Sáng kiến kinh nghiệm Ứng dụng Công nghệ thông tin thiết kế trò chơi giúp trẻ làm quen với chữ cái
4.2. Cách thiết kế các trò chơi giúp trẻ mẫu gió lớn làm quen với chữ cái
- Các trò chơi trong sáng kiến kinh nghiệm, tôi thiết kế bằng phần mềm PowerPoint cùng sự hỗ trợ của các phần mềm công cụ khác như :
+ Phần mềm Adobe Presenter để thu âm thanh, thu tiếng, lời nói để chèn vào các Slide trong trò chơi.
+ Phần mềm paint để vẽ tranh, cắt, chỉnh sửa hình ảnh.
+ phần mềm Flash để tạo hiệu ứng bay nhảy, đi lại, gật đầu, ngoáy đuôi… mềm mại cho các con vật.
- Trước khi thiết kế các trò chơi tôi cần chuẩn bị như sau:
+ Suy nghĩ thật kỹ để có hướng thiết kế các trò chơi với từng nhóm chữ cái sao cho phù hợp với mỗi nội dung theo chương trình quy định trong năm học, phù hợp với trẻ trong lớp và điều kiện của lớp.
- Phần mềm PowerPoint được tôi lựa chọn để thiết kế các trò chơi cho trẻ làm quen với 29 chữ cái tiếng Việt là vì : Phần mềm PowerPoint có giao diện đẹp với nhiều tiện ích đa dạng giúp tôi dễ dàng sáng tạo trong việc thiết kế các trò chơi khác nhau. Với những hình ảnh đẹp, màu sắc sặc sỡ và những hiệu ứng như chữ cái bay nhảy, biến mất, xuất hiện, đổi màu, to ra, nhỏ đi, xoay các hướng cùng những âm thanh sống động (Hướng dẫn cách chơi, lời khen, tiếng vỗ tay khi trẻ làm đúng, lời nhắc nhở khi trẻ làm sai…) sẽ giúp trẻ hào hứng hơn khi tham gia hoạt động nhận biết, phát âm các chữ cái và trẻ rất thích thú khi quan sát và chơi trò chơi.
- Các trò chơi trong sáng kiến kinh nghiệm, tôi thiết kế bằng phần mềm PowerPoint cùng sự hỗ trợ của các phần mềm công cụ khác như :
+ Phần mềm Adobe Presenter để thu âm thanh, thu tiếng, lời nói để chèn vào các Slide trong trò chơi.
+ Phần mềm paint để vẽ tranh, cắt, chỉnh sửa hình ảnh.
+ phần mềm Flash để tạo hiệu ứng bay nhảy, đi lại, gật đầu, ngoáy đuôi… mềm mại cho các con vật.
- Trước khi thiết kế các trò chơi tôi cần chuẩn bị như sau:
+ Suy nghĩ thật kỹ để có hướng thiết kế các trò chơi với từng nhóm chữ cái sao cho phù hợp với mỗi nội dung theo chương trình quy định trong năm học, phù hợp với trẻ trong lớp và điều kiện của lớp.
- Phần mềm PowerPoint được tôi lựa chọn để thiết kế các trò chơi cho trẻ làm quen với 29 chữ cái tiếng Việt là vì : Phần mềm PowerPoint có giao diện đẹp với nhiều tiện ích đa dạng giúp tôi dễ dàng sáng tạo trong việc thiết kế các trò chơi khác nhau. Với những hình ảnh đẹp, màu sắc sặc sỡ và những hiệu ứng như chữ cái bay nhảy, biến mất, xuất hiện, đổi màu, to ra, nhỏ đi, xoay các hướng cùng những âm thanh sống động (Hướng dẫn cách chơi, lời khen, tiếng vỗ tay khi trẻ làm đúng, lời nhắc nhở khi trẻ làm sai…) sẽ giúp trẻ hào hứng hơn khi tham gia hoạt động nhận biết, phát âm các chữ cái và trẻ rất thích thú khi quan sát và chơi trò chơi.
