Sáng kiến kinh nghiệm Nâng cao hiệu quả viết các bài văn miêu tả cho học sinh Lớp 5 thông qua việc ứng dụng công nghệ thông tin vào bài giảng
- Giúp cho học sinh viết các bài văn miêu tả đặc biệt là tả cảnh thông qua việc sử dụng CNTT vào dạy học phát huy tính chủ động, sáng tạo của HS đặc biệt là những học sinh có năng khiếu về văn. Với phương pháp ứng dụng CNTT, không những giúp các em khắc sâu phương pháp làm bài mà còn là cơ sở để các em phát triển năng khiếu văn, biết vận dụng linh hoạt khi làm các đề bài ở các mức độ khác nhau làm cơ sở cho các em học tốt môn học này ở các lớp trên.
- Rèn kĩ năng viết văn tốt làm cho học sinh thích quan sát mọi vật xung quanh, nhạy cảm với vẻ đẹp của thiên nhiên đất nước, trí tưởng tượng được phát huy, có cảm xúc về đối tượng miêu tả, vận dụng các biện pháp tu từ nên câu văn, đoạn văn giàu hình ảnh, giàu cảm xúc. Qua đó, các em không chỉ được thức tỉnh về nhận thức mà còn rung động tình cảm, nảy nở những mơ ước tốt đẹp, được khơi dậy năng lực hành động, sức mạnh sáng tạo cũng như được bồi dưỡng tâm hồn. Qua đó, các em dễ dàng tiếp thu được những văn minh của nhân loại, hướng cho các em tới lòng yêu cái thiện, yêu cái đẹp, dạy cho các em biết suy nghĩ một cách lôgic.
- Các bài giảng có ứng dụng CNTTN không những làm cho giờ học trở lên nhẹ nhàng, hấp dẫn, sinh động, học sinh tích cực, chủ động chiếm lĩnh kiến thức, biết vận dụng linh hoạt vào làm các bài văn tả cảnh ở nhiều mức độ khác nhau mà nó còn làm cho chất lượng môn học được cải thiện. Đặc biệt là việc ứng dụng công nghệ thông tin vào bài giảng. CNTT đã giúp giáo viên giải quyết được những nội dung khó, phức tạp của bài dạy mà khả năng của người thầy và các phương tiện khác chưa đáp ứng được đầy đủ về: màu sắc, âm thanh, hoạt động.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Nâng cao hiệu quả viết các bài văn miêu tả cho học sinh Lớp 5 thông qua việc ứng dụng công nghệ thông tin vào bài giảng

BẢN MÔ TẢ SÁNG KIẾN I. THÔNG TIN CHUNG VỀ SÁNG KIẾN 1.Tên sáng kiến: “ Nâng cao hiệu quả viết các bài văn miêu tả cho học sinh lớp 5 thông qua việc ứng dụng công nghệ thông tin vào bài giảng.” 2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Áp dụng trong giảng dạy môn Tập làm văn lớp 5 nói riêng, học sinh Tiểu học nói chung. 3. Tác giả: Họ và tên: Ngày/tháng/năm sinh: Chức vụ, đơn vị công tác: Giáo viên, trường Tiểu học Thị Trấn Vĩnh Bảo Điện thoại: 0961902885 4. Đơn vị áp dụng sáng kiến: Tên đơn vị: Trường Tiểu học Thị Trấn Vĩnh Bảo Địa chỉ: Thị Trấn Vĩnh Bảo, huyện Vĩnh Bảo, thành phố Hải Phòng II. MÔ TẢ GIẢI PHÁP ĐÃ BIẾT: - Sự phát triển và bùng nổ của công nghệ thông tin đang có tác động tích đến mọi mặt của đời sống xã hội trong đó có giáo dục. Chính vì thế việc đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong giáo dục nói chung và ở cấp học Tiểu học nói riêng là hết cần thiết. Ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy sẽ tạo ra sự tương tác cao giữa cô và trò, kích thích khả năng quan sát và phát triển tư duy cho trẻ. Đồng thời giúp giáo viên tiết kiệm được nhiều thời gian chuẩn bị đồ dùng dạy học phát huy được nhiều ý tưởng sáng tạo trong giảng dạy - Với học sinh lớp 5, phân môn Tập làm văn có nhiệm vụ quan trọng nhất đối với quá trình giao tiếp của các em. Bởi vì môn Tập làm văn mang tính chất thực hành, nó hội tụ được các yếu tố của quá trình giao tiếp. Qua các bài tập làm văn, học sinh còn được cung cấp thêm về vốn từ ngữ, vốn diễn đạt, trình bày tư tưởng tình cảm, nâng cao trình độ văn hoá nói chung và trình độ tiếng Việt nói riêng. Từ đó giúp các em yêu thích môn Tiếng Việt- môn học đem đến bao vẻ đẹp, niềm vui và hứng thú.Trong chương trình Tập làm văn lớp 5, văn miêu tả chiếm một vị trí đáng kể. Ngoài các tiết viết bài kiểm tra và trả bài kiểm tra, văn miêu tả chiếm tới 16 tiết bao gồm văn tả cảnh và tả người. Vì vậy phân môn Tập làm văn là một phân môn không thể thiếu được trong các trường Tiểu học.Việc sử dụng “Công nghệ thông tin” vào bài giảng đã đem lại những hiệu quả thiết thực. - Đổi mới phương pháp dạy học là vấn đề then chốt trong chính sách đổi mới giáo dục Việt Nam ở giai đoạn hiện nay. Đổi mới phương pháp dạy học sẽ phát huy được tính tích cực, tự giác, chủ động sáng tạo của học sinh. Để tích cực hoá hoạt động học tập của học sinh trong phân môn Tập làm văn cần có sự đổi mới phương pháp dạy học. Trong những năm gần đây các trường học đã đẩy mạnh việc ứng dụng CNTT vào dạy học tất cả các bộ môn, trong đó có môn Tập làm văn. * Ưu điểm của giải pháp - Giúp cho học sinh viết các bài văn miêu tả đặc biệt là tả cảnh thông qua việc sử dụng CNTT vào dạy học phát huy tính chủ động, sáng tạo của HS đặc biệt là những học sinh có năng khiếu về văn. Với phương pháp ứng dụng CNTT, không những giúp các em khắc sâu phương pháp làm bài mà còn là cơ sở để các em phát triển năng khiếu văn, biết vận dụng linh hoạt khi làm các đề bài ở các mức độ khác nhau làm cơ sở cho các em học tốt môn học này ở các lớp trên. - Rèn kĩ năng viết văn tốt làm cho học sinh thích quan sát mọi vật xung quanh, nhạy cảm với vẻ đẹp của thiên nhiên đất nước, trí tưởng tượng được phát huy, có cảm xúc về đối tượng miêu tả, vận dụng các biện pháp tu từ nên câu văn, đoạn văn giàu hình ảnh, giàu cảm xúc. Qua đó, các em không chỉ được thức tỉnh về nhận thức mà còn rung động tình cảm, nảy nở những mơ ước tốt đẹp, được khơi dậy năng lực hành động, sức mạnh sáng tạo cũng như được bồi dưỡng tâm hồn. Qua đó, các em dễ dàng tiếp thu được những văn minh của nhân loại, hướng cho các em tới lòng yêu cái thiện, yêu cái đẹp, dạy cho các em biết suy nghĩ một cách lôgic. - Các bài giảng có ứng dụng CNTTN không những làm cho giờ học trở lên nhẹ nhàng, hấp dẫn, sinh động, học sinh