Sáng kiến kinh nghiệm Một số Ứng dụng Công nghệ thông tin vào làm video dạy học giúp trẻ 3-4 tuổi yêu thích hoạt động làm quen Văn Học
3.3. Biện pháp 3: Ứng dụng công nghệ thông tin vào làm video hiệu quả.
Biên tập những nội dung quay video dạy trẻ.
Phương pháp làm video dạy trẻ đôi khi không giống với phương pháp dạy trực tiếp ở trên lớp nên tôi luôn linh hoạt điều chỉnh phương pháp trong khi làm video sao cho phù hợp đảm bảo sự thu hút trẻ và đầy đủ nội dung kiến thức cần cung cấp cho trẻ trong thời gian vừa đủ vì tôi biết mắt của trẻ còn nhỏ còn yếu nên thời gian tiếp xúc với máy tính điện thoại không quá lâu.
Đầu tiên tôi thường tạo ra những video, hình ảnh có nhạc sôi động để thu hút trẻ ngay từ đầu video bài học.
Tiếp đến là trang tiêu đề giới thiệu tên huyện, tên trường, tên đề tài, lứa tuổi cuối cùng là tên giáo viên.
Phần không thể thiếu đó là phần quay giới thiệu của giáo viên. Trong các video tôi luôn gửi lời chào tới quý phụ huynh cũng như các em học sinh của mình để tạo sự gần gũi. Gương mặt luôn tươi tắn, trang phục phù hợp, đầu tóc gọn gàng và giới thiệu với trẻ về bài học hôm nay các con sẽ được học gì?.
Khi tạo hứng thú cho trẻ tôi sử dụng những video bài hát đã tìm kiếm được trên youtube hay và phù hợp với bài học có hình ảnh đẹp âm thanh rõ để tạo hứng thú đầu vào. Ngoài việc dùng các bài hát thì tôi cũng sử dụng thêm các nhân vật hoạt hình, con vật tạo tình huống: Thỏ, sóc, gấu....
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số Ứng dụng Công nghệ thông tin vào làm video dạy học giúp trẻ 3-4 tuổi yêu thích hoạt động làm quen Văn Học

PHẦN THỨ NHẤT: ĐẶT VẤN ĐỀ 1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI. Như chúng ta đã biết giáo dục mầm non là một bộ phận trong hệ thống giáo dục toàn quốc, thực hiện nuôi dưỡng chăm sóc, giáo dục trẻ. Mục tiêu của giáo dục trẻ mầm non là giúp trẻ phát triển toàn diện cả về đức, trí, thể, mỹ, giáo dục mầm non là mắt xích đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân, nó có tầm quan trọng trong sự nghiệp xây dựng và đào tạo, khởi đầu cho sự phát nhiển và hình thành nhân cách của trẻ. Nhiều nhà tâm sinh lý đã chứng minh rằng những năm đầu tiên của cuộc đời con người hình thành tương đối đầy đủ cả về chất lẫn tinh thần: “Uốn cây từ thủa còn non Dạy con từ thủa con còn thơ bé” Vì vậy, các con phải được chăm sóc, nuôi dạy, uốn nắn ngay từ thủa nhỏ, ở lứa tuổi này trẻ luôn học hỏi, bắt trước người lớn về mọi mặt. Do tình hình dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp các trường mầm non, mẫu giáo trên địa bàn vẫn chưa thể đón trẻ đến trường nhưng các nhà trường nói chung và giáo viên nói riêng luôn nâng cao tinh thần vượt khó thực hiện theo công văn chỉ đạo của Bộ Giáo dục để có thể đồng hành cùng các con và mang đến cho các con những kiến thức, kỹ năng