Sáng kiến kinh nghiệm Nâng cao chất lượng dạy học trực tuyến cho học sinh Tiểu Học
Biện pháp 1: Lựa chọn phần mềm giảng dạy phù hợp
Qua tìm tòi tôi thấy việc dạy học trực tuyến với ứng dụng ZOOM trong phần mềm rất phù hợp. ZOOM là một công cụ hội thoại trực tuyến, gần giống như Skype không cần phải vào các nhóm chat mới gọi điện được nên dễ dùng hơn. Tất cả những cần là một đường link ZOOM hoặc một mã ZOOM để tham gia vào cuộc họp online. Khi mà dịch COVID-19 vẫn còn căng thẳng thì họp hành, thậm chí tổ chức lớp học online qua ZOOM là giải pháp rất tốt. Mang lại nhiều lợi ích kinh tế và tiết kiệm được thời gian tiền bạc. Phù hợp với xu thế đổi mới ứng dụng CNTT trong nhà trường và trong Giáo dục. Chính vì vậy Tôi đã lựa chọn ứng dụng ZOOM và giảng dạy trực tuyến đối với học sinh lớp tôi. Sau khi lựa chọn được ứng dụng tôi thông báo đến toàn thể phụ huynh tải ứng dụng và truy cập vào lớp học do tôi tạo để các em tham gia học tập hàng ngày qua điện thoại hoặc máy tính.
Biện pháp 2: Xây dựng kế hoạch bài dạy:
*Biên soạn kế hoạch bài dạy và xây dựng tư liệu dạy học.
So với việc dạy học trên lớp, việc biên soạn kế hoạch bài dạy khi thực hiện dạy học trực tuyến đòi hỏi một cách tiếp cận mới để đạt hiệu quả. Tôi tăng cường đổi mới về phương pháp dạy học, biên soạn tiến trình dạy học phù hợp. Tùy theo từng bài học mà có những thiết kế bài dạy khác nhau, làm sao để bài dạy hay nhất, có chiều sâu nhất, học sinh vừa dễ tiếp nhận kiến thức lại hào hứng học tập phát huy hết năng lực phẩm chất của bản thân.
- Chẳng hạn, chuyển thể một số kiến thức cốt lõi của bài học thành PowerPoint; Kết hợp lồng ghép những hình ảnh minh hoạ phù hợp để học sinh dễ hiểu. Một số bài tôi còn đưa thêm những đoạn phim tư liệu vào bài giảng để dẫn chững cho kiến thức bài học.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Nâng cao chất lượng dạy học trực tuyến cho học sinh Tiểu Học

PHẦN I: MỞ ĐẦU Lí do chọn sáng kiến kinh nghiệm: Trong thời gian qua nền giáo dục Việt Nam cũng như các nước trên thế giới có nhiều thay đổi do dịch bệnh covid 19. Để phòng chống dịch đã có nhiều giai đoạn học sinh phải thay đổi từ học trực tiếp sang trực tuyến. Ở thời gian đầu khi học sinh mới học trực tuyến tôi thấy nhiều em chưa tích cực tham gia vào các hoạt động của tiết học. Các hoạt động tương tác của cô và trò còn nhiều hạn chế. Nhiều tiết học chưa có hiệu quả cao. Cùng với sự bùng nổ Công nghệ thông tin đã tác động lớn đến nền giáo dục nước nhà. Để không dừng việc học tập của học sinh bản thân tôi cũng nhận thức được trách nhiệm của mình. Là giáo viên giảng dạy lớp 5, một khối lớp được quan tâm hàng đầu bởi lẽ các em là học sinh cuối cấp. Do vậy việc học tập để nắm được kiến thức là rất quan trọng. Nếu cứ dừng việc học tập trên lớp các em sẽ khó có thể theo kịp chương trình khi quay trở lại học. Với mong muốn giúp các em có những tiết học trực tuyến nhẹ nhàng, không đè nặng áp lực, tiết học quấn hút gây được hứng thú học sinh học tập, dễ tiếp thu kiến thức. Chính vì những lí do nêu trên tôi lựa chọn biện pháp: Nâng cao chất lượng dạy học trực tuyến cho học sinh tiểu học. Mục đích nghiên cứu Tìm hiều và tổng kết dược những khó khăn , thuận lợi của học sinh và giáo viên khi tham gia dạy học trực tuyến. Tìm được một số biện pháp để giải quyết những khó khăn mà giáo viên và học sinh gặp phải khi dạy học trực tuyến giúp các em học trực tuyến hiệu quả. Nhiệm vụ nghiên cứu: Để