Sáng kiến kinh nghiệm Ứng dụng CNTT để nâng cao chất lượng công tác chủ nhiệm lớp 11A6 tại trường THPT Vĩnh Linh

2.2 Trình bày biện pháp “Ứng dụng CNTT để nâng cao chất lượng công tác chủ nhiệm lớp 11A6 trường THPT Vĩnh Linh”

2.2.1 Sử dụng mạng xã hội để kết nối với HS, phụ huynh HS.

Để kết nối tốt với HS và phụ huynh HS, GVCN cần thực hiện lưu và facebook của HS; số điện thoại của cha mẹ HS. Sau đó lập nhóm Messenger của HS lớp chủ nhiệm và nhóm Zalo HCMHS để thuận tiện trao đổi nội dung công việc, gửi tài liệu đa phương tiện như hình ảnh, video, link…

2.2.2 Sử dụng Google Form (biểu mẫu) để thu thập thông tin, khảo sát, tập hợp sản phẩm học tập

a) Sử dụng Google Form (biểu mẫu) để thu thập thông tin

Hiện nay HS đều sử dụng điện thoại thông minh hoặc có máy tính, laptop nên việc thu thập thông tin qua biểu mẫu điền trực tuyến (Google Form) sẽ thuận tiện, dễ dàng, linh hoạt hơn đồng thời GVCN có thể xuất thông tin ra thành bảng tính tổng hợp hoặc biểu đồ phân tích từng nội dung

b) Sử dụng Google Form để khảo sát

Google Form thích hợp để tạo bảng khảo sát một nội dung cụ thể nào đó.

Ví dụ 1: Khảo sát mong muốn trở thành cán bộ lớp của HS…

docx 10 trang Phương Chi 27/03/2025 270
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Ứng dụng CNTT để nâng cao chất lượng công tác chủ nhiệm lớp 11A6 tại trường THPT Vĩnh Linh", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Ứng dụng CNTT để nâng cao chất lượng công tác chủ nhiệm lớp 11A6 tại trường THPT Vĩnh Linh

