Sáng kiến kinh nghiệm Ứng dụng Công nghệ thông tin tại Thư viện Học viện Hành chính cơ sở Thành phố Hồ Chí Minh

Học viện Hành chính là trung tâm “nghiên cứu khoa học hành chính và quản lý nhà nước, ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ phục vụ cho công tác giảng dạy của Học viện, của các trường, các trung tâm đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức hành chính nhà nước trong phạm vi cả nước; … nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức nhà nước, cải cách bộ máy và nền hành chính nhà nước” Quyết định số 234/QĐ-TTg ngày 13 tháng 11 năm 2003 của Thủ tướng Chính phủ quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Học viện Hành chính Quốc gia.

Thực trạng hoạt động TTTV tại Học viện Hành chính cơ sở Thành phố Hồ Chí Minh đang tồn tại nhiều điểm bất cập chưa đáp ứng được yêu cầu thoả mãn TT, chưa hoà nhập được với xu thế phát triển của Học viện Hành chính.

Ứng dụng CNTT một cách đồng bộ sẽ nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động TTTV tại Học viện Hành chính cơ sở Thành phố Chí Minh, góp phần đổi mới phương pháp giảng dạy, nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo, nghiên cứu khoa học.

Vì lý do nêu trên, tôi chọn đề tài nghiên cứu “Ứng dụng công nghệ thông tin tại Thư viện Học viện Hành chính cơ sở Thành phố Hồ Chí Minh” làm luận văn thạc sỹ khoa học thư viện.

docx 27 trang Phương Chi 27/03/2025 310
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Ứng dụng Công nghệ thông tin tại Thư viện Học viện Hành chính cơ sở Thành phố Hồ Chí Minh", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Ứng dụng Công nghệ thông tin tại Thư viện Học viện Hành chính cơ sở Thành phố Hồ Chí Minh

Sáng kiến kinh nghiệm Ứng dụng Công nghệ thông tin tại Thư viện Học viện Hành chính cơ sở Thành phố Hồ Chí Minh
Ứng dụng công nghệ thông tin tại Thư viện Học viện Hành chính cơ sở Thành phố Hồ Chí Minh
Nguyễn Thanh Chương
Trường Đại học KHXH&NV
Luận văn ThS ngành: Khoa học Thư viện; Mã số: 60 32 20 Người hướng dẫn: TS.Nguyễn Thu Thảo
Năm bảo vệ: 2013
MỤC LỤC
Trang
PHẦN MỞ ĐẦU	1
Tính cấp thiết của đề tài	1
Tổng quan tình hình nghiên cứu	2
Mục đích nghiên cứu	4
Nhiệm vụ nghiên cứu	4
Giả thuyết nghiên cứu	5
Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu	5
Phương pháp nghiên cứu	5
Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài	5
Dự kiến kết quả nghiên cứu	6
CHƯƠNG 1: THƯ VIỆN HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH CƠ SỞ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH VỚI VẤN ĐỀ ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN	7
Lý luận chung về ứng dụng công nghệ thông tin trong thư viện 7
Khái niệm ứng dụng công nghệ thông tin trong thư viện	7
Tầm quan trọng của ứng dụng công nghệ thông tin trong thư viện	9
Yêu cầu đối với việc ứng dụng công nghệ thông tin trong thư viện	10
Hoạt động thông tin - thư viện với nhiệm vụ chính trị của Học viện Hành chính	12
Chức năng, nhiệm vụ của Học viện	12
Chức năng, nhiệm vụ của thư viện	15
Cơ cấu tổ chức và cấu trúc không gian Thư viện	17
Đặc điểm nhu cầu tin của người dùng tin tại Học viện	18
Vai trò ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động thư viện	23
Xây dựng thư viện điện tử	23
Đa dạng hoá sản phẩm và dịch vụ thông tin - thư viện	23
Thiết lập cổng thông tin điện tử	24
Liên kết, chia sẻ thông tin	25
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG NHU CẦU VÀ ĐIỀU KIỆN ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TẠI THƯ VIỆN HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH CƠ SỞ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH	26
Nhu cầu ứng dụng công nghệ thông tin tại Thư viện	26
Nhu cầu của người dùng tin	26