tích cực, chủ động chiếm lĩnh kiến thức, biết vận dụng linh hoạt vào làm các bài văn tả cảnh ở nhiều mức độ khác nhau mà nó còn làm cho chất lượng môn học được cải thiện. Đặc biệt là việc ứng dụng công nghệ thông tin vào bài giảng. CNTT đã giúp giáo viên giải quyết được những nội dung khó, phức tạp của bài dạy mà khả năng của người thầy và các phương tiện khác chưa đáp ứng được đầy đủ về: màu sắc, âm thanh, hoạt động. - Việc sử dụng CNTT vào giảng dạy văn miêu tả cho học sinh đã nâng cao hiệu quả học tập của học sinh. Học sinh viết văn giàu hình ảnh, sáng tạo, có vốn từ phong phú,các em sẽ tự tin trong giao tiếp đây là yếu tố quyết định đến sự thành công trong cuộc sống. Giáo dục học sinh thêm yêu thích môn Tập làm văn và góp phần vào việc giữ gìn sự trong sáng của Tiếng việt. - Bồi dưỡng và nâng cao trình độ nghiệp vụ, khả năng nghiên cứu của bản thân nhằm phục vụ cho công tác chuyên môn. Nâng cao khả năng ứng dụng CNTT cho giáo viên. * Những tồn tại, bất cập của giải pháp - Giáo viên chuẩn bị tư liệu cho tiết dạy ứng dụng CNTT như hình ảnh, clip... mất nhiều thời gian. - Cơ sở vật chất, trang thiết bị của nhà trường cũng hạn hẹp, chưa đủ để phục vụ cho các lớp. Giáo viên vẫn phải chuyển máy tính, máy chiếu từ lớp này đến lớp khác. - Trong quá trình giảng dạy có sự trục trặc về kĩ thuật như mất điện, hỏng máy, đường truyền kém cũng ảnh hưởng tới giờ dạy. - Nếu lạm dụng CNTT học sinh sẽ tiếp thu bài thụ động hoặc không hiệu quả bởi vì học sinh mải chú ý vào các hình ảnh mà quên mất xác định mục tiêu chính của bài học. - Xuất phát từ những ưu điểm và hạn chế của giải pháp, để khắc phục những hạn chế đó, góp phần nâng cao hiệu quả giờ dạy vì vậy mà khi dạy thể loại văn miêu tả cho học sinh lớp 5 nếu sử dụng các tệp có định dạng Flash và Video clip có nội dung phù hợp vào bài dạy thay cho quan sát các hình ảnh tĩnh trong SGK hỗ trợ các em rất nhiều để nhớ lại các hình ảnh quan sát được trong thực tế. Coi đó là nguồn cung cấp thông tin; giúp các em tìm hiểu về hình dáng, đặc điểm nổi bật của cảnh, của người .Việc ứng dụng công nghệ thông tin vào bài giảng sẽ giúp các em viết văn miêu tả đặc biệt là tả cảnh được tốt hơn. Xuất phát từ lí do trên tôi đề xuất một số biện pháp:“ Nâng cao hiệu quả viết các bài văn miêu tả cho học sinh lớp 5 thông qua việc ứng dụng công nghệ thông tin vào bài giảng.” III. NỘI DUNG GIẢI PHÁP ĐỀ NGHỊ CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN III.1. Nội dung giải pháp đề nghị công nhận sáng kiến: 1. Giải pháp 1: Hướng dẫn học sinh quan sát bằng tệp có định dạng FLASH và VIDEO CLIP và cách ghi chép: - Trong văn miêu tả, quan sát rất quan trọng.Trước khi làm bài văn miêu tả, học sinh được giáo viên giao nhiệm vụ quan sát, kết hợp ghi chép kết quả một cách cụ thể. Học sinh cần xác định: Quan sát ai? Quan sát cảnh gì? Vào thời điểm nào? ở đâu? Nội dung