Sáng kiến kinh nghiệm Nâng cao chất lượng Ứng dụng Công nghệ thông tin trong dạy học môn Toán 2
3. Các biện pháp
3.1 Ứng dụng CNTT vào thiết kế, sử dụng những bài giảng điện tử.
Xây dựng kịch bản của bài giảng điện tử, kịch bản này phải bám vào mục tiêu bài học, các slide thiết kế sinh động, hấp dẫn, phù hợp với hoạt động học và lứa tuổi học sinh lớp mình.
Ứng dụng phần mềm PowerPoint để thiết kế bài giảng, ngoài ra có thể sử dụng một số phần mềm khác, sử dụng thành thạo máy tính, ti vi, nắm rõ cách kết nối, truyền file...
Tìm hiểu cách sử dụng học liệu điện tử như hành trang số, youtube, bài giảng điện tử thay cho việc viết bảng, sử dụng tranh in màu.
3.2 Ứng dụng CNTT vào thiết kế các trò chơi học tập môn Toán.
Nguyên tắc tổ chức trò chơi
Mỗi trò chơi phải củng cố được một nội dung toán học trong chương trình, kiến thức kiểm tra trong trò chơi có thế là kiến thức của bài cũ, kiến thức bài mới hoặc kiến thức thực hành, luyện tập.
Trò chơi phải dễ hiểu, phù hợp với nhận thức của học sinh lớp 2 đồng thời cũng phải rèn luyện được ở học sinh kĩ năng toán học, óc phân tích và tư duy sáng tạo ở các em.
Các hình thức trò chơi phải phong phú, đa dạng lôi cuốn được sự chú ý và hứng thú của học sinh, tạo được không khí học tập sôi nổi.
Thời gian tổ chức trò chơi đảm bảo với thời gian của toànbộ tiết học.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Nâng cao chất lượng Ứng dụng Công nghệ thông tin trong dạy học môn Toán 2

MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU 2 Lý do chọn biện pháp 2 Mục đích nghiên cứu 3 Nhiệm vụ nghiên cứu 3 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 4 Phương pháp nghiên cứu 4 NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 4 Cơ sở lí luận 4 Cơ sở thực tiễn 5 Các biện pháp 6 1. Ứng dụng CNTT vào thiết kế, sử dụng những bài giảng điện tử 6 Ứng dụng CNTT vào thiết kế các trò chơi học tập môn Toán 6 Ứng dụng CNTT vào việc tổ chức cho học sinh chia sẻ sản phẩm học tập môn Toán 10 Ứng dụng CNTT vào dạy học trực tuyến môn Toán 11 KẾT QUẢ VÀ ỨNG DỤNG 11 Kết quả 16 Ứng dụng 18 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 19 Kết luận 19 Kiến nghị 21 Tài liệu tham khảo 22 PHẦN MỞ ĐẦU Lý do chọn biện pháp Trong thời đại công nghệ thông tin (CNTT) hiện nay, việc vận dụng công nghệ vào các lĩnh vực trong đời sống không còn xa lạ nữa. Và ngành Giáo dục cũng đã từng bước tiếp cận với công nghệ hiện đại; Ứng dụng CNTT trong đổi mới phương pháp dạy học là một trong những giải pháp hữu hiệu nhằm phát huy tích tích cực, hiệu quả và sáng tạo của cả giáo viên và học sinh. Bộ giáo dục và đào tạo cũng yêu cầu “đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong giáo dục đào tạo ở tất cả các cấp học, bậc học, ngành học theo hướng học CNTT như là một công cụ hỗ trợ đắc lực nhất cho đổi mới phương pháp dạy học ở các môn”. Ở bậc Tiểu học, trong các môn, Toán được xem là một bộ môn khô khan nhất, chính vì lẽ đó mà không ít giáo viên đã tìm cách tổ chức các giờ học Toán bằng nhiều hình thức đa dạng để giúp học sinh hứng thú hơn. Trong xu thế hiện nay khi việc ứng dụng CNTT vào dạy học đang dần trở thành một yêu cầu tất yếu, tôi thiết nghĩ người giáo viên cần biết thêm việc Ứng dụng CNTT trong tổ chức dạy học môn Toán. Việc tìm hiểu sâu hơn nữa những ứng dụng CNTT trong tổ chức các hoạt động dạy học môn Toán sẽ góp phần tạo cho các em những giờ học thật sự hiệu quả