Sáng kiến kinh nghiệm Sử dụng phần mềm LECTURE MAKER để soạn giảng giáo án điện tử E-learning
Ở các cấp học, bậc học Công nghệ thông tin đã được sử dụng vào hầu hết các bộ môn với sự hỗ trợ của các phần mềm: PowerPoint, ViOlet, VCD Cutter, Math Type... Tuy nhiên, trong quá trình ứng dụng CNTT nhất là đối với việc thiết kế giáo án điện tử vẫn còn gặp không ít những khó khăn như: Việc thiết kế bài giảng một cách công phu bằng các dẫn chứng sống động trên các trang trình chiếu là một điều không phải dễ dàng với nhiều giáo viên. Để có một bài giảng như thế đòi hỏi phải mất nhiều thời gian chuẩn bị trong khi chưa phải giáo viên nào cũng thành thạo vi tính. Số tiết thực dạy của mỗi giáo viên trong tuần là khá lớn, trang thiết bị còn thiếu nên giáo viên còn ngại áp dụng CNTT vào công tác chuyên môn nghiệp vụ. Mặt khác, một số giáo viên bước đầu làm quen với việc soạn giảng bằng giáo án điện tử nên chưa có những kinh nghiệm xử lí sao cho bài giảng tốt nhất, tốn ít thời gian mà hiệu quả cao. Vì những khó khăn trên nên việc sử dụng giáo án điện tử trong dạy học còn hạn chế. Chính vì thế, trong đề tài này, tôi xin trình bày một biện pháp nhỏ nhằm thiết kế một giáo án điện tử có hiệu quả mà đỡ tốn thời gian bằng việc kết hợp phần mềm LectureMaker cùng một số phần mềm hỗ trợ trong thiết kế một giáo án điện tử. Đây là một công việc dễ dàng và mang lại nhiều tiện ích vừa tiết kiệm thời gian, vừa tiết kiệm công sức cho giáo viên.
LectureMaker là một phần mềm soạn thảo bài giảng đa phương tiện, sản phẩm của công ty Daulsoft Hàn Quốc (www.daulsoft.com). Với LectureMaker, bất kỳ ai cũng có thể tạo được bài giảng đa phương tiện nhanh chóng và dễ dàng. Không chỉ có vậy, bạn lại còn có thể tận dụng lại các bài giảng đã từng làm trên những định dạng khác như Powerpoint, PDF, Flash, Audio, Video… để đưa vào làm nội dung bài giảng mới của mình. Với phần mềm này cho phép các giáo viên tạo ra các bài giảng và thể hiện các bài giảng một cách linh hoạt, nhịp nhàng. Đặc biệt điểm mạnh của phần mềm này là cho phép liên kết với tất cả các chương trình được tạo ra từ các công cụ tạo bài giảng khác, đồng thời phần mềm cho phép tạo ra các bài giảng có âm thanh, hình ảnh, chuyển động và tương tác với các hiệu ứng hết sức phong phú... Nhờ vậy, thông qua phần mềm này, giáo viên hoàn toàn có thể tạo ra được các bài giảng theo phương pháp giảng bài của mình theo chuẩn E-learing.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Sử dụng phần mềm LECTURE MAKER để soạn giảng giáo án điện tử E-learning

