Sáng kiến kinh nghiệm Ứng dụng CNTT trong giảng dạy tại trường Mầm Non
Hiện nay, các trường mầm non có điều kiện đầu tư, trang bị ti vi, đầu video, máy tính và nối mạng internet tạo điều kiện cho giáo viên ứng dụng CNTT vào trong giảng dạy. Nhằm đáp ứng được những yêu cầu trên, đòi hỏi mỗi giáo viên không ngừng học hỏi để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ đặc biệt là kiến thức nghiên cứu các phần mềm ứng dụng, từ đó áp dụng vào việc giảng dạy, nhằm tạo sự hứng thú và kích thích được sự tò mò khám phá của trẻ vì được chủ động hoạt động nhiều hơn để khám phá nội dung bài giảng. Đây có thể coi là một phương pháp ưu việt vừa phù hợp với đặc điểmtâm sinh lý của trẻ, vừa thực hiện được nguyên lý giáo dục "Dạy học lấy trẻ làm trung tâm" một cách dễ dàng. Có thể thấy, ứng dụng của công nghệ thông tin trong giáo dục mầm non đã tạo ra một biến đổi về “chất” trong hiệu quả giảng dạy của ngành GDMN, tạo ra một môi trường giáo dục mang tính tương tác cao giữa giáo viên và trẻ. Bên cạnh đó với sự phát triển vượt bậc của CNTT, đã đem lại những đổi mới rất cần thiết cho ngành giáo dục về phương pháp và hình thức. CNTT phát triển mạnh kéo theo sự phát triển của hàng loạt các phần mềm giáo dục và có rất nhiều phần mềm hữu ích cho giáo viên mầm non. Các phần mềm này trở thành một công cụ đắc lực hỗ trợ cho việc thiết kế giáo án điện tử và giảng dạy trên máy tính, máy chiếu, bảng tương tác cũng như trên các thiết bị khác như Tivi, đầu Video...vừa tiết kiệm thời gian cho giáo viên mầm non, tiết kiệm được chi phí cho nhà trường mà vẫn nâng cao tính sinh động hiệu quả và sự hứng thú của giờ dạy đối với các con.
Chính vì vậy, tôi quyết định chọn đề tài “Ứng dụng CNTT trong giảng dạy tại trường Mầm non”. Đối với tôi, đây là đề tài rất hấp dẫn, phong phú, và rất thực tế cho việc giảng dạy, giúp giáo viên nâng cao tính sáng tạo và trở nên linh hoạt hơn trong quá trình giảng dạy của mình, giúp trẻ tiếp thu kiến thức tốt hơn.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Ứng dụng CNTT trong giảng dạy tại trường Mầm Non

UBND HUYỆN MÊ LINH TRƯỜNG MẦ M NON ĐẠI THỊNH SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM MỘT SỐ BIỆN PHÁP ỨNG DỤNG CNTT TRONG GIẢNG DẠY TẠI TRƯỜNG MẦM NON Lĩnh vực: Giáo dục mẫu giáo Cấp học: Mầm non Tác giả: Nguyễn Thị Thơm Đơn vị: Trường Mầm non Đại Thịnh Chức vụ: Giáo viên Mê Linh, tháng 4/2024 MỤC LỤC DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT 02 DANH MỤC CÁC BẢNG 02 PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ 02 1. Lý do chọn đề tài. 03 2. Mục đích nghiên cứu 04 3. Nhiệm vụ nghiên cứu 04 4. Đối tượng nghiên cứu. 04 5. Phương pháp nghiên cứu. 04 4. Phạm vi và kế hoạch nghiên cứu. 04 PHẦN II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ. 1. Cơ sở lý luận. 04 2. Cơ sở thực tiễn. 05 2.1. Thực trạng của nhà trường. 