Sáng kiến kinh nghiệm Ứng dụng CNTT thiết kế trò chơi học tập cho trẻ 4-5 tuổi trong trường Mầm Non

Biện pháp 1: Học tập bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, kĩ năng ứng dụng CNTT trong dạy học.

Tìm hiểu, nghiên cứu hình thức, phương pháp giáo dục nâng cao trình độ chuyên môn, kĩ năng ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học nhằm nâng cao hiệuquả dạy và học trong trường mầm non→ nghiên cứu phần mềm thiết kế trò chơi giúp trẻ củng cố, ghi nhớ kiến thức sau mỗi bài học→ tham gia các lớp bồi dưỡng kỹ năng ứng dụng công nghệ thông tin, chuyên môn nghiệp vụ, học hỏi kinh nghiệm các bạn đồngnghiệp → chủ động học tập bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, lựa chọn những nội dung, phương pháp, hình thức thiết kế trò chơi phù hợp sáng tạo để trẻ ghi nhớ kiến thức hiệu quả.

Biện pháp 2: Ứng dụng phần mềm “ WORD WALL” thiết kế trò chơi học tập.

Để nâng cao chất lượng dạy và học trong trường mầm non, giúp trẻ hứng thú trong học tập cũng như ghi nhớ bài học một cách dễ dàng tôi đã nghiên cứu về ứng dụng thiết kế trò chơi học tập bài tập tương tác trên phần mềm word wall làm phong phú các hình thức học tập cho trẻ → Nhận thấy ưu điểm ứng dụng Word wall phù hợp trẻ lứa tuổi mầm non → Tìm hiểu quy trình thiết kế trò chơi, cách đăng nhập tạo tài khoản, cách đăng nhập links khi sử dụng word wall, đặc biết là cách tạo link liên kết và mã QR gửi bài tập cho phụ huynh, giúp phụ huynh truy cập dễ dàng. Tôi đã nghiên cứu lựa chọn các nội dung giáo dục phù hợp khi ứng dụng phần mềm Word wall nhằm nâng cao hiệu quả cho trẻ qua từng lĩnh vực khác nhau → Thiết kế trò chơi tươngứng với mỗi bài học nhằm củng cố kiến thức trẻ đã học trên lớp cho trẻ.

docx 53 trang Phương Chi 19/03/2025 340
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Ứng dụng CNTT thiết kế trò chơi học tập cho trẻ 4-5 tuổi trong trường Mầm Non", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Ứng dụng CNTT thiết kế trò chơi học tập cho trẻ 4-5 tuổi trong trường Mầm Non

Sáng kiến kinh nghiệm Ứng dụng CNTT thiết kế trò chơi học tập cho trẻ 4-5 tuổi trong trường Mầm Non
ỦY BAN NHÂN DÂN HUYỆN QUÔC OAI
TRƯỜNG MẦM NON YÊN SƠN
˜{™
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
ỨNG DỤNG CNTT THIẾT KẾ TRÒ CHƠI HỌC TẬP CHO TRẺ 4-5 TUỔI TRONG TRƯỜNG MẦM NON
Lĩnh vực	: Giáo dục mẫu giáo
Cấp học	: Mầm non
Tên tác giả	: Nguyễn Thị Ngọc Mai Đơn vị công tác	: Trường mầm non Yên Sơn Chức vụ	: Giáo viên.
Năm học: 2023 - 2024
MỤC LỤC
NỘI DUNG
Số
trang
I.ĐẶT VẤN ĐỀ (Lý do chọn đề tài)
5
1.Lý do chọn đề tài
5
2.Mục đích nghiên cứu
6
3.Đối tượng nghiên cứu
6
4.Phạm vi nghiên cứu
6
5.Thời gian nghiên cứu
6
6.Phương pháp nghiên cứu
6
II.GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
6
1. Nội dung lý luận
6
2. Thực trạng vấn đề
8
3. Các biện pháp tiến hành
9
Biện pháp 1: Học tập bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, kĩ năng ứng dụng CNTT trong dạy học.