cần quan sát những gì? Cách quan sát thế nào? - Việc tổ chức cho học sinh quan sát, tích lũy tư liệu để làm một bài văn vô cùng quan trọng. Học sinh cần được trực tiếp tiếp xúc với đối tượng, được hướng dẫn tỉ mỉ về cách quan sát, quan sát bằng nhiều giác quan khác nhau: Mắt nhìn thấy gì? Tai nghe thấy gì? Mũi ngửi thấy mùi gì? Từ cơ quan xúc giác hay vị giác, em cảm nhận được điều gì? Từ đó học sinh mới có thể làm bài văn đúng thực tế tự nhiên và chân thực. Quan sát giúp ta nhiều hiểu biết cụ thể, sâu sắc. - Ngoài việc quan sát đối tượng miêu tả trong thực tế, giáo viên cho HS quan sát bằng tệp có định dạng FLASH và VIDEO CLIP từ đó giúp cho học sinh có thể lựa chọn được chi tiết miêu tả tốt nhất. - Như khi dạy bài miêu tả về cánh đồng lúa, ngoài việc giao nhiệm vụ các em về quan sát thực tế thì giáo viên có thể cho học sinh quan sát Clip ghi lại hình ảnh về cánh đồng lúa ở các thời kì khác nhau. Chẳng hạn lúc lúa con gái, lúc lúa đã chín,.hoặc cánh đồng vào buổi sáng, cánh đồng vào buổi chiều,..Hay khi dạy bài văn miêu tả về người lao động, giáo viên có thể cho học sinh quan sát hình ảnh làm việc của bác nông dân, chú thợ điện, cô lao công hay anh công nhân,.Từ đó học sinh sẽ dễ dàng liên tưởng được các hoạt động mà người mình muốn tả như thế nào ? 2. Giải pháp 2: Sử dụng bản đồ tư duy để khái quát kiến thức. - Như chúng ta đã biết qua một số kết quả nghiên cứu khoa học cho thấy việc sử dụng bản đồ tư duy trong dạy học làm cho các em hiểu sâu, nhớ lâu và in đậm điều mà chúng tự suy nghĩ viết ra theo ngôn ngữ của mình. Vì vậy, sử dụng bản đồ tư duy huy động tối đa tiềm năng bộ não, giúp học sinh học tập một cách tích cực, đó chính là biện pháp đổi mới phương pháp dạy học có hiệu quả. - Việc sử dụng bản đồ tư duy trong dạy học sẽ dần hình thành cho các em tư duy mạch lạc, hiểu biết vấn đề một cách sâu sắc, có cách nhìn vấn đề một cách tổng thể, khoa học chứ không phải học vẹt, học thuộc lòng. Học sinh hiểu bài, nhớ lâu, vận dụng tốt. Khối lượng kiến thức ngày càng tăng theo cấp số nhân. Vì thế sử dụng bản đồ tư duy rèn cho các em tư duy lôgic để có thể vận dụng vào thực hành giao tiếp nói, viết. - Đặc biệt sử dụng bản đồ tư duy trong dạy học kiến thức mới, giúp học sinh học tập một cách chủ động, tích cực và huy động được tất cả học sinh tham gia xây dựng bài một cách hào hứng. Cách học này cũng phát triển được năng lực riêng của từng học sinh không chỉ về trí tuệ mà còn có kĩ năng diễn đạt, hệ thống hoá kiến thức hay huy động những điều đã học trước đó để chọn lọc các ý và ghi chép, vận dụng kiến thức được lọc qua sách vở vào cuộc sống. Vận dụng bản đồ tư duy trong dạy học sẽ dần hình thành cho học sinh tư duy mạch lạc, hiểu biết vấn đề một cách sâu sắc có cách nhìn vấn đề có hệ thống, khoa học. Sử dụng bản đồ tư duy là cách thức giáo viên tổ chức cho học sinh suy nghĩ, diễn đạt một