Sáng kiến kinh nghiệm Thực trạng và một số biện pháp ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động dạy học tại trường Mầm Non Tuổi Hoa

Ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học tại trường mầm non Tuổi Hoa đã được thực hiện thường xuyên, hiệu quả. Trường có đội ngũ cán bộ quản lý trẻ, có kỹ năng ứng dụng tốt công nghệ thông tin trong công tác quản lý. Cơ sở vật chất sư phạm (máy tính, phần mềm, mạng Lan..) tương đối đầy đủ hiện đại. Tuy nhiên, còn một số, GV, NV nhận thức về ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động dạy học còn chưa sâu, khả năng sử dụng máy tính và các phần mềm hỗ trợ hoạt động giáo dục trẻ còn yếu. Cơ sở vật chất sư phạm để ứng dụng công nghệ thông tin trong nhà trườngcòn chưa đồng bộ. Hệ thống mạng Lan về các phòng học còn yếu, việc cập nhật Internet chưa được thường xuyên.

Xuất phát từ thực tế trên, cùng với mong muốn nâng cao chất lượng, hiệu quả ứng dụng CNTT trong nhà trường, đặc biệt là ứng dụng CNTT trong hoạt động dạy học nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển giáo dục của trường mầm non trong bối cảnh dịch bệnh covid -19 hiện nay,tôi chọn và nghiên cứu đề tài SKKN:“Thực trạng và một số biện pháp ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động dạy học tại trường mầm non Tuổi Hoa, Quận Hai Bà Trưng, thành phố Hà Nội trong bối cảnh dịch bệnh covid - 19” làm sáng kiến kinh nghiệm của mình của mình trong năm học 2021 – 2022.

docx 29 trang Phương Chi 19/03/2025 250
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Thực trạng và một số biện pháp ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động dạy học tại trường Mầm Non Tuổi Hoa", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Thực trạng và một số biện pháp ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động dạy học tại trường Mầm Non Tuổi Hoa

Sáng kiến kinh nghiệm Thực trạng và một số biện pháp ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động dạy học tại trường Mầm Non Tuổi Hoa
MỤC LỤC
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Ngày nay, công nghệ thông tin đang phát triển mạnh mẽ, được ứng dụng ở nhiều lĩnh vực khác nhau, trong đó có nghiên cứu khoa học, công nghệ và giáo dục. Trong giáo dục, công nghệ thông tin là một công cụ hiệu quả để hỗ trợ đổi mới phương pháp dạy và học và góp phần nâng cao hiệu quả và chất lượng dạy học.
Việc ứng dụng CNTT trong hoạt động giáo dục góp phần thực hiện đổi mới giáo dục nói chung, đổi mới phương pháp giáo dục mầm non nói riêng, mà GDMN là mắt xích đầu tiên trong việc thực hiện nhiệm vụ đào tạo nguồn nhân lực CNTT và đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong giảng dạy. Đặc biệt đối với trẻ mầm non, quá trình lĩnh hội kiến thức của trẻ là từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng, trẻ luôn bị hấp dẫn bởi những gì mới lạ. Dạy trẻ mầm non không thể thiếu đồ dùng trực quan. Chính vì vậy việc ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học và làm đồ dùng dạy học, soạn giảng giáo án có vai trò tác dụng to lớn trong việc nâng cao chất lượng quản lý, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ. Với việc chuẩn bị kho học liệu điện tử, đánh máy giáo án, soạn giáo án điện tử, quản lý hồ sơ, sổ sách trên máy tính 
Ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học tại trường mầm non Tuổi Hoa đã được thực hiện thường xuyên, hiệu quả. Trường có đội ngũ cán bộ quản lý trẻ, có kỹ năng ứng dụng tốt công nghệ thông tin trong công tác quản lý. Cơ sở vật chất sư phạm (máy tính, phần mềm, mạng Lan..) tương đối đầy đủ hiện đại. Tuy nhiên, còn một số, GV, NV nhận thức về ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động dạy học còn chưa sâu, khả năng sử dụng máy tính và các phần mềm hỗ trợ hoạt động giáo dục trẻ còn yếu. Cơ sở vật chất sư phạm để ứng dụng công nghệ thông tin trong nhà trường còn chưa đồng bộ. Hệ thống mạng Lan về các phòng học còn yếu, việc cập nhật Internet chưa được thường xuyên.