9
Biện pháp 2: Ứng dụng phần mềm WORD WALL thiết kế trò chơi học tập.
11
2.1, Ưu điểm của ứng dụng word wall trong việc thiết kế trò chơi.
11
2.2, Thiết kế trò chơi học tập trên ứng dụng Word wall.
14
Biện pháp 3 : Ứng dụng Livewordsheets, Word wall thiết kế bài tập tư
duy nối hình với bóng.
22
Biện pháp 4: Phối kết hợp với phụ huynh tương tác với trẻ qua zalo nhóm lớp.
19
4, Kết quả thực hiện
23
4.1, Đối với trẻ
23
4.2, Đối với giáo viên
25
4.2, Đối với phụ huynh
25
III. KẾT LUẬN, KHUYẾN NGHỊ
25
1.Kết luận
25
2.Khuyến nghị
26
IV.TÀI LIỆU THAM KHẢO
27

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
ĐƠN YÊU CẦU CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Kính gửi: Hội đồng khoa học cơ sở
Hội đồng khoa học cấp trên
Họ và tên
Ngày
tháng năm sinh
Nơi công tác
Chức danh
Trình độ
chuyên môn

Tên SKKN
Nguyễn Thị Ngọc Mai
20/03/1991
MN Yên Sơn
Giáo viên
Đại học
“Ứng dung CNTT thiết kế tò chơi học tập cho trẻ 4-5 tuổi trong
trường mầm non”
Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: “Ứng dung CNTT thiết kế tò chơi học tập cho trẻ 4-5 tuổi trong trường mầm non”
Lĩnh vực: Giáo dục mẫu giáo
Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu: 15/9/2023.
Trong sáng kiến kinh nghiệm tôi đã sử dụng một số biện pháp:
Biện pháp 1: Học tập bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, kĩ năng ứng dụng CNTT trong dạy học.
Tìm hiểu, nghiên cứu hình thức, phương pháp giáo dục nâng cao trình độ chuyên môn, kĩ năng ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học nhằm nâng cao hiệu quả dạy và học trong trường mầm non → nghiên cứu phần mềm thiết kế trò chơi giúp trẻ củng cố, ghi nhớ kiến thức sau mỗi bài học→ tham gia các lớp bồi dưỡng kỹ năng ứng dụng công nghệ thông tin, chuyên môn nghiệp vụ, học hỏi kinh nghiệm các bạn đồng nghiệp → chủ động học tập bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, lựa chọn những nội dung, phương pháp, hình thức thiết kế trò chơi phù hợp sáng tạo để trẻ ghi nhớ kiến thức hiệu quả.
Biện pháp 2: Ứng dụng phần mềm “ WORD WALL” thiết kế trò chơi học tập.
Để nâng cao chất lượng dạy và học trong trường mầm non, giúp trẻ hứng thú trong học tập cũng như ghi nhớ bài học một cách dễ dàng tôi đã nghiên cứu về ứng dụng thiết kế trò chơi học tập bài tập tương tác trên phần mềm word wall làm phong phú các hình thức học tập cho trẻ → Nhận thấy ưu điểm ứng dụng Word wall phù hợp trẻ lứa tuổi mầm non → Tìm hiểu quy trình thiết kế trò chơi,
cách đăng nhập tạo tài khoản, cách đăng nhập links khi sử dụng word wall, đặc biết là cách tạo link liên kết và mã QR gửi bài tập cho phụ huynh, giúp phụ huynh truy cập dễ dàng. Tôi đã nghiên cứu lựa chọn các nội dung giáo dục phù hợp khi ứng dụng phần mềm Word wall nhằm nâng cao hiệu quả cho trẻ qua từng lĩnh vực khác nhau → Thiết kế trò chơi tương ứng với mỗi bài học nhằm củng cố kiến thức trẻ đã học trên lớp cho trẻ.