MỤC LỤC Trang I. PHẦN MỞ ĐẦU 2 1. Lý do chọn đề tài 3 2. Mục đích nghiên cứu 3 3. Đối tượng phạm vi nghiên cứu 3 4. Nhiệm vụ nghiên cứu 3 5. Phương pháp nghiên cứu 4 6. Nội dung đề tài 4 II. NỘI DUNG ĐỀ TÀI 4 Chương I: Cơ sở lý luận liên quan đến đề tài nghiên cứu 4 1. Cơ sở pháp lý 4 2. Cơ sở lý luận 5 3. Cơ sở thực tiễn 5 Chương II: Thực trạng của đề tài nghiên cứu 6 1. Khái quát phạm vi 6 2. Thực trạng của đề tài nghiên cứu 6 3. Nguyên nhân của thực trạng 6 Chương III: Biện pháp – Giải pháp chủ yếu để thực hiện đề tài 7 1. Cơ sở đề xuất các giải pháp 7 2. Các giải pháp chủ yếu 7 III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 12 1. Kết luận 12 2. Kiến nghị 13 IV. TÀI LIỆU THAM KHẢO 14 ĐỀ TÀI: “SỬ DỤNG PHẦN MỀM LECTURE MAKER ĐỂ SOẠN GIẢNG GIÁO ÁN ĐIỆN TỬ E-LEARNING”. PHẦN MỞ ĐẦU: Lí do chọn đề tài: Việc đưa công nghệ thông tin vào hoạt động giảng dạy trong nhà trường nói chung đang được sự quan tâm đặc biệt của ngành giáo dục. Thực tế đó đòi hỏi cần phải nhanh chóng nâng cao chất lượng giảng dạy bằng cách phát huy những ưu thế của lĩnh vực CNTT, phải biết tận dụng nó, biến nó thành công cụ hiệu quả phục vụ cho sự nghiệp giáo dục. Việc đưa CNTT vào giảng dạy những năm gần đây đã chứng minh, Công nghệ tin học đem lại hiệu quả rất lớn trong quá trình dạy học, làm thay đổi nội dung, phương pháp dạy học. CNTT là phương tiện để tiến tới “xã hội học tập”. Mặt khác, giáo dục và đào tạo đóng vai trò quan trọng thúc đẩy sự phát triển của CNTT thông qua việc cung cấp nguồn nhân lực cho CNTT. Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng yêu cầu “đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong giáo dục đào tạo ở tất cả các cấp học, bậc học, ngành học theo hướng dẫn học CNTT như là một công cụ hỗ trợ đắc lực nhất cho đổi mới phương pháp dạy học ở các môn”. Sử dụng phần mềm trong hoạt động dạy học cũng là một yêu cầu trong đổi mới phương pháp dạy học nhằm tích cực hoá các hoạt động của học sinh với sự trợ giúp của các phương tiện dạy học hiện đại. Ở các cấp học, bậc học Công nghệ thông tin đã được sử dụng vào hầu hết các bộ môn với sự hỗ trợ của các phần mềm: PowerPoint, ViOlet, VCD Cutter, Math Type... Tuy nhiên, trong quá trình ứng dụng CNTT nhất là đối với việc thiết kế giáo án điện tử vẫn còn gặp không ít những khó khăn như: Việc thiết kế bài giảng một cách công phu bằng các dẫn chứng sống động trên các trang trình chiếu là một điều không phải dễ dàng với nhiều giáo viên. Để có một bài giảng như thế đòi hỏi phải mất nhiều thời gian chuẩn bị trong khi chưa phải giáo viên nào cũng thành thạo vi tính. Số tiết thực dạy của mỗi giáo viên trong tuần là khá lớn, trang thiết bị còn thiếu nên giáo viên còn ngại áp dụng CNTT vào công tác chuyên môn nghiệp vụ. Mặt khác, một số giáo viên bước đầu làm quen với việc soạn giảng bằng giáo án điện tử nên chưa có những kinh nghiệm xử lí sao cho bài giảng tốt nhất, tốn ít thời gian mà hiệu quả cao. Vì những khó khăn trên nên việc sử dụng giáo án điện tử trong dạy học còn hạn chế. Chính vì thế, trong đề tài này, tôi xin trình bày một biện pháp nhỏ nhằm thiết kế một giáo án điện tử có hiệu quả mà đỡ tốn thời gian bằng việc kết hợp phần mềm LectureMaker cùng một số phần mềm hỗ trợ trong thiết kế một giáo án điện tử. Đây là một công việc dễ dàng và mang lại nhiều tiện ích vừa tiết kiệm thời gian, vừa tiết kiệm công sức cho giáo viên. LectureMaker là một phần mềm soạn thảo bài giảng đa phương tiện, sản phẩm của công ty Daulsoft Hàn Quốc (www.daulsoft.com). Với LectureMaker, bất kỳ ai cũng có thể tạo được bài giảng đa phương tiện nhanh chóng và dễ dàng. Không chỉ có vậy, bạn lại còn có thể tận dụng lại các bài giảng đã từng làm trên những định dạng khác như Powerpoint, PDF, Flash, Audio, Video để đưa vào làm nội dung bài giảng mới của mình. Với phần mềm này cho phép các giáo viên tạo ra các bài giảng và thể hiện các bài giảng một cách linh hoạt, nhịp nhàng. Đặc biệt điểm mạnh của phần mềm này là cho phép liên kết với tất cả các chương trình được tạo ra từ các công cụ tạo bài giảng khác, đồng thời phần mềm cho phép tạo ra các bài giảng có âm thanh, hình ảnh, chuyển động và tương tác với các hiệu ứng hết sức phong phú... Nhờ vậy, thông qua phần mềm này, giáo viên hoàn toàn có thể tạo ra được các bài giảng theo phương pháp giảng bài của mình theo chuẩn E-learing. 2. Mục đích nghiên cứu: - Hiện nay, giáo án điện tử đã và đang được nhiều giáo viên sử dụng trong công tác giảng dạy, nhưng theo yêu cầu hiện nay thì những bài giảng trước đây trên máy tính chủ yếu sử dụng phần mềm Power Point là chưa đủ. Vì lẽ đó, tôi chọn đề tài này một mặt tự mình nâng cao kiến thức tin học mặt kia mong có thể chia sẻ kinh nghiệm nhỏ của mình cùng đồng nghiệp để hưởng ứng cuộc vận động “Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin vào trong dạy học”: + Giúp người học hiểu bài dễ hơn, chính xác hơn. + Đề cao tính có thể tự học nhờ bài giảng điện tử, đáp ứng tính cá thể trong học tập. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: Đề tài xoay quanh nghiên cứu việc giảng dạy và học tập của giáo viên và học sinh trường thcs Tôn Đức Thắng. Song đối tượng nghiên cứu điển hình mà tôi đã mạnh dạn áp dụng đề tài này là chương trình tin học thcs của khối lớp 6 trường thcs Tôn Đức Thắng, Đông Hòa, Phú Yên. 4. Nhiệm vụ nghiên cứu: 4.1. Nghiên cứu về mặt lý luận: Tìm hiểu một số vấn đề về lí luận liên quan đến đề tài đang được nghiên cứu. 4.2. Khảo sát thực trạng: - Khảo sát thực trạng của vấn đề học sinh học tin học ở khối lớp 6 và giáo viên trường thcs Tôn Đức Thắng. Tìm biện pháp nâng cao chất lượng giảng dạy và học tập của học sinh trường trung học cơ sở Tôn Đức Thắng , huyện Đông Hòa, Tỉnh Phú Yên. 4.3. Đề xuất giải pháp mới: Đề xuất một số giải pháp nâng cao chất lượng, rèn kĩ năng soạn giảng giáo án điện tử trên máy vi tính của giáo viên và khả năng tự học của học sinh trường trung học cơ sở Tôn Đức Thắng , huyện Đông Hòa, Tỉnh Phú Yên. 5. Phương pháp nghiên cứu: Đề tài chủ yếu được sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau: Phương pháp nghiên cứu lí luận: Nghiên cứu các vấn đề mang tính lí luận có liên quan đến đề tài. Phương pháp điều tra: với phương pháp này tôi tiến hành điều tra giáo viên trong trường và học sinh của khối lớp tôi đang dạy bằng phiếu trắc nghiệm, phiếu học tập không ghi tên. Phương pháp quan sát: quan sát phương pháp dạy giáo án điện tử của các