05 3. Một số biện pháp ứng dụng các phần mềm nhằm nâng cao chất lượng giáo dục trong trường mầm non. 06 3.1. Biện pháp 1. Cách sử dụng phầm mềm trong thiết kế bài giảng 06 3.1.1. Phần mềm Wizardbrush: Vẽ, tô màu, cắt ảnh. 07 3.1.2. Phần mềm Format Factory: Đổi đuôi Âm thanh - Video - Ảnh. 09 3.1.3. Phần mềm Corel VideoStudio Pro: Cắt - nối nhạc, video, ghi đĩa. 11 3.1.4. Phần mềm MP3 Key Shifter: Tăng giảm thanh, thay đổi tốc độ bài hát. 19 3.2. Biện pháp 2. Một số ứng dụng của phần mềm trong các hoạt động ở trường mầm non. 20 3.2.1. Phần mềm Wizardbrush: Vẽ, tô màu, cắt ảnh. 20 3.2. 1.1. Hoạt động Làm quen với Văn học. 20 3.2. 1.2 . Hoạt động Tạo hình. 21 3.2. 1.3 . Hoạt động góc. 21 3.2.2. Phần mềm Format Factory: Đổi đuôi Âm thanh - Video - Ảnh. 22 3.2.3. Phần mềm Corel VideoStudio Pro: Cắt - nối nhạc, video, ghi đĩa. 24 3.2.4. Phần mềm MP3 Key Shifter: Tăng giảm thanh, thay đổi tốc độ bài hát. 26 3.3. Biện pháp 3. Phối hợp với phụ huynh trong việc ứng dụng CNTT vào giáo dục trẻ 26 3.4. Biện pháp 4. Xây dựng kế hoạch dạy học online 27 4. HIỆU QUẢ CỦA SÁNG KIẾN. 29 PHẦN III . KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ. 1. Kết luận 29 2. Bài học kinh nghiệm 29 3. Kiến nghị 30 DANH MỤC CÁC TỪ VÀ CỤM TỪ VIẾT TẮT - SKKN: - Sáng kiến kinh nghiệm - CNTT: - Công nghệ thông tin - GDMN - Giáo dục mầm non - VD - Ví dụ GD&ĐT Giáo dục và đào tạo DANH MỤC CÁC BẢNG TT Tên bảng Trang Bảng 1 Bảng kết quả khảo sát khi chưa ứng dụng các phần mềm vào giảng dạy 06 Bảng 2 Bảng kết quả khảo sát khi ứng dụng các phần mềm vào giảng dạy 28 Bảng 3 Bảng đánh giá hiệu quả áp dụng SKKN. 28 PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ. lý do chọn đề tài Nằm trong hệ thống giáo dục quốc dân, ngành GDMN là bậc học đầu tiên trong việc thực hiện nhiệm vụ đào tạo nguồn nhân lực và đẩy mạnh ứng dụng CNTT vào trong giảng dạy. CNTT phát triển đã mở ra những hướng đi mới cho ngành giáo dục trong việc đổi mới phương pháp và hình thức dạy để nâng cao chất lượng dạy học. Để đáp ứng được sự phát triển chung và nhu cầu thực tế của xã hội thì việc vận dụng CNTT và các trang thiết bị hiện đại vào dạy học hết sức cần thiết và còn giúp cho giáo viên luôn luôn được cập nhật thông tin một cách chính xác, hiệu quả, truyền tải kiến thức nhanh nhất tới trẻ CNTT phát triển đã mở ra những hướng đi mới cho ngành giáo dục trong việc đổi mới phương pháp và hình thức dạy để nâng cao chất lượng dạy học. Sự bùng nổ CNTT nói riêng và khoa học công nghệ nói chung đang tác động mạnh mẽ vào sự phát triển mọi mặt của đời sống xã hội. Để đáp ứng được sự phát triển chung và nhu cầu thực tế của xã hội thì việc vận dụng CNTT và các trang thiết bị hiện đại vào dạy học hết sức cần thiết và còn giúp cho giáo viên luôn luôn được cập nhật thông tin một cách chính xác, hiệu quả, truyền tải kiến thức nhanh nhất tới trẻ. Hiện nay, các trường mầm non có điều kiện đầu tư, trang bị ti vi, đầu video, máy tính và nối mạng internet tạo điều kiện cho giáo viên ứng dụng CNTT vào trong giảng