Các trò chơi học tập, bài tập tương tác trên word wall được ứng dụng trong các nội dung giáo dục cụ thể như sau:
+ Làm quen với toán
+ Khám phá khoa học
+ Khám phá xã hội
+ Làm quen văn học.
Biện pháp 3 : Ứng dụng Livewordsheets, Word wall thiết kế bài tập tư duy nối hình với bóng.
Ứng dụng Livewordsheets, Word wall thiết kế một số bài tập tư duy nối hình với bóng cho trẻ.
Nghiên cứu các dạng bài tập trên ứng dụng Livewordsheets, Word wall để thiết kế một số bài tập tư duy cho trẻ → Sưu tầm lựa chọn hình ảnh phù hợp với hình bóng → Sử dụng phần mềm Canva thiết kế nội dung bài tập → Chọn dạng bài tập trên Livewordsheets, word wall → bài tập tư duy ghép hình với bóng giúp trẻ phát triển tư duy cho trẻ nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ trong trường mầm non.
Biện pháp 4: Phối kết hợp với phụ huynh tương tác với trẻ qua zalo nhóm lớp.
Thiết kế các trò chơi học tập, bài tập tương tác, trò chơi trắc nghiệm→ sao chép links, mã QR gửi tới phụ huynh phối kết hợp với phụ huynh trong việc nâng cao hiệu quả cho trẻ ôn tập củng cố kiến thức trên lớp, trẻ ghi nhớ tốt hơn nội dung đã học trên lớp.
Các điều kiện cần thiết để áp dụng vào sáng kiến kinh nghiệm: Tài liệu, sách tham khảo liên quan đến đề tài, tài liệu chuyên môn, chương trình giáo dục mầm non, trang thiết bị hiện đại, các ứng dụng, phần mềm, trang web về thiết kế trò chơi học tập cho trẻ.
Đánh giá lợi ích thu được sau khi thực hiện sáng kiến kinh nghiệm của cá nhân: Sau khi áp dụng các biện pháp bản thân tôi đã có kiến thức về kỹ năng ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy, kĩ năng thiết kế các dạng trò chơi bài tập trắc nghiệm. Tôi được ban giám hiệu đánh giá cao về hiệu quả tổ chức cho trẻ chơi củng cố trên lớp sau mỗi bài học cũng như gửi link, mã QR cho phụ huynh giúp trẻ ôn tập kiến thức trên lớp hiệu quả. Trẻ rất hứng thú tích cực tham gia học bài và gửi kết quả trên zalo nhóm lớp. Bản thân tôi được trau dồi kiến thức và tích lũy thêm nhiều kinh nghiệm trong việc chăm sóc, giáo dục trẻ, tôi được phụ huynh tin tưởng và các bạn đồng nghiệp yêu thương, quý mến.
Đánh giá lợi ích thu được sau khi thực hiện sáng kiến kinh nghiệm của nhà trường: Sau khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm tôi nhận thấy trẻ rất hứng thú tích cực tham gia học bài, phụ huynh hưởng ứng, thường xuyên trao đổi và phối kết hợp với giáo viên để cùng chăm sóc giáo dục trẻ. Đặc biệt làm phong phú
thêm kho tư liệu trò chơi học tập của nhà trường nhằm nâng cao chất lượng nuôi dưỡng chăm sóc giáo dục trẻ và thương hiệu của nhà trường ngày một tốt hơn.
Tôi xin cam đoan mọi thông tin nêu trên là trung thực, đúng sự thật và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật.
Yên Sơn ngày	tháng 05 năm 2024
Người nộp đơn
(Ký và ghi rõ họ tên)
Nguyễn Thị Ngọc Mai

ĐẶT VẤN ĐỀ
Lý do chọn đề tài
Trong xu thế phát triển chung của toàn xã hội, công nghệ thông tin là một nhu cầu không thể thiếu trong mọi lĩnh vực. Đặc biệt là ứng dụng công nghệ thông tin trong ngành giáo dục rất là cần thiết. Đó là nhu cầu học tập, tiếp cận với công nghệ thông tin ngày càng phát triển để các em có thể tiếp thu được những kiến thức mới, những khoa học mới và trở thành những chủ nhân tương lai của đất nước.