đạt được mục đích trên, tôi cần thực hiện những nhiệm vụ sau: - Nghiên cứu các phương pháp dạy học trực tuyến phù hợp. - Nghiên cứu các phần mềm hỗ trợ dạy học trực tuyến. - Nghiên cứu đặc điểm, tâm lí học sinh Tiểu học. Đối tượng nghiên cứu: Nâng cao chất lượng dạy học trực tuyến cho học sinh Tiểu học. Phạm vi nghiên cứu: Trong đề tài này tôi chỉ nghiên cứu ở Tập thể học sinh lớp 5a5 Trường Tiểu học Thuỵ An mà tôi chủ nhiệm. PHẦN II: NỘI DUNG I. Thực trạng ban đầu: Tình hình dịch diễn biến nghiêm trọng cả nước gồng mình chống dịch do vậy nhà trường tôi cũng phải nghỉ học trên lớp một thời gian khá dài do vậy nhiều em đã quên hết kiến thức cũ. Sau thời gian dài học trực tuyến, để hỗ trợ các em tiếp tục học tập đúng tiến độ nhà trường đã tổ chức dạy học trực tuyến online. Trong quãng thời gian trước đó tôi đã dày công nghiên cứu tìm tòi những biện pháp tốt nhất để thiết kế những buổi lên lớp trực tuyến cùng với các em đạt hiệu quả học tập cao. Về phía giáo viên: + Rất trăn trở suy nghĩ về việc học tập của học sinh. + Luôn tìm tòi những cách giảng dạy gây được hứng thú cao cho học sinh. + Tìm hiểu chương trình GDPT mới để có những phương pháp giảng dạy hiệu quả phát huy năng lực, phẩm chất học sinh. Về phía học sinh: + Các em được nghỉ khá dài do vậy khi học tập trở lại các em rất uể oải, chán học, tư tưởng không tập trung. + Kiến thức mai một không còn nhớ những kiến thức trọng tâm đã học ở lớp dưới. + Đa số các em gia đình bố mẹ đi làm, giờ hoc các em ở nhà học một mình, không có người kèm cặp nhắc nhở. Tâm tư buồn phiền, chán nản. II. Cơ sở lý luận: Thuận lợi: - Về phía nhà trường: + Ngay từ đầu năm học, nhà trường đã tổ chức tập huấn cho toàn giáo viên các khối lớp xây dựng kế hoạch bài học phù hợp với điều kiện vừa học tập vừa phòng chống dịch COVID-19 và các buổi học sử dụng công nghê thông tin trong dạy học trực tuyến. + Giáo viên trong trường nhiệt tình, năng động, tâm huyết với nghề, có trình độ chuyên môn vững vàng. Luôn học hỏi để từng bước hoàn thiện nhiệm vụ được giao. + 100% giáo viên được tập huấn đầy đủ các buổi chuyên đề chuyên môn. 2. Khó khăn: + Thời gian HS nghỉ hè dài, nhiều HS quên kiến thức, đọc châm, sai; viết không đúng chính tả. Môn Toán nhiều HS quên các cách thực hiện các dạng toán nên lúng túng trong việc làm bài. + Do tình hình dịch COVID-19 nên các em tiếp tục phải học tập trực tuyến. + HS với trình độ nhận thức khác nhau nên việc tiếp thu kiến thức không đồng đều, GV rất vất vả khi truyền đạt kiến thức cho các em bằng hình thức trực tuyến. + Thời gian thực hành, ôn ít nhưng lượng kiến thức các môn học của lớp 5 lại nhiều. Vào giữa tháng 9 năm 2021 tôi đã tiến hành khảo sát kết quả học tập của các em bằng các bài kiểm tra và kết quả cụ thể về thực trạng học trực tuyến như sau: Thời gian KS Tổng số HS Điểm dưới 5 Điểm 5, 6 Điểm 7, 8 Điểm 9, 10 SL % SL % SL % SL % Toán 35 10 28,6 18 51,4 5 14,3 2 5,7 Tiếng Việt 35 7 20 21 60 6 17,1 1 2,9 Lịch sử 35 10 28,6 22 62,9 3 8,6 0 Qua bảng số liệu tôi nhận thấy khả năng học tập và tiếp nhận kiến thức của các em còn rất kém. Tỷ lệ các em dưới 5 quá nhiều, vậy làm sao để vừa hài hòa giữa việc dạy học trực tuyến và chất lượng học tập cũng phải đảm bảo là điều cấp bách và cần thiết cần khẩn trương có những biện pháp ưu Việt khắc phục để nhằm nâng cao chất lượng học tập của Học sinh. Và các biện pháp tôi thực hiện sẽ được nêu rõ ràng dưới đây: III. Các biện pháp