Sáng kiến kinh nghiệm Ứng dụng công nghệ thông tin nhằm nâng cao chất lượng quản lý lớp học thông qua phần mềm CLASSDOJO
3.1. Nội dung của sáng kiến: để nâng cao chất lượng quản lí lớp học tôi đã áp dụng 1 số biện pháp sau:
* Biện pháp 1. Xây dựng kênh kết nối với phụ huynh học sinh
Trong thời đại công nghệ 4.0, việc liên lạc không đơn thuần là sự tiếp nhận thông tin từ một phía mà là tương tác hai chiều giữa nhà trường và phụ huynh, tạo cầu nối gắn kết chặt chẽ, là chìa khóa giúp trẻ phát triển toàn diện.
Có khẳng định rằng, phương thức tốt nhất giúp trẻ thành công chính là sự hợp tác bền chặt giữa phụ huynh và giáo viên. Nó được ví như một sợi chỉ quan trọng xuyên suốt những năm tháng đến trường của trẻ.
Phụ huynh là những người hiểu nhất về tính cách, sở thích hay thói quen của con khi ở nhà. Khi đến trường, việc học tập, tham gia các hoạt động ngoại khóa hay cách giao tiếp, ứng xử của con với bạn bè là điều thầy cô nắm rõ nhất. Nếu có thể kết hợp 2 yếu tố này với nhau, chắc chắn rằng, những đứa trẻ sẽ cảm thấy được thấu hiểu, tạo điều kiện tối đa để có thể phát triển toàn diện.
ClassDojo là ứng dụng kết nối giáo dục được thiết kế và xây dựng nhằm tạo nên một cộng đồng giáo dục gắn kết giữa giáo viên và phụ huynh. Tại ClassDojo giáo viên có thể liên lạc với từng phụ huynh học sinh thông qua chức năng nhắn tin. Đây chính là một kênh liên lạc rất tuyệt vời thay thế cho Facebook hay Zalo.
* Biện pháp 2. Xây dựng nền nếp thi đua
Đối với người giáo viên, đặc biệt là giáo viên tiểu học luôn kiêm thêm công tác chủ nhiệm. Giáo viên chủ nhiệm lớp có vai trò quan trọng trong việc quản lý lớp học, là nhân vật chủ chốt, là linh hồn của lớp, người tập hợp, dìu dắt, giáo dục học sinh phấn đấu trở thành con ngoan, trò giỏi, bạn tốt, công dân tốt và xây dựng một tập thể học sinh vững mạnh.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Ứng dụng công nghệ thông tin nhằm nâng cao chất lượng quản lý lớp học thông qua phần mềm CLASSDOJO

UBND HUYỆN BA VÌ TRƯỜNG TIỂU HỌC KHÁNH THƯỢNG ------------------------------ SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG QUẢN LÝ LỚP HỌC THÔNG QUA PHẦN MỀM CLASSDOJO Lĩnh vực/ Môn : Chủ nhiệm Cấp học : Tiểu học Tên tác giả : Nguyễn Thị Thùy Dung Đơn vị công tác : Trường Tiểu học Khánh Thượng Chức vụ : Giáo viên NĂM HỌC: 2021-2022 CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ĐƠN YÊU CẦU CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Kính gửi: Hội đồng Khoa học huyện Ba Vì Họ và tên Ngày tháng năm sinh Nơi công tác Chức danh Trình độ chuyên môn Tên SKKN Nguyễn Thị Thùy Dung 20/07/1987 Trường Tiểu học Khánh Thượng Giáo viên Đại học Ứng dụng công nghệ thông tin nhằm nâng cao chất lượng quản lí lớp học thông qua phần mềm ClassDojo. 1. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Chủ nhiệm 2. Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu hoặc áp dụng thử: Đầu tháng 9 năm 2021. 3. Mô tả bản chất của sáng kiến: 3.1. Nội dung của sáng kiến: để nâng cao chất lượng quản lí lớp học tôi đã áp dụng 1 số biện pháp sau: * Biện pháp 1. Xây dựng kênh kết nối với phụ huynh học sinh Trong thời đại công nghệ 4.0, việc liên lạc không đơn thuần là sự tiếp nhận thông tin từ một phía mà là tương tác hai chiều giữa nhà trường và phụ huynh, tạo cầu nối gắn kết chặt chẽ, là chìa khóa giúp trẻ phát triển toàn diện. Có khẳng định rằng, phương thức tốt nhất giúp trẻ thành công chính là sự hợp tác bền chặt giữa phụ huynh và