Sáng kiến kinh nghiệm Sử dụng phần mềm Wordwall trong dạy học nhằm kích thích sự hứng thú học tập trong bộ môn Hóa Học

Word Wall là một ứng dụng học tập sáng tạo, cho phép giáo viên dễ dàng tạo ra các hoạt động cho lớp học của mình, ví dụ như: giải đố, nối từ, đoán chữ, vòng quay ngẫu nhiên, tìm từ còn thiếu, game ô chữ, câu hỏi đúng sai,… Các hoạt động được tạo từ Wordwall có thể được phát trên bất kỳ thiết bị hỗ trợ web nào và giáo viên có tùy chọn tạo tài liệu để in dựa trên các hoạt động đó.
Như vậy thay vì phải thao tác thủ công từ A-Z, với template có sẵn trong ứng dụng Wordwall, giáo viên có thể tạo câu hỏi, trò chơi đố chữ, mini-game… cực kỳ nhanh chóng.

Tất cả những gì giáo viên cần làm chỉ tạo xác định mô hình trò chơi và nội dung, sau đó chọn template tương ứng rồi nhập nội dung. Wordwall cho phép in câu hỏi ra giấy hoặc phát trực tiếp trên màn hình. Mỗi dạng câu hỏi hay hoạt động tương tác trên lớp học sẽ có cấu trúc và cách thức riêng mà Wordwall đã chọn lọc để tối ưu hóa hiệu quả của chúng.

Các bước sử dụng phần mềm Wordwall vào hỗ trợ việc giảng dạy bộ môn Hóa học

Cách sử dụng Word Wall vô cùng đơn giản với 4 bước dễ hiểu. Người dùng dễ dàng tạo tài nguyên tùy chỉnh bằng 1 vài từ và 1 vài cú click chuột.

docx 17 trang Phương Chi 27/03/2025 230
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Sử dụng phần mềm Wordwall trong dạy học nhằm kích thích sự hứng thú học tập trong bộ môn Hóa Học", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Sử dụng phần mềm Wordwall trong dạy học nhằm kích thích sự hứng thú học tập trong bộ môn Hóa Học