giáo viên trong nhiều năm qua. Phương pháp phỏng vấn: trao đổi một số giáo viên và học sinh trong trường. Nội dung đề tài: Sử dụng phần mềm LECTURE MAKER để soạn giảng giáo án điện tử E-learning. NỘI DUNG ĐỀ TÀI: Chương I: Cơ sở lí luận liên quan đến đề tài nghiên cứu. 1. Cơ sở pháp lí: Căn cứ công văn 6072/BGDĐT-CNTT ngày 04/9/2013 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc Hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ CNTT năm học 2013-2014. Trong đó nhiệm vụ thứ 7 Triển khai chương trình công nghệ giáo dục và e-Learning. Công văn số 842/SGDĐT-KHCNTT ngày 10/9/2013 của Sở Giáo dục và Đào tạo về việc Hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ CNTT năm học 2013-2014, Trong đó Sở GDĐT Phú Yên yêu cầu: Xây dựng kế hoạch và tập huấn cách sử dụng các phân mềm soạn thảo bài giảng e-Learning; Tiếp tục triển khai cuộc thi “Thiết kế hồ sơ bài giảng e-Learning” do Bộ GDĐT và Quỹ Laurence S.Ting tổ chức, với khẩu hiệu chung “Trong mỗi học kỳ, mỗi giáo viên xây dựng ít nhất một bài giảng điện tử”, Căn cứ Kế hoạch nhiệm vụ năm học 2013-2014 của trường THCS Tôn Đức Thắng. 2. Cơ sở lí luận: - Việc vận dụng những phương pháp dạy học mới trong những năm vừa qua cũng đã đem lại những kết quả cao, song nhìn chung chất lượng học sinh chưa thật sự tốt, học sinh nhanh nhớ nhưng cũng nhanh quên, các em chỉ học được những gì cơ bản nhất chứ chưa có sự đầu tư, tìm tòi những tri thức mới, chưa thực sự “hiểu” và “cảm” được nội dung bài học. - Rất nhiều học sinh chưa được tiếp cận với cách học tập mới và rất hứng thú này. Có thể nói đây là một thiệt thòi của các em. - E- Learning (còn gọi là Đào tạo điện tử, Giáo dục điện tử) là một thuật ngữ dùng để mô tả việc học tập, đào tạo dựa trên công nghệ thông tin và truyền thông. E-Learning có các đặc điểm nổi bật sau: + Dựa trên công nghệ thông tin và truyền thông. Cụ thể hơn là công nghệ mạng, kĩ thuật đồ họa, kĩ thuật mô phỏng, công nghệ tính toán + Hiệu quả của e-Learning cao hơn so với cách học truyền thống do e-Learning có tính tương tác cao dựa trên multimedia, tạo điều kiện cho người học trao đổi thông tin dễ dàng hơn, cũng như đưa ra nội dung học tập phù hợp với khả năng và sở thích của từng người. + E-Learning đang trở thành xu thế tất yếu trong nền kinh tế tri thức. Hiện nay, e-Learning đang thu hút được sự quan tâm đặc biệt của các nước trên thế giới Vì vậy việc thiết kế các bài giảng e-Learning hết sức quan trong trọng việc nâng cao chất lượng dạy – học sẽ giúp học sinh nhanh chóng lĩnh hội và củng cố các kiến thức. 3. Cơ sở thực tiễn: Giáo viên trường hầu như ít có kỹ năng sử dụng các phần mềm để thiết kế bài giảng e-Learning. Phần lớn các giáo viên ngại sử dụng GAĐT vì cho rằng mất nhiều thời gian để chuẩn bị một bài giảng. Việc thực hiện bài giảng một cách công phu bằng các dẫn chứng sống động trên màn chiếu (slide) là một điều không phải dễ dàng với nhiều giáo viên. Để có một bài giảng như thế đòi hỏi phải mất nhiều thời gian