giáo viên. Nó được ví như một sợi chỉ quan trọng xuyên suốt những năm tháng đến trường của trẻ. Phụ huynh là những người hiểu nhất về tính cách, sở thích hay thói quen của con khi ở nhà. Khi đến trường, việc học tập, tham gia các hoạt động ngoại khóa hay cách giao tiếp, ứng xử của con với bạn bè là điều thầy cô nắm rõ nhất. Nếu có thể kết hợp 2 yếu tố này với nhau, chắc chắn rằng, những đứa trẻ sẽ cảm thấy được thấu hiểu, tạo điều kiện tối đa để có thể phát triển toàn diện. ClassDojo là ứng dụng kết nối giáo dục được thiết kế và xây dựng nhằm tạo nên một cộng đồng giáo dục gắn kết giữa giáo viên và phụ huynh. Tại ClassDojo giáo viên có thể liên lạc với từng phụ huynh học sinh thông qua chức năng nhắn tin. Đây chính là một kênh liên lạc rất tuyệt vời thay thế cho Facebook hay Zalo. * Biện pháp 2. Xây dựng nền nếp thi đua Đối với người giáo viên, đặc biệt là giáo viên tiểu học luôn kiêm thêm công tác chủ nhiệm. Giáo viên chủ nhiệm lớp có vai trò quan trọng trong việc quản lý lớp học, là nhân vật chủ chốt, là linh hồn của lớp, người tập hợp, dìu dắt, giáo dục học sinh phấn đấu trở thành con ngoan, trò giỏi, bạn tốt, công dân tốt và xây dựng một tập thể học sinh vững mạnh. Vậy vấn đề đặt ra là làm thế nào vừa có một tiêu chuẩn định lượng nào đó vừa đánh giá được năng lực phẩm chất của học sinh vừa tạo tâm lí phấn khởi cho học sinh tích cực rèn luyện, học tập. Đặc biệt phải có biện pháp khen thưởng, động viên để tạo động lực cho học sinh phấn đấu. Phần mềm Classdojo đặc biệt hữu ích giúp giáo viên quản lý lớp, rèn luyện nền nếp cho học sinh. Sau khi đăng kí và tạo tài khoản lớp học, mỗi học sinh sẽ được đại diện bằng một hình Monster (chú quái vật nhỏ) ngộ nghĩnh. Như vậy chúng ta sẽ có một lớp học ảo có tên từng học sinh trong lớp. Trong lớp học đó giáo viên có thể tạo ra đầy đủ các nội quy, khuyến khích, thưởng phạt. Và mỗi khi giáo viên khen thưởng hay nhắc nhở một học sinh nào đó, thông tin này sẽ hiển thị trên điện thoại của phụ huynh. *Biện pháp 3. Xây dựng trang mạng xã hội dành riêng cho lớp học ClassDojo cũng là một mạng xã hội dành riêng cho lớp học. Tại đó có một trang giống như tường của Facebook. Giáo viên có thể cập nhật các hoạt động trên lớp lên hàng ngày. Tuy nhiên khi sử dụng Facebook, hình ảnh của các con bị đưa công khai lên mạng xã hội và có thể bị người khác sử dụng với mục đích không hay. Bên cạnh đó, facebook là trang mạng xã hội của cá nhân tôi, tôi chỉ muốn kết bạn với gia đình và bạn bè thân thiết, chứ tôi không mong muốn đăng những hình ảnh, thông tin công việc lẫn lộn với những hình ảnh, thông tin cá nhân. ClassDojo mang đến cho người dùng sự riêng tư cần thiết. Chỉ các phụ huynh, giáo viên trong lớp mới được truy cập vào Chuyện của lớp (Class Story) của lớp học đó, để xem các thông tin, hình ảnh giáo viên đưa lên, và trò chuyện, bình luận về các thông tin đó. Bố mẹ và thầy cô bớt đi nỗi lo lắng rằng hình ảnh của học trò bị đưa công khai lên mang, và có thể bị ai đó sử dụng với mục đích xấu. *Biện pháp 4: Sử dụng các tính năng khác để tạo nên một lớp học thông minh Công cụ điểm danh Attendance: Với công cụ này chúng ta có thể điểm danh có mặt các học sinh trong lớp. Khi điểm danh các học viên có mặt được đánh dấu màu xanh và không có mặt được đánh dấu màu tím đỏ. Bộ đếm thời gian: Hàng ngày chúng ta cho học sinh thảo luận trên lớp thì thường đặt đồng hồ cho các con làm trong khoảng thời gian nhất định. Trong 1 phút, 2 phút, 3 phút. Thông