Sáng kiến kinh nghiệm Sử dụng phần mềm Wordwall trong dạy học nhằm kích thích sự hứng thú học tập trong bộ môn Hóa Học
Sử dụng phần mềm wordwall trong dạy học nhằm kích thích sự hứng thú học tập của học sinh trong bộ môn Hóa học
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1. Lý do chọn biện pháp
Với sự phát triển không ngừng của khoa học và công nghệ, chuyển đổi số chính là xu hướng của xã hội nói chung và lĩnh vực giáo dục nói riêng. Việc áp dụng công nghệ vào giáo dục có vai trò vô cùng to lớn, tạo nên nhiều bước ngoặt phát triển, mở ra nhiều phương thức giáo dục mới thông minh, hiệu quả hơn và đồng thời tiết kiệm chi phí cho người học và người dạy. Đến nay, xu hướng chuyển đổi số trong giáo dục đã và đang tác động sâu sắc đến con người. 
Hòa chung với sự phát triển và xu hướng chuyển đổi số của nghành giáo dục thì việc triển khai sử dụng, khai thác các phần mềm hỗ trợ dạy học Hóa học nhằm góp phần tạo ra các tiết học sinh động, hướng tới việc tăng cường, kích thích sự hứng thú, sáng tạo cho học sinh là rất cần thiết.
Từ thực tế đó, tôi đã áp dụng biện pháp  “Sử dụng phần mềm wordwall trong dạy học nhằm kích thích sự hứng thú học tập trong bộ môn hóa học”.
1.2. Phạm vi, đội tượng và thời gian áp dụng của biện pháp
Biện pháp “Sử dụng phần mềm wordwall trong dạy học nhằm kích thích sự hứng thú học tập trong bộ môn hóa học”. Được áp dụng cho học sinh trường THPT Trại Cau - huyện Đồng Hỷ - tỉnh Thái Nguyên.
            Thời gian áp dụng biện pháp: giải pháp được áp dụng từ tháng 9 năm 2021.
II. NỘI DUNG BIỆN PHÁP
2.1. Giới thiệu phần mềm wordwall
Word Wall là một ứng dụng học tập sáng tạo, cho phép giáo viên dễ dàng tạo ra các hoạt động cho lớp học của mình, ví dụ như: giải đố, nối từ, đoán chữ, vòng quay ngẫu nhiên, tìm từ còn thiếu, game ô chữ, câu hỏi đúng sai, Các hoạt động được tạo từ Wordwall có thể được phát trên bất kỳ thiết bị hỗ trợ web nào và giáo viên có tùy chọn tạo tài liệu để in dựa trên các hoạt động đó.
Tính năng chính của Wordwall
Hầu hết các mẫu trên Wordwall đều có sẵn trong cả phiên bản tương tác và phiên bản in được.
Các hoạt động của Word Wall được tạo ra bằng cách sử dụng một hệ thống mẫu, giáo viên có thể tạo một hoạt động tương tác đầy đủ chỉ trong vài phút.
Khi đã tạo một hoạt động, giáo viên có thể chuyển nó sang mẫu khác chỉ bằng một lần nhấp chuột, giúp tiết kiệm thời gian.
Nếu tìm thấy một hoạt động nhưng nó không hoàn toàn phù hợp, giáo viên có thể dễ dàng tùy chỉnh tài liệu cho phù hợp với lớp học và phong cách giảng dạy của mình.
Các hoạt động có thể được trình bày theo các chủ đề khác nhau. Mỗi chủ đề có thể thay đổi giao diện với đồ họa, phông chữ và âm thanh.
Các hoạt động từ có thể được sử dụng làm bài tập do học sinh. Khi giáo viên đặt một nhiệm vụ, học sinh được hướng đến hoạt động đó mà không bị phân tâm khi truy cập trang hoạt động chính.
Bất kỳ hoạt động nào giáo viên được tạo đều có thể được công khai. Điều này cho phép giáo viên chia sẻ liên kết trang hoạt động qua email, quét mã QR, trên phương tiện truyền thông,...
Các hoạt động trên Wordwall có thể được nhúng vào một trang web.
Như vậy thay vì phải thao tác thủ công từ A-Z, với template có sẵn trong ứng dụng Wordwall, giáo viên có thể tạo câu hỏi, trò chơi đố chữ, mini-game cực kỳ nhanh chóng. 