Nhu cầu của cán bộ thư viện	30
Các điều kiện ứng dụng công nghệ thông tin tại Thư viện	32
Nhân lực	32
Nguồn lực thông tin	36
Xử lý tài liệu	37
Sản phẩm và dịch vụ thông tin	40
Cơ sở vật chất và trang thiết bị	45
Cơ sở pháp lý	49
Văn bản luật	49
Văn bản dưới luật	49
Nhận xét về nhu cầu và điều kiện ứng dụng công nghệ thông tin tại thư viện	50
Nhận xét nhu cầu ứng dụng công nghệ thông tin	50
Nhận xét điều kiện ứng dụng công nghệ thông tin	54
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN VÀO HOẠT ĐỘNG THÔNG TIN - THƯ VIỆN TẠI HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH CƠ SỞ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH	58
Yếu tố con người	58
Nâng cao trình độ cho cán bộ thư viện	58
Hướng dẫn người dùng tin thư viện	59
Tăng cường đầu tư hạ tầng công nghệ, phần mềm và trang thiết
bị	61
Đầu tư phần ứng	61
Đầu tư phần mềm	62
Xây dựng hệ thống mạng	66
Xây dựng cổng thông tin điện tử	67
Đầu tư trang thiết bị	69
Áp dụng công nghệ, quy tắc và tiêu chuẩn	74
Công nghệ mã vạch	74
Quy tắc, tiêu chuẩn trong hoạt động thông tin thư viện	77
KẾT LUẬN	80
TÀI LIỆU THAM KHẢO	81
PHỤ LỤC	85
PHẦN MỞ ĐẦU
Tính cấp thiết của đề tài
Việc ứng dụng CNTT rộng rãi, mạnh mẽ trong mọi lĩnh vực của đời sống đã góp phần thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, mặc khác cũng làm thay đổi cơ bản cách thức quản lý, học tập, làm việc. Những tác động mạnh mẽ tích cực của CNTT đã khắc phục những rào cản về thời gian, không gian trong quá trình trao đổi TT, tạo môi trường thuận lợi cho hội nhập toàn cầu, chìa khóa bước vào nền kinh tế tri thức.
Sự tác động của CNTT dẫn đến biến đổi về chất hoạt động TTTV tạo tiền đề cho việc nâng cao năng suất, thúc đẩy hội nhập kinh tế quốc tế, quản lý điều hành, tác động một cách gián tiếp lên sự tăng trưởng kinh tế.
Việt Nam đang trong giai đoạn công nghiệp hoá, hiện đại hoá, sẽ không có một cái nhìn đầy đủ về sự nghiệp thư viện Việt Nam mà không đề cập đến cuộc cách mạng CNTT. Cuộc cách mạng CNTT đã thúc đẩy quá trình đổi mới tổ chức, phương thức quản lý, điều hành quản lý.
Trong thời gian qua, thư viện các nước trên thế giới, trong khu vực và Việt Nam đã ứng dụng mạnh mẽ CNTT vào tổ chức và hoạt động của mình. Tuy, trình độ ứng dụng CNTT vào tổ chức và hoạt động giữa các thư viện có những mức độ khác nhau nhưng đều có mong muốn là sử dụng CNTT để xây dựng mô hình thư viện điện tử, thư viện số, thư viện ảo phục vụ nhu cầu tin ngày càng tốt hơn.
Học viện Hành chính là trung tâm “nghiên cứu khoa học hành chính và quản lý nhà nước, ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ phục vụ cho
công tác giảng dạy của Học viện, của các trường, các trung tâm đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức hành chính nhà nước trong phạm vi cả nước;  nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức nhà nước, cải cách bộ máy và nền hành chính nhà nước” Quyết định số 234/QĐ-TTg ngày 13 tháng 11 năm 2003 của Thủ tướng Chính phủ quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Học viện Hành chính Quốc gia.
Thực trạng hoạt động TTTV tại Học viện Hành chính cơ sở Thành phố Hồ Chí Minh đang tồn tại nhiều điểm bất cập chưa đáp ứng được yêu cầu thoả mãn TT, chưa hoà nhập được với xu thế phát triển của Học viện Hành chính.
Ứng dụng CNTT một cách đồng bộ sẽ nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động TTTV tại Học viện Hành chính cơ sở Thành phố Chí Minh, góp phần đổi mới phương pháp giảng dạy, nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo, nghiên cứu khoa học.
Vì lý do nêu trên, tôi chọn đề tài nghiên cứu “Ứng dụng công nghệ thông tin tại Thư viện Học viện Hành chính cơ sở Thành phố Hồ Chí Minh” làm luận văn thạc sỹ khoa học thư viện.