đã thực hiện: Biện pháp 1: Lựa chọn phần mềm giảng dạy phù hợp Có thể nói ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học trục tuyến là một phương pháp thể hiện cao tính sáng tạo về khoa học. Trước kia khi giảng dạy bằng phương pháp truyền thống, người giáo viên phải chuẩn bị rất nhiều đồ dùng trực quan rồi lỉnh khỉnh mang đến lớp, có đồ dùng chỉ dùng được một lần rồi bỏ đi. Vào tiết dạy vừa giảng bài, giáo viên vừa phải ghi nhớ và sắp đặt đồ dùng để treo lên bảng, thời gian tháo gắn đồ dùng cũng chiếm một phần không nhỏ trong tiết học, chưa nói đến những tranh cần thiết phải sử dụng nhưng nó quá nhỏ, màu sắc không rõ ràng, phần nào đã làm giảm sự tập trung ở các em. Còn với việc ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học thì khác hẵn. Nó như mở ra một cái nhìn mới cho các em học sinh, được tiếp xúc với phương tiện hiện đại tầm nhìn của các em được mở rộng hơn, bài giảng không còn trở nên khó hiểu với các em nữa vì những hình ảnh minh họa cho lời nói của giáo viên giờ đây sinh động, hiện thực, phong phú. Giáo viên có nhiều thời gian truyền thụ kiến thức cho học sinh, học sinh hiểu bài sâu hơn, vận dụng kiến thức đã học vào thực hành tốt hơn. Qua tìm tòi tôi thấy việc dạy học trực tuyến với ứng dụng ZOOM trong phần mềm rất phù hợp. ZOOM là một công cụ hội thoại trực tuyến, gần giống như Skype không cần phải vào các nhóm chat mới gọi điện được nên dễ dùng hơn. Tất cả những cần là một đường link ZOOM hoặc một mã ZOOM để tham gia vào cuộc họp online. Khi mà dịch COVID-19 vẫn còn căng thẳng thì họp hành, thậm chí tổ chức lớp học online qua ZOOM là giải pháp rất tốt. Mang lại nhiều lợi ích kinh tế và tiết kiệm được thời gian tiền bạc. Phù hợp với xu thế đổi mới ứng dụng CNTT trong nhà trường và trong Giáo dục. Chính vì vậy Tôi đã lựa chọn ứng dụng ZOOM và giảng dạy trực tuyến đối với học sinh lớp tôi. Sau khi lựa chọn được ứng dụng tôi thông báo đến toàn thể phụ huynh tải ứng dụng và truy cập vào lớp học do tôi tạo để các em tham gia học tập hàng ngày qua điện thoại hoặc máy tính. Buổi học trực tuyến đàu tiên của các em học sinh lớp .5A5 Để đảm bảo cho việc liên lạc thông suốt, chuẩn bị cho việc tổ chức tiến trình dạy học qua mạng, tôi lập nhóm Zalo cho lớp; thống nhất với phụ huynh về khung giờ nhất định để học sinh được sử dụng thiết bị và phối hợp giám sát HS. Biện pháp 2: Xây dựng kế hoạch bài dạy: *Biên soạn kế hoạch bài dạy và xây dựng tư liệu dạy học. So với việc dạy học trên lớp, việc biên soạn kế hoạch bài dạy khi thực hiện dạy học trực tuyến đòi hỏi một cách tiếp cận mới để đạt hiệu quả. Tôi tăng cường đổi mới về phương pháp dạy học, biên soạn tiến trình dạy học phù hợp. Tùy theo từng bài học mà có những thiết kế bài dạy khác nhau, làm sao để bài dạy hay nhất, có chiều sâu nhất, học sinh vừa dễ tiếp nhận kiến thức lại hào hứng học tập phát huy hết năng lực phẩm chất của bản thân. - Chẳng hạn, chuyển thể một số kiến thức cốt lõi của bài học thành PowerPoint; Kết hợp lồng ghép những hình ảnh minh hoạ phù hợp để học sinh dễ hiểu. Một số bài tôi còn đưa thêm những đoạn phim tư liệu vào bài giảng để dẫn chững cho kiến thức bài học. Ví dụ: Khi học bài Lịch sử Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, tôi tiến hành thực hiện thiết kế bài giảng trên PowerPoint như sau: Trong bài giảng tôi đã lồng ghép hình ảnh minh hoạ vào tất cả các hoạt đông. Video tư liêu tôi lồng ghép vào phần mở đầu giới thiệu