Xuất phát từ thực tế trên, cùng với mong muốn nâng cao chất lượng, hiệu quả ứng dụng CNTT trong nhà trường, đặc biệt là ứng dụng CNTT trong hoạt động dạy học nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển giáo dục của trường mầm non trong bối cảnh dịch bệnh covid -19 hiện nay, tôi chọn và nghiên cứu đề tài SKKN: “Thực trạng và một số biện pháp ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động dạy học tại trường mầm non Tuổi Hoa, Quận Hai Bà Trưng, thành phố Hà Nội trong bối cảnh dịch bệnh covid - 19” làm sáng kiến kinh nghiệm của mình của mình trong năm học 2021 – 2022.
II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
1. Cơ sở lí luận. 
Qua kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học trong và ngoài nước, chúng ta có một số khái niệm cơ bản sau.
1.1. Khái niệm công nghệ thông tin
Theo Từ điển Tin học và CNTT của tác giả Nguyễn Ngọc Tuấn thì “CNTT là sự nghiên cứu hoặc sử dụng thiết bị điện tử, đặc biệt là máy tính và truyền hình, hệ thống truyền thông và video để xử lý, truyền phát và nhận thông tin” 
Theo Nghị quyết 49/CP của Chính phủ thì: “CNTT là tập hợp các phương pháp khoa học, các phương tiện và công cụ kỹ thuật hiện đại - chủ yếu là kỹ thuật máy tính và viễn thông - nhằm tổ chức, khai thác và sử dụng có hiệu quả các nguồn tài nguyên thông tin rất phong phú và tiềm tàng trong mọi lĩnh vực hoạt động của con người và xã hội”
Theo Luật CNTT thì: “CNTT là tập hợp các phương pháp khoa học, công nghệ và công cụ kỹ thuật hiện đại để sản xuất, truyền đưa, thu thập, xử lý, lưu trữ và trao đổi thông tin số”
Theo các tác giả Phó Đức Hòa và Ngô Quang Sơn: “CNTT là tập hợp các phương pháp khoa học, các phương tiện kỹ thuật hiện đại nhằm tổ chức khai thác và sử dụng có hiệu quả nguồn tài nguyên thông tin phong phú và tiềm năng trong mọi lĩnh vực hoạt động của con người và xã hội ”.
Ngày nay, với sự bùng nổ của CNTT, các phương tiện truyền thông và Internet giúp con người có những giải pháp tốt nhất để xử lý thông tin nhanh chóng và chính xác. Trong giáo dục việc sử dụng máy vi tính, phương tiện truyền thông, Internet... đã góp phần tạo ra nhiều hình thức dạy học đa dạng, phong phú và đã thực sự trở thành một phương tiện hỗ trợ có hiệu quả trong việc đổi mới PPDH. Công nghệ thông tin là thuật ngữ dùng để chỉ các ngành khoa học và công nghệ liên quan đến thông tin và quá trình xử lý TT
Như vậy, “CNTT là một hệ thống các phương pháp khoa học, công nghệ, phương tiện, công cụ, bao gồm chủ yếu là các máy tính, mạng truyền thông và hệ thống các kho dữ liệu nhằm tổ chức, lưu trữ, truyền dẫn và khai thác, sử dụng có hiệu quả các thông tin trong mọi lĩnh vực hoạt động kinh tế, xã hội, văn hóa của con người”.
1.2. Trường mầm non
Tại điều 21 và 22, Luật Giáo dục quy định, Giáo dục mầm non thực hiện việc nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em từ ba tháng tuổi đến sáu tuổi. Mục tiêu của giáo dục mầm non là giúp trẻ em phát triển về thể chất, tình cảm, trí tuệ, thẩm mỹ, hình thành những yếu tố đầu tiên của nhân cách, chuẩn bị cho trẻ em vào học lớp một. 
Điều 1, 2 Điều lệ Trường mầm non đã qui định:
Vị trí trường mầm non: Trường mầm non là đơn vị cơ sở của ngành GD mầm non thuộc hệ thống giáo dục quốc dân Việt Nam do ngành GD quản lý. Trường mầm non là cơ sở đầu tiên đặt nền móng hình thành, phát triển nhân cách của trẻ và chuẩn bị những tiền đề cần thiết để trẻ.