nhất định. Để có thể triển khai việc giáo dục nhà trường và các giáo viên đã phải lỗ lực rất nhiều không ngừng tìm tòi và đưa ra các hình thức giáo dục cho phù hợp với tình hình hiện nay như: xây dựng những video clip với những hình ảnh nội dung phong phú để phối hợp với phụ huynh hướng dẫn trẻ thực hiện tại nhà. Trước đây khi cho trẻ làm quen với các tác phẩm văn học, đặc biệt là tiết “Kể chuyện cho trẻ nghe” giáo viên thường lấy các câu chuyện trong chương trình, chuẩn bị đầy đủ cho tiết dạy; soạn bài, thuộc truyện, chuẩn bị tranh truyện, hệ thống câu hỏi trò chơi, cố gắng vận dụng nghệ thuật giảng dạy khéo léo nhằm lôi cuốn trẻ vào bài, tuy nhiên năm nay do tình hình dịch trẻ không ra lớp nên bản thân tôi đã tìm tòi nghiên cứu và đưa một số biện pháp ứng dụng công nghệ thông tin trong các video kể chuyện cho trẻ nghe nhằm cuốn hút trẻ vào tiết dạy từ đầu đến cuối. Đối với trẻ mầm non trẻ được tham gia rất nhiều hoạt động nhưng tôi đặc biệt chú trọng đến hoạt động “Làm quen văn học” là một hoạt động không thể thiếu được đối với trẻ ở lứa tuổi mầm non, vì thông qua các hoạt động làm quen với các tác phẩm văn học là loại hình nghệ thuật, đặc sắc, không thể thiếu được trong đời sống con người. Đặc biệt nó rất gần gũi với trẻ thơ, ngay từ lúc mới chào đời mỗi chúng ta đều được lớn lên từ những tiếng ru dịu ngọt của ông bà, 2 cha mẹ. Những tiếng ru êm dịu của bà, của mẹ “Cháu ơi cháu ở với bà” hay “con cò lặn lội bờ sông” đã tan biến vào hồn ta và cùng ta lớn dậy. Giáo dục cho ta biết đến lòng yêu thiên nhiên, yêu quê hương, đất nước, tình yêu mến bạn bè, với những người thân, biết được việc làm tốt, biết yêu cái đẹp, cái thiện, ghét cái ác độc, phê phán những việc xấu, kính yêu Bác Hồ, thật thà, ngoan ngoãn và còn là phương tiện hình thành các phẩm chất đạo đức trong sáng, mà đặc biệt ở trẻ mẫu giáo bé thì vốn từ và ngôn ngữ của trẻ được phát triển mạnh mẽ, trẻ nói mạch lạc, nói diễn cảm, nói đúng câu, đúng từ và đúng ngữ pháp. Trẻ mầm non không thể cảm nhận được nội dung nghệ thuật của câu chuyện, khi thiếu sự tác động của cô giáo và người lớn xung quanh. Bởi trẻ chưa biết đọc phải nhờ vào sự tổ chức, hướng dẫn của cô giáo qua giọng đọc kể của cô giáo làm cho tác phẩm văn học đến với trẻ trở thành nhân tố giúp trẻ phát triển tư duy, trí tưởng tượng, ngôn ngữ, thẩm mỹ, hình thành nhân các và giáo dục đạo đức cho trẻ. lứa tuổi mẫu giáo nói chung, nhất là các bé lớp 3- 4 tuổi C1 của tôi nói riêng cháu chưa biết đọc, biết viết, mà trẻ dựa vào ngôn ngữ, lời nói của cô kết hợp với đồ dùng trực quan trong tiết học, giúp trẻ tìm tòi, khám phá mọi sự vật hiện tượng xung quanh trẻ. Vì vậy trẻ đặt ra muôn vàn câu hỏi tại sao? Cái gì? Vì sao lại thế... để người lớn trả lời, trẻ vô cùng thích được cô kể chuyện, đọc thơ... nhất là truyện cổ tích đầy bí ẩn, hay