Hiện nay công nghệ thông tin đã và đang ảnh hưởng toàn diện đến ngành giáo dục, trong đó có giáo dục mầm non. Với sự phát triển bùng nổ của công nghệ thông tin đã mở ra những hướng đi mới cho nghành giáo dục trong việc đổi mới phương pháp và hình thức dạy học. Việc ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học mầm non mang đến nhiều lợi ích thiết thực, trẻ được tiếp cận kiến thức đa chiều ngay từ khi còn nhỏ.
Việc ứng dụng công nghệ thông tin còn giúp cho giáo viên mầm non có cơ hội làm quen, tiếp cận và phát huy khả năng ứng dụng công nghệ thông tin của mình, giúp nội dung bài giảng thêm sinh động, hấp dẫn, trực quan. Giáo viên có thể thiết kế trò chơi học tập hấp dẫn lôi cuốn tạo hứng thú học tập cho trẻ. Từ đó tạo ra được một môi trường dạy và học có sự tương tác, sống động, tạo sự hứng thú và hiệu quả cao. Những nội dung, tư liệu bài giảng được ôn lại thông qua bài tập tương tác, trò chơi học tập giúp trẻ ghi nhớ sâu hơn nội dung bài học.
Nhờ có công nghệ thông tin mà giáo viên có thể tiếp cận với nguồn tư liệu mở vô cùng phong phú, đa dạng. Đây cũng là cơ sở để tạo nên những bài giảng đầy hấp dẫn, trực quan, sinh động gần gũi phù hợp với trẻ, tạo nên “môi trường học tập thân thiện, học sinh tích cực”. Không chỉ nghe, nhìn, mà trẻ còn được thực hành nội dung bài học một cách bài bản thông qua các trò chơi học tập, bài tập tương tác sinh động, hấp dẫn. Từ đó, giúp cho kết quả học tập của trẻ có hiệu quả nhờ nguyên lý “dạy học lấy trẻ làm trung tâm”, và cũng giúp cho trẻ phát triển toàn diện về cả nhận thức lẫn nhân cách.
Công nghệ thông tin phát triển đã mở ra những hướng đi mới cho ngành giáo dục trong việc đổi mới phương pháp và hình thức dạy học. Việc vận dụng công nghệ vào các lĩnh vực trong đời sống không còn xa lạ nữa, ngành giáo dục nói chung và giáo dục mầm non nói riêng cũng đã từng bước tiếp cận với công nghệ hiện đại. Phương pháp dạy học thông qua trò chơi, là phương pháp gây nhiều hứng thú cho trẻ nhất trong hệ thống các phương pháp dạy học nói chung và đặc biệt riêng với lứa tuổi mầm non trẻ học mà chơi - chơi mà học. Nhưng phương pháp này đòi hỏi sự sáng tạo của người dạy. Giáo viên phải suy nghỉ để xây dựng
thiết kế những trò chơi mới, và sử dụng trò chơi một cách hợp lý độc đáo để lôi cuốn trẻ tránh sự nhàm chán, từ đó trẻ lĩnh hội được tri thức một cách tích cực và hiệu quả nhất.
Bản thân tôi là một giáo viên dạy lớp 4-5 tuổi. Tôi nhận thấy việc thiết kế các trò chơi học tập trên lớp cũng như bài tập tương tác, bài tập trắc nghiệm tạo hứng thú cho trẻ, giúp trẻ tích cực hoạt động, tương tác với cô trong bài dạy cũng như giáo viên có thể phối kết hợp với phụ huynh cho trẻ củng cố lại kiên thức đã học. Bởi vậy để nâng cao chất lượng dạy và học cho trẻ trong trường mầm non tôi đã chọn đề tài: “Ứng dụng công nghệ thông tin thiết kế trò chơi học tập cho trẻ 4-5 tuổi tại trường mầm non” áp dụng có hiệu quả tại đơn vị mình.