Mục tiêu đào tạo của trường mầm non: Hình thành cho trẻ những cơ sở đầu tiên của nhân cách con người mới XHCN Việt Nam: Trẻ khỏe mạnh, nhanh nhẹn, cơ thể phát triển hài hòa, cân đối; giàu lòng thương yêu, biết quan tâm, nhường nhịn những người gần gũi, thật thà, lễ phép, mạnh dạn, hồn nhiên; yêu thích cái đẹp, biết giữ gìn cái đẹp và mong muốn tạo ra cái đẹp ở xung quanhThông minh, ham hiểu biết, thích khám phá tìm tòi, có một số kĩ năng sơ đẳng.
Nhiệm vụ của trường mầm non: Tiếp nhận trẻ em trong độ tuổi; Tổ chức và nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em theo chương trình chính sách GD mầm non do Bộ GD&ĐT ban hành; Quản lý đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên và trẻ em gửi vào trường; Quản lý, sử dụng đất đai, trường sở, trang thiết bị và tài chính theo qui định của pháp luật; Chủ động kết hợp chặt chẽ với các bậc cha mẹ trong việc nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục trẻ em....
Tính chất của trường mầm non: Chăm sóc nuôi dưỡng và giáo dục trẻ nhằm hình thành, phát triển nhân cách trẻ em một cách toàn diện; Chăm sóc, giáo dục trẻ em mang tính chất giáo dục gia đình, giữa cô và trẻ là quan hệ tình cảm mẹ - con, trẻ thông qua chơi mà học, học mà chơi; Tổ chức nhà trẻ, trường mẫu giáo mang tính chất tự nguyện: Nhà nước và nhân dân cùng chăm lo.
1.3. Hoạt động giáo dục trẻ tại trường mầm non
Hoạt động giáo dục trẻ tại trường mầm non là hoạt động sư phạm được tổ chức trong nhà trường một cách có kế hoạch, có mục đích. Trong đó dưới vai trò chủ đạo của giáo viên, trẻ được giáo dục tích cực, chủ động giúp trẻ phát triển về thể chất, tình cảm, trí tuệ, thẩm mỹ, hình thành những yếu tố đầu tiên của nhân cách, chuẩn bị cho trẻ em vào lớp một.
Mục tiêu của giáo dục mầm non là giúp trẻ em phát triển về thể chất, tình cảm, trí tuệ, thẩm mỹ, hình thành những yếu tố đầu tiên của nhân cách, chuẩn bị cho trẻ em vào lớp một, năng lực và phẩm chất mang tính nền tảng, những kĩ năng sống cần thiết phù hợp với lứa tuổi, khơi dậy và phát triển tối đa những khả năng tiềm ẩn, đặt nền tảng cho việc học ở các cấp học tiếp theo và cho việc học tập suốt đời.
Nội dung hoạt động giáo dục ở trường mầm non được quy định cụ thể tại chương trình giáo dục mầm non do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành bao gồm nội dung chương trình giáo dục nhà trẻ và nội dung chương trình giáo dục mẫu giáo. Hoạt động giáo dục trẻ mẫu giáo bao gồm: hoạt động chơi; hoạt động học; hoạt động lao động; hoạt động ngày hội, ngày lễ.
Hoạt động chơi là hoạt động chủ đạo của trẻ em lứa tuổi mẫu giáo. Trẻ có thể chơi với các loại trò chơi cơ bản sau: Trò chơi đóng vai theo chủ đề, trò chơi ghép hình, lắp ráp, xây dựng, trò chơi đóng kịch, trò chơi học tập, trò chơi vận động, trò chơi dân gian, trò chơi với phương tiện công nghệ hiện đại.
Hoạt động học được tổ chức có chủ định theo kế hoạch dưới sự hướng dẫn trực tiếp của giáo viên. Hoạt động học ở mẫu giáo được tổ chức chủ yếu dưới hình thức chơi.
1.4. Khái niệm ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động dạy học tại trường mầm non
Tại Điều 4, Luật công nghệ thông tin giải nghĩa từ: Ứng dụng công nghệ thông tin là việc sử dụng công nghệ thông tin vào các hoạt động thuộc lĩnh vực kinh tế - xã hội, đối ngoại, quốc phòng, an ninh và các hoạt động khác nhằm nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả của các hoạt động này 
Ở trường mầm non, CNTT được ứng dụng trong hoạt động chăm sóc, hoạt động giáo dục và quản lý. Như vậy có thể hiểu ứng dụng CNTT ở trường mầm non là việc sử dụng CNTT vào các hoạt động chăm sóc, hoạt động giáo dục trẻ và quản lý nhằm nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả của các hoạt động đó.
