Sáng kiến kinh nghiệm Ứng dụng CNTT nhằm nâng cao hiệu quả công tác chủ nhiệm thông qua PMQLHS – vnedu

- Trong những năm gần đây, các trường học đã rất quen thuộc với phần mềm "vnedu – mạng giáo dục Việt Nam". Phần mềm này đã mang lại rất nhiều tiện ích, hiệu quả trong việc quản lý trường học và đặc biệt là quản lý học sinh. Nhờ có phần mềm mà phụ huynh học sinh (PHHS) có thể kịp thời nắm bắt được tình hình học tập của con em mình.

- Hiện nay việc ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) vào trong quản lý lớp chủ nhiệm không còn quá mới mẻ với hầu hết các thầy cô giáo chủ nhiệm, đặc biệt là các thầy cô giáo chủ nhiệm trong các trường THCS, THPT. Việc này đã giúp cho công tác chủ nhiệm trở lên nhẹ nhàng hơn, đơn giản hơn, chính xác hơn và có sự cập nhật nhanh chóng hơn so với phương pháp quản lý truyền thống.

- Làm thế nào để tăng cường công tác phối hợp giữa nhà trường cũng như người GVCN và gia đình học sinh trong việc giáo dục toàn diện học sinh cả về đức lẫn tài, luôn là người con ngoan trò giỏi. Đó là sự băn khoăn, trăn trở của các thầy cô làm công tác chủ nhiệm trong nhà trường nói chung và bản thân tôi nói riêng. Xuất phát từ mong muốn đó, tôi xin mạnh dạn đưa ra sáng kiến "Ứng dụng CNTT nhằm nâng cao hiệu quả công tác chủ nhiệm thông qua PMQLHS – vnedu".

doc 22 trang Phương Chi 16/04/2025 140
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Ứng dụng CNTT nhằm nâng cao hiệu quả công tác chủ nhiệm thông qua PMQLHS – vnedu", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Ứng dụng CNTT nhằm nâng cao hiệu quả công tác chủ nhiệm thông qua PMQLHS – vnedu

Sáng kiến kinh nghiệm Ứng dụng CNTT nhằm nâng cao hiệu quả công tác chủ nhiệm thông qua PMQLHS – vnedu
MỤC LỤC
1. MỞ ĐẦU
Trang 2
1.1. Lý do chọn đề tài
Trang 2
1.2. Mục đích nghiên cứu đề tài
Trang 2
1.3. Đối tượng nghiên cứu
Trang 3
1.4. Phương pháp nghiên cứu
Trang 3
1.5. Giới hạn và phạm vi
Trang 4
2. NỘI DUNG
Trang 4
2.1. Cơ sở lý luận
Trang 3
2.2. Thực trạng của vấn đề
Trang 3
2.3. Các biện pháp đã tiến hành để giải quyết vấn đề
Trang 4
2.3.1. Lập kế hoạch và hoàn thiện hồ sơ chủ nhiệm lớp
Trang 4
2.3.2. Phân loại học sinh cá tính và tìm hiểu nguyên nhân
Trang 4
2.3.3. Biện pháp tổ chức thực hiện nhằm nâng cao giáo dục học sinh, đặc 
Trang 4
2.3.3.1. Biện pháp tổ chức thực hiện để quản lý chung cả lớp
Trang 4
2.3.3.2. Biện pháp tổ chức thực hiện với nhóm có học lực yếu
Trang 4
2.3.3.3 Biện pháp tổ chức thực hiện với nhóm có hạnh kiểm yếu
Trang 4
3. KẾT LUẬN
Trang 4
3.1. Kết quả
Trang 4
3.2. Kiến nghị
Trang 4
Danh mục tài liệu tham khảo
Trang 4

BẢNG KÝ HIỆU CÁC CHỮ VIẾT TẮT
STT
Từ viết tắt
Nội dung
1
BGD
Bộ giáo dục
2
CB-GV-CNV
Cán bộ-giáo viên-công nhân viên
3
CNTT
Công nghệ thông tin
4
GD
Giáo dục
5
GVCN
Giáo viên chủ nhiệm
6
HS
Học sinh
7
PHHS
Phụ huynh học sinh
8
PMQLHS
Phần mềm quản lý học sinh
9
THCS
Trung học cơ sở
10
THPT
Trung học phổ thông
11
TNTP HCM
Thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh

1. MỞ ĐẦU
1.1. Lý do chọn đề tài
