong công cuộc nâng cao chất lượng chăm sóc nuôi dưỡng trẻ của nhà trường.
3. Khó khăn
Ngoài những thuận lợi trên nhà trường còn gặp không ít khó khăn:
- Diện tích bếp còn chật hẹp so với quy định của ngành. 
- Đồ dùng trang thiết bị còn một số điểm chưa hợp lý như: Hệ thống thoát nước khu bồn rửa thực phẩm sơ chế thường xuyên hỏng, khu vực giao nhận thực phẩm và sơ chế thô còn ẩm thấp và tối, kho chứa của cô và trẻ nhỏ và chật.
- Còn thiếu một số thiết bị như: Tủ sấy khăn, tủ lưu nghiệm thực phẩm sống, các loại nồi hầm...
- Tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng, béo phì còn cao so với mặt bằng chung của Huyện.
- Đa số nhân viên trình độ CNTT còn hạn chế, khó khăn cho việc triển khai áp dụng các biện pháp ƯD CNTT vào công tác chăm sóc nuôi dưỡng.
- Sinh hoạt chuyên môn tổ nuôi còn mang tính hình thức chưa mang lại hiệu quả thiết thực.
- Nhân viên kế toán đang nuôi con nhỏ nên không có nhiều thời gian nghiên cứu, cân đối thực đơn trên phần mềm.
- Bên cạnh đó còn một số phụ huynh chưa thực sự quan tâm đến việc chăm sóc nuôi dưỡng theo khoa học cũng như chưa hiểu được tầm quan trọng của việc phối kết hợp trong công tác chăm sóc nuôi dưỡng trẻ.
III. Các biện pháp thực hiện
1. Biện pháp 1: Quản lý số lượng trẻ bằng Google trang tính
- Trong công tác chăm sóc nuôi dưỡng việc quản lý, theo dõi số lượng trẻ đi học và ăn bán trú hàng ngày là việc làm vô cùng quan trọng. Có số lượng trẻ ăn chính xác mới chốt được lượng thực phẩm mua cân đối với số tiền ăn. Đảm bảo số xuất ăn không được chênh lệch quá 3 bữa/ngày.
- Theo dõi trẻ đi học và ăn bán trú là công việc hàng ngày. Trước đây, cứ đến 8h00 sáng là kế toán lại phải gọi điện đến cho từng lớp để lấy số liệu điều đó làm mất rất nhiều thời gian vì giáo viên còn đang bận đón trẻ không kịp nghe máy hoặc do điều kiện không gian xung quanh ồn ào nên đôi khi nghe số liệu qua điện thoại sẽ không chính xác. Gần đây, với sự phát triển của nền công nghiệp số nhiều giáo viên đã có điện thoại thông minh để sử dụng từ đó tích hợp các phần mềm hữu dụng như Zalo và nhà trường cũng đã ứng dụng phần mềm này vào công tác báo cáo số lượng trẻ đi học và ăn bán trú hàng ngày, điều này đã khắc phục được hạn chế so với cách gọi điện thoại trước đây tuy nhiên vẫn còn bất cập ở vấn đề kế toán sẽ phải ghi chép lại các số liệu và cộng bằng máy tính.
Chính vì những hạn chế trong cách làm cũ mà tôi đã nghĩ ra cách sử dụng ứng dụng Google trang tính được tích hợp sẵn trên ứng dụng Gmail để quản lý sĩ số trẻ hàng ngày. Từ khi áp dụng biện pháp này tôi nhận thấy rất hiệu quả, con số chính xác, khi các lớp nhập xong là có kết quả ngay không mất thời gian tính toán mà các tính năng cũng như các loại hàm đều tương tự như Excel nên khá đơn giản. Bên cạnh đó, việc lưu trữ dữ liệu trên CSDL của google độ an toàn cao hơn không lo mất dữ liệu. Nếu chúng ta sử dụng máy tính cá nhân, hay bất cứ máy tính nào sẽ xảy ra những hiện tượng máy hỏng cài lại win, ổ cứng bị lỗi hay máy bị nhiễm virus...sẽ bị mất dữ liệu do đó Google giúp chúng ta lưu lại hết tất cả công việc của chúng ta làm, nó lưu trữ hàng ngày, nhiều năm mà không bị mất. Ví dụ hôm nay chúng ta điều chỉnh cái gì đó và sau 2 tháng sau thì chúng ta xem được lịch sử ngày hôm nay chúng ta điều chỉnh gì. Đó là tính năng lớn nhất đối với công cụ này mà làm việc bằng Excel offline không có được. Cách làm như sau:
Bước 1: Mở tài khoản Gmail truy cập vào ứng dụng Trang tính
Bước 2: Tạo một trang tính mới 
- Bấm chuột vào ô có dấu ‘+’ trong phần “Bắt đầu bảng tính mới”
- Khi bạn mở một trang bảng tính mới, mặc định là dữ liệu sẽ bắt đầu điền ở ô được chọn sẵn thường là ô 1-A ngay đầu bên trái màn hình. 