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Ứng dụng Công nghệ thông tin thiết kế trò chơi giúp trẻ làm quen với chữ cái", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Ứng dụng Công nghệ thông tin thiết kế trò chơi giúp trẻ làm quen với chữ cái

ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN THIẾT KẾ TRÒ CHƠI GIÚP TRẺ LÀM QUEN VỚI CHỮ CÁI PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Lý do chọn đề tài: Ngôn ngữ đóng vai trò rất lớn, là phương tiện quan trọng nhất để trẻ lĩnh hội nền văn hóa dân tộc, giúp trẻ giao lưu với những người xung quanh, giúp tư duy, tiếp thu khoa học và góp phần vun đắp tâm hồn, hình thành, phát triển nhân cách toàn diện cho trẻ. Đặc điểm phát triển ngôn ngữ của trẻ mẫu giáo lớn là trẻ có thể sử dụng thông thạo tiếng mẹ đẻ để giao tiếp. Khả năng ngôn ngữ liên quan chặt chẽ với sự phát triển trí tuệ và những trải nghiệm của trẻ. Trẻ có thể dùng ngôn ngữ để thể hiện các mối quan hệ qua lại nhiều mặt của các sự vật, hiện tượng trong cuộc sống mà trẻ nhận thức được. Vì vậy nhiệm vụ của cô giáo mầm non đặc biệt là giáo viên phụ trách lớp mẫu giáo lớn là phải giúp trẻ hình thành và phát triển ngôn ngữ một cách tốt nhất. thông qua việc rèn các kỹ năng: nghe, nói, đọc viết Hoạt động làm quen với chữ cái là một trong các nội dung quan trọng để hình thành và phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ. Thông qua việc cho trẻ làm quen với chữ cái, trẻ được cung cấp thêm vốn từ về thế giới xung quanh, hiểu được mối quan hệ giữa ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết từ đó giúp trẻ hiểu thế nào là đọc và viết. Đó là tiền đề vững chắc cho việc học đọc, học viết của trẻ khi vào lớp một trường tiểu học. Bước vào lớp mẫu giáo lớn 5- 6 tuổi trẻ bắt đầu được làm quen với chữ viết, nội dung chính là giúp trẻ nhận biết mặt chữ và cấu tạo 29 chữ cái tiếng Việt, rèn các kỹ năng nghe, phát âm, nói, hiểu ngôn ngữ tiếng Việt.Vậy làm thế nào để trẻ thuộc nhanh và phát âm chuẩn, chính xác 29 chữ cái? Làm thế nào để trẻ nhớ chữ cái nhanh nhất, và không quên? Để trả lời cho những câu hỏi đó tôi đã “Ứng dụng công nghệ thông tin thiết kế một số trò chơi giúp trẻ mẫu giáo lớn làm quen với chữ cái“ bằng phần mềm PowerPoint vì một số ưu điểm sau: Ứng dụng phần mềm PowerPoint để thiết kế một số trò chơi giúp cho trẻ mẫu giáo lớn học nhanh, nhớ lâu 29 chữ cái là cho trẻ được tiếp cận với môi trường đa phương tiện kết hợp hình ảnh, video, camera, âm thanh, chữ cáiđược trình bày qua máy tính theo kịch bản đã định sẵn nhằm đạt hiệu quả tối đa qua một quá trình học đa giác quan với kỹ thuật đồ họa cao, các hình ảnh sống động mà theo phương pháp truyền thống thì rất khó thực hiện được. Ứng dụng này vừa tiết kiệm được thời gian cho cô giáo, vừa tiết kiệm được chi phí cho nhà trường mà vẫn nâng cao được tính sinh động, hiệu quả của giờ dạy. Nếu như trước đây cô giáo phải rất vất vả để có thể tìm kiếm những hình ảnh, biểu tượng, đồ dùng phục vụ bài giảng thì hiện nay với ứng dụng công nghệ thông tin tiên tiến, giáo viên có thể sử dụng internet để chủ động khai thác tài liệu giáo dục phong phú, chủ động như quay phim, chụp ảnh làm tư liệu cho bài giảng điện tử. Chỉ cần vài cái “nhấp chuột” là hình ảnh những con vật ngộ nghĩnh, những bông hoa đủ màu sắc, những hàng chữ biết đi và những con số biết bay nhảy theo nhạc hiện ngay ra với hiệu ứng của những âm thanh sống động ngay lập tức thu hút được sự chú ý và kích thích hứng thú của trẻ. Trẻ được chủ động hoạt động nhiều