Sáng kiến kinh nghiệm Ứng dụng CNTT để nâng cao chất lượng công tác chủ nhiệm lớp 11A6 tại trường THPT Vĩnh Linh
MỤC LỤC
CÁC DANH MỤC VIẾT TẮT
GVCN: giáo viên chủ nhiệm
GVBM: giáo viên bộ môn
GV: giáo viên
CMHS: cha mẹ học sinh
HS: học sinh
HĐNGLL: hoạt động ngoài giờ lên lớp
THPT: Trung học phổ thông
CNTT: công nghệ thông tin
PHẦN 1: MỞ ĐẦU
Trong hệ thống tổ chức của các trường phổ thông, đơn vị cơ bản được tổ chức để giảng dạy và giáo dục HS là lớp học. Hình thức tổ chức dạy học, giáo dục theo lớp được hình thành từ thế kỉ XVI do nhà giáo dục Tiệp Khắc Comenxki đề xướng. Để quản lý lớp học, nhà trường cử ra một trong những GV đang giảng dạy làm chủ nhiệm lớp. GVCN được hiệu trưởng lựa chọn từ những GV có kinh nghiệm giáo dục, có uy tín trong HS, được Hội đồng giáo dục nhà trường nhất trí phân công chủ nhiệm các lớp học để thực hiện mục tiêu giáo dục. Như vậy, khi nói đến GVCN là đề cập đến vị trí, vai trò, chức năng của người làm công tác chủ nhiệm lớp, còn nói công tác chủ nhiệm lớp là đề cập đến những nhiệm vụ, nội dung công việc mà GVCN phải làm, cần làm và nên làm.
	Trong việc tổ chức các hoạt động giáo dục của một lớp học, GVCN có vai trò vô cùng quan trọng vì với mỗi HS, thầy cô giáo chủ nhiệm vừa là nhà giáo dục vừa là người mẹ thứ hai của mình. Công tác chủ nhiệm lớp gồm nhiều công việc vừa đòi hỏi tính khoa học, tỉ mỉ vừa yêu cầu người GV dành nhiều tình cảm và tâm huyết khi thực hiện. Để hoàn thành tốt các nhiệm vụ của công tác chủ nhiệm và hỗ trợ đắc lực cho việc tổ chức các hoạt động giáo dục của GVCN, CNTT trở thành một công cụ hữu hiệu, đa năng và phù hợp với xu thế của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 hiện nay. Nhận thấy vai trò và lợi ích to lớn của CNTT trong công tác giảng dạy cũng như các hoạt động giáo dục, tôi luôn chú trọng ứng dụng CNTT trong công tác của bản thân. 
Năm học 2021 - 2022, tôi được phân công làm công tác chủ nhiệm ở lớp 11A6 trường THPT Vĩnh Linh trong bối cảnh dịch bệnh COVID 19 diễn biến phức tạp, toàn ngành giáo dục sẵn sàng phương án đảm bảo mục tiêu kép an toàn trường học và chất lượng giáo dục, chủ động kết hợp dạy học trực tiếp và trực tuyến. Với vai trò là người GVCN tôi nhận thấy lợi ích và sự cần thiết của CNTT trong công tác quản lý cũng như giáo dục HS lớp chủ nhiệm để đảm bảo thực hiện thành công các mục tiêu, nhiệm vụ giáo dục trong giai đoạn mới. Vì vậy, tôi đã chọn biện pháp “Ứng dụng CNTT để nâng cao chất lượng công tác chủ nhiệm lớp 11A6 tại trường THPT Vĩnh Linh”.
PHẦN 2: NỘI DUNG
 2.1 Đánh giá thực trạng
Năm học 2021 – 2022 là năm học toàn ngành giáo dục vừa tích cực thực hiện các giải pháp phòng, chống dịch COVID -19 đảm bảo an toàn trường học, vừa ra sức phấn đấu khắc phục khó khăn để hoàn thành nhiệm vụ năm học, đáp ứng yêu cầu đổi mới và đảm bảo chất lượng giáo dục. Trong hoàn cảnh đó, đối với GV làm công tác chủ nhiệm càng cần hiểu rõ vị trí, vai trò của GVCN và có những giải pháp, cách làm mới phù hợp, hiệu quả hơn.
2.1.1 Vị trí, vai trò của GVCN
Để làm tốt công việc của mình, GVCN cần hiểu rõ vị trí, vai trò cũng như trách nhiệm của bản thân trong công tác đó.
- GVCN là thành viên của tập thể sư phạm và hội đồng sư phạm, là người thay mặt hiệu trưởng, hội đồng nhà trường và cha mẹ HS quản lí và chịu trách nhiệm về chất lượng giáo dục toàn diện HS lớp mình phụ trách, tổ chức thực hiện chủ trương, kế hoạch của nhà trường ở lớp học.
- Đối với HS và tập thể lớp, GVCN là nhà giáo dục; là người lãnh đạo gần gũi nhất, tổ chức, điều khiển, kiểm tra mọi hoạt động và các mối quan hệ ứng xử thuộc phạm vi lớp mình phụ trách dựa trên đội ngũ tự quản là cán bộ lớp, cán bộ Đoàn và tính tự giác của mọi HS trong lớp.