thường chúng ta sẽ thiết kế trên Powerpoint tuy nhiên việc này mất nhiều thời gian. Đồng thời các đồng hồ đó cố định ở khoảng thời gian mình định sẵn. Với ClassDojo giáo viên có thể đặt một khoảng thời gian bất kì một cách nhanh chóng. Vì vậy, giáo viên chỉ đơn giản là nhập thời gian vào bấm bắt đầu là xong. Công cụ ngẫu nhiên: Nếu trong lớp các thầy cô muốn chọn ra một bạn học sinh để trả lời câu hỏi. Hay chọn một học sinh bất kì tham gia một trò chơi, nhận 1 phần thưởng. Công cụ ngẫu nhiên của phần mềm Classdojo sẽ giúp ta trong nháy mắt. Tạo nhóm ngẫu nhiên: Các công cụ của phần mềm ClassDojo sẽ giúp các thầy cô tạo nhóm rất nhanh. Học sinh sẽ tạo thành nhóm với số lượng do các thầy cô tự đặt. Và thành viên được lựa chọn ngẫu nhiên. Suy nghĩ bắt cặp chia sẻ: Nếu chúng ta có ý định chuẩn bị một vài câu hỏi cho học sinh thảo luận. Thì cứ vào chức năng này của phần mềm classdojo nhập sẵn vào đó. Khi dạy trên lớp chỉ cần bấm vào mục này là sẽ hiển thị câu hỏi để học sinh thảo luận, trả lời. Âm nhạc: Trong quá trình học sinh làm bài, thảo luận nhóm. chúng ta có thể sử dụng ClassDojo để mở một bản nhạc giúp học sinh tập trung hơn. 3.2 Khả năng áp dụng của biện pháp: Sáng kiến kinh nghiệm đã được áp dụng ở lớp 1B Trường tiểu học Khánh Thượng và đạt hiệu quả cao, sáng kiến có thể nhân rộng và áp dụng ở các lớp trong các trường mầm non, tiểu học, trung học cơ sở. 4. Những thông tin cần được bảo mật: không có 5. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến: Đó là sự ủng hộ của nhà trường và về các trang thiết bị dạy học như tivi, máy tính, cũng như sự phối hợp giữa phụ huynh và giáo viên lớp 1B. 6. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tác giả: Sau thời gian thực hiện “Ứng dụng công nghệ thông tin nhằm nâng cao chất lượng quản lý lớp học thông qua phần mềm ClassDojo” cho thấy qua áp dụng sáng kiến kinh nghiệm vào thực hiện trong lớp từ tháng 19/2021 đến tháng 3 năm 2022 kết quả đạt được như sau: - Học sinh luôn có thói quen chuẩn bị đầy đủ đồ dùng học tập, có ý thức nền nếp trong từng môn học, giúp các em chủ động sáng tạo hơn khi học tập. - Trong giờ học, sự kết hợp của cô giáo và học sinh rất nhịp nhàng, các em tiếp thu bài tốt, không khí học tập sôi nổi, thực sự tiết học trở thành “học mà vui, vui mà học”. Các em rất hứng thú say mê trong học tập. Tôi xin cam đoan mọi thông tin nêu trong đơn là trung thực, đúng sự thật và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật. Khánh Thượng, ngày 30 tháng 3 năm 2022 Người nộp đơn (Ký và ghi rõ họ tên) MỤC LỤC STT NỘI DUNG TRANG 1 A. PHẦN MỞ ĐẦU 1 1. 1 II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU 2 III. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 2 IV. THỜI GIAN NGHIÊN CỨU 2 V. PHẠM VI NGHIÊN CỨU 2 2 B. NỘI DUNG 3 I. CƠ SỞ LÍ LUẬN 3 II. CƠ SỞ THỰC TIỄN 1. Thực trạng vấn đề nghiên cứu 2. Thực trạng qua khảo sát 3. Nguyên nhân của thực trạng 4 4 6 6 3. CÁC BIỆN PHÁP ĐÃ TIẾN HÀNH 6 3.1. Biện pháp 1: Xây dựng kênh kết nối với phụ huynh học sinh 6 3.2. Biện pháp 2: Xây dựng nền nếp thi đua 8 3.3. Biện pháp 3: Xây dựng trang mạng xã hội dành riêng cho lớp học 12 3.4. Biện pháp 4: Sử dụng các tính năng khác để tạo nên một lớp học thông minh 14 IV. KẾT QUẢ 17 3 C. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 19 I. KẾT LUẬN 19 II. KHUYẾN NGHỊ 19 4 TÀI LIỆU THAM KHẢO 5 PHỤ LỤC VÀ CÁC MINH CHỨNG KÈM THEO STT Từ viết tắt Ký hiệu 1 Bộ Giáo dục và Đào tạo Bộ GD & ĐT 2 Phòng Giáo dục PGD 3 Giáo viên GV 4 Giáo viên chủ nhiệm GVCN 5 Học sinh HS 6 Công nghệ thông tin CNTT BẢNG KÝ HIỆU CÁC CHỮ VIẾT TẮT A. PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Giáo viên không chỉ là chuyên gia về dạy học các môn học mà còn là một nhà tâm lý giáo dục dìu dắt học sinh, một nhà đạo đức truyền luân lý, một nghệ sĩ thích ứng với mọi đối tượng người học. Đặc biệt, giáo viên còn là một nhà tổ chức và quản lý HS trong các giờ học. Nhà giáo dục học người Mỹ Robert J. Marzano đã khẳng định: “Giáo viên là người đóng nhiều vai trò khác nhau trong một lớp học, nhưng chắc chắn một trong những vai trò quan trọng nhất đó là quản lý lớp học”. Một GV thiếu kĩ năng quản lý lớp học chắc chắn sẽ không thành công trong giờ dạy và mọi nỗ lực của GV đều không đạt được mục tiêu dạy học. Bởi vậy, kĩ năng quản lý lớp học đặc biệt quan trọng đối với mọi GV. Nó là nền tảng rất quan trọng để đảm bảo sự thành công cho mọi tiết học, tạo môi trường học tập góp phần nâng cao chất lượng giáo dục. Bên cạnh đó, Bộ GD&ĐT đã ban hành hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ công nghệ thông tin năm học 2021 - 2022, yêu cầu các cơ sở giáo dục tăng cường ứng dụng CNTT trong đổi mới nội dung, phương pháp dạy, học, thi và kiểm tra đánh giá, quản lý giáo dục, quản trị nhà trường; áp dụng dạy, học trực tuyến; phát triển kho học liệu số toàn ngành, ngân hàng câu hỏi trực tuyến dùng chung, kho bài giảng E-learning kết nối với Hệ tri thức Việt số hóa. Tiếp tục triển khai mô hình ứng dụng CNTT trong các cơ sở giáo dục theo hướng dẫn tại Văn bản số 5807/BGDĐT- CNTT ngày 21/12/2018 của Bộ GD&ĐT; triển khai giải pháp trường học điện tử, lớp học điện tử (các giải pháp giáo dục thông minh) ở những nơi có điều kiện, bảo đảm tính hiệu quả. Thực hiện tinh thần chỉ đạo trên của Bộ Giáo dục và Đào tạo, tôi nhận thức được rằng, việc ứng dụng CNTT phục vụ cho việc nâng cao chất lượng quản lý lớp học và phương pháp dạy học là một trong những hướng tích cực nhất, hiệu quả nhất trong việc đổi mới phương pháp dạy học. Nhưng làm thế nào để ứng dụng CNTT hiệu quả trong công tác quản lý lớp học và dạy học, để chất lượng quản lý lớp học đạt hiệu quả cao hơn, chất lượng dạy và học ngày càng được nâng cao là vấn đề mà bất cứ người giáo viên nào đều quan tâm khi có ý định đưa CNTT vào trong công tác quản lý lớp học. Trong những năm gần đây, ứng dụng CNTT vào quản lý lớp học đã không còn quá mới mẻ với các thầy cô giáo chủ nhiệm. Việc này đã giúp cho công tác chủ nhiệm trở nên nhẹ nhàng hơn, đơn giản hơn, chính xác hơn và có sự cập nhật nhanh chóng hơn so với phương pháp quản lý truyền thống. Vì thế để nâng cao hiệu quả trong công tác quản lý, tổ chức giáo dục đạo đức và hình thành nhân cách học sinh ở lớp chủ nhiệm là hết sức cần thiết, quan trọng không kém với việc truyền đạt kiến thức chuyên môn, cho nên tôi quyết định chọn đề tài nghiên cứu: “Ứng dụng công nghệ thông tin nhằm nâng cao chất lượng quản lý lớp học thông qua phần mềm ClassDojo” với mục tiêu nhằm giúp giáo viên chủ nhiệm lớp nâng cao hiệu quả công tác chủ nhiệm, giáo dục đạo đức giúp các em phát triển một cách toàn diện hơn. 2. Mục đích nghiên cứu Giúp học sinh có hứng thú học tập, yêu trường, yêu lớp hơn. Xây dựng được một tập thể lớp vững mạnh. Giúp phụ huynh học sinh nắm bắt thông tin kịp thời về quá trình học tập và rèn luyện của con mình để từ đó có kế hoạch và biện pháp phối hợp với giáo viên và nhà