chuẩn bị trong khi số tiết của mỗi giáo viên trong tuần là khá lớn, trang thiết bị còn thiếu nên giáo viên ít khi nghĩ đến điều này. Giáo viên còn ngại sử dụng GAĐT thì nhà quản lí giáo dục cũng chưa mặn mà lắm với việc đầu tư những trang bị đắt tiền trên cho dạy học. Từ cơ sở pháp lý, cơ sở lý luận, cơ sở thực tiễn, việc tìm hiểu vận dụng các phân mềm để thiết kế giáo án e-Learning tại trường THCS Tôn Đức Thắng là hết sức cần thiết, do đó tôi chọn đề tài "Sử dụng phần mềm LECTURE MAKER để soạn giảng giáo án điện tử E-Learning" Chương II: Thực trạng đề tài nghiên cứu. 1. Khái quát phạm vi nghiên cứu: Qua chỉ thị thực hiện năm học, các công văn hướng dẫn nhiệm vụ CNTT năm học 2013-2014 của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Sở Giáo dục và Đào tạo Phú Yên, Nhu cầu thiết yếu của Trường trong việc soạn thảo giáo án điện tử cũng như các bài giảng e-Learning, nên việc hướng dẫn Sử dụng phần mềm Lecture Maker 2.0 để tạo bài giảng e-Learning tại Trường Tôn Đức Thắng là hết sức cần thiết, giúp giáo viên có thêm kiến thức, kỹ năng trong việc soạn giáo án điện tử, bài giảng e-Learning. 2. Thực trạng của đề tài nghiên cứu: 2.1./ Thuận lợi: - Hiện nay các máy tính của trường đều kết nối mạng Internet, nên việc tìm kiếm thông tin liên quan đến bài dạy để đưa vào giáo án điện tử hay công bố trên mạng các bài giảng điện tử hết sức dễ dàng. - Các phòng máy và máy chiếu đa chức năng (Multimedia projector) cũng đang dần được trang bị trong nhà trường. - Sử dụng bài giảng điện tử với môi trường đa phương tiện kết hợp những hình ảnh, video, camera với âm thanh, văn bản, biểu đồ được trình bày qua máy tính theo kịch bản vạch sẵn nhằm đạt hiệu quả tối đa qua một quá trình học đa giác quan. 2.2. Khó khăn: - Phần lớn các giáo viên ngại sử dụng giáo án điện tử vì cho rằng mất nhiều thời gian để chuẩn bị một bài giảng. - Kĩ năng sử dụng các phương tiện phục vụ dạy học hiện đại của GV còn hạn chế. - Trình độ, kiến thức sử dụng thành thạo các phần mềm soạn thảo giáo án điện tử của giáo viên rất hạn chế; nhiều giáo viên lớn tuổi rất khó tiếp thu các kiến thức mới liên quan đến CNTT. - Rất ít các khóa tập huấn việc ứng dụng CNTT hay soạn thảo giáo án điện tử cho giáo viên. 3. Nguyên nhân của thực trạng: - Nguyên nhân chủ quan: giáo viên rất nhiều công việc chuyên môn, ngại khó tiếp thu cái mới. - Nguyên nhân khách quan: giáo viên chưa có nhiều kiến thức để thiết kế các bài giảng e-Learning - Chưa được tập huấn về cách soạn thảo bài giảng e-Learning. Chương III: Biện pháp – Giải pháp chủ yếu để thực hiện đề tài Cơ sở đề xuất giải pháp: Tham mưu cùng Tổ chuyên môn và Ban giám hiệu, đề nghị các cấp quản lí giáo dục tạo điều kiện trang bị những thiết bị cần thiết cho việc soạn thảo và sử dụng giáo án điện tử trong việc dạy học như máy tính, máy chiếu đa năng (Multimedia projector), webcam, microphone, mạng Internet. Tổ chức tập huấn sử dụng phần mềm LectureMaker. Tìm hiểu và nghiên cứu thêm những kỹ năng cơ bản và