Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp tạo hứng thú học tập cho học sinh trong môn Lịch sử 9 của trường THCS Phú Xuyên
Các năm qua, việc đổi mới phương pháp dạy học đã được các cấp trong ngành giáo dục đề cập khá nhiều, hàng loạt hội nghị, tập huấn, bồi dưỡng...dành cho cán bộ quản lý, đội ngũ giáo viên được mở ra và nhà trường, giáo viên đã triển khai thực hiện những phương pháp dạy học mới, bước đầu thu được những kết quả nhất định. Trong quá trình dạy học tại trường THCS Phú Xuyên và trực tiếp giảng dạy môn Lịch sử lớp 9, tôi nhận thấy có nhiều em có khả năng tư duy, nhận thức tốt nhưng vẫn chưa yêu thích môn học, chưa có hứng thú đối với môn Lịch sử.
Lịch sử, với những đặc thù bộ môn, gắn liền nhiều di tích lịch sử, văn hóa, các địa danh, sẽ là một trong những môn học thú vị nhất, nhưng chỉ khi giáo viên tìm ra những phương pháp giảng dạy hiệu quả. Trong quá trình giảng dạy phân môn Lịch sử tôi nhận thấy đặc trưng của phân môn Lịch sử là có rất nhiều mốc sự kiện, thời gian, kiến thức dài,... nhiều em cảm thấy tiết học đôi khi nặng nề, khô khan, vì thế chưa hứng thú, chưa yêu thích môn học.
Vậy làm thế nào để nâng cao chất lượng dạy học phân môn Lịch sử? Làm thế nào để các em coi trọng, yêu thích, hứng thú, chủ động học phân môn Lịch sử? Đó là điều mà tôi luôn trăn trở. Với mong muốn nâng cao chất lượng dạy học phân môn Lịch sử, tôi đã thực hiện “ Một số giải pháp tạo hứng thú học tập cho học sinh trong môn Lịch sử 9 của trường THCS Phú Xuyên”.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp tạo hứng thú học tập cho học sinh trong môn Lịch sử 9 của trường THCS Phú Xuyên

SÁNG KIẾN: “ MỘT SỐ GIẢI PHÁP TẠO HỨNG THÚ HỌC TẬP CHO HỌC SINH TRONG MÔN LỊCH SỬ 9 CỦA TRƯỜNG THCS PHÚ XUYÊN”. CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ĐƠN YÊU CẦU CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN Kính gửi: - Hội đồng sáng kiến huyện Đại Từ 1. Tôi ghi tên dưới đây: TT Họ và tên Ngày tháng năm sinh Nơi công tác Chức danh Trình độ chuyên môn Tỷ lệ (%) đóng góp vào việc tạo ra sáng kiến 1 Trần Thị Đông 28/10/1994 Trường THCS Phú Xuyên Giáo viên Đại học 100% Là tác giả đề nghị xét công nhận sáng kiến: “ Một số giải pháp tạo hứng thú học tập cho học sinh trong môn Lịch sử 9 của trường THCS Phú Xuyên”. 2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến Môn Lịch sử 3. Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu Từ tháng 9 năm 2023 đến tháng 4 năm 2024 4. Mô tả bản chất của sáng kiến 4.1. Tình trạng của giải pháp đã biết Hiện nay, ngành giáo dục đang thực hiện nội dung đổi mới giáo dục, với phương pháp chuyển từ tiếp cận nội dung (học sinh học được gì) sang tiếp cận năng lực của người học (học sinh làm được gì thông qua việc học), lấy học sinh là trung tâm và thầy, cô giáo giữ vị trí quan trọng trong triển khai phương pháp đổi mới đó. Các năm qua, việc đổi mới phương pháp dạy học đã được các cấp trong ngành giáo dục đề cập khá nhiều, hàng loạt hội nghị, tập huấn, bồi dưỡng...dành cho cán bộ quản lý, đội ngũ giáo viên được mở ra và nhà trường, giáo viên đã triển khai thực hiện những phương pháp dạy học mới, bước đầu thu được những kết quả nhất định. Trong quá trình dạy học tại trường THCS Phú Xuyên và trực tiếp giảng dạy môn Lịch sử lớp 9, tôi nhận thấy có nhiều em có khả năng tư duy, nhận thức tốt nhưng vẫn chưa yêu thích môn học, chưa có hứng thú đối với môn Lịch sử. Lịch sử, với những đặc thù bộ môn, gắn liền nhiều di tích lịch sử, văn hóa, các địa danh, sẽ là một trong những môn học thú vị nhất, nhưng chỉ khi giáo viên tìm ra những phương pháp giảng dạy hiệu quả. Trong quá trình giảng dạy phân môn Lịch sử tôi nhận thấy đặc trưng của phân môn Lịch sử là có rất nhiều mốc sự kiện, thời gian, kiến thức dài,... nhiều em cảm thấy tiết học đôi khi nặng nề, khô khan, vì thế chưa hứng thú, chưa yêu thích môn học. Vậy làm thế nào để nâng cao chất lượng dạy học phân môn Lịch sử? Làm thế nào để các em coi trọng, yêu thích, hứng thú, chủ động học phân môn Lịch sử? Đó là điều mà tôi luôn trăn trở. Với mong muốn nâng cao chất lượng dạy học phân môn Lịch sử, tôi đã thực hiện “ Một số giải pháp tạo hứng thú học tập cho học sinh trong môn Lịch sử 9 của trường THCS Phú Xuyên”. Đầu năm học 2023 – 2024 tôi đã tiến hành khảo sát tình trạng học tập của học sinh khối 9. Tôi đã cho học sinh làm bài kiểm tra, đánh giá chất lượng đầu năm học với kết quả nhận được như sau: Lớp Tổng số HS Điểm < 5 Điểm 5,6 Điểm 7,8 Điểm 9,10 9A1 37 10 13 11 3 9A2 36 11 14 10 1 Dựa trên kết quả tổng hợp thu được, tôi đã tìm hiểu nguyên nhân qua việc tiến hành thực hiện phiếu khảo sát tâm lý học sinh khi học môn Lịch sử như sau: Phiếu khảo sát tâm lý học sinh khi học môn Lịch sử Đánh dấu”x”vào ô tương ứng Rất thích Thích Bình thường Không thích Hãy nêu những thuận lợi và khó khăn của em khi học môn Lịch sử: ........................................................................................................................ ........................................................................................................................ Đề xuất, kiến nghị: ........................................................................................................................ ................................................................................................................................ Kết quả: Lớp Tổng số học sinh Rất thích Thích Bình thường Không thích 9A1 37 Số lượng Tỷ lệ % Số lượng Tỷ lệ % Số lượng Tỷ lệ % Số lượng Tỷ lệ % 3 8,1 7 18,9 10 27,0 17 46 9A2 36 4 11,1 6 16,7 11 30,6 15 41,6 Khi tổng hợp những thuận lợi, khó khăn của học sinh, tôi nhận thấy việc các em học Lịch sử chưa tốt là do các nguyên nhân sau: - Trên lớp một số em không tập trung vào các hoạt động học tập, ở nhà chưa chủ động làm bài tập, chuẩn bị bài. - Còn khá nhiều học sinh học theo kiểu thụ động, phụ thuộc, trông chờ vào sự hướng dẫn của giáo viên, trong các hoạt động học nhóm chỉ có ít học sinh tích cực hoạt động còn lại phần lớn là các em ỷ lại cho các bạn khác làm việc. - Một số học sinh còn đọc nguyên văn sách giáo khoa để trả lời câu hỏi, chưa biết chắt lọc kiến thức, chưa có sự độc lập tư duy vì thế giờ học chưa sôi nổi, hiệu quả chưa cao. - Trình độ học sinh không đồng đều, tính tự giác, khả năng tư duy còn hạn chế. Do đó các em học còn mang tính chất đối phó, miễn cưỡng, có tư tưởng ỉ lại dựa vào tài liệu có sẵn điều này gây khó khăn cho giáo viên trong việc cung cấp kiến thức cho học sinh. Với những lí do trên tôi mạnh dạn chia sẻ sáng kiến: “ Một số giải pháp tạo hứng thú học tập cho học sinh trong môn Lịch sử 9 của trường THCS Phú Xuyên”. 