Tất cả những gì giáo viên cần làm chỉ tạo xác định mô hình trò chơi và nội dung, sau đó chọn template tương ứng rồi nhập nội dung. Wordwall cho phép in câu hỏi ra giấy hoặc phát trực tiếp trên màn hình. Mỗi dạng câu hỏi hay hoạt động tương tác trên lớp học sẽ có cấu trúc và cách thức riêng mà Wordwall đã chọn lọc để tối ưu hóa hiệu quả của chúng.
Các bước sử dụng phần mềm Wordwall vào hỗ trợ việc giảng dạy bộ môn Hóa học
Cách sử dụng Word Wall vô cùng đơn giản với 4 bước dễ hiểu. Người dùng dễ dàng tạo tài nguyên tùy chỉnh bằng 1 vài từ và 1 vài cú click chuột.
Bước 1: Đăng kí tài khoản và đăng nhập
Giáo viên có thể đăng nhập trực tiếp từ tài khoản google của mình
Bước 1: Chọn template có sẵn. (đối với tài khoản miễn phí thì giáo viên có thể sử dụng 18 template có sẵn)
Bước 2: Nhập nội dung tùy ý.
Bước 3: In các hoạt động ra giấy hoặc phát trực tiếp trên màn hình.
2.2. Một số ví dụ thực tế sử dụng phần mềm Word Wall  hỗ trợ trong việc giảng dạy bộ môn Hóa học
Phần mềm Word Wall  là một phần mềm có khả năng tương tác khá cao với cùng một lúc nhiều học sinh hoặc các nhóm thảo luận, do đó giáo viên có thể ứng dụng phần mềm vào tất cả các hoạt động trong quá trình dạy học của mình.
Ví du 1: trong hoạt động hình thành kiến thức và kĩ năng mới, bài luyện tập nhận biết một số chất vô cơ trong hóa học lớp 12, giáo viên có thể sử dụng trò chơi ô chữ để ôn tập lại nội dung đã được học
Cách làm:
Giáo viên vào phần create activity sau đó chọn Crossword
Tiếp theo giáo viên sẽ nhập các câu hỏi và câu trả lời đã được chuẩn bị sẵn.
Câu 1: Để nhận biết khí CO2 người ta thường dẫn khí đi qua dung dịch gì?
Trả lời: Nước vôi trong
Câu 2: Khi cho ion Cu2+ tác dụng với dung dịch NH3 dư thu được dung dịch có mầu gì?
Trả lời: Xanh lam đậm
Câu 3: Để phân biệt dung dịch FeSO4 và Fe2(SO4)3 người ta thường dùng?
Trả lời: Dung dịch kiềm
Câu 4: Dung dịch thường dùng để nhận biết anion Cl- là ?
Trả lời: Bạc nitrat
Từ khoá: Nhận biết các chất vô cơ
Ví dụ 2: Trong hoạt động trải nghiệm kết nối bài axit nitric và muối nitrat trong hóa học lớp 11 giáo viên có thể thiết kế trò chơi nối cột.
Bước 1: Giáo viên tiến hành biên soạn trò chơi theo 2 cột 
Câu hỏi
Đáp án
Trong các hợp chất, Nitơ có thể có các số oxi hóa là
-3, +1, +2, +3, +4, +5.
Sấm sét trong khí quyển sinh ra chất
NO
Nitơ khá trơ về mặt hóa học là do
Trong phân tử N2 có liên kết 3
Tính chất hóa học của N2
Tính oxi hóa và tính khử
Tính chất hóa học của NH3 là
Tính khử
Nguyên nhân gây ra mưa axit là do 
các oxit của nitơ, lưu huỳnh và cacbon
Bước 2: Giáo viên vào phần create activity sau đó chọn Match up
Bước 3: copy câu hỏi vào cột definition và câu trả lời vào cột keyword, giáo viên thiết lập giới hạn thời gian chơi. Sau khi hoàn thành bấm vào nút done để bắt đầu trò chơi.
Bước 4: Giáo viên có thể tổ trức trò chơi bằng hình thức tương tác theo từng cá nhân bằng cách tạo mã Qr hoặc copy mã nhúng của trò chơi và gửi vào các nhóm zalo, facebook của lớp để học sinh có thể tiến hành chơi ngay.
Trong quá trình thực hiện trò chơi giáo viên có thể dễ dàng thay đổi hình thái của trò chơi  như: match up, find the match, balloon pop, quiz, gameshow quizđể tạo sự khác biện giữa các lớp mà không cần phải soạn lại hệ thống câu hỏi.
 