cách chủ động và sáng tạo trong dạy Tập làm văn. Phương pháp này hướng đến việc cụ thể hoá tối đa hoạt động viết và nói của học sinh sao cho sản phẩm làm văn của mỗi em vừa đảm bảo được chuẩn mực cơ bản cả một thể loại văn bản vừa thể hiện được bản sắc cái tôi của mỗi em, trên cơ sở khai thác kinh nghiệm và hiểu biết của các em, cũng như những ý tưởng và ngôn từ mà các em đó chiếm lĩnh được. Ví dụ khi dạy học sinh miêu tả về cánh đồng lúa: 3. Giải pháp 3: Hướng dẫn HS biết chọn những nét riêng, nét đặc trưng tiêu biểu và xếp ý để miêu tả: - Bằng những hình ảnh cụ thể, những clip đã được chuẩn bị trước, giáo viên cho học sinh quan sát, xem lại những khoảnh khắc trong từng thời điểm để các em phân biệt được trọng tâm của mỗi đề bài từ đó chọn được những nét riêng, nét đặc trưng tiêu biểu để miêu tả. - Với mỗi bài văn miêu tả, chọn ý thế nào cho phù hợp trước hết là phụ thuộc vào yêu cầu của đề bài cho trước. Chẳng hạn, với 3 đề bài tả ngôi trường sau đây: a.Tả quang cảnh trường em trước buổi học. b.Tả quang cảnh trường em trong ngày Hội khỏe Phù Đổng. c.Năm năm qua, mái trường Tiểu học đã trở thành người bạn hiền thân thiết của em, gắn bó với em bao kỉ niệm. Hãy tả lại ngôi trường thân yêu ấy và phát biểu cảm nghĩ của em. - Cùng là bài văn yêu cầu tả ngôi trường song trọng tâm tả ở mỗi bài lại khác nhau: - Với đề bài a, GV cần hướng dẫn HS: Bài yêu cầu tả quang cảnh trường em vào lúc nào? Trước buổi học là khoảng thời gian nào? Ở thời điểm đó, cảnh trường em có gì đáng chú ý khác với những thời điểm khác trong ngày ( thiên nhiên, cây cối, chim chóc, không khí, con người...)? - Với đề bài b, GV cần hướng dẫn HS: Bài yêu cầu tả quang cảnh trường em vào ngày nào? Trong ngày Hội khỏe ấy, cảnh trường em có gì đáng chú ý khác với những ngày thường( cây cối, chim chóc, không khí chung, cách trang trí sân khấu, âm thanh loa đài, tâm trạng chung của mọi người, cách ăn mặc của thầy cô và học sinh...)? - Với đề bài c, GV cần hướng dẫn HS: Bài yêu cầu tả quang cảnh trường em vào khoảng thời gian nào? Những kỉ niệm nào về ngôi trường làm em nhớ mãi? Trong số những kỉ niệm ấy, em định nêu kỉ niệm nào? - Cần chú ý HS, hai đề bài a- b, tả ngôi trường chỉ ở hai thời điểm nhất định, còn đề bài c lại có thể tả ngôi trường trong nhiều thời điểm khác nhau và những kỉ niệm của tuổi học trò có thể diễn ra trong một thời gian dài suốt gần năm năm học qua. - Qua đó, GV chốt: Cần đọc kĩ yêu cầu đề bài để xác định đúng đối tượng miêu tả.Cùng là một đối tượng miêu tả nhưng ở những thời điểm khác nhau thì trọng tâm tả cũng khác nhau.Khi miêu tả, phải chú ý chọn nét tiêu biểu nổi bật để khi đọc bài văn của các em, người đọc phải hiểu em đang tả đối tượng nào ? 