Sáng kiến kinh nghiệm Ứng dụng CNTT trong công tác quản lý lớp chủ nhiệm tại trường THCS
Trong những năm gần đây, các trường đã tiếp cận với nhiều phần mềm quản lý học sinh. Nó mang lại rất nhiều tiện ích, hiệu quả trong việc quản lý trường học và đặc biệt là quản lý học sinh. Hiện nay, việc ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) vào trong quản lý lớp chủ nhiệm không còn quá mới mẻ với hầu hết các thầy cô chủ nhiệm, đặc biệt là các thầy cô chủ nhiệm trong các trường THCS. Việc này đã giúp cho công tác chủ nhiệm trở nên nhẹ nhàng hơn, đơn giản hơn, chính xác hơn và có sự cập nhật nhanh chóng hơn với phương pháp quản lý truyền thống.
Làm thế nào để tăng cường công tác phối hợp giữa nhà trường, GVCN với gia đình học sinh trong việc quản lý toàn diện học sinh đang là vấn đề còn bỏ ngỏ? Làm sao để học sinh có cả về đức lẫn tài, luôn là người con ngoan, trò giỏi? Làm sao để CNTT không ảnh hưởng đến việc học tập, vui chơi và phát triển của các em học sinh? Xuất phát từ sự băn khoăn, trăn trở của các thầy cô làm công tác chủ nhiệm cùng mong muốn giáo dục học sinh sử dụng CNTT đúng mục đích, tôi mạnh dạn đưa ra biện pháp: “Ứng dụng CNTT trong công tác quản lý lớp chủ nhiệm tại trường THCS ”.
Hi vọng biện pháp này sẽ được áp dụng rộng rãi và mang lại hiệu quả ở tất cả các lớp trong nhà trường và sẽ mang lại lợi ích thiết thực, hỗ trợ đồng nghiệp trong công tác chủ nhiệm.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Ứng dụng CNTT trong công tác quản lý lớp chủ nhiệm tại trường THCS

Báo cáo biện pháp "Ứng dụng CNTT trong công tác quản lý lớp chủ nhiệm tại trường THCS" PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ “Giáo dục thông minh” hay “Giáo dục 4.0” được xem là mô hình phù hợp với xu thế phát triển của thời đại hiện nay. Có sự liên kết chặt chẽ giữa ba yếu tố quan trọng, đó là nhà trường – giáo viên – học sinh. Theo đó, mô hình này thúc đẩy hoạt động dạy và học diễn ra mọi lúc, mọi nơi, giúp cho người học có thể chủ động quyết định nội dung, phương thức học tập theo nhu cầu của bản thân. Công cuộc “công nghiệp hóa, hiện đại hóa” làm đổi mới đất nước đã đạt được những kết quả tốt, làm thay đổi bộ mặt của xã hội. Những yếu tố tích cực có tác dụng định hướng, hình thành và phát triển nhân cách thế hệ trẻ. Song bên cạnh mặt tích cực, không tránh khỏi những mặt tiêu cực, đang hằng ngày, hằng giờ len lỏi vào thế hệ trẻ cũng như thế hệ học sinh của chúng ta. Chẳng hạn như: các tệ nạn xã hội có nguy cơ phát triển, đặc biệt là tệ nạn ma túy học đường, chơi game, những yếu tố độc hại của sách báo, phim ảnh không lành mạnh trên mạng Internet. Chính sự phát triển của xã hội làm cho học sinh ngày nay cũng xuất hiện thói quen hưởng thụ, lười lao động và học tập. Chính mặt trái của sự phát triển xã hội hiện nay đã làm nảy sinh những quan hệ phức tạp, ảnh hưởng đến nhận thức giá trị, tư tưởng, tính cách và hành vi của thế hệ học trò, các em dễ bị lôi kéo, kích động bởi những thói hư, tật xấu. Điều đó đã ảnh hưởng đến công tác giáo dục của nhà trường và ít nhiều làm cho công tác chủ nhiệm của giáo viên gặp khó khăn. Do vậy, bên cạnh việc khai thác và tận dụng những yếu tố tích cực của xã hội thì chúng ta cần phải thường xuyên ngăn ngừa và cải tạo những yếu tố tiêu cực, không để chúng làm ảnh hưởng đến học sinh và nhà trường. Hơn lúc nào hết, nhà