Mục đích nghiên cứu.
Đưa ra các giải pháp ứng dụng công nghệ thông tin trong việc thiết kế trò chơi học tập cho trẻ 4-5 tuổi trong trường mầm non.
Đối tượng nghiên cứu:
Hoạt động giáo dục trẻ ứng dụng công nghệ thông tin thiết kế trò chơi học tập cho trẻ 4-5 tuổi trong trường mầm non.
Phạm vi nghiên cứu:
Phạm vi nghiên cứu: Trẻ lớp 4 Tuổi B4 Trường Mầm Non Yên Sơn
Thời gian nghiên cứu:
Thời gian thực hiện đề tài: Từ tháng 9 năm 2023 đến tháng 5 năm 2024.
Phương pháp nghiên cứu:
Để hoàn thành đề tài này tôi áp dụng những phương pháp nghiên cứu sau:
Phương pháp phân tích và tổng hợp các tài liệu khoa học lí luận.
Phương pháp thống kê toán học.
Phương pháp luyện tập, thực hành.
Phương pháp quan sát, nhận xét.
Phương pháp điều tra giáo dục.
GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
Nội dung lý luận
Khái niệm công nghệ thông tin: Ở Việt Nam, khái niệm Công nghệ Thông tin được hiểu và định nghĩa trong nghị quyết Chính phủ 49/CP ngày 04/08/1993: "Công nghệ thông tin là tập hợp các phương pháp khoa học, các phương tiện và công cụ kĩ thuật hiện đại - chủ yếu là kĩ thuật máy tính và viễn thông - nhằm tổ chức khai thác và sử dụng có hiệu quả các nguồn tài nguyên thông tin rất phong phú và tiềm năng trong mọi lĩnh vực hoạt động của con người và xã hội".
Ứng dụng CNTT trong tổ chức các hoạt động giáo dục có nghĩa là: Sử dụng các thiết bị công nghệ thông tin, các phần mềm làm công cụ hỗ trợ việc tổ chức
hoạt hoạt động giáo dục, khai thác tốt các phần mềm thiết kế bài dạy, thiết kế trò chơi như phần mềm Word wall, Livewordsheets, PowerpointTăng cường sử dụng mạng internet để khai thác thông tin, tham khảo và xây dựng, giáo án điện tử, trò chơi học tập, bài tập tương tác có chất lượng phục vụ cho công tác giáo dục.
Trong xu thế phát triển chung của toàn xã hội, công nghệ thông tin là một nhu cầu không thể thiếu trong mọi lĩnh vực. Đặc biệt là áp dụng công nghệ thông tin vào trong ngành giáo dục rất là cần thiết. Đó là nhu cầu học tập, tiếp cận với công nghệ thông tin ngày càng phát triển để các em có thể tiếp thu được những kiến thức mới, những khoa học mới và trở thành những chủ nhân tương lai của đất nước. Để đáp ứng được những yêu cầu của giáo dục, đòi hỏi mỗi giáo viên không ngừng nâng cao kiến thức dành thời gian nghiên cứu các phần mềm ứng dụng để từ đó tìm ra phương pháp phù hợp để ứng dụng CNTT trong giảng dạy, thiết kế và tổ chức các trò chơi, bài tập tương tác cho trẻ giúp trẻ tích cực hứng thú chủ động trong việc tiếp thu kiến thức. Có thể thấy ứng dụng CNTT trong giáo dục mầm non đã tạo ra một biến đổi lớn và nâng cao hiệu quả giảng dạy của ngành giáo dục mầm non, tạo ra một môi trường giáo dục mang tính tương tác cao giữa giáo viên và học sinh. Và việc sử dụng trò chơi trong các hoạt động có ứng dụng công nghệ thông tin, trẻ rất hứng thú tham gia vào hoạt động, phát huy tính sáng tạo của trẻ.