 
Hình thức chơi match up
Hình thức chơi balloon pop
 
 
 
 

Một số hình ảnh minh họa tiết học tại lớp 11a4 trường THPT Trại Cau
Sau khi kết thúc trò chơi thì phần mềm sẽ đưa ra bảng thống kê xếp hạng của học sinh theo số lượng các câu trả lời đúng để giáo viên có thể dễ dàng nắm bắt được tình hình học tập của lớp và cụ thể của từng học sinh.

Bảng tổng kết phổ điểm của học sinh sau khí hoàn thành trò chơi
 
Ví dụ 3: Trong chuyên đề ôn thi tốt nghiệp THPT việc sử dụng phần mềm Wordwall giáo viên có thể linh hoạt thay đổi các trò chơi, hình thức thể hiện các dạng câu hỏi để tạo sự sinh động, hứng thú giảm sự căng thẳng của học sinh.
Trong chuyên đề này tôi đã sử dụng phần mềm Wordwall chuyển những câu hỏi trắc nghiệm theo hình thức 4 đáp án lựa chọn thông thường thành các game giải trí như airplane, maze chase nhằm tăng sự hứng thú và yêu thích môn học cho học sinh.
Bước 1: Giáo viên lựa chọn các câu hỏi phù hợp với chủ đề 
Bước 2: Giáo viên vào phần create activity sau đó chọn quiz
Bước 3: Tiến hành nhập câu hỏi và câu trả lời ( đối với câu trả lời đúng giáo viên cần tích vào ô vuông phía bên tay trái), giáo viên thiết lập giới hạn thời gian chơi, tích vào nút set assgnmet (đặt làm bài kiểm tra) và sau đó ấn nút done để hoàn thành.
Bước 4: Giáo viên tiến hành gửi mã Qr hoặc gửi link trò chơi vào nhóm lớp và yêu cầu học sinh thực hiện ngay trên lớp hoặc giao bài tập về nhà
Một số hình ảnh của trò chơi
 

Tổ chức trò chơi theo hình thức game maze chase (mê cung)
Tổ chức trò chơi theo hình thức game airplane (máy bay)
Bước 5: Sau khi học sinh hoàn thành trò chơi phần mềm sẽ thông kế kết quả của học sinh và lọc ra, xếp hạng học sinh có nhiều câu trả lời đúng nhất từ đó giáo viên có thể nắm bắt được tình hình học tập của học sinh.