trường nói chung và giáo viên chủ nhiệm (GVCN) nói riêng cần phải thực hiện tốt nhiệm vụ phối hợp với gia đình học sinh để cùng nhau tìm ra những biện pháp để giáo dục học sinh một cách toàn diện. Trong những năm gần đây, các trường đã tiếp cận với nhiều phần mềm quản lý học sinh. Nó mang lại rất nhiều tiện ích, hiệu quả trong việc quản lý trường học và đặc biệt là quản lý học sinh. Hiện nay, việc ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) vào trong quản lý lớp chủ nhiệm không còn quá mới mẻ với hầu hết các thầy cô chủ nhiệm, đặc biệt là các thầy cô chủ nhiệm trong các trường THCS. Việc này đã giúp cho công tác chủ nhiệm trở nên nhẹ nhàng hơn, đơn giản hơn, chính xác hơn và có sự cập nhật nhanh chóng hơn với phương pháp quản lý truyền thống. Làm thế nào để tăng cường công tác phối hợp giữa nhà trường, GVCN với gia đình học sinh trong việc quản lý toàn diện học sinh đang là vấn đề còn bỏ ngỏ? Làm sao để học sinh có cả về đức lẫn tài, luôn là người con ngoan, trò giỏi? Làm sao để CNTT không ảnh hưởng đến việc học tập, vui chơi và phát triển của các em học sinh? Xuất phát từ sự băn khoăn, trăn trở của các thầy cô làm công tác chủ nhiệm cùng mong muốn giáo dục học sinh sử dụng CNTT đúng mục đích, tôi mạnh dạn đưa ra biện pháp: “Ứng dụng CNTT trong công tác quản lý lớp chủ nhiệm tại trường THCS ”. Hi vọng biện pháp này sẽ được áp dụng rộng rãi và mang lại hiệu quả ở tất cả các lớp trong nhà trường và sẽ mang lại lợi ích thiết thực, hỗ trợ đồng nghiệp trong công tác chủ nhiệm. PHẦN II: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ. Thực trạng công tác chủ nhiệm. Ưu điểm. Đối với trường Trung học cơ sở , công tác giảng dạy và chủ nhiệm luôn được Ban giám hiệu và nhà trường quan tâm một cách đặc biệt. Điều đó đòi hỏi người GVCN phải tìm ra các phương pháp hiệu quả nhằm phù hợp với đa dạng các đối tượng học sinh khác nhau, kích thích sự sáng tạo của học sinh, nhằm nâng cao chất lượng nề nếp học sinh trong nhà trường. Trường THCS có đội ngũ giáo viên luôn chấp hành tốt quy chế chuyên môn, nhiệt tình trong công tác giảng dạy, có tinh thần trách nhiệm cao trong công tác chủ nhiệm. Đa số giáo viên đều nhiệt tình, tâm huyết với trường lớp, có kĩ năng sư phạm và kĩ năng giao tiếp với phụ huynh học sinh. Trong quá trình giảng dạy tại trường THCS , tôi nhận thấy đa số các em có ý thức học tập tốt, có ý chí vươn lên, có tinh thần ham học hỏi, ngoan ngoãn lễ phép. Công nghệ thông tin phát triển, ngày nay hầu hết PHHS đều có điện thoại thông minh, máy tính. Phụ huynh và các em học sinh rất nhanh nhạy trong việc tiếp cận CNTT nên việc trao đổi, liên lạc giữa gia đình, nhà trường và GVCN cũng dễ dàng hơn. Hạn chế và nguyên nhân hạn chế. Một số GV còn ngại tiếp cận, tìm hiểu những phần mềm, dẫn đến sử dụng CNTT và trong công tác quản lý, giảng dạy, công tác chủ nhiệm, chưa mang lại hiệu quả. Hiện nay, công tác chủ nhiệm của một số giáo viên chưa được chú ý hoặc chưa có những phương pháp tích cực. Nhiều giáo viên chỉ chú tâm vào bồi dưỡng chuyên môn mà xem nhẹ công tác chủ nhiệm. GVCN chưa thấy hết được vị trí, chức năng và tầm quan trọng của mình. Sự bùng nổ CNTT làm cho một số bộ phận học sinh sử dụng Internet sai mục đích giáo dục. Sự thiếu quan tâm của một bộ phận PHHS đến con em mình vì lo làm ăn kinh tế gia đình. Biện pháp nâng cao chất lượng công