Sáng kiến kinh nghiệm Ứng dụng CNTT thiết kế giáo án điện tử và một số phần mềm trong việc tổ chức các hoạt động giáo dục

Việc ứng dụng CNTT trong nhà trường sẽ góp phần hiện đại hoá giáo dục và đào tạo, có ý nghĩa rất lớn trong việc đổi mới nội dung, phương pháp, hình thức giảng dạy, học tập. CNTT phát triển mạnh kéo theo sự phát triển của hàng loạt các phần mềm giáo dục và có rất nhiều những phần mềm hữu ích cho GV như PowerPoint, Flash, Photoshop, Converter, Kidsmat, E-learning. Các phần mềm này rất tiện ích và trở thành một công cụ đắc lực hỗ trợ cho việc thiết kế giáo án điện tử và giảng dạy trên máy tính, máy chiếu, bảng tương tác cũng như trên các thiết bị hỗ trợ khác như Tivi, đầu Video. vừa tiết kiệm được thời gian cho người GV, vừa tiết kiệm được chi phí cho nhà trường mà vẫn nâng cao được tính sinh động, hiệu quả của giờ dạy.

Nếu trước đây GV phải rất vất vả để có thể tìm kiếm những hình ảnh, biểu tượng, đồ dùng phục vụ bài giảng thì hiện nay với ứng dụng CNTT giáo viên có thể sử dụng internet để chủ động khai thác tài nguyên giáo dục phong phú, chủ động quay phim, chụp ảnh làm tư liệu cho bài giảng điện tử. Chỉ cần vài cái "click chuột" là hình ảnh những con vật ngộ nghĩnh, những bông hoa đủ màu sắc, những hàng chữ biết đi và những con số biết nhảy theo nhạc hiện ngay ra với hiệu ứng của những âm thanh sống động ngay lập tức thu hút được sự chú ý và kích thích hứng thú của trẻ.

Việc lựa chọn hình thức cho trẻ làm quen và tiếp cận dựa trên đặc điểm tình hình và tâm sinh lý của trẻ, dựa trên nguyên tắc “lấy trẻ làm trung tâm” GV là thang đỡ, do đó buộc GV phải lựa chọn hình thức cho phù hợp với trẻ làm sao để trẻ dễ dàng tiếp thu qua đó kích thích hứng thú và nhận thức của trẻ làm cho trẻ yêu thích giờ học. Từ những lý luận trên, tôi đưa ra một số biện pháp ứng dụng CNTT thiết kế giáo án điện tử và môt số phần mềm trong việc tổ chức hoạt động giáo dục trong trường mầm non.

docx 13 trang Phương Chi 19/03/2025 260
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Ứng dụng CNTT thiết kế giáo án điện tử và một số phần mềm trong việc tổ chức các hoạt động giáo dục", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Ứng dụng CNTT thiết kế giáo án điện tử và một số phần mềm trong việc tổ chức các hoạt động giáo dục

Sáng kiến kinh nghiệm Ứng dụng CNTT thiết kế giáo án điện tử và một số phần mềm trong việc tổ chức các hoạt động giáo dục
A. ĐẶT VẤN ĐỀ
Sự phát triển của công nghệ thông tin nói riêng và khoa học công nghệ nói chung đang tác động mạnh mẽ vào sự phát triển mọi mặt của đời sống xã hội. Để đáp ứng được sự phát triển chung và nhu cầu thực tế của xã hội thì việc vận dụng công nghệ thông tin và các trang thiết bị hiện đại vào dạy học là hết sức cần thiết, giúp cho giáo viên truyền tải kiến thức nhanh nhất tới trẻ và luôn luôn được cập nhật thông tin một cách chính xác, hiệu quả.