nhưng cũng không kém phần sinh động và hấp dẫn, góp phần thu hút sự chú ý của các em hơn nữa. Tuy nhiên việc ứng dụng CNTT vào dạy học nói chung và môn Toán nói riêng đôi khi còn dừng lại ở mang tính hình thức, chưa thực sự đạt hiệu quả cao. Được phân công giảng dạy ở lớp 2, tôi luôn mong muốn tạo ra những giờ học môn Toán thú vị, bổ ích để giúp học sinh hứng thú và yêu thích hơn, tiếp thu kiến thức một cách nhẹ nhàng, tự nhiên nhất. Bênh cạnh đó cũng phát huy thực sự ưu thế của việc sự dụng CNTT. Chính vì lẽ đó tôi mạnh dạn chọn biện pháp “Nâng cao chất lượng ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học môn Toán 2”. Mục đích nghiên cứu Biện pháp nhằm mục đích phát huy tối đa những lợi ích của việc sử dụng CNTT trọng dạy học, khắc phục những hạn chế của giải pháp cũ và giúp học sinh có thêm nhiều cơ hội tham gia vào các hoạt động khám phá, luyện tập thực hành kiến thức của môn Toán. Nhờ vậy giúp toán học trở nên lí thú và bổ ích, phù hợp với nhận thức của các em. Thông qua việc ứng dụng các kỹ thuật công nghệ thông tin vào giảng dạy, các em sẽ lĩnh hội những tri thức toán học một cách dễ dàng; kiến thức sẽ được củng cố, khắc sâu một cách vững chắc, tạo cho các em niềm say mê, hứng thú trong học tập môn Toán. Qua đó góp phần bồi dưỡng cho học sinh các năng lực hợp tác, mạnh dạn tự tin trong giao tiếp và các hoạt động. Bên cạnh đó tôi rèn luyện tinh thần sáng tạo, năng động và theo kịp sự tiến bộ của thời đại. Tôi cũng được chia sẻ với đồng nghiệp những việc đã làm và đã thành công về việc ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học trong môn Toán. Biện pháp còn nhằm mục đích nhận được những lời góp ý, nhận xét từ cán bộ quản lí nhà trường, từ Ban Giám khảo của Phòng Giáo dục và từ các bạn đồng nghiệp, để tôi phát huy những mặt mạnh, điều chỉnh, khắc phục những thiếu sót của bản thân. Nhiệm vụ nghiên cứu Tìm hiểu điều tra những vướng mắc, khó khăn trong quá trình dạy học môn Toán 2 khi sử dụng những phương pháp truyền thống, việc ứng dụng CNTT thực tế trong dạy học môn Toán để phân tích nguyên nhân của tình trạng trên. Sau khi tìm hiểu điều tra, bản thân đề ra phương hướng khắc phục giảng dạy. Đánh giá kết quả giảng dạy theo phương pháp cải tiến của bản thân. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu Đối tượng mà tôi chọn để nghiên cứu đó là học sinh học sinh lớp 2A4 và học sinh khối lớp 2 trong nhà trường mà tôi giảng dạy. Đây chính là lớp mà tôi trực tiếp giảng dạy và chủ nhiệm trong năm học 2021-2022. Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu qua các giờ dạy Toán 2. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp đàm thoại Phương pháp luyện tập: Thông qua các hoạt động luyện tập của HS trong giờ Toán. Phương pháp điều tra thống kê số liệu: Thông qua phiếu khảo sát. Phương pháp trắc nghiệm Phương pháp thuyết trình Phương pháp giảng giải Phương pháp thực nghiệm, tổng kết kinh nghiệm NỘI DUNG NGHIÊN CỨU Cơ sở lý luận Những năm gần đây, việc ứng dụng CNTT nhằm đổi mới phương pháp dạy học và nâng cao chất lượng giáo dục luôn được các ngành các cấp đặc biệt quan tâm. Theo công văn số 4096/BGDĐT-CNTT V/v Hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ CNTT và thống kê giáo dục năm học 2021-2022, trong nhiệm vụ 2 “Ứng dụng CNTT và chuyển đổi số trong đổi mới phương thức quản trị cơ sở giáo dục và quản lý nhà nước về giáo dục theo hướng tinh gọn, hiệu