4.2 Các bước thực hiện giải pháp 4.2.1 Tạo hứng thú học tập với học sinh Để kích thích học sinh có hứng thú học môn Lịch sử tôi xác định điều đầu tiên là phương pháp dạy học của giáo viên. Dạy phát huy tính tích cực chủ động, sáng tạo của học sinh tránh tình trạng học sinh yếu không được hoạt động. 4.2.2 Một số giải pháp dạy học tích cực thường sử dụng trong giảng dạy môn Lịch sử ở trường THCS Phú Xuyên 4.2.2.1 Phương pháp dạy học hợp tác theo nhóm nhỏ Dạy học nhóm còn được gọi bằng những tên khác nhau như: Dạy học hợp tác, Dạy học theo nhóm nhỏ, trong đó HS của một lớp học được chia thành các nhóm nhỏ, trong khoảng thời gian giới hạn, mỗi nhóm tự lực hoàn thành các nhiệm vụ học tập trên cơ sở phân công và hợp tác làm việc. Kết quả làm việc của nhóm sau đó được trình bày và đánh giá trước toàn lớp. Để kích thích sự tò mò, muốn tìm hiểu kiến thức mới cũng như giúp học sinh thấy được mục tiêu của bài học trước mỗi tiết học mà có sản phẩm thì tôi đều giành ra chút thời gian cuối giờ của tiết học trước để giới thiệu hướng dẫn các em về xem trước nội dung bài học. Căn cứ vào nhận thức của học sinh, tôi chia lớp thành các nhóm học sinh tương đối đồng đều về lực học và phân công rõ ràng nhóm trưởng, nhóm phó, thư ký và yêu cầu thời gian nộp sản phẩm (4 - 6 nhóm tùy vào số lượng học sinh của từng lớp và sản phẩm cần chuẩn bị. Cấu tạo của một hoạt động theo nhóm (trong một phần của tiết học, hoặc một tiết, một buổi) có thể là như sau: Bước 1. Làm việc chung cả lớp - Giáo viên giới thiệu chủ đề thảo luận nêu vấn đề, xác định nhiệm vụ nhận thức. - Tổ chức các nhóm, giao nhiệm vụ cho các nhóm, quy định thời gian và phân công vị trí làm việc cho các nhóm. - Hướng dẫn cách làm việc theo nhóm . Bước 2. Làm việc theo nhóm - Lập kế hoạch làm việc - Thỏa thuận quy tắc làm việc - Phân công trong nhóm, từng cá nhân làm việc độc lập. - Trao đổi ý kiến, thảo luận trong nhóm. - Cử đại diện trình bày kết quả làm việc của nhóm. Bước 3. Thảo luận, tổng kết trước toàn lớp - Đại diện từng nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm. - Các nhóm khác quan sát, lắng nghe, chất vấn, bình luận và bổ sung ý kiến. - GV tổng kết và nhận xét, đặt vấn đề cho bài tiếp theo hoặc vấn đề tiếp theo. Ví dụ khi dạy bài 24 – Lịch sử 9 “Cuộc đấu tranh bảo vệ và xây dựng chính quyền dân chủ nhân dân ( 1945 – 1946) ”, giáo viên sử dụng phương pháp dạy học hợp tác nhóm như sau: Bước 1: Thực hiện nhiệm vụ chung (nhóm chuyên gia) Giáo viên chia lớp thành 4 nhóm thảo luận những biện pháp giải quyết khó khăn mà chính phủ nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa thực hiện sau cách mạng tháng Tám 1945 trong thời gian 5 phút, mỗi biện pháp các em đưa ra được giải pháp trước mắt và lâu dài, tác dụng các giải pháp đó. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ nhóm nhỏ (nhóm ghép), chia sẻ thông tin tìm hiểu từ nhóm chuyên gia Sau thời gian làm việc nhóm chung, giáo viên tiến hành chia lớp thành 8 nhóm nhỏ sao cho thành viên trong các nhóm nhỏ đều có nội dung vừa thảo luận, trong thời gian 10 phút các em có nhiệm vụ chia sẻ thông tin tìm hiểu về giải pháp mà Chính phủ đề ra. Bước 3: Thảo luận, nhận xét Giáo viên cho học sinh bốc thăm trình bày nội dung tìm hiểu, các nhóm nhận xét, bổ sung theo kỹ thuật 321. Giáo viên chốt ý. Nhận xét quá trình làm việc, kết quả các nhóm. (Ảnh một số hoạt động trong giờ học) 4.2.2.2 Kỹ thuật dạy học tích cực : Kỹ thuật XYZ Là một kỹ thuật nhằm phát huy tính tícch cực trong thảo luận nhóm. X là số người trong nhóm, Y là số ý kiến