 Nằm trong hệ thống giáo dục quốc dân, ngành giáo dục Mầm Non là mắt xích đầu tiên trong việc thực hiện nhiệm vụ đào tạo nguồn nhân lực và đẩy mạnh ứng dụng Công nghệ thông tin vào trong giảng dạy. Hiện nay các trường Mầm non, mẫu giáo có điều kiện đầu tư, trang bị tivi, đầu video, xây dựng phòng đa năng với hệ thống máy tính, nối mạng Internet tạo điều kiện cho giáo viên ứng dụng CNTT vào trong giảng dạy. CNTT phát triển đã mở ra những hướng đi mới cho ngành giáo dục trong việc đổi mới phương pháp và hình thức dạy để nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ.
Trên thực tế, có những bài giảng nội dung kiến thức khó đòi hỏi phải có hình ảnh trực quan sinh động và chính xác, giáo viên lại không có điều kiện cho trẻ đi tham quan thực tế thì việc khai thác các tư liệu, phim ảnh trên Internet là một thành tựu có tính đột phá của nhân loại, là một công cụ vô cùng hiệu quả cho việc khai thác tư liệu hình ảnh, nội dung, tư liệu bài giảng giới thiệu cho trẻ mang tính chân thực, phong phú.
Để đáp ứng nhu cầu trên, đồng thời tạo cơ hội cho giáo viên phát huy khả năng sáng tạo trong việc lựa chọn và tổ chức các hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ một cách linh hoạt, mềm dẻo, thực hiện phương châm “học mà chơi – chơi mà học”, việc đưa CNTT vào trong hoạt động học tập, hoạt động vui chơi là giải pháp hữu hiệu giúp trẻ làm quen với phương pháp học tập mới, hiện đại. Nếu một hoạt động chỉ hoàn toàn sử dụng những tranh ảnh màu thông thường và một số hoạt động có sử dụng một số hình ảnh động, bắt mắt từ máy tính thì sự lôi cuốn trẻ chắc chắn có sự khác biệt. Chính vì vậy, việc gây hứng thú cho trẻ đồng thời tạo nền tảng cho trẻ thu nhận kiến thức một cách nhẹ nhàng không chỉ dựa vào khả năng vận dụng phương pháp tổ chức của giáo viên mà còn phụ thuộc vào khả năng vận dụng CNTT trong giáo dục.
Có thể nói việc biết sử dụng và ứng dụng CNTT vào dạy học sẽ giúp cho người học dễ hiểu và người dạy truyền tải được kiến thức mong muốn. Tuy nhiên khả năng thiết kế bài giảng điện tử của GV còn nhiều hạn chế, phần lớn GV chỉ biết dạy các giáo án có sẵn copy từ trên mạng, thiết kế bài giảng chưa sinh động nên chưa gây được sự chú ý với trẻ. Để trẻ tham gia vào hoạt động học tập có hiệu quả, quá trình học tập phải được thực hiện thông qua những bài giảng có nội dung phong phú, hình ảnh trực quan sinh động và chính xác, phù hợp với độ tuổi. Để đạt được những điều đó, đòi hỏi GV cần tích cực sáng tạo trong việc thay đổi các hình thức học tập, không ngừng nâng cao kiến thức, dành thời gian nghiên cứu các phần mềm ứng dụng để từ đó tìm ra các phương thức giảng dạy làm cho giờ học trở nên nhẹ nhàng. Trẻ được trau dồi tiếp cận kiến thức một cách nhẹ nhàng lại nhớ lâu, khắc sâu và hình thành tốt trí nhớ có chủ định, tạo nên những lớp chủ nhân tương lại của đất nước vừa có đức vừa có tài. Xuất phát từ khả năng ứng dụng CNTT muốn đem tâm huyết của mình để đóng góp cho nhà trường, hỗ trợ cho GV, giúp trẻ nâng cao nhận thức trong các hoạt động nên tôi đã chọn đề tài: “Ứng dụng CNTT thiết kế giáo án điện tử và một số phần mềm trong việc tổ chức các hoạt động giáo dục”.