dạy. Nhằm đáp ứng được những yêu cầu trên, đòi hỏi mỗi giáo viên không ngừng học hỏi để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ đặc biệt là kiến thức nghiên cứu các phần mềm ứng dụng, từ đó áp dụng vào việc giảng dạy, nhằm tạo sự hứng thú và kích thích được sự tò mò khám phá của trẻ vì được chủ động hoạt động nhiều hơn để khám phá nội dung bài giảng. Đây có thể coi là một phương pháp ưu việt vừa phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý của trẻ, vừa thực hiện được nguyên lý giáo dục "Dạy học lấy trẻ làm trung tâm" một cách dễ dàng. Có thể thấy, ứng dụng của công nghệ thông tin trong giáo dục mầm non đã tạo ra một biến đổi về “chất” trong hiệu quả giảng dạy của ngành GDMN, tạo ra một môi trường giáo dục mang tính tương tác cao giữa giáo viên và trẻ. Bên cạnh đó với sự phát triển vượt bậc của CNTT, đã đem lại những đổi mới rất cần thiết cho ngành giáo dục về phương pháp và hình thức. CNTT phát triển mạnh kéo theo sự phát triển của hàng loạt các phần mềm giáo dục và có rất nhiều phần mềm hữu ích cho giáo viên mầm non. Các phần mềm này trở thành một công cụ đắc lực hỗ trợ cho việc thiết kế giáo án điện tử và giảng dạy trên máy tính, máy chiếu, bảng tương tác cũng như trên các thiết bị khác như Tivi, đầu Video...vừa tiết kiệm thời gian cho giáo viên mầm non, tiết kiệm được chi phí cho nhà trường mà vẫn nâng cao tính sinh động hiệu quả và sự hứng thú của giờ dạy đối với các con. Chính vì vậy, tôi quyết định chọn đề tài “Ứng dụng CNTT trong giảng dạy tại trường Mầm non”. Đối với tôi, đây là đề tài rất hấp dẫn, phong phú, và rất thực tế cho việc giảng dạy, giúp giáo viên nâng cao tính sáng tạo và trở nên linh hoạt hơn trong quá trình giảng dạy của mình, giúp trẻ tiếp thu kiến thức tốt hơn. Mục đích nghiên cứu Tôi tiến hành nghiên cứu nhằm giúp cho giáo viên Mầm non và các cấp học khác cũng có thể áp dụng các phần mềm mà tôi đưa ra để ứng dụng vào các hoạt động dạy học. Đặc biệt giúp giáo viên mầm non có kỹ năng và kiến thức trong việc sử dụng các phần mềm ứng dụng vào dạy học cho trẻ mẫu giáo 3 – 4 nói riêng và trẻ mầm non nói chung một cách có hiệu quả giúp thu hút trẻ vào các hoạt động do cô giáo tổ chức. Tôi mong muốn góp một chút công sức nhỏ bé của mình nhằm nâng cao chất lượng giáo dục trẻ và nâng cao trình độ chuyên môn cho giáo viên trong thời kỳ hội nhập 4.0 thời đại đổi mới và không ngừng phát triển từng ngày. Nhiệm vụ nghiên cứu. Thực trạng của việc “Ứng dụng CNTT trong giảng dạy tại trường Mầm non” Những hứng thú của trẻ khi tham gia các hoạt động có ứng dụng công nghệ thông tin vào bài giảng Đối tượng nghiên cứu. Một số kinh nghiệm, biện pháp trong thực hiện “Ứng dụng CNTT trong giảng dạy tại trường Mầm non” Phương pháp nghiên cứu Nghiên cứu tài liệu, đĩa chứa các phần mềm Wizardbrush, Format Factory, Corel VideoStudio Pro, MP3 Key Shifter Phương pháp tiến hành thực nghiệm. Phương pháp quan sát, điều tra – kiểm tra