quả, minh bạch” có viết : “Đẩy mạnh ứng dụng CNTT tập huấn giáo viên qua Internet theo hướng dẫn của Thông tư số 21/2017/TT-BGDĐT ngày 06/9/2017 ”. Thực hiện tinh thần chỉ đạo trên, tôi nhận thức được rằng, việc ứng dụng CNTT trong dạy học là một trong những hướng tích cực nhất, hiệu quả nhất phục vụ cho việc đổi mới phương pháp dạy học. Trong kế hoạch của trường tôi về việc triển khai thực hiện nhiệm vụ ứng dụng CNTT (Năm học 2021-2022) cũng đã viết: “Khuyến khích giáo viên tích cực ứng dụng CNTT trong soạn giảng và dạy học”, “Giáo viên dạy học ở các lớp nghiên cứu tự triển khai việc tích hợp, lồng ghép việc sử dụng các công cụ CNTT vào quá trình dạy các môn học của mình nhằm tăng cường hiệu quả dạy học qua các phương tiện nghe, nhìn, kích thích sự sáng tạo và độc lập suy nghĩ, tăng cường khả năng tự học, tự tìm tòi của người học.” Cơ sở thực tiễn Thực tế trong nhiều năm học qua, ở các trường, nhiều giáo viên đã biết lồng ghép CNTT vào trong các giờ học Toán, tuy nhiên việc kết hợp ứng dụng CNTT vào tổ chức giờ học Toán sao cho hiệu quả cao thì chưa nhiều. Ngay chính trong tổ chúng tôi, việc thiết kế được các trò chơi môn Toán có ứng dụng CNTT để tổ chức trong tiết dạy Toán 2 của một số giáo viên còn rất hạn chế, cũng có một số giáo viên biết sử dụng phần mềm powerpoint để tổ chức các trò chơi, tuy nhiên những trò chơi ấy vẫn còn ở hình thức đơn giản, chưa thu hút sự chú ý của học sinh. Lý do chính của những hạn chế trên là vì những giáo viên đó chưa quen với cách thiết kế các trò chơi trên máy vi tính, phần lớn giáo viên vẫn chưa thành thạo với máy tính hay với các phần mềm hỗ trợ dạy học, chính vì thế mà dù muốn họ vẫn rất khó khăn trong việc thiết kế các trò chơi có ứng dụng công nghệ thông tin. Xuất phát từ cơ sở lý luận và thực tiễn trên, tôi nghĩ cần phải làm sao để các giáo viên có thể thấy rõ hơn được hiệu quả của việc ứng dụng công nghệ thông tin trong tổ chức dạy học môn Toán, đồng thời biết cách thiết kế một số trò chơi đơn giản có ứng dụng công nghệ thông tin với hình thức trực quan phong phú, sinh động và lôi cuốn, có nội dung đa dạng, bổ ích để mang lại sự hứng thú cao hơn cho học sinh trong các giờ học toán. Các biện pháp Ứng dụng CNTT vào thiết kế, sử dụng những bài giảng điện tử. Xây dựng kịch bản của bài giảng điện tử, kịch bản này phải bám vào mục tiêu bài học, các slide thiết kế sinh động, hấp dẫn, phù hợp với hoạt động học và lứa tuổi học sinh lớp mình. Ứng dụng phần mềm PowerPoint để thiết kế bài giảng, ngoài ra có thể sử dụng một số phần mềm khác, sử dụng thành thạo máy tính, ti vi, nắm rõ cách kết nối, truyền file... Tìm hiểu cách sử dụng học liệu điện tử như hành trang số, youtube, bài giảng điện tử thay cho việc viết bảng, sử dụng tranh in màu. Ứng dụng CNTT vào thiết kế các trò chơi học tập môn Toán. Nguyên tắc tổ chức trò chơi Mỗi trò chơi phải củng cố được một nội dung toán học trong chương trình, kiến thức kiểm tra trong trò chơi có thế là kiến thức của bài cũ, kiến thức bài mới hoặc kiến thức thực hành, luyện tập. Trò chơi phải dễ hiểu, phù hợp với nhận thức của học sinh lớp 2 đồng thời cũng phải rèn luyện được ở học sinh kĩ năng toán học, óc phân tích và tư duy sáng tạo ở các em. Các hình thức trò chơi phải phong phú, đa dạng lôi cuốn được sự chú ý và hứng thú của học sinh, tạo được không khí học tập sôi nổi. Thời gian tổ chức trò chơi đảm bảo với thời gian của toàn