Sáng kiến kinh nghiệm Ứng dụng công nghệ thông tin để đổi mới giờ luyện tập, ôn tập trong dạy học môn Toán Lớp 6
Sự bùng nổ của Công nghệ thông tin (CNTT) nói riêng và Khoa học Công nghệ nói chung đang tác động mạnh mẽ vào sự phát triển của tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội. Trong bối cảnh đó, nếu muốn nền giáo dục phổ thông đáp ứng được đòi hỏi cấp thiết của công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, nếu muốn đổi mới phương pháp dạy học nhằm phát triển năng lực học sinh thì cần ứng dụng mạnh mẽ Công nghệ thông tin.
Toán học là môn học nền tảng, cung cấp kiến thức cho nhiều môn học khác trong suốt các bậc học, đặc biệt là bậc THCS. Bản thân toán học là môn học khó, đòi hỏi sự tư duy, tưởng tượng rất cao. Với phương pháp dạy học truyền thống, học sinh chưa thực sự có hứng thú khi phải làm việc nhiều với các con số, công thức, phép tính, hình vẽ … nên đôi khi các giờ học toán trở nên khá nặng nề và khô cứng. Là một giáo viên dạy Toán, tôi luôn trăn trở tìm tòi đổi mới phương pháp dạy học sao cho các giờ học toán trở nên thật sự hấp dẫn, lôi cuốn được học sinh tham gia.
Với mong muốn nâng cao chất lượng dạy học để đáp ứng yêu cầu đổi mới phương pháp, chuyển từ cách dạy truyền đạt thông tin sang cách dạy học coi hoạt động học tập của học sinh là chủ thể, giúp phát huy các năng lực của học sinh, giúp học sinh hứng thú và yêu thích môn học, đồng thời cũng nhằm nâng cao năng lực sư phạm cho bản thân, tôi đã nghiên cứu đề tài “Ứng dụng công nghệ thông tin để đổi mới giờ luyện tập, ôn tập trong dạy học môn Toán lớp 6”.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Ứng dụng công nghệ thông tin để đổi mới giờ luyện tập, ôn tập trong dạy học môn Toán Lớp 6

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO QUẬN THANH XUÂN TRƯỜNG THCS VIỆT NAM – ANGIÊRI -----& ----- SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN ĐỂ ĐỔI MỚI GIỜ LUYỆN TẬP, ÔN TẬP TRONG DẠY HỌC MÔN TOÁN LỚP 6 Môn: Toán học Cấp học: Trung học cơ sở Tác giả: Phạm Thu Trang Đơn vị công tác: Trường THCS Việt Nam – Angiêri Chức vụ: Giáo viên NĂM HỌC 2021 – 2022 MỤC LỤC NỘI DUNG TRANG A. ĐẶT VẤN ĐỀ I. Lý do chọn đề tài II. Mục đích nghiên cứu III. Đối tượng và khách thể nghiên cứu IV. Phương pháp nghiên cứu V. Kế hoạch nghiên cứu 3 3 3 4 4 B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ I. Cơ sở lý luận của đề tài II. Thực trạng vấn đề cần nghiên cứu 1. Thuận lợi 2. Khó khăn 3. Thực trạng khi chưa thực hiện sáng kiến 4. Số liệu điều tra trước khi thực hiện sáng kiến III. Các biện pháp đã thực hiện 1. Ứng dụng CNTT để tổ chức HỘI VUI HỌC TOÁN 2. Ứng dụng CNTT để tổ chức trò chơi ĐƯỜNG LÊN ĐỈNH OLYMPIA thông qua giờ học Toán. IV. Kết quả thực hiện 5 6 6 6 6 7 8 8 23 27 C. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 29 A. ĐẶT VẤN ĐỀ I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI: Sự bùng nổ của Công nghệ thông tin (CNTT) nói riêng và Khoa học Công nghệ nói chung đang tác động mạnh mẽ vào sự phát triển của tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội. Trong bối cảnh đó, nếu muốn nền giáo dục phổ thông đáp ứng được đòi hỏi cấp thiết của công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, nếu muốn đổi mới phương pháp dạy học nhằm phát triển năng lực học sinh thì cần ứng dụng mạnh mẽ Công nghệ thông tin. Toán học là môn học nền tảng, cung cấp kiến thức cho nhiều môn học khác trong suốt các bậc học, đặc biệt là bậc THCS. Bản thân toán học là môn học khó, đòi hỏi sự tư duy, tưởng tượng rất cao. Với phương pháp dạy học truyền thống, học sinh chưa thực sự có hứng thú khi phải làm việc nhiều với các con số, công thức, phép tính, hình vẽ nên đôi khi các giờ học toán trở nên khá nặng nề và khô cứng. Là một giáo viên dạy Toán, tôi luôn trăn trở tìm tòi đổi mới phương pháp dạy học sao cho các giờ học toán trở nên thật sự hấp dẫn, lôi cuốn được học sinh tham gia. Với mong muốn nâng cao chất lượng dạy học để đáp ứng yêu cầu đổi mới phương pháp, chuyển từ cách dạy truyền đạt thông tin sang cách dạy học coi hoạt động học tập của học sinh là chủ thể, giúp phát huy các năng lực của học sinh, giúp học sinh hứng thú và yêu thích môn học, đồng thời cũng nhằm nâng cao năng lực sư phạm cho bản thân, tôi đã nghiên cứu đề tài “Ứng dụng công nghệ thông tin để đổi mới giờ luyện tập, ôn tập trong dạy học môn Toán lớp 6”. II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU: Trong cuộc cách mạng về Công nghệ 4.0, hầu hết các nhà trường đều đã được trang bị máy tính, máy chiếu đa vật thể và máy chiếu Projector vì vậy việc áp dụng giảng dạy trên các phương tiện hiện đại là điều không phải khó thực hiện, đặc biệt khi nó lại giúp cho công tác giảng dạy đạt hiệu quả, đáp ứng được yêu cầu đổi mới ngày càng cao về phương pháp dạy và học. Với đề tài này, tôi mong muốn tự nâng cao năng lực chuyên môn của bản thân, có thể áp dụng ngày càng hiệu quả vào thực tế giảng dạy góp phần đổi mới phương pháp dạy học môn Toán, tạo hứng thú qua các giờ học trên tinh thần “Học mà chơi – Chơi mà học” để phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh. III. ĐỐI TƯỢNG VÀ KHÁCH THỂ NGHIÊN CỨU: Các phương tiện dạy học hiện đại, chương trình toán lớp 6, sách giáo khoa, sách giáo viên toán lớp 6 và các em học sinh lớp 6A5 trường THCS Việt Nam – Angiêri IV. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU: - Nghiên cứu tài liệu: + Đọc tài liệu, sách báo, tạp chí Giáo dục + Đọc sách giáo khoa, sách giáo viên, sách tham khảo + Đọc tạp chí Toán tuổi thơ, Giúp em vui học Toán - Nghiên cứu thực tế: + Dự giờ, trao đổi và tham khảo ý kiến các đồng nghiệp. + Tổng kết, rút kinh nghiệm trong quá trình dạy học + Thực nghiệm giảng dạy + Thu thập thông tin, phân tích, so sánh, đối chiếu. V. KẾ HOẠCH NGHIÊN CỨU: Từ tháng 9 năm 2021 đến tháng 4 năm 2022. B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ I. Cơ sở lý luận của đề tài: Công văn số 4003/BGDĐT- CNTT của Bộ giáo dục và đào tạo ban hành về việc hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ CNTT trong năm học 2020 – 2021 nêu rõ: “Trong năm học này, tiếp tục đẩy mạnh ứng dụng CNTT hỗ trợ đổi mới nội dung, phương pháp dạy, học, thi và kiểm tra đánh giá trong tất cả các môn học”. Vai trò của môn Toán: Cung cấp những tri thức khoa học ban đầu đồng thời rèn luyện tư duy logic và các thao tác tư duy cần thiết để giúp học sinh phát triển toàn diện, hình thành nhân cách tốt đẹp cho công dân thời đại mới. Đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi: Học sinh lớp 6 mới chuyển từ cấp Tiểu học lên cấp THCS nên còn nhiều bỡ ngỡ, chưa làm quen với việc ngồi học liên tục trong thời gian dài. Các con ưa hoạt động, ham hiểu biết để khám phá kiến thức mới. Vì vậy muốn lôi cuốn học sinh tham gia vào các giờ học cần tạo sự hấp dẫn, mới lạ. Vai trò của trò chơi Toán học: Trò chơi Toán học bao gồm các quy tắc gắn với kiến thức, kỹ năng liên quan đến nội dung bài học mà thông qua chơi, học sinh được vận dụng các kiến thức kỹ năng đã học vào các tình huống của trò chơi và đồng thời được luyện tập, củng cố, mở rộng kiến thức. Trò chơi Toán học làm thay đổi hình thức hoạt động của học sinh, giúp học sinh tiếp thu kiến thức một cách tự giác, tích cực thông qua các hoạt động vui chơi, hấp dẫn, bổ ích. Nguyên tắc khi sử dụng trò chơi học tập: + Nội dung phải gắn với mục tiêu từng tiết học + Luật chơi rõ ràng, đơn giản, dễ nhớ, dễ thực hiện + Điều kiện, phương tiện tổ chức trò chơi phong phú, hấp dẫn. + Sử dụng trò chơi đúng lúc, đúng chỗ. + Trò chơi phải kích thích được sự hứng thú của từng học sinh + Đánh giá kết quả trò chơi nhẹ nhàng, mang tính khích lệ, động viên nhưng vẫn phải đảm bảo tính công bằng. Các bước tiến hành trò chơi học tập: + Nêu yêu cầu của hoạt động học tập và tên trò chơi + Thành lập đội chơi (Cử đội trưởng, ban giám khảo, thư ký) + Nêu luật chơi, cách tính điểm, thời gian + Tổ chức cho các đội chơi trò chơi + Tổ chức đánh giá kết quả + Tổ chức rút kinh nghiệm và khắc sâu kiến thức Tùy vào thời gian, mục tiêu bài học và trình độ của học sinh để thêm bớt các bước khi tiến hành tổ chức trò chơi học tập cho học sinh. - Chương trình Giáo dục phổ thông tổng thể 2018 nêu rõ: “Năng lực là thuộc tính cá nhân được hình thành, phát triển nhờ tố chất sẵn có và quá trình học tập, rèn luyện, cho phép con người huy động tổng hợp các kiến thức, kĩ năng và các thuộc tính cá nhân khác như hứng thú, niềm tin, ý chí,... thực hiện thành công một loại hoạt động nhất định, đạt kết quả mong muốn trong những điều kiện cụ thể”. Năng lực toán học bao gồm các thành tố: năng lực tư duy và lập luận toán học; năng lực mô hình hoá toán học; năng lực giải quyết vấn đề toán học; năng lực giao tiếp toán học; năng lực sử dụng công cụ, phương tiện học toán. II. Thực trạng vấn đề cần nghiên cứu: 1. Thuận lợi: - Nhà trường có điều kiện vô cùng thuận lợi là được UBND Quận đầu tư cho mỗi phòng học các trang thiết bị hiện đại, đồng bộ: Máy chiếu Projector, máy vi tính, máy chiếu đa vật thể - Việc ứng dụng CNTT vào dạy học được khuyến khích và trở thành phong trào mạnh mẽ. Ban giám hiệu đã tạo điều kiện cho nhiều giáo viên tham gia các lớp bồi dưỡng, nâng cao kiến thức tin học. - Nhà trường tạo điều kiện cho các giáo viên trong trường được dự các giờ dạy mẫu tham gia Hội thi Giáo viên dạy giỏi cấp Quận, cấp Thành phố mà ở các tiết dạy đó thể hiện rất rõ hiệu quả của việc ứng dụng CNTT. - Thực tế những giờ dạy ở trên lớp của trường chúng tôi có sự hỗ trợ của các thiết bị hiện đại đã gây ấn tượng, làm cho học sinh hứng thú, tiếp thu bài nhanh hơn, đồng thời giáo viên giảm bớt được nhiều thao tác trong giờ dạy. 2. Khó khăn: Tuy nhiên, việc ứng dụng CNTT và sử dụng các phương tiện dạy học hiện đại vẫn còn là vấn đề khó khăn với nhiều giáo viên do giáo viên còn tâm lý “ngại” khi cập nhật các phiên bản và phần mềm mới, còn lúng túng khi sử dụng các thiết bị dạy học hiện đại. Trong quá trình lên lớp, khi xảy ra sự cố với máy tính, máy chiếu, đôi khi giáo viên không tự xử lý được mà phải nhờ đến sự trợ giúp của nhân viên phụ trách kỹ thuật, gây mất thời gian và gián đoạn bài giảng. 3. Thực trạng khi chưa thực hiện sáng kiến: Trong quá trình tìm hiểu việc ứng dụng CNTT để tổ chức trò chơi trong dạy học môn Toán lớp 6 tôi thấy giáo viên đã thấy được hiệu quả của việc tổ chức trò chơi mang lại. Tuy nhiên một số giáo viên còn vận dụng máy móc một số trò chơi, lặp lại nhiều lần cùng một trò chơi gây nhàm chán, thiếu hứng thú. Đôi khi, giáo viên chưa làm chủ được thời gian hoặc chuẩn bị chưa chu đáo dẫn tới hiệu quả các tiết học có sử dụng CNTT để tổ chức trò chơi còn hạn chế. Với những học sinh học yếu môn Toán, các con còn e ngại, nhút nhát, chưa tích cực tham gia các hoạt động vì sợ làm bài sai. 4. Số liệu điều tra trước khi thực hiện sáng kiến: PHIẾU THĂM DÒ Ý KIẾN 1. Em có cảm thấy thích thú khi được tham gia các trò chơi môn Toán không? A. Rất thích B. Bình thường C. Không thích 2. Em có thích thường xuyên được tham gia các trò chơi môn Toán có ứng dụng CNTT không? A. Rất thích B. Bình thường C. Không thích 3. Tham gia các trò chơi môn Toán có ứng dụng CNTT, em cảm thấy thế nào? A. Trò chơi rất vui và em nhớ bài hơn B. Giờ học vui hơn C. Bình thường 4. Em có thích tham gia hình thức trò chơi trong các môn học khác không? A. Rất thích B. Bình thường C. Không thích Tôi đã phát phiếu thăm dò ý kiến cho