B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
CƠ SỞ LÝ LUẬN
Ứng dụng CNTT là một nhiệm vụ ưu tiên trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, là phương tiện chủ lực để đi tắt đón đầu, rút ngắn khoảng cách phát triển so với các nước đi trước, tạo khả năng thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, đã và đang tạo đà cho những thay đổi cơ bản trong công tác giảng dạy ở tất cả các cấp học.
Việc ứng dụng CNTT trong nhà trường sẽ góp phần hiện đại hoá giáo dục và đào tạo, có ý nghĩa rất lớn trong việc đổi mới nội dung, phương pháp, hình thức giảng dạy, học tập. CNTT phát triển mạnh kéo theo sự phát triển của hàng loạt các phần mềm giáo dục và có rất nhiều những phần mềm hữu ích cho GV như PowerPoint, Flash, Photoshop, Converter, Kidsmat, E-learning. Các phần mềm này rất tiện ích và trở thành một công cụ đắc lực hỗ trợ cho việc thiết kế giáo án điện tử và giảng dạy trên máy tính, máy chiếu, bảng tương tác cũng như trên các thiết bị hỗ trợ khác như Tivi, đầu Video. vừa tiết kiệm được thời gian cho người GV, vừa tiết kiệm được chi phí cho nhà trường mà vẫn nâng cao được tính sinh động, hiệu quả của giờ dạy. Nếu trước đây GV phải rất vất vả để có thể tìm kiếm những hình ảnh, biểu tượng, đồ dùng phục vụ bài giảng thì hiện nay với ứng dụng CNTT giáo viên có thể sử dụng internet để chủ động khai thác tài nguyên giáo dục phong phú, chủ động quay phim, chụp ảnh làm tư liệu cho bài giảng điện tử. Chỉ cần vài cái "click chuột" là hình ảnh những con vật ngộ nghĩnh, những bông hoa đủ màu sắc, những hàng chữ biết đi và những con số biết nhảy theo nhạc hiện ngay ra với hiệu ứng của những âm thanh sống động ngay lập tức thu hút được sự chú ý và kích thích hứng thú của trẻ. Việc lựa chọn hình thức cho trẻ làm quen và tiếp cận dựa trên đặc điểm tình hình và tâm sinh lý của trẻ, dựa trên nguyên tắc “lấy trẻ làm trung tâm” GV là thang đỡ, do đó buộc GV phải lựa chọn hình thức cho phù hợp với trẻ làm sao để trẻ dễ dàng tiếp thu qua đó kích thích hứng thú và nhận thức của trẻ làm cho trẻ yêu thích giờ học. Từ những lý luận trên, tôi đưa ra một số biện pháp ứng dụng CNTT thiết kế giáo án điện tử và môt số phần mềm trong việc tổ chức hoạt động giáo dục trong trường mầm non.
THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ
Thuận lợi, khó khăn:
a, Thuận lợi:
 - Được sự quan tâm của các cấp lãnh đạo đã thường xuyên mở các lớp bồi dưỡng và nâng cao chuyên môn, nghiệp vụ cho CBGV.
 - Nhà trường luôn quan tâm, tạo điều kiện môi trường thuận lợi: trang bị cơ sở vật chất, các thiết bị hiện đại hệ thống máy tính, mạng internet giúp cho GV có thể tiếp cận nhanh với CNTT và từ đó ứng dụng vào quá trình giảng dạy.
 - Nhà trường luôn sát sao chỉ đạo GV về chuyên môn, thường xuyên dự giờ thăm lớp để nâng cao chất lượng giảng dạy.
 - Tạo điều kiện cho GV tham gia các lớp ngoại khóa nâng cao chuyên môn và phần mềm tin học: phần mềm giáo án điện tử
 - Tập thể Gv đoàn kết, nhiệt tình, có kinh nghiệm trong giảng dạy. Luôn có ý thức phấn đấu học hỏi và đổi với phương pháp dạy học và ứng dụng CNTT trong soạn giảng.