- GVCN là người cố vấn cho công tác Đoàn ở lớp chủ nhiệm
- Trong mối quan hệ với các lực lượng giáo dục khác, GVCN là nhân vật trung tâm để hình thành, phát triển nhân cách HS và là cầu nối giữa gia đình – nhà trường và xã hội.
2.1.2 Nhiệm vụ, nội dung công tác chủ nhiệm
- Truyền đạt tất cả yêu cầu, kế hoạch giáo dục của nhà trường tới tập thể và từng HS của lớp chủ nhiệm. 
- Xây dựng chương trình hành động của tập thể lớp và của mỗi HS dựa trên những chủ trường, kế hoạch đào tạo của nhà trường.
- Có trách nhiệm phản ánh đầy đủ thông tin về HS và tập thể lớp chủ nhiệm, đề xuất các giải pháp giáo dục HS, giúp cán bộ quản lý, lãnh đạo nhà trường đưa ra các định hướng, giải pháp quản lý, giáo dục HS hiệu quả.
- GVCN là cầu nối giữa Ban giám hiệu, giữa các tổ chức trong nhà trường, giữa các GV bộ môn với tập thể HS. GVCN có trách nhiệm tập hợp ý kiến, nguyện vọng của HS, của lớp phản ánh với hiệu trưởng, với các tổ chức trong nhà trường và với các GV bộ môn; đồng thời bảo vệ, bênh vực quyền lợi mọi mặt HS của lớp.
- GVCN có thể tư vấn cho Ban chấp hành chi đoàn về việc lập kế hoạch và tổ chức các hoạt động theo tôn chỉ, mục đích của Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, đồng thời kết hợp với các hoạt động giáo dục trong kế hoạch của lớp sẽ mang lại hiệu quả cao.
- GVCN vừa đưa ra những định hướng, mục tiêu phát triển, giáo dục HS vừa phải tổ chức phối hợp với các lực lượng xã hội có liên quan nhằm thực hiện mục tiêu giáo dục của lớp chủ nhiệm, giáo dục HS hiệu quả.
- GVCN cũng là người triển khai những yêu cầu giáo dục của nhà trường đến với gia đình, cha mẹ HS, đồng thời cũng là người tiếp nhận các thông tin phản hồi từ HS, gia đình HS, các dư luận xã hội về HS trở lại với nhà trường để giúp lãnh đạo nhà trường có giải pháp quản lý, phối hợp hiệu quả, đồng thời tạo lập mối liên hệ thông tin đa chiều giữa nhà trường – gia đình HS – xã hội.
2.1.3 Vai trò của việc ứng dụng CNTT trong công tác chủ nhiệm
Sự phát triển và bùng nổ của CNTT có nhiều ảnh hưởng tích cực đến mọi mặt của hoạt động đời sống, trong đó có giáo dục. Đối với công tác chủ nhiệm, CNTT giúp GV:
- Kết nối nhanh chóng, mọi lúc, mọi nơi với HS, phụ huynh HS.
- Triển khai các nhiệm vụ đến lớp chủ nhiệm đầy đủ, chính xác, khoa học và tiết kiệm.
- Hỗ trợ GV tổ chức hiệu quả các hoạt động giáo dục giá trị sống, giáo dục kĩ năng sống, hướng nghiệp và các hoạt động ngoài giờ lên lớp.
- Gắn kết tình cảm thầy - trò, tăng cường tính đoàn kết, gắn bó trong tập thể lớp, hình thành tác phong công nghiệp, tăng cường kĩ năng CNTT cho HS.
- Truyền thông, lan tỏa những giá trị tốt đẹp, những cách làm hay, những ý tưởng độc đáo, tăng cường sự học hỏi lẫn nhau giữa các lực lượng giáo dục.
2.2 Trình bày biện pháp “Ứng dụng CNTT để nâng cao chất lượng công tác chủ nhiệm lớp 11A6 trường THPT Vĩnh Linh”
2.2.1 Sử dụng mạng xã hội để kết nối với HS, phụ huynh HS.
Để kết nối tốt với HS và phụ huynh HS, GVCN cần thực hiện lưu và facebook của HS; số điện thoại của cha mẹ HS. Sau đó lập nhóm Messenger của HS lớp chủ nhiệm và nhóm Zalo HCMHS để thuận tiện trao đổi nội dung công việc, gửi tài liệu đa phương tiện như hình ảnh, video, link 
(Ảnh chụp nhóm Messenger của HS và nhóm Zalo của HCMHS lớp 11A6 trường THPT Vĩnh Linh)
2.2.2 Sử dụng Google Form (biểu mẫu) để thu thập thông tin, khảo sát, tập hợp sản phẩm học tập
a) Sử dụng Google Form (biểu mẫu) để thu thập thông tin
Hiện nay HS đều sử dụng điện thoại thông minh hoặc có máy tính, laptop nên việc thu thập thông tin qua biểu mẫu điền trực tuyến (Google Form) sẽ thuận tiện, dễ dàng, linh hoạt hơn đồng thời GVCN có thể xuất thông tin ra thành bảng tính tổng hợp hoặc biểu đồ phân tích từng nội dung