Bảng phân tích kết quả học sinh sau khi trả lời câu hỏi
            Ví dụ 4: Trong chuyên đề bài tập liên quan hình vẽ thí nghiệm giáo viên có thể sử dụng phần mềm wordwall để thiết kế dạng câu hỏi tương tác như nối tên những dụng cụ, hóa chất được sử dụng trong thí nghiệm vào hình ảnh thí nghiệm có sẵn bằng tính năng trò chơi labelled diagram ( gán nhãn vào sơ đồ)
     Giáo viên có thể thực hiện theo các bước sau:
Bước 1: Giáo viên lựa chọn các hình ảnh mô tả thí nghiêm và các câu hỏi phù hợp với chủ đề 
Bước 2: Giáo viên vào phần create activity sau đó chọn labelled diagram ( gán nhãn vào sơ đồ)
Bước 3: Tiến hành nhập hình ảnh và cụm từ hoặc tên các chất dùng đề gán vào hình ảnh, giáo viên thiết lập giới hạn thời gian chơi và sau đó ấn nút done để hoàn thành.
Bước 4: Giáo viên có thể gửi mã nhúng, link trò chơi mã QR đến để học sinh tham gia trò chơi.
Bước 5: Sau khi thực học sinh thực hiện trò chơi xong thì giáo viên có thể kiểm tra hệ thống để biết được số lượng học sinh trả lời đúng và thứ tự xếp hạng của học sinh.
Hình ảnh minh họa trò chơi labelled diagram ( gán nhãn vào sơ đồ)
III. KẾT LUẬN
3.1. Kết quả đạt được của biện pháp
3.1.1. Trước khi áp dụng biện pháp
Ở trường THPT Trại Cau, trong các tiết ôn tập giáo viên thường tổ chức làm 2 hoạt động: 
- Hoạt động 1: Hệ thống lại kiến thức cơ bản.
- Hoạt động 2: Thực hành làm bài tập (chủ yếu là bài tập trắc nghiệm).
Ở hoạt động 1, giáo viên thường đưa ra các câu hỏi để định hướng cho học sinh tái hiện lại kiến thức. Ví dụ các câu hỏi: Nêu tính chất của kim loại ? Sau đó, giáo viên gọi HS trả lời. 
Ở hoạt động 2, giáo viên tổ chức cho học sinh thực hành theo cách giải các câu hỏi/bài tập trắc nghiệm. Trong một buổi ôn tập giáo viên cho học sinh giải từ 20-40 câu hỏi trắc nghiệm và giao bài tập về nhà (khoảng 40 câu hỏi trắc nghiệm). 
Tuy nhiên, việc tổ chức ôn tập như trên diễn ra khá đơn điệu, tiết học thiếu sinh động. Trong những tiết học ôn tập, học sinh chưa thực sự được cuốn hút, giáo viên chưa khai thác và phát huy được đầy đủ tính chủ động, sáng tạo và tích cực của học sinh. Trong thời gian ngắn học sinh phải ôn luyện kiến thức lớn dẫn đến có cảm giác nặng nề, quá tải, mệt mỏi. Việc chỉ giải các bài tập/câu hỏi theo dạng trắc nghiệm khiến cho học sinh cảm thấy đơn điệu, nhàm chán, ảnh hưởng đến hiệu quả của giờ học và cả quá trình ôn luyện.
3.1.2. Sau khi áp dụng biện pháp
Khi sử dụng phần mềm wordwall trong quá trình giảng dạy, bản thân tôi có điều kiện nghiên cứu kĩ kiến thức, đào sâu tìm tòi các nguồn tư liệu cho từng chuyên đề, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ và đặc biệt là trình độ khai thác tin học cho mình. Việc sử dụng phần mềm này giúp tôi phát huy tốt hơn vai trò của người tổ chức, cố vấn, hỗ trợ học sinh chủ động tiếp nhận kiến thức và thực hành kiến thức. Đối với học sinh, việc tham gia vào các trò chơi được phần mềm thiết kế của từng chuyên đề giúp các em phát triển tư duy, định hướng và củng cố kiến thức, giảm đi độ nhàm chán và căng thẳng khi tiếp cận nhiều dạng câu hỏi khác nhau, qua đó kết quả học tập của các em được nâng cao.
Sau khi áp dụng biện pháp “Sử dụng phần mềm wordwall trong dạy học nhằm kích thích sự hứng thú học tập của học sinh trong bộ môn hóa học”, tôi đã đạt được những kết quả cụ thể như sau:
- Về kết quả học tập của học sinh: Trong năm học 2021-2022, tôi được phân công nhiệm vụ giảng dạy lớp 11 và 12 là 11A1, 11A2, 11A3, 12A1, 12A6. Với việc áp dụng biện pháp sử dụng phần mềm wordwall vào trọng dạy học hóa học, kết hợp với các phương pháp dạy học tích cực khác, kết quả học kì I của 5 lớp nêu trên đều rất tốt. Tỉ lệ điểm trên trung bình của cả 5 lớp đều trên 85% và không có học sinh bị điểm kém (dưới 3,5 điểm). 