bộ tiết học. Bản thân các trò chơi học tập đã góp phần làm cho các giờ học Toán thêm sôi nổi, song nếu biết vận dụng công nghệ thông tin vào thiết kế các trò chơi thì sức hút của trò chơi với các em càng nhiều hơn. Nhưng phải làm như thế nào thì một trò chơi có ứng dụng công nghệ thông tin mới thực sự đạt hiệu quả cao nhất? Để làm được điều này người giáo viên cần: Giáo viên phải có kiến thức căn bản về tin học, sử dụng thành thạo phần mềm powerpoint và có thể biết thêm một vài phần mềm khác, biết cách truy cập Internet. Giáo viên biết lựa chọn kiến thức phù hợp có thể đưa vào trò chơi có ứng dụng công nghệ thông tin. Giáo viên thiết kế hình thức trực quan của trò chơi phù hợp nội dung và tên gọi của nó, lựa chọn các hiệu ứng, âm thanh, hình ảnh phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý học sinh để làm trò chơi thêm hấp dẫn và lôi cuốn học sinh. Một số trò chơi tôi thường hay sử dụng trong môn Toán Trò chơi 1: Khu vườn bí ẩn Hình thức chơi: Cả lớp Chuẩn bị: Máy tính, ti vi, bảng con, thiết kế trò chơi có hình ảnh khu vườn gồm 1 số cây, mỗi cây ẩn chứa 1 câu hỏi. Cách chơi: Học sinh chọn bất kì 1 cây trong khu vườn, 1 học sinh trả lời bằng cách chọn trên máy tính, học sinh cả lớp chọn ghi kết quả vào bảng con, trả lời đúng câu hỏi thì quay về, cây sẽ lớn lên. Cách chơi tương tự với những cây còn lại. Học sinh lên bảng thực hiện đúng sẽ mời 1 bạn khác lên tiếp tục. Tôi đã áp dụng trò chơi này trong nhều tiết dạy khác nhau của môn Toán 2. Năm học vừa qua tôi áp dụng trò chơi trong bài 8: Bảng cộng, ở phần củng cố. Trong mỗi cây tôi đã chuẩn bị các câu hỏi như sau: * Cây số 1: 1: 8 + 7 = ? * Cây số 2: 8 + 9 = ? * Cây số 3: 8 + 8 = ? * Cây số 4: 8 + 6 = ? * Cây số 5: 8 + 5 = ? Qua trò chơi này học sinh được củng cố để thuộc những phép tính trong bảng cộng 8 cộng với một số, liên hệ vào bài mới một cách tự nhiên, mặt khác việc kết hợp học sinh lên bảng sử dụng máy tính cũng khiến cho học sinh hứng thú, chú ý vì mong mình sẽ là bạn tiếp theo được bạn mời lên bảng. Học sinh sẽ cảm thấy chủ động hơn, mạnh dạn hơn, tự tin hơn khi mình vừa được chơi và tham gia làm chủ trò, trò chơi cũng đảm bảo tính khách quan đối với tất cả học sinh tham gia. Học sinh tham gia trò chơi này ngay ở đầu tiết học giúp cho các em tinh thần học tập phấn khởi, đây là điều kiện rất tốt để các em bước vào tìm hiểu kiến thức mới. Trò chơi 2: Tìm nhà/ đồ ăn cho các các con vật Hình thức chơi: cả lớp. Chuẩn bị: máy tính, ti vi, hình ảnh con vật ghi phép tính, nhà/ thức ăn sẽ ghi kết quả của các phép tính đó. Cách chơi: Học sinh sẽ thực hiện tính kết quả của phép tính, nối con vật với nhà/ thức ăn của nó. Học sinh cả lớp sẽ thực hiện ở bảng con của mình. Sau đó 1 bạn học sinh thực hiện trên máy tính học sinh sẽ cùng chia sẻ về cách thực hiện phép tính. Bạn trả lời đúng sẽ mời tiếp một bạn khác lên chơi. Giáo viên đưa các ý của bài tập vào các trang câu hỏi của trò chơi, để tìm nhà cho con vật yêu thích, các em phải trả lời đúng câu hỏi của mình, học sinh cả lớp cùng tham gia nhận xét câu trả lời của các bạn. Như vậy tất cả học sinh đều được thực hành, ngoài củng cố kiến thức các em còn biết được về các con vật, thức ăn phù hợp với chúng. Trong năm học vừa qua với việc sử dụng kết hợp học liệu hanhtrangso.nxbgd.vn tôi áp dụng trò chơi trong nhiều tiết học dưới các tên gọi khác nhau. Ví dụ Tìm cà rốt cho Thỏ (bài 1: ôn tập các