Phương pháp dự giờ kết hợp với ghi chép các vấn đề liên quan đến nội dung điều tra và tổng kết Phạm vi nghiên cứu Do điều kiện về thời gian và khả năng của bản thân còn hạn chế nên tôi chỉ nghiên cứu một số biện pháp, kinh nghiệm trong việc ứng dụng các phần mềm nhằm nâng cao chất lượng giáo dục cho trẻ mầm non SKKN được thực hiện áp dụng trong năm học 2023 – 2024 PHẦN II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ. Cơ sở lí luận: Ngày nay, CNTT được ứng dụng trong mọi lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã hội. Ứng dụng CNTT là một nhiệm vụ ưu tiên trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội, là phương tiện chủ lực để đi tắt đón đầu, rút ngắn khoảng cách phát triển so với các nước đi trước, tạo khả năng thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước, đã và đang tạo đà cho những thay đổi cơ bản trong công tác quản lý và giảng dạy ở tất cả các cấp học. Hòa chung với những thành tựu mà Ngành Giáo dục đã đạt được trong các năm qua. Ngay từ đầu năm học Phòng Giáo dục Huyện Mê Linh đã lên kế hoạch triển khai CNTT trong giảng dạy tới từng trường học. Và với trường Mầm non Đại Thịnh đã triển khai sâu rộng tới toàn thể đội ngũ cán bộ giáo viên nhân viên trong toàn nhà trường đưa CNTT vào giảng dạy một cách hợp lý và khoa học. Nằm trong hệ thống giáo dục quốc dân, Ngành GDMN là mắt xích đầu tiên trong việc thực hiện nhiệm vụ đào tạo nguồn nhân lực CNTT và đẩy mạnh ứng dụng CNTT vào giảng dạy. Có thể thấy ứng dụng của CNTT trong GDMN đã tạo ra một biến đổi về chất trong hiệu quả giảng dạy của Ngành GDMN, tạo ra một môi trường giáo dục mang tính tương tác cao giữa giáo viên và học sinh. Những khả năng mới mẻ và ưu việt này của CNTT và truyền thông đã nhanh chóng làm thay đổi cách sống, cách làm việc, cách học tập, cách tư duy và quan trọng hơn cả là cách ra quyết định của con người. Do đó, mục tiêu cuối cùng của việc ứng dụng CNTT trong dạy học mà cụ thể là ứng dụng các phần mềm hỗ trợ là nâng cao một bước cơ bản chất lượng học tập cho học sinh, tạo ra một môi trường giáo dục mang tính tương tác cao, trẻ được khuyến khích, tự rèn luyện bản thân mình. Cơ sở thực tiễn: Thực trạng của nhà trường: Ưu điểm: Phương pháp dạy học bằng CNTT trong GDMN tạo ra một môi trường dạy học tương tác cao, sống động, hứng thú và đạt hiệu quả cao của quá trình dạy học đa giác quan cho trẻ. Trường tôi có hơn 800 học sinh chia về 25 nhóm lớp; từ 2 đến 6 tuổi, với số lượng 51 giáo viên được phân về các độ tuổi ở các nhóm lớp khác nhau. Nội dung, tư liệu bài giảng giới thiệu cho trẻ mang tính chân thực, phong phú. Trong bài giảng điện tử trẻ có thể làm quen với những hiện tượng tự nhiên, xã hội mà trẻ khó có thể tự bắt gặp trong thực tế. Giáo viên có thể chủ động khai thác tìm kiếm nguồn tài nguyên giáo dục qua mạng thông tin truyền thông, Internet, Nguồn tài nguyên vô cùng phong phú với hình ảnh, âm thanh, văn bản, phim sống động tự