Ứng dụng CNTT trong hoạt động dạy học là phương pháp làm tăng giá trị lượng tin, trao đổi tin nhanh hơn, nhiều hơn và hiệu quả hơn. Nhờ CNTT để tăng thêm năng lực biểu đạt nội dung bài giảng, qua đó người dạy có thể hình thành phương pháp tư duy sáng tạo và tạo hứng thú cho người học. Như vậy, chúng ta có thể xem ứng dụng CNTT trong hoạt động giáo dục là hoạt động giáo dục được diễn ra có sự hỗ trợ của CNTT. Trong quá trình đó GV sử dụng CNTT để phát triển trí tưởng tượng của trẻ; tổ chức, điều khiển, hướng dẫn HS chiếm lĩnh tri thức mới, kỹ năng mới, thái độ mới và cuối cùng là dẫn dắt trẻ tới một phương pháp học hiệu quả hơn.
Như vậy, ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động dạy học tại trường mầm non là việc sử dụng công nghệ thông tin vào hoạt động giáo dục do giáo viên tổ chức, hướng dẫn với sự tham gia tích cực của trẻ nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả của hoạt động giáo dục tại trường mầm non.
1.5. Vai trò của ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động dạy học tại trường mầm non
Giáo viên ứng dụng CNTT trong khai thác dữ liệu thông qua các công cụ tìm kiếm trên Internet hoặc tìm kiếm trên các Website thư viện bài giảng. Mạng
Internet là kho tàng thông tin khổng lồ, ở đó có rất nhiều bài giảng dạy, quản lý trường mầm non được xây dựng công phu mà giáo viên, các nhà cán bộ quản lý
Có thể khai thác tham khảo, sử dụng khi chưa có khả năng, điều kiện để xây dựng bài giảng cho riêng mình.
Giáo viên được tham gia học tập các khóa học trực tuyến về tin học, về ứng dụng công nghệ thông tin trong giáo dục mầm non, tìm hiểu thêm các kiến thức về chăm sóc giáo dục trẻ trên mạng Internet để nâng cao kiến thức và trình độ của bản thân, từ đó nâng cao chất lượng công việc.
Giáo viên ứng dụng CNTT trong việc đánh giá sự phát triển trí tuệ và sự phát triển thể chất của trẻ một cách chính xác, khoa học.
Đồng thời, giáo viên ứng dụng CNTT trong học tập của trẻ để giúp trẻ có thêm hứng thú với việc học và trẻ có thể tự học tập tại nhà qua các website giúp trẻ tự học hay các phần mềm giúp trẻ tự học.
2. Cơ sở thực tiễn.
Trẻ trường mầm non Tuổi Hoa tiếp cận với công nghệ thông tin và giáo viên ứng dụng CNTT trong hoạt động dạy học ở trường Mầm Non được diễn ra rất linh hoạt theo hai hình thức chính: Ứng dụng CNTT trong hoạt động dạy học khi học sinh đi học trực tiếp tại trường khi không có dịch bệnh covid -19 và ứng dụng CNTT trong hoạt động dạy học trong bối cảnh dịch bệnh covid-19. Việc lựa chọn hình thức ứng dụng CNTT trong HĐ dạy học phù hợp với đặc điểm tình hình thực tế do đó buộc người giáo viên phải lựa chọn hình thức ứng dụng CNTT trong HĐ dạy học cho phù hợp làm sao để trẻ dễ dàng tiếp thu.
 Được sự quan tâm của Phòng Giáo dục và Đào tạo Quận Hai Bà Trưng, cũng như của các cấp, ngành, Ban giám hiệu trường trang bị máy vi tính bao gồm cả loa, âm ly loa, máy chiếu, để hỗ trợ tối ưu trong việc đảm bảo cho chất lượng hình ảnh rõ nét nhất, âm thanh tốt nhất. 
 Phòng giáo dục và Đào tạo Quận Hai Bà Trưng luôn bồi dưỡng cho giáo viên trong việc sử dụng các phần mềm xây dựng video trong dạy học trong đại dịch covid -19 có nhiều giáo viên tích cực tham gia. 