học sinh lớp 6A5 và thu được kết quả như bảng thống kê dưới đây: CÂU CHỌN A CHỌN B CHỌN C 1 2 46 2 2 5 42 3 3 3 45 2 4 6 43 1 TỔNG 16 176 8 III. Các biện pháp đã thực hiện: 1. Ứng dụng Công nghệ thông tin để tổ chức HỘI VUI HỌC TOÁN 1.1. Các phương tiện cần thiết: - Máy vi tính: Để thiết kế chương trình trên phần mềm Power Point và để điều khiển chương trình theo trình tự. - Máy quay phim ghi lại các tình huống Toán học cần giải quyết, các hình ảnh thực tế của toán học trong cuộc sống. - Máy chiếu Projector kết nối với máy tính để trình chiếu nội dung. - Bảng điện tử thông minh: Không chỉ có tác dụng thay thế màn chiếu mà còn giúp học sinh có thể tương tác với máy tính. - Chuông điện để hai đội phát tín hiệu trả lời. 1.2. Quy trình tổ chức HỘI VUI HỌC TOÁN * Hình thức: Tổ chức trò chơi giữa hai đội và khán giả là số học sinh còn lại. 1.2.1. Mục đích – Yêu cầu: - Củng cố, bổ sung và nâng cao kiến thức cho học sinh một cách có hệ thống. - Trang bị, mở rộng thêm vốn hiểu biết, áp dụng linh hoạt những kiến thức đã học vào thực tiễn. - Định hướng, lôi cuốn các em tham gia các lĩnh vực khoa học mà em yêu thích. - Giúp các em từng bước phát triển và hoàn thiện kiến thức, nhân cách. - Giúp học sinh tự tin hơn trong học tập, giao tiếp ứng xử và tham gia các hoạt động xã hội. - Giáo dục tinh thần đoàn kết, xây dựng tập thể lớp tự quản có nề nếp kỷ luật tốt và ý thức học tập cao. 1.2.2. Chuẩn bị: - Thời gian: Ôn thi cuối học kỳ I - Thời gian tiến hành: 90 phút. - Lên kế hoạch chuẩn bị, phân công công việc cụ thể cho từng tổ, cá nhân. - Yêu cầu học sinh sưu tầm tranh ảnh, cuộc đời và sự nghiệp của những nhà toán học, những bài toán hay, toán vui thông minh - Cán sự học tập môn Toán cùng giáo viên Toán xây dựng chương trình tổ chức. - Phân công trang trí tranh, ảnh các nhà toán học. - Phân công nhiệm vụ: Mời giáo viên dự, ban giám khảo, bầu thư ký. - Phân công và huấn luyện một hoặc hai học sinh dẫn chương trình. - Chuẩn bị tập luyện các tiết mục văn nghệ. 1.2.3. Tiến hành hoạt động: * MỞ ĐẦU: - Hát tập thể: Lớp trưởng bắt nhịp bài hát “Lớp chúng ta đoàn kết” – Mộng Lân. - Giới thiệu đại biểu. - Giới thiệu ban giám khảo, thư ký * DIỄN BIẾN: - Thi từng nội dung theo sự điều khiển của người dẫn chương trình. - Sau mỗi phần thi, ban giám khảo cho điểm công khai, ban thư ký cộng điểm cho từng đội. - Giữa các phần thi có biểu diễn các tiết mục văn nghệ. PHẦN 1: CHÚNG TÔI NÓI VỀ CHÚNG TÔI - Người dẫn chương trình giới thiệu đội chơi, mỗi đội 04 bạn. ĐỘI I: ĐỘI PYTAGO ĐỘI II: ĐỘI GAUXƠ - Các đội tự giới thiệu về thành viên đội mình, nét tiêu biểu của từng thành viên và mục đích tham dự cuộc thi thông qua Clíp quay sẵn hoặc giới thiệu trực tiếp . PHẦN 2: KHỞI ĐỘNG * Hình thức: Có hai bộ câu hỏi, mỗi bộ gồm 10 câu hỏi được trả lời trong 60 giây. Mỗi câu trả lời đúng được 10 điểm, trả