Bảng thống kê tỉ lệ kết quả thi giữa học kì I của các lớp 11, 12 năm học 2021-2022
           Thống kê
11A1
11A2
11A3
12A1
12A6
Giỏi 
SL
0
1
2
10
12
%
0%
2.63%
5,12%
25%
30,77%
Khá
SL
19
24
18
22
23
%
51,35%
63,16%
46,15%
55,00%
58,97%
Trung bình
SL
13
9
14
7
4
%
35,13%
23,68%
35,89%
17,50%
10,26%
Yếu
SL
5
4
5
1
0
%
13,52%
10,53%
12,84%
2,50%
0%
Kém
SL
0
0
0
0
0
%
0%
0%
0%
0%
0%
Trung bình trở lên
SL
32
34
34
39
39
%
86,48%
89,47%
87,16%
97,5%
100%
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
     Bảng thống kê tỉ lệ kết quả thi học kì I của các lớp 11, 12 năm học 2021-2022
           Thống kê
11A1
11A2
11A3
12A1
12A6
Giỏi 
SL
5
8
5
13
20
%
13,50%
21.05%
12,82%
32,50%
51,28%
Khá
SL
20
18
18
20
18
%
54,05%
47,37%
46,16%
50%
46,15%
Trung bình
SL
10
9
15
7
1
%
27,03%
23,68%
38,46%
17,5%
2,57%
Yếu
SL
2
3
2
0
0
%
5,42%
7,90%
2,56%
0%
0%
Kém
SL
0
0
0
0
0
%
0%
0%
0%
0%
0%
Trung bình trở lên
SL
35
35
37
40
39
%
94,58%
92,1%
97,44%
100%
100%
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
Tôi cũng đã tiến hành so sánh kết quả giữa học kì I môn Hóa học của học sinh lớp 11,12 năm học 2020-2021 (khi chưa áp dụng biện pháp) và kết quả thi học kì I năm học 2020-2021 (khi áp dụng biện pháp). Kết quả so sánh cho thấy tỉ lệ điểm khá, giỏi và điểm từ trung bình trở lên tăng lên khi áp dụng biện pháp vào giảng dạy.
Bảng so sánh điểm trung bình kiểm tra giữa học kì I và kì I của các lớp 12
năm học 2021- 2022
Thống kê
Điểm thi giữa kì I
Điểm thi cuối kì I
Giỏi
20,34 %
32,20 %
Khá
53,38 %
47,46 %
Trung bình
21,18 %
19,49 %
Yếu
5,08%
0,85 %
Kém
0%
0 %
Trung bình trở lên
94,9 %
99,15 %
Bảng so sánh điểm trung bình kiểm tra giữa học kì I và kì I của các lớp 11
năm học 2021- 2022
Thống kê
Điểm thi giữa kì I
Điểm thi cuối kì I
Giỏi
1,33 %
17,33 %
Khá
57,33 %
50,67%
Trung bình
29,34 %
25,33 %
Yếu
12,00%
6,76 %
Kém
0%
0 %
Trung bình trở lên
88,00 %
93,33 %
- Về kết quả thi tốt nghiệp Trung học phổ thông: 
Trong quá trình ôn thi tốt nghiệp Trung học phổ thông năm 2022 GV nhà trường đã áp dụng biện pháp nêu trên. Kết quả, điểm thi tốt nghiệp môn Hóa học năm 2022 của trường THPT Trại Cau đạt 7,07 điểm, vượt mặt bằng chung của tỉnh và của cả nước. Kết quả đó thể hiện công tác ôn thi tốt nghiệp Trung học phổ thông môn Hóa học là khá tốt, các biện pháp giáo viên áp dụng đã đạt được hiệu quả.
Các kết quả đạt được nêu trên trong công tác giảng dạy và ôn thi tốt nghiệp Trung học phổ thông môn Hóa học là cơ sở để tôi tiếp tục áp dụng, phát huy biện pháp này nhằm nâng cao chất lượng của bộ môn.
3.2. Đánh giá chung về biện pháp
Đối với xã hội
+ Giảm được chi phí trong học tập và giảng dạy.
+ Góp phần thúc đẩy phong trào chuyển đổi số trong xã hội và nghành giáo dục
-  Đối với công tác giảng dạy
+ Biện pháp đã nêu ra một phần mềm thiết kế các trò chơi giáo dục có tính tương tác cao, sử dụng rất nhanh và dễ dàng, khắc phục được sự phức tạp, mất nhiều thời gian để thiết kế các trò chơi như một số phần mềm thông dụng như powerpoint... Như vậy phần mềm wordwall là một lựa chọn khá lý tưởng cho các giáo viên đặc biệt là những giáo viên còn nhiều hạn chế về tin học ứng dụng.
+ Việc sử dụng phần mềm trong dạy học trực tiếp cũng như trực tuyến đã tạo được sự hứng thú, niềm say mê học tập của học sin

File đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_su_dung_phan_mem_wordwall_trong_day_ho.docx