nhiên tác động tích cực đến sự phát triển trí tuệ của trẻ mầm non cũng như ảnh hưởng đến quá trình hình thành nhân cách toàn diện ở trẻ. Tiết kiệm được thời gian cho giáo viên và chi phí cho trường. Trường đã trang bị một số phương tiện phục vụ đắc lực cho công tác ứng dụng công nghệ thông tin như: Mạng internet, máy ảnh, tivi Khó khăn và thách thức: Kinh phí đầu tư các thiết bị CNTT nhằm phục vụ cho công tác giảng dạy ứng dụng CNTT trong trường mầm non là rất lớn. Hệ thống máy móc của trường vẫn còn hạn chế về cả số lượng lẫn chất lượng. Đa số máy tính trong trường đều chậm và lỗi kết nối mạng. Tuy máy tính điện tử mang lại nhiều tiện ích cho việc giảng dạy của giáo viên nhưng công cụ hiện đại này không thể hỗ trợ và thay thế hoàn toàn cho các phương pháp trực quan khác của người giáo viên. Đôi lúc vì là máy móc nên nó có thể gây ra một số tình huống bất lợi cho tiến trình bài giảng như là mất điện, máy bị treo, bị virusvà mỗi khi có sự cố như vậy người giáo viên khó có thể hoàn toàn chủ động điều khiển tiến trình bài giảng theo như ý muốn. Kiến thức và kỹ năng về CNTT của giáo viên vẫn còn hạn chế. Có thể thấy sự đam mê sáng tạo ứng dụng CNTT ở các giáo viên mầm non trẻ nhưng điều đó khó có thể thấy ở những giáo viên mầm non đã có tuổi thậm chí còn là sự né tránh, làm cho xong. Việc kết nối và sử dụng khai thác tiện ích của công nghệ mạng máy tính và mạng Internet chưa được thực hiện một cách triệt để và có chiều sâu. 2.2 Khảo sát thực trạng việc ứng dụng các phần mềm trong GDMN Đầu năm học, trước khi tiến hành xây dựng đề tài “Ứng dụng một số phần mềm nhằm nâng cao chất lượng giáo dục trong trường mầm non”, tôi đã tiến hành khảo sát việc ứng dụng các phần mềm vào giảng dạy của nhà trường từ những năm gần đây thông qua các hoạt động giáo dục của 51 giáo viên ở các lớp 3-4 tuổi và các khối, các giờ học mà các em học sinh được trải nghiệm. Bảng 1: Kết quả khảo sát giáo viên khi chưa sử dụng phần mềm ứng dụng trong giảng dạy : Năm học Chưa sử dụng phần mềm ứng dụng trong giảng dạy Hoạt động học Hiệu quả 2023 - - Phần mềm Wizardbrush: Vẽ, - Làm quen với văn 2024 tô màu, cắt ảnh. học 27,3% - Hoạt động tạo hình - Phần mềm Format Factory: Đổi - Hoạt động góc 30,9% đuôi nhạc, video. - Phần mềm Corel VideoStudio - Hoạt động thể chất 29,1% Pro: Cắt nối nhạc, video. - Hoạt động âm nhạc - Phần mềm MP3 Key Shifter: - Hoạt động vui chơi Tăng giảm thanh, thay đổi tốc độ 30,9% bài hát. Từ kết quả khảo sát, điều đó chứng tỏ rằng, việc ứng dụng các phần mềm vào hoạt động học còn chưa thực sự hiệu quả dẫn tới chất lượng giáo dục chưa như kết quả mong đợi. Chính vì vậy tôi đã xây dựng một số biện pháp ứng dụng các phần mềm vào giảng dạy để nâng cao chất lượng giáo dục như sau: Một số biện pháp ứng dụng các phần mềm nhằm nâng cao chất lượng giáo dục trong trường mầm non Biện pháp 1. Cách sử dụng phầm mềm trong thiết kế bài giảng: Trường Mầm non Đại Thịnh đã trang bị đầy