những bài thơ có những nhịp điệu vần điệu nhẹ nhàng, hóm hỉnh, giàu cảm xúc... Bởi vì thấy được tầm quan trọng và lợi ích lớn của hoạt động làm quen văn học dành cho trẻ mầm non nên dù trong năm học 2021 – 2022 các con không đến trường nhưng bản thân tôi vẫn nghiên cứu và tìm tòi cụ thể hơn về việc ứng dụng công nghệ thông tin trong các video làm quen văn học để thu hút trẻ để trẻ có sự yêu thích với hoạt động làm quen văn học nên tôi mạnh dạn thực hiện đề tài: “Một số ứng dụng công nghệ thông tin vào làm video dạy học giúp trẻ 3-4 tuổi yêu thích hoạt động làm quen văn học” 3 2. Mục đích nghiên cứu: Giúp trẻ yêu thích hoạt đông văn học. Giảm bớt tỷ lệ trẻ nói ngọng, nói lắp. Giúp trẻ nói rõ ràng mạch lạc. 3. Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu: Trẻ 3 - 4 tuổi 4. Đối tượng khảo sát thực nghiệm: Đề tài được tiến hành nghiên cứu tại lớp 3- 4 tuổi C1 trường mầm non Minh Châu - Huyện Ba Vì - Thành phố Hà Nội. 5. Phương pháp nghiên cứu: Phương pháp đàm thoại Phương pháp khảo sát Phương pháp thực nghiệm Phương pháp sử dụng công nghệ thông tin. Phương pháp phối kết hợp với phụ huynh. 6. Phạm vi và kế hoạch nghiên cứu: Phạm vi nghiên cứu: Đề tài được thực hiện tại lớp 3- 4 tuổi C1 trường mầm non Minh Châu - Huyện Ba Vì - Thành phố Hà Nội. Kế hoạch nghiên cứu: Tháng 09-10/2021: điều tra, thu thập thông tin Tháng 11-12/2021: thực hiện các hiện các biện pháp nghiên cứu Tháng 03/2022: Viết sáng kiến kinh nghiệm 4 PHẦN THỨ HAI: NHỮNG BIỆN PHÁP ĐỔI MỚI ĐỂ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN. Chúng ta đang sống trong một xã hội mà người ta gọi là một xã hội tri thức hay một xã hội thông tin. Máy vi tính, điện thoại thông minh hay những kỹ thuật liên quan đã đóng vai trò chủ yếu trong công việc. Nên việc áp dụng công nghệ thông tin vào các video dạy trẻ nói chung các video văn học nói riêng trong thời điểm dịch bệnh covid-19 vẫn diến biễn phức tạp trẻ không đến trường học trực tiếp được thì là một giải pháp vô cùng hữu ích. Giáo viên có thể chủ động khai thác tìm kiếm các tài nguyên giáo dục qua mạng thông tin truyền thông, Internet Nguồn tài nguyên vô cùng phong phú với hình ảnh, âm thanh, phim hoạt hình, ca nhạc sống động tự nhên vô cùng phù hợp để tạo ra những video gửi đến trẻ. Nó tác động tích cực đến sự phát triển trí tuệ của trẻ mầm non cũng như ảnh hưởng đến quá trình hình thành nhân cách toàn diện ở trẻ. Việc cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học là một việc làm tuy chỉ là việc đơn giản nhưng đó là việc làm cao cả, có ý nghĩa to lớn trong việc hình thành ở trẻ em những phẩm chất cao quý, đẹp đẽ của con người, đặc biệt là tình yêu đối với văn học.Văn học còn giúp trẻ nhận thức và hiểu được cuộc sống gian nan vất vả của những người lao động, rồi từ đó trẻ biết yêu lao động, biết kính trong những người