số đến 100, bài tập số 2, trang 6), Tìm cá cho mèo (Bài 7: Phép cộng qua 10 trong phạm vi 20, bài tập 4, tr 28; Bài 8: bảng cộng qua 10, bài tập 2, trang 34), Tìm mật ong cho Gấu (bài tập 3, tr 38)... Trò chơi số 3: Cây cà chua hạnh phúc Hình thức chơi: cả lớp/ nhóm tùy điều kiện. Chuẩn bị: Máy tính, ti vi, hình ảnh cây càchua, mỗi quả ẩn chứa 1 câu hỏi. Cách chơi: Giáo viên chiếu trên màn hình biểu tượng cây cà chua với nhiều quả được gắn trên đó. Ở trò chơi này, học sinh dùng chuột kích vào quả cà chua mình thích, trong mỗi quả cà chua có chứa một câu hỏi gắn với nội dung bài học. Học sinh sẽ suy nghĩ trong vòng 10 giây và trả lời, học sinh còn lại sẽ ghi câu trả lời vào bảng con, nếu trả lời đúng sẽ ghi được điểm và mời bất kì một bạn lên chơi. Hoặc giáo viên chia nhóm, yêu cầu học sinh cử đại diện lên chọn quả cà chua (mỗi học sinh chỉ được chọn một lần). Học sinh lên chơi trả lời đúng sẽ ghi được điểm cho đội mình, mời bất kỳ 1 bạn của đội khác lên chơi. Học sinh trả lời sai sẽ nhường quyền trả lời cho đội bạn. Chơi bằng hình thức nào thì học sinh ở bên dưới cũng có nhiệm vụ ghi kết quả vào bảng con. Cuối trò chơi sẽ tổng kết lại những bạn nào hái được nhiều cà chua nhất. Với trò chơi này, trong năm học 2021-2022, tôi đã áp dụng với nhiều bài học. Ví dụ: + Bài 12: Bảng trừ (qua 10) tiết 1, trong hoạt động củng cố bằng cách thiết kế trong mỗi quả cà chua là một phép tính về phép trừ (qua 10) trong phạm vi 20. Ở trò chơi này, học sinh rất thích thú khi được tự mình dùng chuột để kích vào quả mà các em chọn, chính vì vậy các em rất tập trung vào trò chơi, cố gắng đọc đúng các đồng hồ để ghi điểm cho đội mình, thông qua đây, HS được khắc sâu hơn kiến thức các em vừa học một cách nhẹ nhàng. + Bài 29: Ngày-giờ, giờ-phút. Để củng cố lại kiến thức của học sinh, chúng tôi tổ chức cho học sinh tham gia trò chơi Cây cà chua hạnh phúc. Trong mỗi quả cà chua có ẩn một đồng hồ, học sinh chọn quả nào thì đọc đúng “đồng hồ chỉ mấy giờ” sẽ ghi được điểm cho đội mình. HS chia đội và tham gia chơi. Các đồng hồ chỉ giờ như sau: Ứng dụng CNTT vào việc tổ chức cho học sinh chia sẻ sản phẩm học tập môn Toán Học sinh tham gia chơi trò chơi qua hình thức tương tác với máy tính. Sau đó học sinh chia sẻ phần làm của mình với bạn trong lớp. Sau khi học sinh làm bài cá nhân, chia sẻ trong nhóm đôi, giáo viên sẽ chụp lại vài bài của học sinh, đưa vào file ảnh vào máy tính, trình chiếu lên màn hình và mời học sinh lên chia sẻ với các bạn trong lớp. Ứng dụng CNTT vào dạy học trực tuyến môn Toán. Trong năm học vừa qua, dịch bệnh covid 19 vẫn diễn biến phức tạp. Không ít khoảng thời gian học sinh phải nghỉ học ở nhà. Để những tiết dạy Toán trực tuyến có hiệu quả cao, tôi đã ứng dụng CNTT bằng cách kết hợp nhiều hình thức: + Dạy trực tuyến cho HS qua ứng dụng Meet. + Hướng dẫn HS cách tương tác với giáo viên qua các tính năng của ứng dụng: Giơ tay, thảo luận, nêu ý kiến cá nhân. + Chia sẻ nhiều video, clip, đường liên kết đến các trang mạng phục vụ cho bài học để trợ giúp HS tự học: https://www.luyenthi123.com/toan-lop-2, https://www.youtube.com/watch?v=h6HX2waZDSQ.... + Khuyến khích học sinh tham gia các cuộc thi giao lưu Toán qua mạng như Đấu trường toán
File đính kèm:
sang_kien_kinh_nghiem_nang_cao_chat_luong_ung_dung_cong_nghe.docx
Sáng kiến kinh nghiệm Nâng cao chất lượng Ứng dụng Công nghệ thông tin trong dạy học môn Toán 2.pdf