b) Sử dụng Google Form để khảo sát
Google Form thích hợp để tạo bảng khảo sát một nội dung cụ thể nào đó. 
Ví dụ 1: Khảo sát mong muốn trở thành cán bộ lớp của HS.
Kết quả thu được:
Dựa vào kết quả khảo sát, GVCN chuẩn bị phương án thích hợp để lựa chọn đội ngũ cán bộ tự quản cho lớp.
Ví dụ 2: Biểu mẫu khảo sát năng lực sử dụng CNTT của HS:
Kết quả thu được có thể được phân tích thành dạng biểu đồ, cho phép GV nhận định chung về năng lực CNTT ban đầu của học trò.
(Kết quả khảo sát về khả năng CNTT của HS lớp 11A6 trường THPT Vĩnh Linh năm học 2021 – 2022)
c) Sử dụng Google Form để tiếp nhận thông tin phản hồi của HS
- Thu thập thông tin phản hồi của HS về các môn học, các hoạt động của lớp trong từng tuần học là một việc cần thiết để GVCN nắm bắt thông tin, có cơ hội hiểu về HS và những khó khăn HS gặp phải. Từ đó GV có biện pháp giúp đỡ, điều chỉnh phương pháp giáo dục phù hợp và phối hợp với GVBM để có phương pháp dạy học hiệu quả.
Ví dụ một số thông tin thu được trong tuần học
(Ảnh chụp biểu mẫu thông tin phản hồi của HS trong tuần học về môn Văn)
(Ảnh chụp biểu mẫu thông tin phản hồi của HS trong tuần học về môn Anh)
2.2.3 Ứng dụng CNTT để đổi mới phương pháp tổ chức các hoạt động giáo dục
CNTT giúp việc tổ chức các hoạt động giáo dục với HS lớp chủ nhiệm rất đa dạng như các hoạt động giáo dục giá trị sống, giáo dục kĩ năng sống, giáo dục hướng nghiệp thuận lợi hơn, hình thành và phát triển nhiều năng lực cần thiết cho HS trong thời đại mới. Sau đây là một vài hoạt động giáo dục tôi đã triển khai thuận lợi nhờ sự hỗ trợ của CNTT:
Hoạt động 1. Hướng dẫn HS thực hiện các quy định phòng chống dịch bệnh Covid-19
Năm học 2021 – 2022 là năm học toàn ngành giáo dục vừa tích cực thực hiện các giải pháp phòng, chống dịch COVID -19 đảm bảo an toàn trường học, vừa ra ra sức phấn đấu khắc phục khó khăn để hoàn thành nhiệm vụ năm học, đáp ứng yêu cầu đổi mới và đảm bảo chất lượng giáo dục. Tôi đã gửi video thông điệp 5K của Bộ Y tế, yêu cầu HS làm theo và quay video gửi cho cô giáo chủ nhiệm. Các em HS hưởng ứng nhiệt tình và thuộc làu quy định 5K.
(Ảnh chụp video lớp 11A6 trường THPT Vĩnh Linh với Thông điệp 5K)
Hoạt động 2. Ứng dụng CNTT đổi mới giờ sinh hoạt lớp
	Giờ sinh hoạt lớp là thời gian quý giá để GVCN tổ chức các hoạt động giáo dục bổ ích cho HS theo mục tiêu đề ra như giáo dục giá trị sống, kĩ năng sống, hướng nghiệpđồng thời giải quyết những vấn đề tồn tại của lớp cũng như khích lệ những hành động việc làm hay của HS, tổ chức các sân chơi trí tuệ...
(Ảnh chụp slide giờ sinh hoạt tìm hiểu giá trị trung thực của Lớp 11A6 K63 trường THPT Vĩnh Linh)
(Ảnh chụp slide giờ sinh hoạt CLB học tập của Lớp 11 A6 K63 trường THPT Vĩnh Linh)
Hoạt động 3. Ứng dụng CNTT trong nâng cao hiệu quả dạy HĐNGLL 
PHẦN 3: HIỆU QUẢ CỦA VIỆC THỰC HIỆN BIỆN PHÁP
Nhờ ứng dụng CNTT mà các công việc liên quan đến lớp chủ nhiệm11A6 của tôi diễn ra thuận lợi hơn và mang nhiều hiệu quả cao, tích cực. 
3.1 Về sự phối hợp với HCMHS và GVBM
- Đối với phụ huynh: Kết nối nhanh chóng, mọi lúc, mọi nơi với phụ huynh HS. Đa số phụ huynh luôn tin tưởng GVCN, chính họ chủ động trao đổi về tình hình con em mình cho GVCN để cùng giáo dục hiệu quả.
- Sự phối hợp giáo dục giữa GVBM với GVCN luôn chặt chẽ, kịp thời và hiệu quả vì vậy HS có nhiều tiến bộ rõ rệt.
3.2. Kết quả các mặt lớp chủ nhiệm
Kết quả đạt được: So sánh kết quả đạt được lớp chủ nhiệm 11A6-K63 Trường THPT Vĩnh Linh trong 2 năm học 2020-2021 và 2021-2022 
3.2.1 Về học lực
*Trước khi áp dụng biện pháp 
Thời gian