lao động và biết tôn trọng thành quả của những người lao động. Chính vì vậy giáo viên cần giúp trẻ yêu thích với tác phẩm, muốn được hóa thân vào các nhân vật trẻ yêu thích và gây ấn tượng đầu tiên cho trẻ về cái đẹp, cái thiện, sự hi sinh... Tôi luôn có một mong muốn làm sao trong thời gian dịch bệnh covid-19 các con dù học qua video ở nhà nhưng vẫn hiệu quả có được những kiến thức bổ ích và vẫn luôn yêu thích các câu truyện bài thơ với ý nghĩa giáo dục cao. 2 . CƠ SỞ THỰC TIỄN. 2.1. Đặc điểm tình hình. Năm học 2021 - 2022, tôi được ban giám hiệu nhà trường phân công dạy lớp 3 tuổi C1. Tôi nhận thấy lớp có những thuận lợi và khó khăn sau: Thuận lợi: Mặc dù trẻ chưa ra lớp nhưng phòng học được nhà trường trang bị có đầy đủ điều kiện để chăm sóc và giáo dục trẻ, sạch đẹp, thoáng mát để tạo điều kiện trẻ có thể ra lớp bất cứ khi nào dịch ổn định. Giáo viên nắm vững phương pháp giảng dạy. 5 Trẻ và cô chưa được ra lớp nhưng qua các buổi trò chuyện làm quen và lấy thông tin thì đa số trẻ của lớp nhanh nhẹn, có sức khoẻ tốt để tham gia vào các hoạt động của lứa tuổi. Trường, lớp được đầu tư một số trang thiết bị điện tử, mạng, công nghệ thông tin, giúp giáo viên dễ dàng hơn trong việc làm video tại trường và truyền tải kiến thức cho trẻ. Phòng học có góc văn học được trang trí đẹp mắt với nhiều sách truyện gấu bông, rối thuận tiện cho việc quay video và tạo hứng thú cho trẻ yêu thích đến lớp và yêu thích văn hoc. Giáo viên yêu nghề mến trẻ, có trình độ chuyên môn đạt trên chuẩn, nhiệt tình trong công tác giảng dạy, luôn yêu thương trẻ và trau dồi kinh nghiệm, đạo đức, ham học hỏi chị em đồng nghiệp để nâng cao trình độ chuyên môn,.... Được ban giám hiệu thường xuyên quan tâm bồi dưỡng cho giáo viên về chuyên môn, công nghệ thông tin, cũng như mọi mặt trong công tác chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục trẻ. * Khó khăn: Nhận thức của trẻ chưa đồng đều, nhiều trẻ chưa mạnh dạn, tự tin trong giao tiếp, một số trẻ còn diễn đạt chưa mạch lạc. Thể hiện qua các buổi giao lưu qua zoom. Trẻ nói ngọng chiếm tỷ lệ cao, khả năng diễn đạt còn hạn chế, nói chưa đủ câu. Thể hiện khi phụ huynh gửi video quay trẻ trả bài cô Sự tương tác trả bài cho cô còn chưa cao. Đồ dùng, trang phục, phục vụ quay video giảng dạy còn chưa phong phú, đơn điệu và thiếu sáng tạo, chưa kích thích được sự tìm tòi, sáng tạo và chưa lôi cuốn được trẻ. Một số phụ huynh còn dành nhiều thời gian cho các anh chị học lớp cao hơn chưa quan tâm đến việc học của trẻ và chưa nhận thức được tầm quan trọng của việc tạo thói quen và đồng hành cùng con khi học qua video và chưa hiểu được tầm quan trọng của hoạt động văn học đối với trẻ. Một số phụ huynh còn chưa chú ý tới việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ. 