nâng cao trong việc sử dụng phần mềm Lecture Maker để làm phong phú thêm những dạng bài tập khác nhau. Tham gia các buổi thao giảng để thu nhận những góp ý chân thành từ đồng nghiệp, từ đó nâng cao chất lượng giảng dạy theo phương pháp mới. Thăm dò và đánh giá chất lượng học sinh sau giờ học để nắm bắt được thực chất chất lượng của các em. Các giải pháp chủ yếu: Biện pháp 1: Ngoài kiến thức chuyên môn cần phải trang bị những kiến thức tin học cơ bản nhất: Mặc dù GAĐT chưa được các trường học đón nhận rộng rãi, chưa thực sự phổ biến nhưng bước đầu nó đã tạo ra một không khí học tập và làm việc khác hẳn cách học và cách giảng dạy truyền thống. Phải chăng việc dạy bằng GAĐT sẽ giúp người thầy đỡ vất vả bởi vì chỉ cần soạn giảng và công bố bài giảng của mình để người học tự học, nhưng để bài dạy thực sự hiệu quả thì người dạy cũng phải bỏ công tìm hiểu, làm quen với cách giảng bài mới này. Cụ thể, người thầy cần phải: Có kiến thức cơ bản về sử dụng máy tính Biết sử dụng phần mềm trình diễn PowerPoint, ViOlet, LectureMaker... Biết cách truy cập và khai thác tài nguyên Internet. Có khả năng sử dụng một phần mềm chỉnh sửa ảnh, làm các ảnh động, cắt các file âm thanh, nén file video đơn giản. Biết cách sử dụng webcam, microphone. Thoạt nghe thì có vẻ phức tạp nhưng thực sự để sử dụng GAĐT vào giảng dạy có bắt buộc phải thực hiện hết những yêu cầu trên? Câu trả lời là không. Tuỳ thuộc vào tính chất của mỗi môn học, mỗi bài học mà có các yêu cầu khác nhau được đặt ra cho giáo viên. Tuy nhiên nếu đáp ứng được hết các yêu cầu trên thì thật tuyệt vời, các hoạt động của giáo viên trong giờ dạy sẽ rất phong phú và hấp dẫn, lại tiết kiệm được rất nhiều thời gian chuẩn bị bài. Biện pháp 2: Khai thác và xử lý thông tin, tư liệu phục vụ cho bài giảng: Từ những giáo án được soạn sẵn trên giấy và được trình bày lại trên bảng đen làm thế nào để chúng trở thành các GAĐT được trình bày trên máy tính mà người học không cần sự hướng dẫn trực tiếp của người dạy vẫn có thể học được? Điều này đòi hỏi người thầy phải biết sử dụng PowerPoint - đây là một phần mềm nằm trong bộ MS Office dùng để tạo các trình diễn đa dạng trên máy tính, biết cách sử dụng phần mềm LectureMaker để liên kết với tất cả các chương trình được tạo ra từ các công cụ tạo bài giảng khác, đồng thời phần mềm cho phép đồng bộ video với nội dung bài giảng... Bản thân là một giáo viên Tin học trong nhà trường, qua gần năm năm công tác đã không ít lần giúp đồng nghiệp tiếp cận với GAĐT không những nâng cao chất lượng tiết học mà bản thân giáo viên bộ môn cũng thích thú với cách soạn giảng mới này. Những tư liệu minh họa cho các nội dung bài học tương đối nhiều trên Internet. Thiết nghĩ, nếu chỉ cần bỏ chút thời gian mà có được những nội dung, hình ảnh cần minh họa cho bài giảng thì đó là điều rất nên làm bởi lẽ nó vừa cung cấp cho chúng ta tư liệu bài giảng lại vừa giúp ta nâng c
File đính kèm:
sang_kien_kinh_nghiem_su_dung_phan_mem_lecture_maker_de_soan.doc