về sự chuẩn bị của quân Pháp cho pháo đải ở Điện Biên Phủ. Hoạt động1: Sự chuẩn bị của quân và dân ta cho chiến dịch, để học sinh thấy được pháo đài của thực dân Pháp ở Điện Biên Phủ là vững chắc và lớn mạnh nhất Đông Dương. Bên cạnh đó học sinh cũng thấy được sự chuẩn bị của quân và dân ta cho chiến dịch Điện Biên Phủ là rất cẩn thận và kĩ càng dước sự cỉ huy của đại tướng Võ Nguyên Giáp. Hoạt động 2: tôi cũng lồng ghép đoạn Video 1 phút để học sinh được sống lại giây phút chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ khi lá cờ đỏ sao vàng tung bay trên nóc hầm của tướng Đờ Ca-xtơ-ri. Trên đây là bài giảng tôi đã thiết kế trước khi lên lớp trực tuyến. Các slide màu sắc hấp dẫn, các đoạn phim tư liệu minh chứng cho mỗi hoạt động dạy học làm cho nội dung bài học nhẹ nhàng dễ hiểu, gây được sự hào hứng học tập cho các em. * Sưu tầm hoặc xây dựng tư liệu dạy học phù hợp với bài học. • Mục đích: (1) đánh giá thái độ học tập của HS có nghiêm túc hay không (nội dung hỏi nằm trong video bài giảng, SGK và tài liệu mà GV đã giao nhiệm vụ); (2) kiểm tra mức độ hiểu bài của HS; (3) tích luỹ điểm số để đánh giá quá trình. • Ví dụ, đối với mỗi buổi học, biên soạn một số câu hỏi trắc nghiệm để kiểm tra kiến thức liên quan; sử dụng các phần mềm online để soạn nội dung kiểm tra, đánh giá và gửi yêu cầu cho HS. Giao cho HS một số bài tập tự luận để luyện tập, vận dụng và củng cố kiến thức sau mỗi bài học. • Chẳng hạn, hướng dẫn học sinh làm bài vào vở, chụp kết quả bài làm và nộp bài (qua LMS, Zalo, Email hoặc những công cụ thay thế khác mà nhà trường đang sử dụng). * Tổ chức tiến trình dạy học trực tuyến. - Trước khi kết nối trực tiếp. Tôi giao nhiệm vụ cho HS trên Zalo hoặc gửi đường link bài học cho HS thông qua công cụ mạng xã hội (Zalo, Facebook, ...) để HS có thể thực hiện trước. - Kết nối trực tiếp. Tôi và HS kết nối qua nền tảng truyền tải hình ảnh thời gian thực để bắt đầu thực hiện tiến trình dạy học. Về cơ bản, việc tổ chức thực hiện giai đoạn này có thể tiến hành như đã gợi ý ở trên. Tuy nhiên, tuỳ vào nội dung bài học và thời lượng, tôi linh hoạt điều chỉnh cho phù hợp với thực tế. Chẳng hạn, sau khi báo cáo, thảo luận về kết quả thực hiện nhiệm vụ đã giao, tôi có thể dành một khoảng thời gian (không quá dài) của đầu buổi học để giảng bài, nhấn mạnh nội dung cốt lõi, hướng dẫn HS xem video và sử dụng SGK, ... để thực hiện nhiệm vụ tiếp theo. Sau khi được hướng dẫn và nhận nhiệm vụ, HS tự chủ thực hiện với tư liệu đã được cung cấp. GV “quan sát”, hỗ trợ: Nhận cuộc gọi qua Zalo của HS để trợ giúp (đối với HS chủ động); Gọi kiểm tra xác suất việc thực hiện hoạt động tự chủ của HS (thường là những HS chưa thực sự tích cực, hoặc xoay vòng kiểm tra, ); Xem thông tin phản hồi kết quả học tập của HS qua bài trắc nghiệm nhanh kiến thức (nếu có). Qua đó, tôi nắm được thông tin, tổng hợp lại những điểm mấu chốt cần thảo luận và kết luận cho HS ở cuối giờ học. Tiếp tục dùng nền tảng truyền tải hình ảnh thời gian thực Zoom để kết nối lại lớp học. Tổ chức hoạt động: Báo cáo và thảo luận; đánh giá và chốt kiến thức; giao nhiệm vụ về nhà. Thực hiện tiến trình dạy học qua mạng đòi hỏi tôi cần có sự trau đồi về kĩ năng CNTT, nhất là ở giai đoạn đầu áp dụng. Kết quả học tập của HS phụ thuộc rất nhiều vào cách thức tổ chức tiến trình dạy học. Biện pháp 3: Tăng cường tương tác giữa hoạt động dạy của giáo viên và sự lĩnh hội tri thức của học