2.2. Số liệu điều tra trước khi thực hiện. Xuất phát từ những thuận lợi và khó khăn trên, tôi đã tiến hành khảo sát trẻ theo những tiêu chí sau: Bảng 1: Số liệu khảo sát trước khi thực hiện đề tài lần 1- đầu năm (số lượng 14 trẻ) 6 3. CÁC BIỆN PHÁP THỰC HIỆN Khi đã có kết quả điều tra về trẻ lớp 3 tuổi C1, tôi đã mạnh dạn đưa ra “Một số biện pháp ứng dụng công nghệ thông tin vào làm video dạy học giúp trẻ yêu thích hoạt động làm quen văn học” như sau: 3.1. Biện pháp 1: Lựa chọn các tác phẩm văn học có nội dung phù hợp lứa tuổi và nhận thức của trẻ Đây là biện pháp rất quan trọng góp phần không nhỏ vào việc giúp cho trẻ lĩnh hội tốt nội dung của tác phẩm và yêu thích hoạt động văn học hơn. Như chúng ta đã biết hoạt động chủ đạo của trẻ mẫu giáo là hoạt động vui chơi. Thật vậy! trẻ mẫu giáo “học mà chơi - chơi mà học” thông qua hoạt động vui chơi giúp trẻ hình thành nhân cách trong cuộc sống. Thông qua tác phẩm văn học giúp trẻ phát triển toàn diện trên 5 lĩnh vực. Đối với trẻ 3 - 4 tuổi do trẻ còn nhỏ, ngôn ngữ của trẻ cũng chưa thành thạo, một số cháu còn nói chưa dành, nói ngọng, nói lắp, nên khi lựa chọn tác phẩm cần lựa chọn những tác phẩm có nội dung ngắn gọn, rõ ràng. Sự ngắn gọn, rõ ràng không chỉ thể hiện ở dung lượng tác phẩm mà còn thể hiện sâu trong cả câu, từ. Trẻ rất thích những tác phẩm vui nhộn, không thích những tác phẩm có nội dung buồn, sợ hãi. Không như mọi năm dạy trẻ trực tiếp mà năm nay lại làm video gửi cho trẻ học ở nhà khi lựa chọn tác phẩm để dạy trẻ tôi thường lựa chọn các tác phẩm có hình ảnh video đẹp mắt không quá dài có nội dung đơn giản dễ hiểu để trẻ dễ cảm nhận. * Đối với việc lựa chọn các câu truyện: Làm thế nào để trẻ tiếp thu được nội dung của tác phẩm một cách tốt nhất, trước hết tôi lựa chọn những câu truyện có nội dung phù hợp với trẻ 3 tuổi C1lớp tôi, thời gian video từ 7- 10 phút không quá ngắn và cũng không quá dài so với độ tuổi. Bên cạnh đó những câu truyện lời đối thoại của các nhân vật dí dỏm, ngộ nghĩnh và hấp dẫn đối với trẻ. Ví dụ: Tháng 9, bắt đầu bước vào năm học mới trẻ lúc này vẫn thích thú với việc vui chơi và khám phá nên đôi khi còn không thích học, không tập trung, trẻ sẽ bỡ ngỡ, rụt rè, lạ cô giáo. Lúc này rất cần cô giáo quan tâm tạo hứng thú và kết hợp vào đó tôi chọn những câu truyện có nội dung phù hợp để giáo dục trẻ, chẳng hạn như truyện: “Vịt con đi học”. Khi trẻ được nghe truyện, trẻ đã có ý thức hơn, ngoan và thích đến lớp. Hình ảnh 1: Cô dạy trẻ câu truyện “Vịt con đi học” Tháng 10 với chủ đề “Bản thân”: Tôi kể cho trẻ nghe câu truyện “Câu chuyện của tay phải tay trái” với cách xây dựng video bằng hình ảnh động, ngộ 7 nghĩnh. Khi tôi kể trẻ vô cùng thích thú bởi sự kết hợp giữa nội dung và câu đối thoại trong truyện rất hay và ngắn gọn, trẻ dễ hiểu. Qua câu truyện còn giáo dục trẻ tay phải và tay trái đều rất quan trọng, chúng ta