- Công cuộc "công nghiệp hoá – hiện đại hoá"	 làm đổi mới đất nước đã đạt được những kết quả tốt, làm thay đổi bộ mặt của xã hội. Những yếu tố tích cực có tác dụng định hướng, hình thành và phát triển nhân cách thế hệ trẻ. Song bên cạnh những mặt tích cực, không tránh khỏi những mặt tiêu cực, đang hằng ngày, hằng giờ len lỏi vào vào thế hệ trẻ (thế hệ học sinh) chúng ta. Chẳng hạn như: các tệ nạn xã hội có nguy cơ phát triển, đặc biệt là tệ nạn ma tuý học đường, chơi Game, những yếu tô độc hại của sách báo, phim ảnh không lành mạnh trên mạng Internet. Chính sự phát triển của xã hội làm cho học sinh ngày nay cũng xuất hiện thói quen hưởng thụ, lười lao động và học tập. Chính mặt trái của sự phát triển xã hội hiện nay đã làm nảy sinh những quan hệ phức tạp, ảnh hưởng đến nhận thức giá trị, tư tưởng, tính cách và hành vi của thế hệ học trò, các em dễ bị lôi kéo, kích động bởi những thói hư, tật xấu. Nó đã ảnh hưởng đến công tác giáo dục của nhà trường, và ít nhiều làm cho công tác chủ nhiệm của giáo viên gặp khó khăn. Do vậy, bên cạnh việc khai thác và tận dụng những yếu tố tích cực của xã hội thì chúng ta cần phải thường xuyên ngăn ngừa và cải tạo những yếu tố tiêu cực, không để chúng làm ảnh hưởng đến học sinh và nhà trường. Hơn lúc nào hết, nhà trường nói chung và giáo viên chủ nhiệm (GVCN) nói riêng cần phải thực hiện tốt nhiệm vụ phối hợp với gia đình học sinh để cùng nhau tìm ra những biện pháp để giáo dục học sinh một cách toàn diện.
- Trong những năm gần đây, các trường học đã rất quen thuộc với phần mềm "vnedu – mạng giáo dục Việt Nam". Phần mềm này đã mang lại rất nhiều tiện ích, hiệu quả trong việc quản lý trường học và đặc biệt là quản lý học sinh. Nhờ có phần mềm mà phụ huynh học sinh (PHHS) có thể kịp thời nắm bắt được tình hình học tập của con em mình.
- Hiện nay việc ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) vào trong quản lý lớp chủ nhiệm không còn quá mới mẻ với hầu hết các thầy cô giáo chủ nhiệm, đặc biệt là các thầy cô giáo chủ nhiệm trong các trường THCS, THPT. Việc này đã giúp cho công tác chủ nhiệm trở lên nhẹ nhàng hơn, đơn giản hơn, chính xác hơn và có sự cập nhật nhanh chóng hơn so với phương pháp quản lý truyền thống.
- Làm thế nào để tăng cường công tác phối hợp giữa nhà trường cũng như người GVCN và gia đình học sinh trong việc giáo dục toàn diện học sinh cả về đức lẫn tài, luôn là người con ngoan trò giỏi. Đó là sự băn khoăn, trăn trở của các thầy cô làm công tác chủ nhiệm trong nhà trường nói chung và bản thân tôi nói riêng. Xuất phát từ mong muốn đó, tôi xin mạnh dạn đưa ra sáng kiến "Ứng dụng CNTT nhằm nâng cao hiệu quả công tác chủ nhiệm thông qua PMQLHS – vnedu".
Hi vọng đề tài sẽ được áp dụng rộng rãi và mang lại hiệu trong công tác chủ nhiệm ở tất cả các lớp trong trường tôi và những trường đang sử dụng phần mềm quản lý học sinh "vnedu".
1.2. Mục đích nghiên cứu
- Giúp học sinh có hứng thú trong học tập, yêu trường, yêu lớp hơn và tạo cho các em có được cảm giác: "mỗi ngày đến trường là một niềm vui". Xây dựng được một tập thể lớp vững mạnh.
- Giúp phụ huynh học sinh nắm bắt thông tin kịp thời về quá trình học tập và rèn luyện của con mình để từ đó có kế hoạch và biện pháp phối hợp với GVCN và nhà trường.
- Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý, trong đó có công tác GVCN.