đủ những kiến thức cơ bản cho giáo viên về CNTT, xây dựng Giáo án điện tử và những ứng dụng của nó trong hoạt động giảng dạy chăm sóc và giáo dục trẻ. Phần lớn giáo viên có thể tự xây dựng những bộ giáo án điện tử và các bài giảng có sử dụng CNTT. Việc ứng dụng CNTT trong hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ có những ưu việt lớn so với cách dạy truyền thống. trẻ em hào hứng và sáng tạo trong giờ học, phù hợp với đặc điểm tâm sinh lí của trẻ. Hiện nay, có rất nhiều công cụ để vẽ, tô màu, cắt ảnh, đổi đuôi, chèn file trên máy tính. Với cách sử dụng dễ dàng và linh hoạt cho người dùng. Tôi đã lựa chọn 1 số phần mềm mang tính hữu dụng cao cho việc giảng dạy cũng như nhu cầu học thực tế của các con tại trường. Phần mềm Wizardbrush: Vẽ, tô màu, cắt ảnh. Wizardbrush là chương trình rất dễ dùng với các hiệu ứng bút chì, phấn, chổi sơn dầu, bút màu nước... rất sinh động và đặc biệt thích hợp với trẻ và hỗ trợ đắc lực cho giáo viên mầm non trong giảng dạy. Với chương trình vẽ tranh Wizardbrush, có thể tạo ra rất nhiều kĩ xảo trong hình ảnh. Đặc biệt, nó rất tiện lợi cho việc tập vẽ tranh trên máy tính. Chương trình rất đơn giản và sinh động, kết hợp những tiếng động y hệt như đang vẽ trên giấy. Các công cụ trong phần mềm được trình bày rất rõ ràng và sinh động: Giao diện của Wizardbrush rất thân thiện với các cửa sổ thể hiện lớp vẽ ở xung Giao diện của Wizardbrush rất thân thiện với các cửa sổ thể hiện lớp vẽ xung quanh, có thể tùy chọn dụng cụ vẽ ở bên tay trái như: Bút lông (Brush – Biểu tượng 1) Bình xịt màu (Airbrush - Biểu tượng 2) Ống sơn (Paint tube - Biểu tượng 3) Bút màu nước (Watercolor brush - Biểu tượng 4) Bút chì (Pencil Biểu tượng 5) Chổi sơn dầu (Oil paint brush - Biểu tượng 6) Bút đánh dấu (Marker - Biểu tượng 7) Phấn (Chalk - Biểu tượng 8) Than vẽ (Fusain - Biểu tượng 9) =>Sau đó, chọn màu ở cửa sổ màu để vẽ. Khi muốn tạo các nét vẽ, màu sắc... đặc biệt cho phần nào đó của bức tranh, bạn có thể dùng công cụ chọn vùng (Lasso tool – Biểu tượng 1) ở trên cùng với những công cụ ở phần dưới như đổ màu toàn bộ (Paint bucket – Biểu tượng 2). Trong mục này, công cụ đáng chú ý là Magic wand (Cây đũa thần – Biểu tượng 3). "Đũa thần" có thể tạo ra một tràng các hình ảnh gối nhau với những chủ đề sẵn có để bạn lựa chọn như lá, hoa, quả, cây, cỏ, vò sò, thư tín... Chỉnh được tông màu, độ tương phản ... cho bức vẽ có các hiệu ứng như Blur (Vẽ mờ – Biểu tượng 4), Sharpen (Làm sắc nét – Biểu tượng 5), Highlight (Làm sáng – Biểu tượng 6), Darkener (Làm tối – Biểu tượng 7)... cùng với cửa sổ chỉnh nét to/nhỏ, vùng tác động (Tự do, hình tròn, vuông... tùy ý) để tạo nên bức vẽ thật đẹp. Biểu tượng chữ A (Biểu tượng 8) cho phép chèn thêm chữ vào bức tranh và thay đổi được kiểu font, cỡ chữ bằng
File đính kèm:
sang_kien_kinh_nghiem_ung_dung_cntt_trong_giang_day_tai_truo.docx
Sáng kiến kinh nghiệm Ứng dụng CNTT trong giảng dạy tại trường Mầm Non.pdf