mỗi người cần đưa ra, Z là phút dành cho mỗi người. Ví dụ kỹ thuật 635 thực hiện như sau: - Mỗi nhóm 6 người, mỗi người viết 3 ý kiến trên một tờ giấy trong vòng 5 phút về cách giải quyết 1 vấn đề và tiếp tục chuyển cho người bên cạnh. - Tiếp tục như vậy cho đến khi tất cả mọi người đều viết ý kiến của mình, có thể lặp lại vòng khác; - Con số X-Y-Z có thể thay đổi. - Sau khi thu thập ý kiến thì tiến hành thảo luận, đánh giá các ý kiến. Ví dụ khi dạy mục I – Hoàn cảnh lịch sử mới và chiến dịch biên giới Thu – đông năm 1950, bài 26 – Lịch sử 9, giáo viên sử dụng phương pháp này như sau: Bước 1: Cho các nhóm thảo luận nội dung mục IV theo định hướng sau đây 1. Hoàn cảnh lịch sử mở chiến dịch Biên giới Thu đông (1950). 2. Chủ trương của ta khi mở chiến dịch Biên giới Thu đông (1950). 3. Trận thắng tiêu biểu trong chiến dịch Biên giới Thu đông (1950). 4. Ý nghĩa lịch sử chiến dịch Biên giới Thu đông (1950). Bước 2: Sau khi các nhóm thảo luận, giáo viên sử dụng kỹ thuật XYZ như sau Mỗi nhóm có 6 người trong thời gian 5 phút, mỗi bạn ghi 3 ý kiến khác nhau về chiến dịch Biên giới Thu đông (1950), lưu ý các ý kiến không được trùng nhau. Bước 3: Giáo viên tổng hợp ý kiến các nhóm, nhận xét, đánh giá (Ảnh một số hoạt động trong giờ học) 4.2.2.3 Ứng dụng hiệu quả công nghệ thông tin trong giảng dạy bộ môn Lịch sử Những năm gần đây, ngành giáo dục không ngừng đổi mới phương pháp giảng dạy và nâng cao chất lượng giáo dục tại tất cả các cấp học. Trong đó, việc ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) trong dạy học được coi là then chốt, góp phần giúp học sinh chủ động tiếp nhận kiến thức, hoàn thiện đầy đủ các kỹ năng. Với sự phát triển của khoa học công nghệ, hàng loạt phương tiện hỗ trợ dạy học được ra đời, việc ứng dụng CNTT vào giáo dục là xu thế tất yếu. Sử dụng công nghệ, các trang thiết bị hiện đại vào dạy học trong quá trình giáo dục đã mang lại nhiều hiệu quả, giúp giáo viên có thể định hướng học sinh tiếp cận với nguồn tri thức phong phú, dễ hiểu nhất. Nếu như trước kia, giáo viên sử dụng CNTT dưới hình thức soạn giảng, thì giờ đây sự phát triển của của CNTT giúp cho bài giảng giáo viên thu hút hơn khi sử dụng hiệu quả các ứng dụng giáo dục, ví như: Sử dụng công nghệ thông tin trong hoạt động kiểm tra, đánh giá kết quả học tập học sinh với công cụ hỗ trơ như Microsoft Form, Kahoot, Socrative, Bên cạnh đó việc sử dụng hiệu quả Power Point trong dạy học, hướng dẫn học sinh sử dụng nó thiết kế sản phẩm học tập như bài thuyết trình, Poster, Infographic Ngày nay, sự phát triển mạnh mẽ của mạng xã hội, chi phối đời sống xã hội của con người, giới trẻ hiện nay sử dụng mạng xã hội là hoạt động giao tiếp thường xuyên, do đó giáo viên khi ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy cần hướng dẫn học sinh sử dụng hiệu quả mạng xã hội đối với sự phát triển nhân cách, sáng tạo Trong năm học 2018 – 2019, chúng tôi sử dụng mạng Zalo như công cụ hỗ trợ khi tiến hành các hoạt động thực hiện các dự án học tập, hay chủ đề Zalo trở thành nơi tương tác, chia sẻ học tập các em, đồng thời là nơi giáo viên đưa thông tin kỹ năng sống, phát triển bản thân cho học sinh thông qua việc kết hợp sử dụng kỹ thuật lập trình ngôn ngữ tư duy (NLP), hướng người học đến giá trị cuộc sống tốt đẹp, tương lai nghề nghiệp vững chắc cho các em Ví dụ, sử dụng Zalo tạo các nhóm học tập, giao bài tập cá nhân “Bài 25: Những năm đầu của cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp bùng nổ (1946 – 1950) “như sau: Giáo viên có thể sử dụng Zalo, giao bài tập cá nhân/nhóm cho học sinh khi học tập các chủ đề, hoặc thực hiện các dự án học tập. Việc ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy góp phần phát triển năng lực, kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cho người học, hướng các em sử dụng hiệu quả tiện ích cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 mang lại. 4.3 Kết quả đạt được: Trong quá trình giảng dạy khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm của mình để soạn giảng và vận dụng vào thực tế giảng dạy thực tế tôi nhận thấy các tiết học có sự thay đổi như sau: - Học sinh đã có những thái độ học tập tích cực, thích thú hơn trong các tiết học. Học sinh chủ động nêu ra những thắc mắc về bộ môn đối với giáo viên, các em nhiệt tình hưởng ứng. Bên cạnh đó việc hoàn thành nội dung về nhà cũng được các em thực hiện nghiêm túc, chất lượng bài tập ngày càng nâng cao. - Học sinh yêu thích và hứng thú hơn với môn học Lịch sử, trong mỗi giờ học không khí học tập đã thay đổi tích cực không còn gò bó, khô khan. - Các em ghi nhớ các đơn vị kiến thức một cách nhẹ nhàng, không gượng ép, nặng nề. - Sử dụng “ Một số giải pháp tạo hứng thú học tập cho học sinh trong môn Lịch sử 9 của trường THCS Phú Xuyên” đã tạo ra môi trường học tập sinh động, sôi nổi, mỗi học sinh dần dần sẽ yêu thích hơn bộ môn Lịch sử. Tôi hy vọng rằng với một số giải pháp nêu trên sẽ góp phần nâng cao chất lượng học tập ở các bộ môn nói chung và môn Lịch sử nói riêng. - Sau khi áp dụng giải pháp tỉ lệ học sinh khá - giỏi bộ môn tăng lên đáng kể. Đa số học sinh ở các lớp học theo giải pháp mới đều nắm được nội dung bài học rất nhanh và ứng dụng làm tốt bài tập. Kết quả kiểm tra gần cuối học kì 2 có sự tiến bộ rõ rệt như sau: Lớp Tổng số HS Điểm < 5 Điểm 5,6 Điểm 7,8 Điểm 9,10 9A1 37 6 15 9 7 9A2 36 6 13 11 6 (Bài kiểm tra nhằm đánh giá sau khi áp dụng đề tài) - Qua kết quả thực nghiệm đánh giá được các giải pháp phù hợp với xu hướng đổi mới phương pháp dạy học hiện nay, đó là xu hướng dạy học tích cực theo hướng phát triển năng lực học sinh, chú trọng vào việc rèn luyện phương pháp tự học, hình thành kỹ năng cho người học MỘT SỐ HÌNH ẢNH (Ảnh các hoạt động của học sinh tham gia hoàn thành sản phẩm học tập) 5. Những thông tin cần được bảo mật: không có 6. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến - Cần có tinh thần trách nhiệm cao, luôn chăm lo đến chất lượng học sinh đặc biệt là học sinh chưa phát triển toàn diện . - Rà soát lại kiến thức sách giáo khoa và thực tiễn cuộc sống để hệ thống hóa kiến thức bằng câu hỏi và câu trả lời cho học sinh dễ hiểu và có thể tự học một mình hoặc học với bạn theo kiểu cặp đôi. - Rèn luyện tinh thần tự học và năng lực tự học của học sinh. - Rèn luyện tính trung thực trong học tập vì giải pháp này đòi hỏi học sinh tự học, tự kiểm tra và tự đánh giá kết quả tự học của mình. - Giáo viên và học sinh cùng chia sẻ và chấp hành các nội quy đưa ra. - Nghiên cứu tài liệu, tư duy các sản phẩm học tập như mô hình, . - Tham khảo ý kiến cũng như phương pháp dạy của đồng nghiệp thông qua các buổi sinh hoạt chuyên môn, dự giờ thăm lớp. - Thực nghiệm dạy ở Trường THCS Phú Xuyên - Đánh giá k
File đính kèm:
sang_kien_kinh_nghiem_mot_so_giai_phap_tao_hung_thu_hoc_tap.docx