Tổng số
Giỏi
Khá
TB
Yếu
Kém
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
Học kì 1
Năm học 2020- 2021
40
3
7,5
10
25,0
21
52,5
4
10,0
2
5,0
* Sau khi áp dụng biện pháp
Thời gian

Tổng số
Giỏi
Khá
TB
Yếu
Kém
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
Cuối năm 2021-2022
38
4
10,26
24
63,15
7
18,79
3
7,8
0
0
3.2.2 Về hạnh kiểm
*Trước khi áp dụng biện pháp 
Thời gian

Tổng số

Tốt
Khá
TB
Yếu
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
Học kì 1
Năm học 2020- 2021
40
26
65,0
9
22,5
4
10,0
1
2,5
* Sau khi áp dụng biện pháp 
Thời gian

Tổng số
Tốt
Khá
TB
Yếu
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
Cuối năm 2021-2022
38
26
66,67
11
28,21
2
5,13
0
0
3.2.3 Về các phong trào
- Lớp tôi chủ nhiệm được khen về mặt lao động
- Có đóng góp tích cực chuyên đề “Tuổi trẻ học đường hướng về biên giới, hải đảo” của tổ Sử - Địa – GDCD 
- Giải nhì bóng chuyền nam chào mừng 26/3, có 5 giải cá nhân trong Hội khỏe Phù Đổng cấp trường
- Tham gia đầy đủ, nhiệt tình các hoạt động, phong trào khác của nhà trường 
- HS đã hình thành các kĩ năng sống như: Kĩ năng giao tiếp, xử lí tình huống; Kĩ năng tự phục vụ bản thân; Kĩ năng ứng xử có văn hóa với mọi người xung quanh; Kĩ năng rèn luyện sức khỏe bằng tập luyện thể thao...
	Qua các kết quả đạt được trên cho thấy việc ứng dụng CNTT để nâng cao chất lượng công tác chủ nhiệm mang lại nhiều hiệu quả tích cực. Ứng dụng CNTT và đổi mới về phương pháp quản lí, giáo dục HS “Từ trái tim đến trái tim” kết hợp với “Giáo dục kỉ luật tích cực” của GVCN giúp HS tự nỗ lực và phát huy nhiều nhất những năng lực, phẩm chất, hình thành được các kĩ năng sống trong một năm học khó khăn do hưởng của đại dịch Covid. 
PHẦN 4: KẾT LUẬN
4.1. Kết luận
	Công tác chủ nhiệm là một nhiệm vụ quan trọng của người GV ngoài nhiệm vụ giảng dạy. Với mục tiêu đào tạo con người phát triển toàn diện, việc hình thành phẩm chất, năng lực HS không chỉ thực hiện thông qua các tiết học bộ môn mà còn thông qua hoạt động giáo dục như giáo dục giá trị sống, kĩ năng sống, văn nghệ, thể thao, hoạt động trải nghiệm sáng tạo, hướng nghiệp, các HĐNGLLNhững hoạt động giáo dục trên cũng thiết thực góp phần phát triển nhân cách hoàn thiện và trau dồi nhiều kĩ năng khác cho HS. Vì vậy, khi tổ chức bất cứ hoạt động giáo dục nào, GV cần xác định rõ mục tiêu cần đạt (về kiến thức, kĩ năng, thái độ), từ đó áp dụng phương pháp giáo dục phù hợp để đạt mục tiêu giáo dục. Bản thân tôi nhận thấy tất cả các hoạt động này đều cần sự hỗ trợ của CNTT để mang lại hiệu quả cao nhất. Các em rất hứng thú, tích cực, không phải là những tiết sinh hoạt truyền thống nhàm chán, mang tính chất phổ biến mà đó là những tiết học để các em phát huy năng lực sở trường, hiểu nhau hơn, thông cảm, chia sẻ cho nhau, đồng thời xây dựng mối quan hệ cô trò ngày càng gần gũi hơn.
4.2. Đề xuất, kiến nghị
* Với nhà trường:
- Đảm bảo thời gian, quyền lợi cho GVCN thực hiện công tác chủ nhiệm, tạo điều kiện cho GVCN phát huy hết năng lực, tâm huyết với nghề, với HS.
- Đảm bảo đường truyền Internet ổn định và mạnh để GVCN thực hiện các hoạt động giáo dục.
* Với GV:
CNTT là một công cụ hỗ trợ đắc lực cho GV trong công tác giảng dạy cũng như các công tác chủ nhiệm lớp. Tuy nhiên, để tận dụng được tối đa lợi ích của các phần mềm, mạng xã hội, các công cụ CNTT, tiết kiệm tối đa thời gian cho HS, GV cần chủ động tìm tòi, học hỏi để nâng cao trình độ của bản thân, lựa chọn những công cụ, tiện ích tốt nhất để áp dụng. 
* Với HS:
- Thực hiện tốt các quy chế của nhà trường, của lớp. Tự giác, có trách nhiệm trong tập thể.
- Không ngừng phấn đấu tự học, tự rèn luyện, học hỏi, phát triển bản thân.
 XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG 
 ĐƠN VỊ
Vĩnh Linh, ngày 30 tháng 10 năm 2023
Tôi xin cam đoan đây là biện pháp của tôi viết, không sao chép nội dung của người khác.
 NGƯỜI VIẾT
 Phan Thị Cẩm Giang

File đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_ung_dung_cntt_de_nang_cao_chat_luong_c.docx