Sáng kiến kinh nghiệm Phát huy hiệu quả của ứng dụng “BAAMBOOZLES” vào giảng dạy Tiếng Anh THPT
Qua quá trình giảng dạy tôi cũng nhận thấy rằng ngoài kiến thức, phong cách, thì PPGD cũng là một yếu tố vô cùng quan trọng trong việc thu hút sự yêu thích, sự tập trung, đam mê đối với môn học. Mỗi giáo viên phải linh hoạt và sáng tạo hướng dẫn học sinh thực hiện các hoạt động học tập với các hình thức đa dạng , phong phú , có sức hấp dẫn , phù hợp với đặc trưng của bài học , với đặc điểm và trình độ của học sinh , phù hợp với điều kiện cụ thể của từng lớp , từng trường , từng địa phương.
Đối với môn Tiếng Anh việc học sẽ thực sự hiệu quả hơn nếu học sinh được học trong một bầu không khí học tập vui vẻ, thư giãn, học mà chơi, chơi mà học, học sinh tích cực thể hiện bản thân. Đó chính là lý do mà tôi thường sử dụng các trò chơi ngôn ngữ vào các tiết dạy của mình. Một trong những ứng dụng trò chơi mà tôi thường sử dụng chính là “Bamboozles”. Tôi nhận thấy việc áp dụng trò chơi này vào dạy học góp phần tạo ra ngữ cảnh để học sinh có cơ hội thực hành và sử dụng ngôn ngữ, mở rộng vốn từ đồng thời vừa tăng động cơ học tập cho học sinh. Việc sử dụng và áp dụng các trò chơi ngôn ngữ vào dạy học không phải là một phương pháp mới, song việc lựa chọn trò chơi ngôn ngữ nào và việc áp dụng chúng vào thực tiễn dạy học như thế nào để mang lại hiệu quả tích cực nhất lại là một vấn đề đáng được quan tâm. Chính vì vậy tôi mạnh dạn chọn đề tài “Phát huy hiệu quả của ứng dụng “BAAMBOOZLES” vào giảng dạy Tiếng Anh THPT.”
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Phát huy hiệu quả của ứng dụng “BAAMBOOZLES” vào giảng dạy Tiếng Anh THPT

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HÀ TĨNH ---------&--------- SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐỀ TÀI: PHÁT HUY HIỆU QUẢ CỦA ỨNG DỤNG “BAAMBOOZLES” VÀO GIẢNG DẠY TIẾNG ANH THPT. Lĩnh vực: Phương pháp giảng dạy Chuyên môn: Tiếng Anh Cấp : THPT Năm học: 2021-2022 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT GV: Giáo viên HS: Học sinh THPT: Trung học phổ thông SGK: Sách giáo khoa PPGD: Phương pháp giảng dạy GD – ĐT: Giáo dục- Đào tạo CNTT : Công nghệ thông tin BGH : Ban giám hiệu THPT : Trung học phổ thông CLB : Câu lạc bộ MỤC LỤC TT Nội dung Trang BÌA DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT MỤC LỤC A PHẦN MỞ ĐẦU 1 I Bối cảnh và lý do chọn đề tài 1 II Phạm vi nghiên cứu 2 III Đối tượng nghiên cứu 2 IV Mục đích nghiên cứu 2 V Phương pháp nghiên cứu 2 VI Điểm mới, tính ứng dụng của đề tài 3 B NỘI DUNG 3 I Cơ sở lý luận 3 II Cơ sở thực tiễn 4 III Giới thiệu chung về Baamboozles 5 IV Lợi ích của việc sử dụng trò chơi ngôn ngữ nói chung cũng như Baamboozles nói riêng vào dạy học. 6 V Nguyên tắc cần thiết khi áp dụng Baamboozles vào dạy học 7 1 Thời điểm sử dụng trò chơi 7 2 Lựa chọn trò chơi 8 3 Công tác chuẩn bị 8 4 Tổ chức trò chơi 8 VI Áp dụng Baamboozles vào một số tiết học cụ thể 8 1 Sử dụng game có sẵn trên hệ thống vào dạy học 9 2 Thiết kế các hoạt động trên nền ứng dụng Baamboozles vào dạy học 10 3 Thiết kế game như một dạng bài tập tự luyện cho HS 14 VII Kết quả nghiên cứu 14 VIII Bài học kinh nghiệm 16 C KÊT LUẬN, KIẾN NGHỊ 17 I