Tổng quan tình hình nghiên cứu
Thư viện trường học nói chung và thư viện trường đại học nói riêng là một trong những tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục trường đại học “Quyết định số 65/2007/BGDĐT, ngày 01 tháng 11 năm 2007, Ban hành Quy định về tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục trường đại học”. Vì vậy, chất lượng, hiệu quả hoạt động của trung tâm TTTV sẽ ảnh hưởng, tác động đến công tác giáo dục, đào tạo của Nhà trường.
Từ trước đến nay, đã có nhiều tác giả nghiên cứu về ứng dụng CNTT, thư viện điện tử tại các trung tâm TTTV trường Đại học và Cao đẳng trong cả nước với nhiều góc độ khác nhau. Đó là những đề tài, công trình tiêu biểu như sau:
Về ứng dụng công nghệ thông tin
Dương Hồ Điệp (2007), Ứng dụng Công nghệ Thông tin tại Thư viện Viện Kinh tế Việt Nam : thực trạng và giải pháp, Trường Đại học Văn hoá Hà Nội, Hà Nội.
Đỗ Tiến Vượng (2006), Ứng dụng Công nghệ Thông tin tại Trung tâm TTTV Đại học Giao thông Vận tải : thực trạng và giải pháp, Trường Đại học Văn hoá Hà Nội, Hà Nội.
Lê Thị Hạnh (2005), Hoạt động tổ chức, quản lý Thư viện trường Đại học Luật Hà Nội trong điều kiện ứng dụng công nghệ thông tin, Trường Đại học Văn hoá Hà Nội, Hà Nội.
Lê Trọng Vinh (2009), Sự thay đổi hoạt động thư viện đai học trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh trong thời đại công nghệ thông tin, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn (Đại học Quốc gia Tp Hồ Chí Minh), TP.Hồ Chí Minh.
Nguyễn Văn Hùng (1995), Ứng dụng tin học trong các cơ quan thông tin, thư viện khu vực thành phố Hồ Chí Minh, Trường Đại học Văn hóa Hà Nội, Hà Nội.
Vũ Thị Xuân Hương (2000), Ứng dụng tin học trong hoạt động thư viện tỉnh Bắc Giang thực trạng và tương lai phát, Trường Đại học Văn hóa Hà Nội, Hà Nội.
Về thư viện điện tử
Nguyễn Hoàng Sơn (2003), Xây dựng mô hình thư viện điện tử ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay, Trường Đại học Văn hóa Hà Nội, Hà Nội.
Phạm Thị Mai (2009), Nghiên cứu phát triển thư viện điện tử trong các trường đại học trên bản địa Hà Nội hiện nay, Trường ĐHKHXH&NV Hà Nội, Hà Nội.
Về đề tài nghiên cứu tại Thư viện Học viện Hành chính cơ sở Thành phố Hồ Chí Minh như sau:
Phạm Thị Mai Hoa (1995), Đổi mới phương thức hoạt động của Thư viện Học viện Hành chính Quốc gia cơ sở tại Thành phố Hồ Chí Minh, Trường Đại học Văn hóa Hà Nội, Hà Nội.
Trần Thị Lan (1999), Vốn tài liệu tại Thư viện Học viện Hành chính Quốc gia cơ sở Thành phố Hồ Chí Minh thực trạng và giải pháp phát triển, Trường Đại học Văn hóa TP.Hồ Chí Minh, TP.Hồ Chí Minh.
Phạm Thị Hồng Vân (2009), Trang thiết bị Học viện Hành chính cơ sở Thành phố Hồ Chí Minh thực trạng và giải pháp, Trường Đại học Văn hóa TP.Hồ Chí Minh, TP.Hồ Chí Minh.
Nhìn chung, các đề tác nghiên cứu được trích dẫn ở trên thì mục đích nghiên cứu là nhằm khảo sát và nâng cao hiệu quả ứng dụng CNTT trong hoạt động TV. Nhưng việc nghiên cứu ứng dụng CNTT vào hoạt động TTTV tại Học viện Hành chính cơ sở Thành phố Hồ Chí Minh, đáp ứng nhiệm vụ chính trị của nhà trường trong giai đoạn mới là đòi hỏi khách quan nhưng vẫn chưa có một công trình nghiên cứu nào đề cập đến. Vì vậy, nghiên cứu về “Ứng dụng công nghệ thông tin tại Thư viện Học viện Hành chính cơ sở Thành phố Hồ Chí Minh” là đề tài mới.
Mục đích nghiên cứu
Mục đích mà luận văn này hướng tới là đề xuất giải pháp ứng dụng CNTT tại thư viện Học viện Hành chính cơ sở Thành phố Chí Minh.