- Đổi tên cho trang tính. Nhập tên “THEO DÕI TRẺ THÁNG 3/2021” tại ô “Bảng tính chưa có tiêu đề” để dễ dàng cho việc quản lý.
- Phía dưới sẽ là thanh menu gồm những tính năng hỗ trợ cho công việc và còn lại giao diện tương tự như Excel.
- Sau khi đã hoàn tất các công việc cơ bản, việc quan trọng nhất chính là nhập dữ liệu cho trang tính. 
+ Đầu tiên: Chúng ta có thể chọn bất kì ô nào mong muốn để điền thông tin, khi đã điền xong thì ấn nút ‘Enter’ để lưu các thông tin đã điền và chuyển đến ô kế tiếp hoặc có thể dùng nút ‘Tab’ để chuyển sang ổ bên phải cùng dòng hay sử dụng các phím mũ tên để di chuyển sang các ô mong muốn. Ngoài ra, có thể sử dụng chuột để chọn ngay vào ô bạn muốn chỉ định để điền thông tin. Còn nếu bạn không muốn ngồi gõ từng dữ liệu thì cũng có thể dùng cách ‘sao chép và dán’ từ các file có sẵn dữ liệu vào trang bạn đang làm. Để sao chép dữ liệu, chúngta vẫn thực hiện các bước thông thường là bôi đen dòng hoặc đoạn mà bạn muốn rồi sử dụng chuột phải click vào Copy hoặc sử dụng  tổ hợp phím ‘ctrl+C’ để sao chép. Sau đó chọn vị trí các ô muốn nhập thông tin, bắt đầu bôi đen các ô mong muốn điền thông tin rồi click chuột phải chọn Paste hoặc sử dụng tổ hợp phím ‘ctrl+V’ để có thể dán thông tin mà đã sao chép từ trước vào các ô đã chọn.
Tôi thường sử dụng lại các File Excel đã làm sẵn, bôi đen toàn bộ Copy và dán vào trang tính.
Tuy nhiên khi dán vào sẽ bị thay đổi chiều rộng của các ô cột chúng ta cần phải mất một chút thời gian để đièu chỉnh lại, nhưng vẫn nhanh hơn là tạo mới.
- Trong trang tính cũng có tính năng định vị, điều này tránh việc nhầm lẫn khi giáo viên nhập dữ liệu. Bởi vì đây là bảng theo dõi cả tháng nên sẽ rất dài, nếu ta không có định vị lại thì khi chúng ta kéo thì sẽ khó theo dõi, chúng ta sẽ không biết đây là nội dung cột nào. Vì vậy, tôi đã làm như sau: Để chuột vào hàng mà chúng ta muốn cố định -> Menu xem. Trong menu xem chứa tất cả các định dạng. Chúng ta kéo xuống cố định -> tới hàng hiện tại
VD: Tôi đặt chuột tại hàng số 5 --> vào Menu Xem --> Cố định --> tới hàng hiện tại(5)
Như vậy chúng ta sẽ cố định hàng hiện tại của chúng ta lại không cho nó chạy. Cho dù bạn kéo đến cuối file nó vẫn hiện.
Tương tự, muốn cố định cột, tôi đặt chuột vào cột B -->Menu Xem --> Cố định --> tới cột hiện tại (B) 
+ Việc vô cùng quan trọng tiếp theo đó là đặt các công thức để sao cho khi GVCN các lớp nhập số liệu xong thì cũng có kết quả tổng luôn không cần phải tính toán nữa.
- Các công thức mà tôi sử dụng rất đơn giản và ai cũng có thể làm được vì đó chỉ là các công thức cơ bản trong Excel nên cũng không phải lo lắng khi phải ngồi tìm hiểu lại cách dùng vì điều đấy rất tốn nhiều thời gian, tôi sẽ chỉ đề cập đến 2 công thức cơ bản hay được dùng nhất trong tổng hợp và thống kê sẵn có trong biểu tượng ∑ góc bên phải của thanh công cụ.
- Công thức đầu tiên đó là sử dụng hàm SUM : Công thức SUM là phương pháp tự động giúp bạn tính tổng giá trị của các ô mà bạn chọn. Chính vì lẽ đó công thức này rất hữu dụng giúp bạn đỡ phải tự tính toán các giá trị mà chỉ việc dùng công thức và để công cụ tự thực hiện công việc tính toán một cách nhanh chóng và đơn giản.
Có 3 cách để dùng công thức SUM
--> Cách 1: Bôi đen những ô trong phạm vi mà bạn muốn tính tổng giá trị rồi ấn vào biểu tượng ∑ trên thanh công cụ rồi chọn SUM
--> Cách 2: Chọn công thức SUM trong biểu tượng ∑ trên thanh công cụ, sau đó chọn phạm vi ô mà bạn mong muốn dùng thực hành các bước
--> Cách 3: Gõ dấu = sau đó tự gõ các phương pháp và phạm vi ô mà bạn muốn sử dụng.
--> Cuối cùng ấn nút ‘Enter’ để kết thúc thực hành các bước.
VD: Để tính tổng số trẻ báo ăn 

File đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_ung_dung_cong_nghe_th.docx