Kết luận 17 II Kiến nghị 18 TÀI LIỆU THAM KHẢO 19 PHỤ LỤC 20 Phụ lục 1 20 Phụ lục 2 30 PHẦN MỞ ĐẦU Bối cảnh và Lý do chọn đề tài. Ngày nay, thế giới nói chung và Việt Nam chúng ta nói riêng đang trên con tàu tiến đến cuộc cách mạng lần thứ tư mang tên 4.0 - một cuộc cách mạng sẽ đem đến cho chúng ta những cơ hội và thách thức hoàn toàn mới. Trung tâm của cuộc cách mạng này là công nghệ thông tin và Internet kết nối vạn vật, con người không chỉ giao tiếp với con người mà còn giao tiếp với người máy, đồ vật.... Do đó các quốc gia muốn tiến tới cuộc cách mạng lần thứ tư phải đòi hỏi có sự chuẩn bị kỹ lưỡng về nhiều phương diện, đặc biệt là về nhân lực. Nguồn nhân lực đó cần có chất lượng cao, có khả năng ứng dụng những tiến bộ khoa học công nghệ của cuộc cách mạng vào thực tiễn sản xuất để có thể đáp ứng được yêu cầu phát triển đặt ra. Khả năng sử dụng ngoại ngữ sẽ tạo cơ hội cho chúng ta tiếp cận với các tin tức, sách báo, tài liệu nước ngoài, giao tiếp được với bạn bè quốc tế nhằm giao lưu, học hỏi văn hóa của các miền đất trên thế giới và tiếp thu tri thức nhân loại. Trước xu thế phát triển của thời đại đó đặt ra những đòi hỏi và thách thức to lớn đối với việc dạy và học môn Ngoại Ngữ nói chung và Tiếng Anh nói riêng. Chính vì vậy để có một tiết học hiệu quả, chất lượng, tạo được sự hứng khởi cho học sinh khi tiếp thu bài học thì đòi hỏi người giáo viên phải không ngừng đổi mới, phải tìm được phương pháp dạy học độc đáo, hấp dẫn, sáng tạo. Qua quá trình giảng dạy tôi cũng nhận thấy rằng ngoài kiến thức, phong cách, thì PPGD cũng là một yếu tố vô cùng quan trọng trong việc thu hút sự yêu thích, sự tập trung, đam mê đối với môn học. Mỗi giáo viên phải linh hoạt và sáng tạo hướng dẫn học sinh thực hiện các hoạt động học tập với các hình thức đa dạng , phong phú , có sức hấp dẫn , phù hợp với đặc trưng của bài học , với đặc điểm và trình độ của học sinh , phù hợp với điều kiện cụ thể của từng lớp , từng trường , từng địa phương. Đối với môn Tiếng Anh việc học sẽ thực sự hiệu quả hơn nếu học sinh được học trong một bầu không khí học tập vui vẻ, thư giãn, học mà chơi, chơi mà học, học sinh tích cực thể hiện bản thân. Đó chính là lý do mà tôi thường sử dụng các trò chơi ngôn ngữ vào các tiết dạy của mình. Một trong những ứng dụng trò chơi mà tôi thường sử dụng chính là “Bamboozles”. Tôi nhận thấy việc áp dụng trò chơi này vào dạy học góp phần tạo ra ngữ cảnh để học sinh có cơ hội thực hành và sử dụng ngôn ngữ, mở rộng vốn từ đồng thời vừa tăng động cơ học tập cho học sinh. Việc sử dụng và áp dụng các trò chơi ngôn ngữ vào dạy học không phải là một phương pháp mới, song việc lựa chọn trò chơi ngôn ngữ nào và việc áp dụng chúng vào thực tiễn dạy học như thế nào để mang lại hiệu quả tích cực nhất lại là một vấn đề đáng được quan tâm. Chính vì vậy tôi mạnh dạn chọn đề tài “Phát huy hiệu quả của ứng dụng “BAAMBOOZLES” vào giảng dạy Tiếng Anh THPT.” Phạm vi nghiên cứu. Các tiết học trong sách Tiếng Anh cơ bản và Sách Tiếng Anh thí điểm 10, 11, 12. Đối tượng nghiên cứu. Hiện nay trường chúng tôi đang giảng dạy Tiếng Anh phân hóa theo năng lực. Bản thân tôi được giao nhiệm vụ giảng dạy ở cả lớp thí điểm, lớp cơ bản cũng như lớp