tác chủ nhiệm lớp Muốn làm tốt công tác chủ nhiệm lớp, hơn ai hết người GVCN cần hiểu rõ vị trí, chức năng, vai trò, trách nhiệm và nội dung công tác chủ nhiệm lớp. Có tinh thần và trách nhiệm cao trong công việc. Để có được kết quả chất lượng giáo dục hai mặt của lớp chủ nhiệm ngày càng đi lên, các em được phát triển một cách toàn diện. Trong công tác chủ nhiệm của mình, tôi đã thực hiện những công việc sau Biện pháp 1: Sử dụng Google form trong công tác chủ nhiệm lớp. Biện pháp 2: Ứng dụng quản lý lớp học ClassClap. Thực nghiệm sư phạm. Biện pháp 1: Sử dụng Google form trong công tác chủ nhiệm lớp. Mục đích: Lấy được lí lịch học sinh, hoàn cảnh gia đình Tìm hiểu tâm tư nguyện vọng của từng học sinh Thay đổi hình thức học tập, kiểm tra đánh giá học sinh bằng nhiều hình thức. Tạo được các biểu mẫu báo cáo, mẫu đăng kí để thu thập thông tin, số liệu một cách tự động. Giảm thời gian, công sức viết báo cáo và tập hợp thông tin số liệu để quản lý học sinh. Vừa học vừa chơi sẽ giúp học sinh hứng thú hơn trong mỗi tiết học. Mô tả cách thức thực hiện. Trong Google form hiện nay có tích hợp một ứng dụng cho phép tạo mẫu online được các công ty, đơn vị thường dùng để khảo sát khách hàng hoặc đối tác, tạo phiếu hỏi khi cần điều tra một số thông tin liên quan. Để tạo mẫu online chúng ta có thể tham khảo các tài liệu hướng dẫn trên mạng Internet tại rất nhiều địa chỉ. Nhìn chung để tạo mẫu trong Google form chúng ta thực hiện theo các bước cơ bản sau đây: Bước 1. Truy cập đường link gmail.com. Nháy vào biểu tượng 9 chấm rồi kéo xuống chọn biểu mẫu. Bước 2: Chọn vào bắt đầu biểu mẫu mới. Bước 3: Đặt tên cho biểu mẫu. Bước 4: Đặt tên cho câu hỏi, chọn loại câu trả lời phù hợp. Nhấn vào dấu “ +” để thêm các câu hỏi cần học sinh trả lời. Bước 5: Thêm phần. Ví dụ: Muốn thêm phần trả lời thông tin về PHHS. Có thể thêm các câu hỏi và thao tác tương tự các bước trên để hoàn chỉnh biểu mẫu. Bước 6: Xem lại biểu mẫu trước khi gửi. Bước 7: Copy link rồi gửi cho PHHS qua nhóm zalo của lớp. Kết quả đạt được. Sau khi đã gửi link, PHHS nhập các câu hỏi, GVCN tổng hợp lại các câu trả lời của PHHS rồi tải về và chỉnh sửa được thành trang tính giúp cho việc thu thập thông tin học sinh của giáo viên đơn giản, nhanh chóng. Tùy vào nhu cầu của GV cần những thông tin gì thì sẽ tạo các câu hỏi phù hợp với mục đích của GV. Ngoài việc sử dụng Google form để thu thập thông tin học sinh, thì GV có thể sử dụng để thu thập tâm tư nguyện vọng của học sinh, tạo các khảo sát đầu năm học. Điều chỉnh, bổ sung sau thực nghiệm. Hiện tại, tôi chưa có điều chỉnh bổ sung gì nhiều sau thực nghiệm. Tuy nhiên cần yêu cầu phụ huynh và học sinh chủ động, hợp tác hơn trong việc kết hợp với giáo viên. Biện pháp 2: Ứng dụng quản lý lớp học ClassClap. Mục đích. Liên lạc, trao đổi, tương tác với phụ huynh dễ dàng, nhanh chóng và thuận tiện. Thay đổi hình thức học tập, kiểm tra đánh giá học sinh bằng nhiều hình thức. Tạo được một mạng xã hội riêng của lớp để trao đổi, cập nhật thông tin nhanh chóng. Các tính năng hay như: Chọn tên ngẫu nhiên học sinh, chia nhóm ngẫu nhiên. Mô tả cách thức thực hiện. Đăng kí tài khoản trên phần mềm Classclap + Tài khoản dành cho giáo viên. + Tài khoản dành cho phụ huynh. + Tài khoản dành cho lãnh đạo trường. Nếu là giáo viên chọn giáo viên, phụ huynh chọn phụ huynh, là lãnh đạo