sinh một cách tích cực với dạy học lấy học sinh làm trung tâm Tôi đã chuẩn bị bài giảng thật tốt, cẩn thận chu đáo. Trong giờ dạy Tôi tăng sự tương tác giữa các hoạt động học để khơi gợi hứng thú giúp học sinh tăng thêm cơ hội luyện tập cùng tôi. Tôi luôn luôn đặt ra vấn đề có ví dụ cụ thể dựa trên tri thức bài học để các em có cơ hội suy nghĩ, có cơ hội thể hiện bản thân. Giúp các em khắc sâu kiến thức, ghi nhớ nội dung bài học. Một số lưu ý Tôi đã thực hiện chuyển giao nhiệm vụ học tập cho học sinh; theo dõi, hỗ trợ, kiểm tra, đánh giá trong quá trình học sinh thực hiện nhiệm vụ học tập; tổ chức cho học sinh báo cáo và thảo luận về kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập; Tôi kết luận và nhận định về kết quả thực hiện nhiệm vụ của học sinh ("chốt" kiến thức, kĩ năng để học sinh chính thức ghi nhận, vận dụng). Ví dụ: Với những bài tập trắc nghiệm hoặc giải bài toán tôi cho học sinh tương tác cùng cô bằng cách nhắn kết quả mình chọn qua ứng dụng trò chuyện trên Zoom và gửi trực tiếp cho cô. Từ đó tôi biết được những học sinh học tập tích cực và chưa tích cực. Từ đó tuyên dương khính lệ các em tham gia và nhắc nhở những em chưa tích cực trong học tập. Như vậy, khi đã coi trọng vị trí hoạt động và vai trò của người học thì đương nhiên phải phát huy tính tích cực chủ động của người học. Biện pháp 4: Đổi mới linh hoạt phương pháp dạy học trực tuyến để nâng cao chất lượng giáo dục Phương pháp vấn đáp Vấn đáp (đàm thoại) là phương pháp trong đó giáo viên đặt ra câu hỏi để học sinh trả lời, hoặc học sinh có thể tranh luận với nhau và với cả giáo viên; qua đó học sinh lĩnh hội được nội dung bài học. Căn cứ vào tính chất hoạt động nhận thức, người ta phân biệt các loại phương pháp vấn đáp: - Vấn đáp tái hiện: Giáo viên đặt câu hỏi chỉ yêu cầu học sinh nhớ lại kiến thức đã biết và trả lời dựa vào trí nhớ, không cần suy luận. Vấn đáp tái hiện không được xem là phương pháp có giá trị sư phạm. Đó là biện pháp được dùng khi cần đặt mối liên hệ giữa các kiến thức vừa mới học - Vấn đáp giải thích - minh hoạ: Nhằm mục đích làm sáng tỏ một đề tài nào đó, giáo viên lần lượt nêu ra những câu hỏi kèm theo những ví dụ minh hoạ để học sinh dễ hiểu, dễ nhớ. Phương pháp này đặc biệt có hiệu quả khi có sự hỗ trợ của các phương tiện nghe - nhìn. - Vấn đáp tìm tòi : Giáo viên dùng một hệ thống câu hỏi được sắp xếp hợp lý để hướng học sinh từng bước phát hiện ra bản chất của sự vật, tính quy luật của hiện tượng đang tìm hiểu, kích thích sự ham muốn hiểu biết. Giáo viên tổ chức sự trao đổi ý kiến, kể cả tranh luận giữa thầy với cả lớp, có khi giữa trò với trò, nhằm giải quyết một vấn đề xác định. Trong vấn đáp tìm tòi, giáo viên giống như người tổ chức sự tìm tòi, còn học sinh giống như người tự lực phát hiện kiến thức mới. Vì vậy, khi kết thúc cuộc đàm thoại, học sinh có được niềm vui của sự khám phá trưởng thành thêm một bước về trình độ tư duy. Đặc biệt trong giảng dạy trực tuyến tôi duy trì phương pháp này để các em được tự chủ trong việc học tập của bản thân, không ngần ngại chiếm lĩnh tri thức. Ví dụ: Khi day tiết kể chuyện, trong phần thi kể học sinh kể cho các bạn nghe về câu chuyện theo chủ đề bài học sau đó trao đổi cùng các bạn những câu hỏi về nôi dung và ý nghĩa câu chuyện như: Câu chuyện mình vừa kể có những nhân vật nào? Bạn thích nhân vật nào t
File đính kèm:
sang_kien_kinh_nghiem_nang_cao_chat_luong_day_hoc_truc_tuyen.doc