 - CBGV được đào tạo tin học theo thông tư 03
 - 100% máy tính các lớp đã được kết nối internet. GV thuận lợi, chủ động khai thác tìm kiếm nguồn tài nguyên phong phú cho việc lựa chọn hình ảnh, âm thanh  để xây dựng giáo án điện tử.
b, Khó khăn:
 - Tỷ lệ máy tính trong trường còn kém về chất lượng, các phần mềm hỗ trợ giảng dạy còn ít.
 - Nhận thức về CNTT của GV chưa sâu sắc, chưa đồng đều. Một số GV năng lực còn hạn chế do nhiều tuổi ngại tiếp cận với phương pháp đổi mới, đặc biệt là việc ứng dụng CNTT còn nhiều hạn chế, do vậy còn nhiều khó khăn trong quá trình ứng dụng các phần mềm vào xây dựng giáo án điện tử.
- Kỹ năng tư duy trả lời các câu hỏi của trẻ chưa nhanh, khả năng hứng thú, say mê tham gia các trò chơi học tập chưa cao, một số trẻ chưa thật sự tự nguyện tham gia các hoạt động giáo dục.
- Một số phụ huynh có nhận thức chưa đúng tầm quan trọng việc ứng dụng CNTT trong nhà trường, đặc biệt là việc đánh giá thấp khả năng của trẻ khi cho trẻ thao tác trực tiếp với máy tính. 
- Công tác bảo quản, bảo trì chưa được quan tâm đúng mức dẫn đến máy móc hư hỏng nhiều, đường truyền mạng kém dẫn đến tâm lý chán nản đồng thời kỹ năng xử lý của GV chưa thành thạo nên khi thực hiện không kịp thừi gian, không thực hiện được ý tưởng của làm cho hiệu quả, chất lượng bài dạy thấp
Bảng khảo sát ứng dụng CNTT thiết kế giáo án điện tử và phần mềm trong việc tổ chức hoạt động giáo dục (đầu năm)
TT
Các hình thức ứng dụng CNTT trong thiết kế bài giảng và tổ chức hoạt động
Các mức độ sử dụng
Số GV
Thường xuyên
Tỷ lệ (%)
Không thường xuyên
Tỷ lệ (%)
Rất ít
Tỷ lệ (%)
Không thực hiện
Tỷ lệ (%)
1
Dạy học bằng giáo án điện tử
22
8
36
10
46
4
18
0
0
2
Khai thác thông tin qua mạng Internet phục vụ dạy học
22
11
50
8
36
3
14
0
0
3
Dạy học máy tính qua các phần mềm
22
6
27
10
46
6
27
0
0
4
Kiểm tra khảo sát trẻ qua các trò chơi/máy tính
22
5
23
13
59
4
18
0
0

Bảng thống kê số dự giờ của BGH ứng dụng CNTT vào giảng dạy (đầu năm):
Tổng số giờ dự
Kết quả
Tốt
Khá
TB
Yếu
132
36
48
45
3
2. Các biện pháp đã tiến hành
 * Biện pháp 1: Nâng cao nhận thức về tầm quan trọng, lợi ích của việc ứng dụng CNTT.
Nâng cao nhận thức giáo viên về sự cần thiết của ứng dụng CNTT vào hoạt động dạy học. Đẩy mạnh tuyên truyền cho CBGV thấy rõ hiệu quả và yêu cầu mang tính tất yếu của ứng dụng CNTT trong đổi mới phương pháp giảng dạy thông qua việc triển khai các văn bản chỉ đạo của Bộ, ngành về ứng dụng CNTT trong dạy học.