trường chọn lãnh đạo trường. Tạo lớp trên phần mềm. Sau khi đăng kí tài khoản dành cho giáo viên xong, bước tiếp theo sẽ tạo lớp trên phần mềm. Nhấn vào Tạo lớp để tạo lớp mới Sau khi nhập tên lớp thì nhấn tạo lớp. Nhấn vào thêm học sinh. Lúc này ta có thể copy danh sách học sinh của lớp từ word hoặc excel để thêm. Nhấn vào “Lưu”. Sau khi nhập danh sách xong ta sẽ được 1 lớp học như sau: Tại lớp học ta có thể điểm danh, cho điểm học sinh, trừ điểm nếu học sinh vi phạm, gọi tên ngẫu nhiên học sinh, hay nhóm học sinh. Lúc này chúng ta có thể mời gia đình (phụ huynh) cùng tham gia lớp học. Với điều kiện bố hoặc mẹ cũng đăng kí tài khoản với tư cách là phụ huynh. Giáo viên sẽ mời từng phụ huynh tham gia lớp học bằng số điện thoại hoặc mail của phụ huynh. Lúc này, chúng ta đã có lớp học, có phụ huynh để trao đổi và tương tác. Trong mỗi lớp học chúng ta sẽ có thể làm được những việc sau: Lớp học + Tên từng học sinh trong lớp + Có thể cho điểm và trừ điểm học sinh. Phần này nếu giáo viên cho nhầm điểm, phần mềm không cho giáo viên sửa lại điểm nên giáo viên lưu ý khi cho điểm cần chú ý cẩn thận chút. + Có thể dùng bộ công cụ: chọn ngẫu nhiên 1 học sinh, chia nhóm ngẫu nhiên, + Có thể mời thêm giáo viên tham gia vào lớp. Để tham gia được vào lớp thì giáo viên cũng cần phải tạo 1 tài khoản Classclap. Ví dụ: Muốn mời thêm giáo viên dạy Ngữ văn của lớp vào để cùng đánh giá, cho điểm. Chúng ta sẽ nhập mail hoặc số điện thoại mà giáo viên dạy Ngữ văn dùng để đăng kí tài khoản Classclap. Sau đó, nhấn vào gửi lời mời. Sau khi mời xong thì giáo viên dạy Ngữ văn sẽ nhận được một mail hoặc tin nhắn SMS mời vào lớp và chỉ cần nhấn chấp nhận là đã tham gia vào lớp. + Có thể tổng hợp được điểm của cả lớp. Nhấn vào xuất file thì 1 file excel sẽ được xuất ra như hình sau: + Có thể điểm danh học sinh: Nghỉ học có phép, nghỉ học không phép, đi học, đi học muộn,... Câu chuyện lớp học. + Coi như là một mạng xã hội của lớp. Giáo viên có thể đăng các hình ảnh, hoạt động trên lớp của học sinh, hay quay video để đăng lên câu chuyện của lớp. Chắc chắn sẽ được phụ huynh quan tâm rất nhiều. Phần mềm này sẽ an toàn và bảo mật hơn các mạng xã hội khác như Facebook,Vì chỉ vào trang này mới xem được thông tin của lớp và khó chia sẻ ra bên ngoài. Lịch học. + Có thể tạo lịch học (thời khóa biểu) của học sinh. Chỉnh sửa thay đổi thời khóa biểu nếu có sự điều chỉnh từ Ban Giám hiệu. Trò chuyện. Tính năng Trò chuyện đang trong thời gian hoàn thiện để nâng cao trải nghiệm cho người dùng với phiên bản web. Người sử dụng sẽ sử dụng tính năng Trò chuyện tại phiên bản mobile trong thời gian này. Kết quả đạt được. ClassClap là một ứng dụng Công nghệ thông tin tạo nên môi trường học tập hiện đại có khả năng kết nối cao giữa việc quản lý học sinh ở trường và ở nhà. Sử dụng ClassClap giúp giáo viên có thể ứng dụng phương pháp dạy học hiện đại ở trên lớp, cập nhật các đánh giá, nhận xét của mỗi học sinh. Phụ huynh có thể trực tiếp nhận thông tin từ lớp học, theo dõi quá trình học tập ở trường của con một cách cập nhật và có tính tương tác cao. Tuy nhiên, việc tương tác giữa các phụ huynh còn hạn chế. Nhiều phụ huynh có điện thoại thông minh nhưng sử dụng không thành thạo các chức năng hoặc nhiều phụ huynh còn e sợ sự bảo mật thông tin. Số khác không biết cách tạo tài khoản hoặc nếu có phụ huynh vẫn chưa