lời sai không bị trừ điểm. Đội chơi trả lời theo hình thức tiếp sức. Người dẫn chương trình đọc từng câu hỏi để thành viên các đội lần lượt trả lời theo thứ tự. Câu hỏi nào không trả lời được có thể bỏ qua. Kết thúc cuộc thi, thư ký tính điểm theo số câu trả lời đúng. * Nội dung: NHÓM A Đ/S NHÓM B Đ/S 1/ Tập hợp các số tự nhiên có 1 chữ số là {1; 2; 3; 4; 5; 6; 7; 8; 9}. S 1) Tập hợp các số tự nhiên lẻ có một chữ số là: {1; 3; 5; 7; 9} Đ 2) 22 + 22009 = 22011 S 2) 2 + 2 + 2 + 2 = 24 S 3) Một số chia hết cho 15 thì cũng chia hết cho 5. Đ 3) Số chia hết cho 9 thì chia hết cho 3. Đ 4/ Mọi số nguyên tố đều là số lẻ. S 4) Số nguyên bé nhất là số nào? Không có 5/ 2011o = 0 S 5) Tính 2003 6/ Số nào có số đối là chính nó? Số 0 6) 12x + 45y + 171z 3 (x, y, z Î N) Đ 7/ Số nào mà khi nhân số đó với 1,5 thì cũng bằng cộng số đó với 1,5? Số 3 7) Nếu mỗi số hạng của tổng không chia hết cho 2 thì tổng không chia hết cho 2. S 8/ Hình chữ nhật có 4 trục đối xứng. S 8) Hình vuông có 4 trục đối xứng Đ 9/ Mỗi góc của hình lục giác đều bằng 120o. Đ 9) Mỗi góc của tam giác đều bằng 60o Đ 10/ Ba số lẻ liên tiếp đều là số nguyên tố. 3;5;7 10) Hai số tự nhiên liên tiếp nhau đều là số nguyên tố. 2;3 PHẦN 3: AI NHANH HƠN * Hình thức: - Có 10 câu hỏi trắc nghiệm, mỗi câu có 4 đáp án lựa chọn được đánh chữ cái A,B,C,D. - Mỗi câu hỏi có 5 giây để suy nghĩ. Nếu trả lời đúng 1 câu được 10 điểm. Trả lời sai không bị trừ điểm. - Khi người dẫn chương trình đọc xong câu hỏi nào thì các đội viết đáp án vào bảng. - Khi có tín hiệu hết giờ các đội giơ bảng lên. - Người dẫn chương trình nêu đáp án và công bố kết quả , ban thư ký cho điểm các đội. * Nội dung: Câu 1: Từ số 48 đến số 100 có bao nhiêu số tự nhiên chẵn? A/25 B/26 C/27 D/28 ĐÁP ÁN: C/27 Câu 2: Có bao nhiêu số nguyên tố lẻ nhỏ hơn 10? A/ 1 B/2 C/3 D/4 ĐÁP ÁN: C/ 3 Câu 3: Tìm số còn thiếu điền vào trong dãy số sau: 25; 100; 225; A/350 B/400 C/450 D/500 ĐÁP ÁN: B/400 Câu 4: Với ba chữ số 3, hãy chọn cách sắp xếp để được số lớn nhất: A/ (33)3 B/ 333 C/333 D/ ĐÁP ÁN: D/ A B C F E D Câu 5: Cho lục giác đều ABCDEF được tạo bởi 6 tam giác đều có cạnh là 5 cm. Hỏi độ dài cạnh CD là bao nhiêu? A. 5 cm B. 2,5 cm C. 10 cm D. 15 cm ĐÁP ÁN: A/ 5 cm Câu 6: Hình nào dưới đây là tam giác đều? A. B C. D. ĐÁP ÁN: D Câu 7: Một xe buýt chở 55 người, biết rằng số người ngồi bằng bốn lần số người đứng thì số người đứng là: A/5 B/10 C/11 D/15 ĐÁP ÁN: C/11 Câu 8: Trong các số sau, số nào chia hết cho cả 2; 3; 5; 9 A/1450 B/450 C/3735 D/1200 ĐÁP ÁN: B/450 Câu 9: Khi viết thêm chữ số 5 vào cuối của một số tự nhiên thì số đó: A/ Tăng thêm 5 đơn vị B/ Tăng gấp 5 lần C/ Tăng gấp 10 lần D/ Tăng gấp 10 lần và thêm 5 đơn vị. ĐÁP ÁN: D/ Tăng gấp 10 lần và thêm 5 đơn vị. Câu 10: Tìm hình
File đính kèm:
sang_kien_kinh_nghiem_ung_dung_cong_nghe_thong_tin_de_doi_mo.docx