phải biết giữ gìn vệ sinh đôi bàn tay cũng như cơ thể thật sạch sẽ. * Đối với các tác phẩm thơ: Tôi cũng chọn những bài thơ có nội dung đơn giản, rõ ràng, dễ hiểu, gắn liền với cuộc sống hàng ngày của trẻ. Băng kỹ năng công nghệ thông tin của mình tôi phối hợp với giáo viên cùng lớp quay video sau đó tôi dùng các phần mềm hỗ trợ như powerpoint, capcut, canva thiết kế và ghép thành một hoạt động có hình ảnh đẹp và gửi cho phụ huynh dạy trẻ tại nhà. Nội dung dạy ngắn gọn, dễ hiểu phù hợp với sự phát triển về ngôn ngữ của trẻ và hơn nữa phù hợp với đặc điểm tâm lý của trẻ vì câu thơ ngắn trẻ sẽ dễ thuộc, dễ nhớ. Các bài thơ thường gắn liền với lối vần, vè dân gian. Dạng phổ biến là thơ ba từ, bốn từ, thơ lục bát. Cùng với việc sử dụng những câu thơ ngắn là sự kết hợp biến hóa của những hình ảnh, vần điệu, nhịp điệu làm cho bài thơ sinh động, vui tươi, có sức lôi cuốn và hấp dẫn. Chọn những bài thơ cho trẻ 3- 4 tuổi rất cần chọn lọc về nội dung, giản dị, trong sáng, dễ hiểu. Đặc biệt là sử dụng nhiều từ tượng hình, tượng thanh, vừa khơi gợi vừa kích thích trí nhớ, tư duy của trẻ. Ví dụ: Tôi chọn bài thơ: “Trăng sáng” Sân nhà em sáng quá Những hôm nào trăng khuyết Nhờ ánh trăng sáng ngời Trông giống con thuyền trôi Trăng tròn như cái đĩa Em đi trăng theo bước Lơ lửng mà không rơi Như muốn cùng đi chơi Bằng những câu thơ ngắn gọn giàu hình ảnh nhà thơ đã miêu tả được đặc điểm của ông trăng. Những câu thơ trong bài thơ ngắn gọn (5 từ) nên trẻ rất dễ đọc và hứng thú đọc bài thơ này. Qua việc lựa chọn các tác phẩm văn học phù hợp với trẻ 3 - 4 tuổi có vai trò rất lớn, ảnh hưởng trực tiếp tới quá trình nhận thức cũng như lĩnh hội nội dung của các tác phẩm mà giáo viện lựa chọn để đưa vào kế hoạch cho từng tháng. 3.2. Biện pháp 2: Bồi dưỡng nâng cao trình độ công nghệ thông tin. Bản thân là một giáo viên tôi luôn tự ý thức cao về việc bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho bản thân mình để nâng cao trình độ về giảng dạy, trình độ về tiếp cận thông tin thực tế và các kỹ năng khác đặc biệt là về công nghệ thông tin. Do dịch bệnh covid-19 diễn biến phức tạp trẻ mầm non không ra lớp được chủ yếu học qua các video cô gửi qua zalo nhóm lớp và các buổi trò chuyện qua 8 zoom nên việc bồi dưỡng công nghệ thông tin cho bản thân và sử dụng công nghệ thành thạo là một việc vô cùng cần thiết và quan trọng lúc này. Bản thân tôi luôn tự hào là giáo viên của trường mầm non Minh Châu luôn nhận được sự quan tâm của các cấp lãnh đạo của ban giám hiệu về việc bồi dưỡng nâng cao trình độ. Ban giám hiệu luôn hướng cho chúng tôi mỗi ngày phải làm mới bản thân và nâng cao tinh thần học hỏi và tự học. Trong thời gian qua chúng tôi đã được ngành và nhà trường bồi dưỡng cho các kỹ năn
File đính kèm:
sang_kien_kinh_nghiem_mot_so_ung_dung_cong_nghe_thong_tin_va.doc