Trong quá trình ứng dụng CNTT trong hoạt động dạy học trong bối cảnh dịch bệnh covid – 19 gặp một số thuận lợi và khó khăn
* Thuận lợi
- Được ban giám hiệu quan tâm tham mưu góp ý, khi cần sử dụng: Máy chiếu , máy quayNhà trường đều tạo điều kiện tốt 
- Giáo viên có trình độ đại học, có khả năng hiểu biết về một số phần mềm tin học, có ý thức sưu tầm, sáng tạo đưa CNTT vào giảng dạy cho trẻ ở mọi lúc, mọi nơi
- Các nguồn thông tin về phần mềm rất đa dạng, dễ kiếm, dễ tìm và sẵn có trong các trang tài nguyên của ngành Giáo dục
- Phụ huynh xã hội hoá và ủng hộ nhiệt tình các tài liệu, tranh ảnh, đĩa mềm
- Phần mềm soạn bài giảng e-Learning có âm thanh và hình ảnh luôn đồng bộ hoá tốt, có sự tương tác giữa các trò chơi.
- Bản thân tôi công tác tại đơn vị đi đầu trong việc thực hiện nên việc tiếp cận, học tập, vận dụng và sáng tạo các chương trình ứng dụng công nhệ thông tin trong giảng dạy, giáo viên thật sự nghiêm túc nghiên cứu, tìm hiểu và vận dụng đạt hiệu quả.
* Khó khăn
- Một số giáo viên lớn tuổi chưa thành thạo về máy tính
- Một số giáo viên trẻ mới về trường chưa biết thiết kế giáo án điện tử, sử dụng một số phần mềm cắt, ghép video, thiết kế bài giảng E-learing
- Phần mềm soạn bài giảng e-Learning độc lập, khá đắt, có thể cho tải về dùng thử 30 ngày. Chính vì vậy khi soạn bài giảng trên phần mềm này giáo gặp khá nhiều những lỗi nhỏ
- Thực hiện bài giảng E learning mất nhiều thời gian công sức trong việc tìm tư liệu lẫn thiết kế
- Việc học hỏi chuyên môn một số giáo viên còn hạn chế còn dập khuôn máy móc chính điều này làm ảnh hưởng lớn đến việc ứng dụng CNTT trong hoạt động dạy học đặc biệt chất lượng video, hình ảnh làm cho trẻ không cảm nhận được cái hay, cái đẹp 
3. Thực trạng về ứng dụng CNTT trong hoạt động dạy học tại trường MN Tuổi Hoa, quận Hai Bà Trưng, thành phố Hà Nội trong trong bối cảnh dịch bệnh covid - 19
3.1. Khái quát tình hình kinh tế, xã hội và giáo dục Quận HBT của trường MN Tuổi Hoa, Quận Hai Bà trưng, Hà Nội
3.1.1.Đặc điểm về vị trí địa lý, tình hình kinh tế - xã hội
Với đặc điểm tình hình phát triển kinh tế - xã hội của quận Hai Bà Trưng ngành Giáo dục và Đào tạo quận có 97 trường học mầm non, tiểu học và THCS (64 trường công lập, 33 trường ngoài công lập), trong đó 58 trường mầm non (30 trường công lập, 28 trường ngoài công lập), 23 trường tiểu học(19 trường công lập, 5 trường ngoài công lập), 19 trường THCS (15 trường công lập, 4 trường ngoài công lập). Tổng số 47.868 học sinh, 2977 cán bộ công nhân viên, 669 phòng học. Với sự cố gắng nỗ lực của toàn thể cán bộ, giáo viên, công nhân viên trong ngành, sự quan tâm chỉ đạo sát sao của các cấp lãnh đạo, ngành GD&ĐT quận Hai Bà Trưng luôn được các cấp đánh giá hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ năm học với rất nhiều thành tích giáo viên dạy giỏi, học sinh giỏi tiêu biểu cấp quận, thành phố, quốc gia, quốc tế. 
3. 1.2. Khái quát về đặc điểm trường mầm non Tuổi Hoa quận Hai Bà Trưng
Trường mầm non Tuổi Hoa có 4 địa điểm trường điểm trường chính địa chỉ tại số 11 ngõ 381 phường Bạch Mai , quận Hai bà Trưng, Thành phố Hà Nội Trường mầm non Tuổi Hoa được tách ra từ trường mầm non Minh Khai và được thành lập, đi vào hoạt động từ tháng 8 năm 2005. Xây dựng với tổng diện tích mặt bằng 1

File đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_thuc_trang_va_mot_so_bien_phap_ung_dun.docx