hơn để khám phá nội dung bài giảng. Đây có thể coi là một phương pháp có tính ưu việt cao, vừa phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý của trẻ, vừa thực hiện được nguyên lý giáo dục của Vưgotxki “ Dạy học lấy trẻ làm trung tâm”. Ứng dụng phần mềm PowerPoint để thiết kế một số trò chơi giúp cho trẻ mẫu giáo lớn học nhanh, nhớ lâu 29 chữ cái đã tạo ra một biến đổi về chất lượng trong hiệu quả giảng dạy của ngành giáo dục mầm non, tạo ra một môi trường giáo dục mang tính tương tác cao giữa cô và trẻ. 2. Mục đích nghiên cứu: Thiết kế ra các trò chơi nhận biết, ôn luyện 29 chữ cái tiếng Việt nhằm giúp trẻ tiếp nhận kiến thức, các kỹ năng nhận biết và phát âm chữ cái một cách nhanh nhất, giúp trẻ hứng thú và tích cực khi tham gia vào các hoạt động làm quen với chữ cái, đồng thời cung cấp cho giáo viên nguồn tư liệu để lồng ghép, áp dụng vào các bài dạy, giúp giáo viên dễ dàng, chủ động khi tổ chức các hoạt động làm quen với chữ cái cho trẻ và bổ sung vào nguồn tư liệu các bài tập trò chơi cho trẻ làm quen với chữ viết đã có sẵn ở trường. 3. Đối tượng nghiên cứu: Nghiên cứu và thiết kế các trò chơi giúp trẻ mẫu giáo lớn học làm quen với chữ cái 4. Đối tượng khảo sát, thực nghiệm: Đối tượng khảo sát thực nghiệm là trẻ mẫu giáo lớn lớp A3 và trẻ mẫu gáo lớn 5-6 tuổi trong trường . 5. Phương pháp nghiên cứu: Để hoàn thành tốt đề tài này tối đã áp dụng những phương pháp nghiên cứu sau: - Phương pháp học tập nghiên cứu tài liệu. - Phương pháp quan sát. - Phương pháp tổng hợp thống kê. - Phương pháp tổng hợp kinh nghiệm. - Phương pháp so sánh đối chứng. Phương pháp sử dụng đồ dùng dạy học hiện đại trong dạy và học cho trẻ mầm non 5 - 6 tuổi. 6. Phạm vi và kế hoạch nghiên cứu : Sáng kiến kinh nghiệm “Ứng dụng công nghệ thông tin thiết kế một số trò chơi giúp trẻ mẫu giáo lớn làm quen với chữ cái“ được áp dụng trong các giờ dạy trẻ làm quen, giờ ôn luyện củng cố hoạt động làm quen với chữ cái cho trẻ tại lớp A3 của tôi và các lớp khác của khối mẫu giáo lớn trong trường. Thời gian thực hiện từ tháng 9/2018 đến tháng 5/2019 và tiếp tục được áp dụng trong quá trình chăm sóc giáo dục trẻ sau này. PHẦN II: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ. 1. Cơ sở lý luận. Với đặc điểm tâm lý của trẻ mầm non là chơi mà học, học bằng chơi , mà trẻ con lại rất thích xem hoạt hình với những hình ảnh ngộ nghĩnh, màu sắc sặc sỡ, đẹp mắt sự linh hoạt “động” của các sự vật, hiện tượng, con chữ sẽ tạo cho trẻ sự thích thú, trẻ sẽ tập trung chú ý giờ học sẽ đạt kết quả tốt .Ngày nay có rất nhiều cách để dạy trẻ học chữ nhưng để giúp trẻ học nhanh, nhớ lâu các chữ cái thì phải cần có những điều mới lạ để thu hút sự tập trung, chú ý của trẻ. Việc thiết kế và sử dụng trò chơi trong hoạt động làm quen với chữ viết là cho trẻ được tiếp cận với môi trường đa phương tiện kết hợp tranh ảnh, hình ảnh, video, camera, âm thanh, được trình bày theo kịch bản nhằm đạt hiệu quả tối đa qua một quá trình học đa giác quan. những trò chơi nhẹ nhàng với những hình ảnh rõ nét, màu sắc đẹp sặc sỡ cùng với những đồ dùng, con chữ biết bay nhảy, xuất hiện, biến mất, đổi màu ... và những âm thanh vui nhộn, sống động mà trẻ rất thích thú khi hoạt động làm quen với chữ cái, từ đó sẽ giúp trẻ phát triển tư duy, trí thông minh, sự quan sát có chủ đích và phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ. 