Bằng nhiều hình thức, quán triệt trong chi ủy chi bộ Đảng, BGH, Công đoàn, Đoàn thanh niên và các tổ chức khác trong nhà trường. Cung cấp, tuyên truyền các văn bản chỉ đạo của Đảng, của Nhà nước, của Bộ GD&ĐT, của Sở, của UBND quận, phòng GD&ĐT về việc đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong nhà trường. Xây dựng các kế hoạch có tính chất chiến lược lâu dài, kết hợp triển khai theo từng mảng công việc, giao trách nhiệm cho các tổ chức trong nhà trường thực hiện các nhiệm vụ về ứng dụng CNTT. Tạo sự đồng thuận, nhất trí trong BGH và các tổ chuyên môn trong nhà trường. 
CBQL tăng cường chỉ đạo các tổ, nhóm chuyên môn ứng dụng CNTT trong đổi mới phương pháp dạy học. Giao kế hoạch dạy học có ứng dụng CNTT cho các tổ, nhóm chuyên môn. Chỉ đạo cho các tổ nhóm chuyên môn thường xuyên báo cáo kinh nghiệm về đổi mới phương pháp nhất là những báo cáo có ứng dụng CNTT trong giảng dạy. Chỉ đạo, giao cho chi đoàn thanh niên giáo viên là nòng cốt đi đầu trong học tập, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, trình độ ngoại ngữ, tin học. Tạo thói quen vào mạng, cập nhật thông tin, sưu tầm dữ liệu, phần mềm giáo dục, đẩy mạnh việc ứng dụng CNTT trong đổi mới phương pháp giáo dục trẻ.
 * Biện pháp 2: Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng nguồn nhân lực có chất lượng về CNTT cho nhà trường.
Ngay từ đầu năm học, BGH nhà trường đã xây dựng kế hoạch bồi dưỡng, nâng cao kiến thức tin học cho đội ngũ CBGV. Tổ chức tập huấn cho CBGV với nội dung thiết thực, sát thực tế giảng dạy như: soạn bài giảng điện tử bằng phần mềm Powerpoint, khai thác thông tin trên mạng Internet, thư viện bài giảng trên các trang web, sử dụng phần mềm hỗ trợ dạy học, sử dụng các phần mềm quản lý trường học, khuyến khích đội ngũ giáo viên có kiến thức tin học cùng xây dựng và tham gia. (Hình ảnh 1: Tổ chức tập huấn cho CBGV sử dụng phần mềm dạy học)
Phát động phong trào giúp nhau học vi tính ở từng khối. Từng khối tự sắp xếp lịch học, lịch thực hành trên máy tính của trường vào các ngày trong tuần. Giáo viên sử dụng máy tính tốt kèm, dạy cho giáo viên mới chưa biết để có khả năng sử dụng tốt máy tính trong công tác. (Hình ảnh 2: Giáo viên trao đổi kinh nghiệm sử dụng phần mềm dạy học ActivInspire trên bảng tương tác)
Tổ chức những cuộc phát động phong trào thi đua học tập, bồi dưỡng, ứng dụng CNTT trong hoạt động đặc biệt trong các kỳ hội giảng, kỷ niệm ngày 20/11, 8/3, ... (Hình ảnh 3: Giáo viên tham dự hội thi giáo viên giỏi cấp trường) 
Giao cho các cá nhân, các tổ nhóm chuyên môn sưu tầm các ứng dụng CNTT trong đổi mới nội dung, phương pháp dạy học. Tiến hành tổ chức các cuộc hội thảo, tập huấn cho CBGV. Tìm hiểu và giao lưu với các trường trong và ngoài quận đã ứng dụng thành công CNTT trong đổi mới quản lý và dạy học, tiết kiệm chi tiêu tổ chức các đợt thăm quan kết hợp học tập kinh nghiệm các trường đó để có thể ứng dụng cho nhà trường.