4. Giải pháp 4: Dựng đoạn và viết bài: - Sau khi HS quan sát, tìm và ghi lại được những nét đặc trưng, tiêu biểu giáo viên hướng dẫn học sinh xây dựng đoạn văn và viết bài. Mỗi đoạn văn miêu tả một nội dung nhất định ( VD: giới thiệu hay tả bao quát đối tượng, tả từng mặt hay tả từng bộ phận của đối tượng, bộc lộ cảm xúc của người viết về đối tượng miêu tả). Nếu là tả người: chú ý HS dùng nhiều từ ngữ gợi tả hình dáng, tính nết, hoạt động của chân tay, của mắt, của miệng... Nếu là tả cảnh: dùng nhiều từ ngữ gợi tả hình dáng, màu sắc, hương thơm, mùi vị....có thể sử dụng biện pháp liên tưởng, so sánh để gợi ra đặc điểm của cảnh ở từng thời điểm khác nhau ( thời điểm hiện tại so với thời điểm trước đó và sau đó.) - Cần hướng dẫn học sinh, để có được bài văn cuốn hút người đọc, các em phải đưa tình cảm, đưa tâm hồn, đưa hơi thở của mình vào trong bài văn. Miêu tả không phải tái hiện một cách khách quan, cứng nhắc mà còn phải bộc lộ được tình cảm, ý nghĩ của mình đối với đối tượng cần tả. Những bài văn thiếu cảm xúc, thiếu tâm hồn thường khô khan, không có sức truyền cảm đối với người đọc. Do vậy, ngoài việc quan sát kĩ đối tượng, có sự liên tưởng, tưởng tượng để bộc lộ cảm xúc của mình, thể hiện được mối quan hệ giữa người tả với đối tượng được tả. Cảm xúc không chỉ bộc lộ ở phần kết bài mà còn thể hiện ở từng câu, từng đoạn của bài. VD: Sống với bà, em thấy thế nào? ( Thấy bà gần gũi, chăm sóc chu đáo như bà tiên hiền hậu, mình muốn làm một điều gì đó cho đỡ vất vả). Được bà chăm sóc hàng ngày, em nghĩ gì? ( Tình cảm thương yêu gần gũi của bà như chắp cánh cho tôi vững bước trước cuộc đời.) Trong tiết học, tôi thường yêu cầu HS đưa ra những cảm xúc, nhận xét về một sự vật hay hiện tượng nào đó.Do vậy, bài văn của HS thường tránh được những nhược điểm khô khan, liệt kê sự việc mà thấm đẫm cảm xúc của người viết. Tuy nhiên, tình cảm của người viết với đối tượng miêu tả được bộc lộ một cách linh hoạt, có khi được thể hiện trực tiếp qua những từ miêu tả cảm xúc như: Em rất thích..., Em rất yêu,....Em thích nhất.....nhưng cũng có khi lại được thể hiện một cách gián tiếp qua cử chỉ, lời nói, việc làm mà người đọc phải tinh ý mới nhận ra được. - Trong khi viết bài, GV chú ý HS sử dụng từ ngữ phù hợp, rèn luyện cách dùng từ, cách đặt câu và sử dụng các biện pháp tu từ đã học làm cho đối tượng trở nên gần gũi hơn, sinh động hơn và đáng yêu hơn rất nhiều. - GV cho HS quan sát các hình ảnh, clip video minh họa đan xen những câu hỏi gợi ý về cách diễn đạt thường được xen vào trong khi Hsquan sát hình ảnh và làm văn miệng, nếu HS chưa sử dụng biện pháp nghệ thuật thì tôi gợi ý HS khác bổ sung, sửa chữa.VD: Một em nêu: Mái tóc đen nhánh, ôm lấy khuôn mặt hồng hào của cô thật dễ mến. Một em khác sửa lại là: Mái tóc đen nhánh, mượt mà như dòng suối, ôm lấy khuôn mặt trái xoan hồng hào của cô thật dễ mến. Khi miêu tả sự vật, các em cũng so sánh rất sinh động, ví dụ: - Ông mặt trờ
File đính kèm:
sang_kien_kinh_nghiem_nang_cao_hieu_qua_viet_cac_bai_van_mie.doc