học theo năng lực ở mức thấp hơn. Tôi thực hiện nghiên cứu và sử dụng Baamboozles ở tất cả các lớp đang giảng dạy, nhằm nâng cao khả năng thích ứng và yêu thích môn học của học sinh. Mục đích nghiên cứu. Khi nghiên cứu đề tài này, mục đích của người viết là: - Giới thiệu trang Web Baamboozles.com- một trò chơi ngôn ngữ trên nền tảng công nghệ- đến người đọc như là một kênh tham khảo trong quá trình khai thác học liệu để phục vụ cho công tác giảng dạy, đáp ứng nhu cầu đổi mới phương pháp giảng dạy cũng như ứng dụng CNTT vào dạy học. - Tạo không khí học tập sôi nổi, hứng thú, hấp dẫn, mang lại hiệu quả cao. Từ đó giúp học sinh lĩnh hội kiến thức một cách tự nhiên, làm chủ kiến thức, cải thiện các kỹ năng Tiếng Anh, giúp học sinh tự tin hơn trong giao tiếp. - Chia sẽ một kinh nghiệm nhỏ qua thực tế giảng dạy của bản thân nhằm góp phần nâng cao chất lượng dạy và học ngoại ngữ ở trường THPT, góp phần nâng cao chất lượng bộ môn của tỉnh nhà, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của xã hội. Phương pháp nghiên cứu. - Phương pháp đọc, chọn tài liệu. - Phương pháp thực nghiệm sư phạm. - Phương pháp trao đổi, thảo luận. - Phương pháp khảo sát. Điểm mới, đóng góp của đề tài. Đề tài này trước tiên là đáp ứng được nhu cầu cần thiết của việc đổi mới phương pháp dạy học và ứng dụng CNTT vào dạy học. Thứ hai là giúp các em yêu thích môn học bằng cách vừa học vừa chơi, vừa tạo được môi trường giao tiếp ngôn ngữ hiệu quả thông qua các hoạt động dạy học bằng trò chơi. Ngoài ra để khai thác tối đa hiệu quả mà Ứng dụng này mang lại, ngoài việc sử dụng có chọn lọc các trò chơi có sẵn thì GV còn thiết kế lại các hoạt động trong SGK và tự thiết kế, tạo ra các trò chơi của chính GV để phù hợp với trình độ học sinh từng lớp cụ thể và cũng như mục đích của tiết học. Ứng dụng Baamboozles này có thể áp dụng vào quá trình giảng dạy trực tiếp tại lớp cũng như giảng dạy online trong điều kiện dịch Covid 19 đang diễn biến phức tạp như hiện nay. Đồng thời giáo viên có thể linh hoạt thiết kế thành dạng bài tập về nhà để học sinh làm trong thời gian nhất định. Có thể lấy đó làm một kênh đánh giá, kiểm tra học sinh cũng rất thuận tiện. Một điểm nổi trội nữa đó là đối với Baamboozles, tất cả các kỹ năng nghe, nói, đọc, viết đều có thể lồng ghép dễ dàng vào trong một hoạt động. NỘI DUNG Cơ sở lý luận. Cùng với việc đổi mới phương pháp giảng dạy trong trường học, thay đổi phương pháp dạy học theo hướng giao tiếp lấy học sinh làm vai trò trung tâm là nội dung chính trong đổi mới phương pháp dạy học môn tiếng Anh. Nhằm hướng học sinh có thói quen tốt, tạo môi trường học tập tiếng Anh thuận tiện và kích thích tính sáng tạo và hoạt động tiếp thu của học sinh, sử dụng trò chơi ngôn ngữ trong giảng dạy tiếng Anh là một nhu cầu tất yếu. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng “Thông thường con người chỉ nhớ: 10% những gì họ ĐỌC, 20% những gì họ NGHE, 30% những gì họ THẤY, 50% những gì họ NGHE VÀ THẤY, 80% những gì họ NÓI, 90% những gì họ NÓI VÀ LÀM, tức là khi họ KHÁM PHÁ CHO CHÍNH HỌ.” Một trò chơi lý thú, sôi động sẽ bổ trợ cho GV xua tan không khí uể oải, thiếu tập trung vì điều kiện khách quan cũng như chủ quan của tiết học. Ngoài ra việc ứng dụng CNTT vào giảng dạy đã được đề cập rất cụ thể trong các Chỉ thị về giáo dục như: Chỉ thị 29 về việc"Ứng dụng và phát triển CNTT trong giáo dục và đào tạo sẽ tạo ra một bước chuyển cơ bản trong quá trình đổi mới nội dung, chương trình, phương pháp giảng dạy, học tập và quản lí giáo dục”. Hay “đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong giáo dục đào tạo ở tất cả các cấp học, bậc học, ngành học theo hướng dẫn học CNTT như là một công cụ hỗ trợ đắc lực nhất cho đổi mới phương pháp dạy học ở các môn”. Thêm vào đó, Bộ giáo dục - Đào tạo đã triển khai chương trình Bồi dưỡng thường xuyên qua các Modules trong đó có Module GVPT 15 về “ Ứng dụng CNTT, khai thác và sử dụng thiết bị công nghệ trong dạy học và giáo dục học sinh trong các cơ sở giáo dục phổ thông” cho thấy việc ứng dụng CNTT vào trong từng tiết dạy là hết sức cần thiết, qua đó đã giúp giáo viên nhận thức sâu sắc hơn về tầm quan trọng cũng như xác định được vai trò của thiết bị dạy học trong đổi mới phương pháp dạy học, đặc biệt là thiết bị sử dụng CNTT. Cơ sở thực tiễn. Đa số giáo viên đều hiểu rõ tầm quan trọng và ích lợi của việc ứng dụng CNTT trong soạn giảng cũng như việc lồng ghép các trò chơi khi dạy Tiếng Anh - Bộ môn cần nhiều tranh ảnh, âm thanh, và những đoạn video clip minh hoạ đời sống thực của ngôn ngữ được sử dụng để tránh các tiết học khô khan, nặng nề về lý thuyết. Vì vậy nhiều GV đã áp dụng một số trò chơi ngôn ngữ vào dạy học như: Lucky number, Car racing, tounge twisters, Simon says. Tuy nhiên việc áp dụng này còn mang tính đối phó, chưa thường xuyên ví dụ như chỉ để khởi động đầu tiết học hoặc để lấp khoảng thời gian vài phút trước khi kết thúc tiết học. Một số ứng dụng trò chơi đòi hỏi người chơi cần có kết nối wifi hoặc tài khoản đăng nhập như Kahoot hoặc Quizzez. Một số trò chơi như Kim’s Game, Net works, Noughts and Crosses cũng mang lại hiệu quả dạy học nhất định, tuy nhiên việc sử dụng lặp đi lặp lại, quen thuộc dễ gây tâm lý nhàm chán. Qua trao đổi với các bạn đồng nghiệp, hầu hết đều nói rằng mọi người thường gặp khó khăn nhất trong thiết kế trò chơi có tính tương tác. Nghĩa là, ngoài việc giáo viên tổ chức cho các em chơi các game nhưng sự lựa chọn phải tuỳ thuộc vào các em thì giáo viên chưa làm được. Do đó những trò chơi mà giáo viên cho các em chơi dưới sự “ấn định” của mình và thực hành theo thứ tự đôi khi cứ lặp đi lặp lại khiến các em lâu dài sẽ chán nản. Đặc thù của học sinh ở trường tôi là học sinh nông thôn, nhút nhát đặc biệt là học sinh đầu cấp, thói quen sử dụng tiếng mẹ đẻ trong giao tiếp và trong học tập ở trường, tính tự ti, thụ động trong tiếp thu kiến thức. Thói quen này làm ảnh hưởng rất lớn trong quá trình học ngoại ngữ, đặc biệt là việc học tiếng Anh khi ngôn ngữ nền là tiếng Việt và ngôn ngữ đích là tiếng Anh. Để giảm bớt sự sợ hãi khi phải học môn học này dẫn đến kết quả học tập còn thấp của học sinh, đồng thời giảm bớt sự căng thẳng và áp lực trong mỗi tiết học tiếng Anh tôi đã mạnh dạn kết hợp các trò chơi trong các phần bài học mà tôi đã có được thông qua kiến thức sẵn có của bản thân, qua học hỏi từ bạn bè đồng nghiệp và trên các phương tiện thông tin đại chúng mà chủ yếu là qua các trang Web tiếng Anh trên mạng.Trong quá trình dạy học, dự giờ, học hỏi kinh nghiệm, và nghiên cứu tài liệu sách vở, tôi đã để ý được rất nhiều dạng Game có thể phù hợp vời từng bài cụ thể trong SGK Tiếng Anh 10,11,12. Tùy theo từng tiết học mà GV có thể linh hoạt sử dụng các trò chơi phù hợp để mang lại hiệu quả cao nhất cho giờ học. Một trong các trò chơi tôi thường sử dụng đó là hệ thống trò chơi của baamboozles.com mà tôi đã áp dụng thực tế vào các tiết dạy của mình và nhận thấy nó mang lại nhiều kết quả tích cực. Giới thiệu chung về “Baamboozles” Baamboozle.com là một trang web cho phép người dùng tạo ra các trò chơi học tập, tổ chức các trò chơi và tham gia các trò chơi đã được tạo sẵn trên trang web đó. Baamboozle.com là một trang web do một giáo viên tên là Ronan Casey xây dựng lên vào năm 2015. Ban đầu ông chỉ có ý định xây dựng trang web để tạo các trò chơi cho học sinh của mình nhưng đến nay đã có khoảng nửa triệu giáo viên sử dụng nó mỗi tháng để tạo hoặc tải các trò chơi học tập cho học sinh khi dạy học. Baamboozle là một trò chơi học tập. Giáo viên có thể tự thiết kế các trò chơi hoặc tải các trò chơi có sẵn trên trang web để tổ chức cho học sinh chơi trực tiếp trên lớp trong tiết học với mục đích vừa giúp học sinh ôn luyện kiến thức vừa thay đổi không khí lớp học, đưa đến cho học sinh rất nhiều cảm xúc khi học bài. Giáo viên cũng có thể giao cho học sinh tự làm ở nhà như một dạng bài tập. Lợi ích của việc sử dụng trò chơi ngôn ngữ nói chung cũng như “Bamboozles” nói riêng vào dạy học. Trò chơi ngôn ngữ là một hoạt động trò chơi liên quan đến ngôn ngữ, là một trong những thủ thuật mà giáo viên dùng để giảng dạy trong tiết học ngoại ngữ. Do đó chúng ta có thể hiểu rằng Trò chơi ngôn ngữ không phải là một trò chơi thuần túy, chỉ có mục đích thư giãn, giải trí mà thực tế đây là một loại hoạt động vừa học vừa chơi. Thông qua các hoạt động vui chơi của học sinh giáo viên lồng ghép các mục đích cụ thể trong việc sử dụng ngôn ngữ, sử dụng cấu trúc hay ôn tập từ vựng. Trò chơi ngôn ngữ làm tăng động cơ học tập cho người học Trò chơi ngôn ngữ mang đến những phút giây thư giãn sau một thời gian học tập căng thẳng. Trò chơi ngôn ngữ giúp học sinh sử dụng ngôn ngữ một cách tức thời và sáng tạo. Có tác dụng kích thích lòng đam mê của người học. Tập trung sự chú ý của học sinh vào những cấu trúc, những điểm ngữ pháp và những chủ đề từ vựng cụ thể. Có tác dụng như một bài ôn tập, giúp học sinh làm giàu vốn từ vựng. Tạo sự bình đẳng cho cả nhóm học sinh khá và học sinh chậm. Có thể điều chỉnh Trò chơi ngôn ngữ cho phù hợp với các lớp học khác nhau và trình độ học sinh khác nhau. Trò chơi tăng cường sự cộng tác và tính cạnh tranh. Tạo nên không khí ganh đua lành mạnh, tạo môi trường để học sinh sử dụng ngôn ngữ một cách tự nhiên và sáng tạo. Ngoài những ưu điểm nêu trên, đối với baamboozles còn có một số mặt nổi trội khác: Đây là một trò chơi ngôn ngữ trên nền tảng công nghệ. Tính đến thời điểm hiện tại, đã có hơn 500,000 GV tham gia thiết kế trò chơi. Hệ thống trò chơi phong phú, không trùng lặp bao gồm về từ vựng, các chu
File đính kèm:
sang_kien_kinh_nghiem_phat_huy_hieu_qua_cua_ung_dung_baamboo.docx