* Biện pháp 3: Khai thác, xử lý và sử dụng tư liệu trên mạng internet:
 Một trong điều kiện quan trọng nhất để tang cường hiệu quả giáo dục và chất lượng giảng dạy là tìm kiếm nguồn tư liệu phong phú, hình ảnh sống động, hấp dẫn. Ngoài những thông tin có thể tìm kiếm trực tiếp trên website, hay giữa các đồng nghiệp với nhau có thể giúp cung cấp những tư liệu chuyên môn quý. Khi tìm kiếm, lựa chọn tư liệu cho bài giảng điều quan trọng nhất là tính phù hợp. Tư liệu phù hợp là tư liệu liên quan đến nội dung giảng; có nội dung, hình thức đa dạng (thông tin, hình ảnh, video ) và được chọn lọc; lượng thông tin bổ sung vừa đủ không quá ít, không quá nhiều là loãng nội dung.
* Biện pháp 4: Nghiên cứu các phần mềm hỗ trợ trong việc xây dựng các giáo án điện tử:
Để có thể thiết kế được giáo án điện tử thì phải biết sử dụng phần mềm Powerpoint ngoài ra có thể kết hợp sử dụng các phần mềm khác để tiết học đa dạng và sinh động hơn. Nhà trường đã tạo điều kiện để GV có thời gian tham gia các khóa tập huấn do Phòng giáo dục tổ chức. Ngoài ra nhà trường bồi dưỡng kiến thức tin học cho GV vào các buổi sinh hoạt chuyên môn hàng tháng. Mời GV tin học hướng dẫn GV sử dụng chương trình Powerpoint, photoshop để GV có thể tự soạn bài giảng trình chiều trên Powerpoint, tự sáng tạo các trò chơi trên máy tính. 
Internet là một thư viện khổng lồ, là nơi lưu chứa tri thức của toàn nhân loại với rất nhiều tư liệu và các bài viết của mọi lĩnh vực, đặc biệt các thông tin trên đó luôn được cập nhật từng ngày, từng giờ. Như vậy một vấn đề quan trọng đối với GV trong việc ứng dụng CNTT trong dạy học là phải biết khai thác nguồn tài nguyên phong phú trên Internet. GV sử dụng các công cụ tìm kiếm trên internet như: Google hoặc truy cập các nguồn tài nguyên bài giảng trên website của trường, của cụm, violet  cung cấp các bài giảng tham khảo có chất lượng. GV không những có thể download các tư liệu dạy học và các bài giảng mẫu mà còn có thể đưa các tư liệu và bài giảng của mình lên để học tập và chia sẻ kinh nghiệm trong giảng dạy.
Bên cạnh đó, việc học sử dụng máy tính thực chất là học cách sử dụng các phần mềm. 
 - Các phần mềm phổ thông như: 
 + Soạn thảo văn bản Microsoft Word
 + Phần mềm xử lý ảnh Adobe Photoshop
 + Phần mềm tạo bảo tính Microsoft Excel.
 - Các phần mềm phục vụ cho giáo dục như:
 + Phần mềm Powerpoint
 + Phần mềm E-learning
 + Phần mềm bút chì thông minh, Happy kids, Kidsmart 
	Thông qua những giờ học có áp dụng CNTT và sử dụng bài giảng điện tử, những hình ảnh đẹp, hành vi đẹp, những kỹ năng sống được chuyển tới trẻ một cách nhẹ nhàng và sống động, góp phânf hình thành ở trẻ nhận thức về cái đẹp trong cuộc sống và những kỹ năng sống cần thiết đối với lứa tuổi mầm non.
Làm quen với phần mềm Window Movie Maker:
Khi tôi tự học và nghiên cứu trên máy tính, tôi phát hiện ra một công cụ soạn giáo án điện tử khá tiện ích với GV, đó là phần mềm Window Movie Maker. Phần mềm này có sẵn trong chương trình window nhưng không phải ai cũng chú ý tới nó. Chỉ cần thao tác nhấp chuột vào Start/Program/Window Movie Maker (biểu tượng cuộn phim). Phần mềm này cho phép bạn làm giáo án mhư những đoạn phim. Có thể đưa tranh ảnh, video, âm thanh, chữ v

File đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_ung_dung_cntt_thiet_ke_giao_an_dien_tu.docx