trường. Đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong công tác quản lý và dạy học, trong đó có công tác chủ nhiệm. Bản thân tôi với mong muốn sử dụng có hiệu quả các ứng dụng và những tính năng trong phần mềm ClassDojo để làm kênh liên lạc giữa giáo viên và gia đình học sinh, đồng thời quản lý học sinh, đặc biệt là học sinh cá tính dễ dàng và tốt hơn. Thông qua đề tài tôi muốn giáo viên hiểu rõ hơn về hiệu quả của các tính năng trong phần mềm đến công tác chủ nhiệm, quản lý lớp học. 3. Đối tượng nghiên cứu Ứng dụng CNTT trong quản lý lớp học thông qua phần mềm ClassDojo tại lớp 1B, trường Tiểu học Khánh Thượng do tôi làm chủ nhiệm lớp. 4. Thời gian nghiên cứu Từ tháng 9/2021 đến tháng 10/2021: Nghiên cứu cơ sở lí luận và tìm hiểuthực trạng. Từ tháng 10/2021 đến tháng 12/2021: Tiến hành thực nghiệm tại nhóm lớp và lập đề cương sáng kiến. Tháng 3/2022: Đánh giá kết quả thực hiện và trình bày hoàn thiện sáng kiến. 5. Phạm vi nghiên cứu Lớp 1B - Trường Tiểu học Khánh Thượng. B. NỘI DUNG 1. Cơ sở lí luận Quản lý lớp học là chức năng của giáo viên nhằm hướng dẫn, duy trì học sinh gắn với nhiệm vụ học tập gồm thời gian, không gian, chương trình hoạt động, những quy tắc, hệ thống trách nhiệm, quan hệ, đánh giá và công nhận, ... Quản lý lớp tốt được thể hiện qua mức độ hợp tác giữa học sinh với học sinh, học sinh với giáo viên. Nhiều nhà nghiên cứu khoa học giáo dục đã đưa ra khái niệm về quản lý lớp học dưới các góc độ khác nhau. Nhìn chung các nhà giáo dục đều có chung một quan điểm cho rằng: “Quản lý lớp học là hành động theo dõi và điều chỉnh không khí lớp học của giáo viên nhằm hỗ trợ tốt cho việc học tập của học sinh; giảm thiểu các hành vi của học sinh có ảnh hưởng đến công việc giảng dạy và học tập của học sinh khác; và sử dụng có hiệu quả thời gian giảng dạy. Trên thực tế đã cho thấy, những giáo viên giỏi hiện nay đều sở hữu lợi thế về kỹ năng quản lý lớp học độc đáo. Mặc dù đây được xem là một kỹ năng cơ bản mà bất cứ người giáo viên nào khi muốn nâng cao nhận thức và quản lý tốt học sinh đều phải thực hiện được. Năng lực quản lý tốt sẽ quyết định đến chất lượng học tập đối với mỗi lớp học. Một lớp học khi tất cả các học sinh đều nhận thức được khả năng của mình, phát huy vai trò và cùng giáo viên xây dựng tiết học thì đó mới là cái cốt lõi để quyết định chất lượng giáo dục. Khi người dẫn hướng cho học sinh tự khơi dậy cảm hứng và sở trường của mình sẽ phát huy được năng lực của mỗi cá nhân. Việc quản lý hành vi lớp học tốt sẽ loại trừ được những thành phần cá biệt gây mất trật tự. Số lượng học sinh mất tập trung càng ít thì buổi học càng mang lại hiệu quả. Do vậy mà kỹ năng quản lý hành vi lớp học là điều mà nhiều người luôn đau đầu vì thật sự ở cái tuổi hiếu động, rất khó để có thể điều khiển được từng học sinh tập trung vào bài giảng. Đặc biệt, với giáo viên sư phạm vừa ra trường, việc thiếu kinh nghiệm cũng như độ trẻ tuổi sẽ khiến nhiều học sinh ỷ lại, khó dạy bảo hơn. Việc quản lý lớp học thiếu hiệu quả có thể gây ra hỗn loạn và căng thẳng, có thể tạo ra một môi trường học tập không đạt yêu cầu cho học sinh và một môi trường làm việc không đạt yêu cầu cho giáo viên. Vì vậy, khi sử dụng phần mềm ClassDojo trong quản lý lớp học sẽ giúp giáo viên tạo ra một môi trường học tập chất lượng hơn. Phần mềm ClassDojo là một công cụ giáo dục hỗ trợ quản lý lớp học và giao tiếp giữa nhà trường với
File đính kèm:
sang_kien_kinh_nghiem_ung_dung_cong_nghe_thong_tin_nham_nang.docx