Nhiệm vụ nghiên cứu
Xác định khái niêm CNTT và các khái niệm liên quan khác.
Xác định vị trí, vai trò ứng dụng CNTT tại thư viện Học viện Hành chính cơ sở Thành phố Hồ Chí Minh.
Khảo sát thực trạng nhu cầu về ứng dụng CNTT tại thư viện Học viện Hành chính cơ sở Thành phố Hồ Chí Minh và các điều kiện ứng dụng CNTT tại đây.
Đề xuất giải pháp ứng dụng CNTT tại thư viện Học viện Hành chính cơ sở Thành phố Hồ Chí Minh.
Giả thuyết nghiên cứu
Ứng dụng CNTT tại Thư viện Học viện Hành chính cơ sở Thành phố Hồ Chí Minh thì hiệu quả hoạt động TTTV tại đây sẽ được nâng cao.
Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng
Ứng dụng CNTT tại thư viện Học viện Hành chính cơ sở Thành phố Hồ Chí Minh
Phạm vi nghiên cứu
Thời gian: Giai đoạn 2006 - 2011
Không gian: Thư viện Học viện Hành chính cơ sở Thành phố Hồ Chí Minh
Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp luận
Dựa trên quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử, cũng như quan điểm của Hồ Chủ tịch về công tác sách, báo, thông tin, thư viện ; Căn cứ vào chủ trương chính sách phát triển giáo dục - đào tạo, CNTT, Pháp lệnh thư viện, cơ sở lý luận của thư viện học và thông tin học.
Phương pháp cụ thể
Phương pháp phân tích, tổng hợp tài liệu.
Phương pháp quan sát.
Phương pháp phân tích.
Phương pháp thống kê số liệu..
Phương pháp điều tra thực tế.
Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài
Ý nghĩa lý luận
Hoàn thiện lý luận về ứng dụng CNTT trong công tác TTTV.
Ý nghĩa thực tiễn
Luận văn cung cấp những giải pháp nhằm ứng dụng CNTT tại thư viện Học viện Hành chính cơ sở Thành phố Hồ Chí Minh.
Kết quả nghiên cứu của luận văn sẽ góp thêm vào nguồn tài liệu xám tại Thư viện Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Hà Nội, Trường Đại học Sài Gòn, Học viện Hành chính cơ sở Thành phố Hồ Chí Minh, là tài liệu tham khảo cho chuyên ngành TTTV.
Dự kiến kết quả nghiên cứu
Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục, tài liệu tham khảo, nội dung của luận văn gồm 03 chương:
Chương 1: Thư viện Học viện Hành chính cơ sở Thành phố Hồ Chí Minh với vấn đề ứng dụng công nghệ thông tin
Chương 2: Thực trạng nhu cầu và điều kiện ứng dụng công nghệ thông tin tại thư viện Học viện Hành chính cơ sở Thành phố Hồ Chí Minh
Chương 3: Giải pháp ứng dụng công nghệ thông tin tại thư viện Học viện Hành chính cơ sở Thành phố Hồ Chí Minh
CHƯƠNG 1:
THƯ VIỆN HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH CƠ SỞ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH VỚI VẤN ĐỀ ỨNG DỤNG
CÔNG NGHỆ THÔNG TIN
Lý luận chung về ứng dụng công nghệ thông tin trong thư viện
Khái niệm về công nghệ thông tin
Khái niệm ứng dụng công nghệ thông tin trong thư viện
Ứng dụng CNTT trong thư viện bao gồm những nội dung cơ bản:
Ứng dụng CNTT vào dây truyền thông tin - tư liệu: bổ sung, biên mục, tổ chức kho, lưu thông.
Xây dựng và sử dụng các TT dạng điện tử trong thư viện.
Thiết lập cổng thông tin điện tử
Ứng dụng CNTT các dịch vụ người dùng tin: phòng đọc máy tính, phòng đọc Multimedia, kho mở.
Lập báo cáo, thống kê
Ứng dụng CNTT cải cách thủ tục hành chính.
Tóm tại: Ứng dụng CNTT trong thư viện là xây dựng cơ sở hạ tầng thông tin rút ngắn khoảng cách giữa thông tin và người dùng tin. Cơ sở hạ tầng TT hiểu theo nghĩa rộng bao gồm phần cứng, phần mềm, cơ sở dữ liệu, liên kết, chia sẻ nguồn tài nguyên TT giữa các thư viện với nhau.