- Bản thân tôi với mong muốn sử dụng có hiệu quả các ứng dụng và những tính năng trong phần mềm vndeu để làm kênh liên lạc giữa giáo viên, nhà trường và gia đình học sinh, đồng thời quản lý học sinh, đặc biệt là học sinh cá tính dễ dàng và tốt hơn. Thông qua đề tài tôi muốn GVCN hiểu rõ hơn về hiệu quả của các ứng dụng trong phần mềm đến công tác chủ nhiệm lớp.
1.3. Đối tượng nghiên cứu
- Là các em học sinh lớp 8C Trường THCS Phạm Hồng Thái. Qua đó, mong muốn được trao đổi với các đồng nghiệp trong trường tôi cũng như các trường trong toàn huyện, tỉnh đang sử dụng phần mềm quản lý hoc sinh "vnedu".
- Kế hoạch và thời gian nghiên cứu: Năm học 2017 – 2018.
1.4. Phương pháp nghiên cứu
- Nghiên cứu các nguồn tài liệu về cơ sở lý luận và cở sở thực tiễn của đề tài liên quan đến công tác GVCN.
- Tìm hiểu, nghiên cứu kĩ các ứng dụng và những tính năng có trong phần mềm vnedu.
 	- Đề ra một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả mối liên lạc giữa GVCN với gia đình (Phụ huynh học sinh). Nắm bắt hoàn cảnh gia đình, điều kiện sống, nghề nghiệp của phụ huynh học sinh.
- Chủ động phỏng vấn, trao đổi với giáo viên bộ môn, với từng học sinh của lớp mình để nắm bắt được đặc điểm tâm - sinh lý của học sinh (sức khỏe, tính cách, năng lực, khí chất, năng kiếu, nhu cầu, động cơ, hứng thú,..) hoàn cảnh, tâm tư nguyện vọng của các em. Từ đó hoàn thiện hồ sơ lí lịch học sinh trong sổ chủ nhiệm và trong phần mềm một cách cụ thể và chi tiết, tạo thuận lợi cho công tác quản lý học sinh.
- Lên kế hoạch gặp mặt PHHS thường xuyên để trao đổi về tình hình học tập chung của lớp và của từng học sinh trong lớp. Thông qua việc trao đổi đó để nắm bắt được được mức độ quan tâm của từng phụ huynh học sinh đối với con em mình.
- Liên lạc, trao đổi với PHHS bằng việc gửi tin nhắn sms và bảng nhận xét thông qua phần mềm quản lý học sinh vnedu theo định kỳ và đột suất khi thấy cần thiết.
- Tổng kết, rút kinh nghiệm công tác chủ nhiệm theo từng tuần, tháng, năn học.
1.5. Giới hạn phạm vi nghiên cứu
- Giới hạn của đề tài là tập trung nghiên cứu những ứng dụng và tính năng trong phần mềm vndeu vào thực tế ở các em học sinh lớp 8C trường THCS Phạm Hồng Thái năm học 2017-2018.
- Phạm vi nghiên cứu và áp dụng: có thể áp dụng cho công tác GVCN của các lớp trong trường tôi và những trường đang sử dụng phần mềm quản lý học sinh “vnedu”.
2. NỘI DUNG
2.1. Cơ sở lý luận của vấn đề
- Ngoài việc là một giáo viên giảng dạy bộ môn tin học, công nghê trong trường THCS Phạm Hồng Thái. Trong năm học 2017 – 2018 khi được chuyên môn và nhà trường giao cho làm công tác chủ nhiệm lớp 8C. Tôi nhận thấy đây là một công việc đầy khó khăn và vất vả đối với tôi, một công việc cần phải có sự nhiệt tình, nhiệt huyết thì mới hoàn thành được công việc. Nhận thấy được vai trò và tầm quan trọng của người GVCN có ảnh hưởng rất lớn đến mọi hoạt động của lớp học, GVCN được coi là linh hồn của một tập thể lớp. Vì vậy để hoàn thành tốt công việc được giao, ngay từ những ngày đầu tôi đã đi tìm hiểu về vị trí, chức năng, vai trò, trách nhiệm và nội dung công tác chủ nhiệm lớp của người GVCN thông qua sách báo, các tài liệu giáo dục trên mạng Internet. Vị trí và chức năng của giáo viên chủ nhiệm lớp được thể hiện như sau:
- Trong một trường học có rất nhiều học sinh được phân thành nhiều lớp. Hiệu trưởng không thể quản lý quá trình phát triển nhân cách của từng học sinh trong trường. Vì vậy trong mỗi lớp học đều có một giáo viên chủ nhiệm lớp. GVCN lớp chịu trách nhiệm quản lý công tác giáo dục học sinh ở lớp mình phụ trách, là người chịu toàn bộ trách nhiệm trước hiệu trưởng và nhà trường về mọi vấn đề thuộc lớp mình. GVCN giúp hiệu trưởng quản lý học sinh cụ thể hơn. Công tác quản lý học sinh thể hiện ở những công việc cơ bản nào?