Hoạt động giáo dục chủ đạo của trẻ mẫu giáo chủ yếu là thông qua các trò chơi, giáo viên sử dụng trò chơi nhằm tích cực hóa hoạt động của trẻ. Theo Giáo trình giáo dục tích hợp ở bậc học mầm non: “Hoạt động chơi chiếm vị trí trung tâm trong chương trình giáo dục mầm non. Trẻ mẫu giáo học tốt nhất là học thông qua chơi. Vì thế giáo viên cần phải sử dụng nhiều trò chơi hấp dẫn, phù hợp với chủ đề khám phá của trẻ”. Chính vì thế việc kết hợp giữa các hoạt động giáo dục và trò chơi đem lại hiệu quả cao trong các hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ tại trường mầm non.
Thông qua trò chơi trẻ có điều kiện "Học mà chơi, chơi mà học". Phương pháp dạy học thông qua trò chơi gây nhiều hứng thú cho trẻ. Giáo viên phải sáng tạo trong suy nghĩ để xây dựng thiết kế những trò chơi mới, sử dụng trò chơi một cách hợp lý độc đáo để lôi cuốn trẻ. Khi tham gia vào các trò chơi trẻ sẽ được tưởng tượng và suy ngẫm, thử nghiệm các tình huống để đạt kết quả. Việc kết hợp sử dụng hình thức trò chơi trong học tập sẽ đưa lại hiệu quả cao trong dạy học. Phương pháp sử dụng trò chơi và đặc biệt là trò chơi có ứng dụng công nghệ thông tin, sẽ có tác dụng tích cực nhằm thay đổi hình thức học tập và thông qua trò chơi
không khí lớp học sẽ trở nên thoải mái, dễ chịu, việc tiếp thu kiến thức của học sinh trở nên nhẹ nhàng và hiệu quả hơn.
Căn cứ vào đặc điểm phát triển tâm lý của trẻ 4-5 tuổi, trẻ chủ yếu học thông qua chơi bởi vậy tôi đã lựa chọn phối kết hợp giữa bài học trên lớp và trò chơi tương tác ,bài tập trắc nghiệm bằng cách sử dụng phần mềm Word Wall thiết kế các bài tập, trò chơi giáo dục giúp trẻ hứng thú tích cực tham gia học tập.
Với những lý luận trên bản thân tôi luôn trăn trở làm cách nào để trẻ nhỏ có thể tiếp thu kiến thức dễ dàng, ghi nhớ bài học hiệu quả, tạo hứng thú tích cực cho trẻ trong học tập để các con có thể phát triển toàn diện. Bởi vậy tôi đã nghiên cứu và đưa ra một số biện pháp: Học tập bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, kĩ năng ứng dụng CNTT vào giảng dạy, ứng dụng phần mềm Word Wall thiết kế trò chơi học tập, bài tập trắc nghiệm, bài tập tư duy ghép hình với bóng, phối kết hợp với phụ huynh qua zalo nhóm lớp nâng cao chất lượng dạy - học trong trường mầm non.
Thực trạng của vấn đề
Năm học 2023 - 2024, tôi được Ban giám hiệu phân công phụ trách lớp mẫu giáo nhỡ 4 - 5 tuổi B4. Trong quá trình thực hiện đề tài, tôi gặp những thuận lợi và khó khăn sau:
Thuận lợi:
Được sự quan tâm hướng dẫn sát sao của các đồng chí trong Ban Giám Hiệu về việc ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy.
Ban Giám Hiệu nhà trường thường xuyên bồi dưỡng, 

File đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_ung_dung_cntt_thiet_ke_tro_choi_hoc_ta.docx
  • pdfSáng kiến kinh nghiệm Ứng dụng CNTT thiết kế trò chơi học tập cho trẻ 4-5 tuổi trong trường Mầm Non.pdf