thật sự quan tâm, cập nhật thông tin về việc học tập của con em mình. Điều chỉnh bổ sung sau thực nghiệm. Hiện tại, tôi chưa có điều chỉnh bổ sung gì nhiều sau thực nghiệm. Tuy nhiên cần yêu cầu giáo viên, phụ huynh và học sinh chủ động, hợp tác hơn trong việc kết hợp với giáo viên chủ nhiệm. Kết luận. ClassClap hướng đến phát triển giải pháp quản lý lớp học đa nền tảng (cả phiên bản web-app và app) để giáo viên tiện sử dụng dù sở hữu bất kỳ thiết bị nào. Giáo viên hiện nay luôn cập nhật những công nghệ mới để phục vụ công tác giảng dạy và khơi gợi hứng thú cho học sinh. Nhu cầu dành cho hoạt động này rất đa dạng, đặc biệt là trong thời gian học tập trực tuyến được coi là biện pháp hiệu quả để đối phó với dịch bệnh. Thầy cô mong muốn các ứng dụng công nghệ thông tin sẽ giúp giảng dạy trực tuyến, theo dõi quá trình và kết quả học tập của học sinh, kết nối gia đình và nhà trường, Ứng dụng quản lý lớp học ClassClap đã giúp giáo viên đơn giản hóa hoạt động chủ nhiệm lớp và tạo kết nối chặt chẽ hơn đến từng phụ huynh học sinh trong lớp. Ứng dụng quản lý lớp học ClassClap hỗ trợ giáo viên điểm danh chuyên cần, tặng điểm cộng/trừ cho hoạt động rèn luyện của học sinh tại lớp, chấm điểm môn học cho học sinh hằng ngày và gửi thông báo đến từng phụ huynh. Những thông tin từ lớp học được gửi đến bố mẹ theo thời gian thực giúp cho phụ huynh luôn nắm được tình hình của con trên lớp. Đồng thời, những thông tin trên được thống kê và lưu trữ và thể hiện bằng biểu đồ trực quan giúp giáo viên có thể quan sát được quá trình cố gắng của từng cá nhân học sinh theo ngày/tháng/năm. Đây là một trong những tính năng hỗ trợ hoạt động chủ nhiệm của giáo viên nhiều nhất, giảm bớt áp lực về giấy tờ, sổ sách cho giáo viên. Những tính năng trên đã thể hiện được vai trò của chúng trong quản lý lớp học hiện đại, tuy nhiên nhu cầu mới luôn phát sinh và đòi hỏi sự đáp ứng kịp thời để phù hợp với điều kiện mới. Tính tiện dụng cũng là một trong những nhu cầu đáng xem xét trong việc áp dụng công nghệ thông tin vào hoạt động giáo dục. Thầy cô giáo luôn mong được sử dụng các công nghệ tiên tiến với giao diện thân thiện, đưa thông tin nhanh chóng và có thể sử dụng ở bất kỳ đâu. Kiến nghị, đề xuất Đối với tổ/nhóm chuyên môn Tổ chuyên môn thường tổ chức các chuyên đề liên quan đến công tác chủ nhiệm để cho những giáo viên trẻ như tôi được học hỏi kinh nghiệm. Đối với lãnh đạo nhà trường - Cần có sự quan tâm và phối hợp của các cấp lãnh đạo ở địa phương trong giáo dục học sinh. - Tổ chức các buổi sinh hoạt tập thể, giao lưu văn hóa, để các em tự điều chỉnh hành vi, cư xử, học tập tốt hơn. - Quản lí chặt chẽ các giờ học của học sinh. - Mở rộng nhiều hội thảo, chuyên đề về công tác giáo dục cũng như công tác chủ nhiệm. Đối với Phòng Giáo dục và Đào tạo Hàng năm, tổ chức các chuyên đề, các lớp tập huấn cho giáo viên về chuyên môn nghiệp vụ. Tham mưu với UBND huyện ổn định đội ngũ giáo viên, tạo điều kiện cho nhà trường thực hiện việc bồi dưỡng đội ngũ để nâng cao chất lượng trong công tác chủ nhiệm. PHẦN III: TÀI LIỆU THAM KHẢO Các đường link tham khảo: - https://gcs.vn/huong-dan-su-dung-google-forms-tao-bieu-mau-tu-a-z/ - https://www.youtube.com/watch?v=brSW8q50fv0. - - https://etep.moet.gov.vn/tintuc/chitiet?Id=328 PHẦ
File đính kèm:
sang_kien_kinh_nghiem_ung_dung_cntt_trong_cong_tac_quan_ly_l.docx