Tầm quan trọng của ứng dụng công nghệ thông tin trong thư viện
Một là: Nâng cao hiệu quả
Nâng cao năng lực điều hành, quản lý
Nâng cao hiệu quả hoạt động
Hai là: Cung cấp các sản phẩm và dịch vụ thông tin - thư viện trong môi trường mạng
Yêu cầu đối với việc ứng dụng công nghệ thông tin trong thư viện
Thứ nhất: Tính hệ thống
Ứng dụng CNTT trong thư viện phải bảo đảm tính hệ thống, đây được coi là điều cần, quan trọng nhất để hoạt động thư viện mang lại hiệu quả. Ngay từ đầu, yêu cầu tính hệ thống không được đạt được thì yêu cầu sau xem như không còn giá trị nữa. Nếu ứng dụng CNTT không có tính hệ thống, mà rời rạc không đồng nhất giữa các yếu tố, các công đoạn thì hoạt động thư viện sẽ không khác gì so với thư viện chưa ứng dụng CNTT. Việc ứng dụng CNTT lúc này chỉ sử dụng cho mục đích duy nhất là các công việc soạn thảo văn bản, văn phòng và dẫn đến sự lãng phí.
Thứ hai: Tính ổn định
Tính hệ thống là điều kiện cận tính ổn định là điều kiện đủ để đánh giá hiệu quả ứng dụng CNTT trong thư viện. Nếu tính hệ thống bảo đảm hoạt động thư viện thì tính ổn định sẽ nâng cao hiệu quả của hoạt động này, liên quan trực tiếp đến chất lượng các thiết bị CNTT.
Tính hệ thống và tính ổn định có mối quan hệ biện chứng, tương tác lẫn nhau, là hai tiêu chí cơ bản đánh giá hiệu quả ứng dụng CNTT trong thư viện.
Thứ ba: Tính thân thiện
Tính thân thiện bao gồm cả cán bộ thư viện và người dùng tin. Tính thân thiện được hiểu như là:
Dễ sử dụng: người dùng tin và cán bộ thư viện
Sự tương thích giữa các thiết bị phần cứng
Sự tương thích giữa các phần mềm
Thân thiện với môi trường
Thứ tư: Tính tiết kiệm
Hoạt động TTTV là hoạt động mang tính phi lợi nhuận, vì vụ vì lợi ích của công đồng, do đó kinh phí đầu tư cho thư viện rất hạn chế, kinh phí đầu tư đủ cho các lĩnh vực được ưu tiên còn lại bao nhiêu thì đầu tư cho thư viện. Vì vậy, tính tiết kiệm cũng được coi là tiêu chí đánh giá ứng dụng CNTT trong thư viện.
Tính tiết kiệm bao gồm tiết kiệm kinh phí đầu tư, đầu tư một lần nhưng có thể sử dụng lâu dài, tiết kiệm năng lượng, tiết kiệm thời gian cho cán bộ thư viện và người dùng tin.
Thứ năm: Tính hiệu quả
Đảm bảo tính hiệu quả như năng suất lao động tăng nhưng cường độ lao động của cán bộ thư viện giảm, tần xuất phục vụ người dùng tin gia tăng, chất lượng sản phẩm và dịch vụ TTTV ngày càng hoàn thiện.
Năng suất lao động là đinh lượng đo được, nếu không xác định được sự gia tăng của năng suất lao động thì đồng nghĩa với việc ứng dụng CNTT không thể coi là có hiệu quả.
Thứ sáu: Tính an toàn và bảo mật thông tin
Bên cạnh yêu cầu về tính ổn định song song cùng tồn tại là tính an toàn và bảo mật của việc ứng dụng CNTT. An toàn và bảo mật về các nội dung TT: tài liệu, người dùng tin,... không bị tấn công, sao chép, theo dõi, thay đổi bởi những chủ thể không được có ủy quyền. Tuy nhiên, tính
an toàn và bảo mật không thể nào đạt được tỷ lệ 100% tuyệt đối mà chỉ mang tính tương đối. Do vậy, cần hạn chế tối đa lỗ hổng về an toàn và bảo mật trong quá trình ứng dụng.
Thứ bảy: Tính mở
Việc ứng dụng CNTT trong hoạt động thư viện tính mở cũng cần phải xem xét để lựa chọn các phần mềm ứng dụng, phần mềm quản lý, phần cứng, thiết bị ngoại vi,tạo thành

File đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_ung_dung_cong_nghe_thong_tin_tai_thu_v.docx
  • pdfSáng kiến kinh nghiệm Ứng dụng Công nghệ thông tin tại Thư viện Học viện Hành chính cơ sở Thành phố.pdf