- Nắm được chỉ số về quản lý như: tên, tuổi, số lượng, đặc điểm tâm sinh lý và hoàn cảnh sống, trình độ, sở thích, năng lực, những thay đổi, điều kiện, hoàn cảnh gia đình, các mối quan hệ xã hội, bạn bè
- Mặt khác phải dự báo được xu hướng phát triển nhân cách của học sinh và tập thể học sinh để lập kế hoạch cho việc tổ chức giáo dục cho phù hợp với điều kiện, khả năng học sinh, tập thể và nhà trường. Cụ thể:
+ Để lập kế hoạch giáo dục khoa học, hợp lý cần phải có thời gian chuẩn bị và tìm hiểu cụ thể đối tượng giáo dục, mục tiêu, chương trình, nội dung giáo dục của cấp học, trường học, lớp học, sự phát triển của học sinh và tập thể học sinh.
+ Tổ chức cho học sinh và tập thể thực hiện kế hoạch đã đề ra. Công việc này cần có sự phân công rõ ràng.
+ Chỉ đạo cho học sinh và cán bộ lớp thực hiện kế hoạch. Chỉ đạo thể hiện sự lãnh đạo, hướng dẫn, điều khiển, điều chỉnh và động viên kịp thời của GVCN. Không nên chỉ ra lệnh, yêu cầu cao mà nên thuyết phục, tôn trong người học, phát huy tính tích cực của học sinh, vai trò tự quản của tập thể lớp.
+ Kiểm tra, đánh giá, tổng kết việc thực hiện kế hoạch, đánh giá sự phát triển nhân cách của học sinh. Từ đó chỉ đạo sự học tập, rèn luyện của học sinh tốt hơn.
+ GVCN cùng giáo viên bộ môn giúp hiệu trưởng xếp loại học lực và hạnh kiểm cho học sinh. Việc xếp loại phải khách quan, toàn diện, hệ thống, công khai và căn cứ theo tiêu chuẩn của Bộ, Sở GD – ĐT
- GVCN là cầu nối giữa hiệu trưởng, giáo viên bộ môn, các tổ chức trong nhà trường với học sinh và tập thể HS. GVCN truyền đạt và đề bạt những vấn đề cần thiết trong công tác giáo dục học sinh cho nhà trường. GVCN truyền đạt cho học sinh những yêu cầu, nội quy, quy chế, kế hoạch, chủ trương chính sách của nhà trường, của ngành đến tập thể lớp và từng học sinh. Sự truyền đạt đó không chỉ ra lệnh mà bằng thuyết phục, giải thích của GVCN để học sinh tự giác, tự nguyện những mục tiêu, nhiệm vụ giáo dục. 
- GVCN có khả năng cụ thể hóa chủ trương, kế hoạch của nhà trường thành nguyện vọng và chương trình hành động của tập thể lớp và học sinh. GVCN là người tập hợp ý kiến và hiểu rõ nguyện vọng của học sinh để phản ánh với hiệu trưởng, với giáo viên bộ môn và các tổ chức giáo dục trong nhà trường. Thường xuyên tiếp nhận thông tin và giải quyết sự việc trong phạm vi cho phép để giáo dục học sinh.
- GVCN phải hiểu được tâm tư, nguyện vọng của học sinh, giải tỏa được những băn khoăn, vướng mắc của học sinh. Bảo vệ mọi quyền lợi của học sinh, góp phần thực hiện các điều khoản của Liên Hiệp Quốc về nhân quyền trẻ em, Luật bảo vệ và chăm sóc giáo dục trẻ em của nước ta.
- GVCN là người cố vấn cho các hoạt động tự quản của tập thể học sinh. Quan hệ giữa GVCN với các tổ chức Đoàn, Đội TNTP HCM của học sinh không phải là quan hệ quản lý mà là quan hệ phối hợp. GVCN phải là người cố vấn đáng tin cậy cho tổ chức Đoàn, Đội trong nhà trường. Tuỳ theo sự phát triển của tập thể học sinh đến giai đoạn nào để GVCN đưa ra các góp ý, chỉ bảo ở chừng mực nhất định. Để học sinh phát huy hết tính độc lập, tích cực. Định hướng, điều khiển, điều chỉnh tình cảm, thái độ, hành vi, hoạt động của từng cá nhân học sinh và tập thể lớp.
- GVCN lớp là cầu nối là nhân vật trung gian thiết lập các mối quan hệ hai chiều: Nhà trường - tập thể học sinh, tập thể học sinh - xã hội. Như vậy một mặt GVCN lớp vừa là đại diện cho nhà trường để giáo dục học sinh, vừa đại diện cho tập thể học sinh để liên lạc với nhà trường. Mặt khác giáo viên chủ nhiệm phải làm cho quan hệ giữa tập thể học sinh với nhà trường và xã hội trở nên gắn bó hơn.
- GVCN là người đại diện cho nhà trường trong công tác phối hợp với cha mẹ HS và các lực lượng XH nhằm thực hiện mục tiêu GD (hướng dẫn tự học). Đây là công việc quan trọng liên quan đến hiệu quả tổ chức giáo dục học sinh chủ nhiệm. GVCN cần căn cứ vào đặc điểm, điều kiện của lớp, nhà trường, cộng đồng và gia đình để tổ chức phối hợp các lực lượng GD. Thống nhất yêu cầu, mục tiêu GD học sinh để tạo ra sức mạnh tổng hợp và môi trường GD thuận lợi, tích cực. Đây cũng là nguyên tắc GD nhằm tạo ra sự giáo dục thường xuyên, liên tục đối với HS. Nó phải được thể hiện trong tất cả các hoạt động giáo dục của nhà trường. Sự phối hợp này phải xây dựng được chương trình, kế hoạch hoạt động thống nhất. GVCN phải khai thác triệt để và hợp lý mọi tiềm năng của các lực lượng GD.
- GVCN xây dựng, tổ chức tập thể lớp mình thành đơn vị vững mạnh. Tổ chức điều khiển, lãnh đạo các hoạt động giáo dục của tập thể lớp nhằm nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện. Thiết lập và phát triển các mối quan hệ với các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường để giáo dục học sinh.
2.2. Thực trạng của vấn đề
- Trong các năm học gần đây BGD đã trú trọng tập trung triển khai trong toàn ngành kế hoạch hành động thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW về "đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế".
- Năm học 2018 - 2019, ngành Giáo dục tiếp tục tập trung thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04/11/2013 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Nghị quyết số 44/NQ-CP ngày 09/6/2014 của Chính phủ về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo; Nghị quyết số 88/2014/QH13 ngày 28/11/2014 của Quốc hội khóa XIII, Nghị quyết số 51/2017/QH14 ngày 21/11/2017 của Quốc hội khóa XIV và Chỉ thị số 16/CT-TTg ngày 18/6/2018 của Thủ tướng Chính phủ về đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông; các Nghị quyết của Đảng, Quốc hội, Chính phủ và chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ. Trong 9 nhiệm vụ trọng tâm của năm học 2018 – 2019 của BGD đã đề ra thì trong đó có nhiệm vụ tăng cường " đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học và quản lý giáo dục" cũng được trú trọng đến.
* Những thuận lợi:
- Được sự quan tân chỉ đạo của Ban giám hiệu, ngay từ đầu năm học trường THCS Phạm Hồng Thái đã xây dựng kế hoạch năm học triển khai cho tất cả CB – GV – CNV. Nhà trường đặc biệt trú trọng đến công tác tăng cường " đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học và quản lý giáo dục". Đã có rất nhiều phần mềm được đưa vào thực hiện như: PM quản lý thư viện; PM kế toán; PM phổ cập giáo dục; PM kiểm định chất lượng giáo dục; và trong số đó phải kể đến PM "vnedu" (PM quản lý giáo viên và học sinh), ...
- Công nghệ thông tin phát triển, nên hầu hết PHHS đều có số điện thoại di động, sự liên lạc giữa gia đình, nhà trường và GVCN cũng được dễ dàng hơn.
 * Những khó khăn:
- Trình độ tin học, ngoại ngữ của một số CB – GV – CNV còn nhiều hạn chế nên việc ứng dụng CNTT vào trong công tác quản lý, giảng dạy, công tác chủ nhiệm,... mang tính chất hời hợt, làm cho có, chưa mang lại hiệu quả.
- Một số CB – GV – CNV còn lười học hỏi, 

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_ung_dung_cntt_nham_nang_cao_hieu_qua_c.doc