2. Cơ sở thực tiễn: Qua nhiều năm thực tế giảng dạy lớp mẫu giáo lớn, tôi nhận thấy: Việc nhận biết, phát âm và ghi nhớ chữ cái đối với trẻ 5-6 tuổi còn gặp khó khăn vì khi vào lớp mẫu giáo lớn 5-6 tuổi trẻ mới được đi sâu học môn làm quen với chữ cái nên trẻ thường nhận biết máy móc theo thứ tự trong bảng chữ cái tiếng Việt dẫn đến việc học trước, quên sau. Khi tổ chức cho trẻ làm quen với chữ cái theo kiểu truyền thống là kết hợp việc xem tranh ảnh, vật thật qua đó cho trẻ làm quen với chữ cái mới và ôn luyện các chữ cái đã học tôi thấy trẻ thường ít hứng thú và dẫn đến trẻ hay quên., hay nhầm lẫn các chữ cái có cấu tạo gần giống nhau như chữ b,d,đ hay chữ p.q và phát âm còn chưa chuẩn chữ cái n,l, r,s,x. Việc dạy trẻ làm quen với chữ cái theo phương pháp truyền thống sẽ khó đạt hiệu quả cao như mong muốn, các trò chơi không sáng tạo sẽ ít thu hút được trẻ tham gia vào hoạt động. 3. Thực trạng. Trường mầm non của chúng tôi mới được cải tạo, sửa chữa khang trang, sạch đẹp và được đoàn thẩm định của thành phố Hà Nội công nhận lại trường chuẩn quốc gia hồi đầu tháng 11/2018 vừa qua. Năm học 2018– 2019 tôi được phân công phụ trách lớp mẫu giáo lớn A3, với số trẻ là 41 cháu. Với đặc điểm tâm sinh lý của trẻ mầm non là thời gian tập trung, chú ý còn hạn chế, nhất là với hoạt động hơi mang tính khô khan như làm quen với chữ cái tôi nhận thấy trẻ trong lớp tôi học thuộc chữ nhưng khi cô kiểm tra lại thì trẻ lại có thể quên ngay nhất là với những chữ có đặc điểm, cấu tạo gần giống nhau như chữ b,d,đ, p,q hay là những chữ cái khó phát âm như chữ s,r, p, n,l. Vậy làm thế nào để trẻ học nhanh, nhớ lâu, phát âm chuẩn được các chữ cái? Chính câu hỏi đó đã thôi thúc tôi nghiên cứu và sáng tạo trong thiết kế các trò chơi giúp trẻ học nhanh, nhớ lâu 29 chữ cái tiếng Việt, nhằm thỏa mãn nhu cầu “học mà chơi, chơi mà học” ở trẻ mầm non 3.1. Những thuận lợi khi thực hiện đề tài: Là một giáo viên mầm non có nhiều năm công tác và kinh nghiệm trong giảng dạylớ mẫu giáo lớn nên tôi luôn nắm chắc phương pháp tổ chức các hoạt động giáo dục. Trong những năm học trước, nhà trường đã tạo điều kiện cho tôi đi tập huấn lớp học về công nghệ thông tin do phòng Giáo dục và Đào tạo quận Hoàn Kiếm tổ chức, tôi đã học tập, tìm hiểu về những phần mềm đồ họa khác để có thêm kiến thức, kinh nghiệm trong việc thiết kế bài giảng. Bên cạnh đó, tôi cũng rất may mắn được sự đồng tình và giúp đỡ, động viên nhiệt tình của ban giám hiệu nhà trường và của bạn bè đồng nghiệp. Trường có mạng internet để giáo viên chúng tôi có thể dễ dàng truy cập vào các trang điện tử có sẵn để tải các hình ảnh, tranh...về làm dữ liệu thiết kế các trò chơi cũng như các bài giảng điện tử để dạy trẻ. Trường đã có đèn chiếu, màn hình để phục vụ cho việc ứng dụng công nghệ thông tin của các lớp. 3.2. Những khó khăn khi thực hiện đề tài: Vì trường đóng trên địa bàn dân cư có nhiều thành phần nên còn một số phụ huynh có quan điểm chưa đúng: “Con tôi học xong lớp mẫu giáo lớn là phải biết đọc, biết viết, biết làm toán như học sinh lớp 1”, do đó họ ép con học đánh vần, học viết chữ, vì vậy có một số trẻ đến lớp phát âm chưa đúng chữ cái nên giáo viên chúng tôi lại mất rất nhiều thời gian để uốn nắn, sửa chữa cách phát âm cho các con. 4. Các biện pháp thực hiện đề tài. 4.1.Xây dựng kế hoạch thiết kế các trò chơi cho trẻ làm quen với chữ cái: Ngay từ đầu năm học tôi đã cùng họp bàn với các giáo viên trong tổ lên kế hoạch thực hiện chương trình toàn bộ năm học dựa theo các nội dung từng tháng trong chương trình chăm sóc giáo dục mầm non (trong đó có hoạt động cho trẻ làm quen với chữ cái) Dựa vào chương trình khung của tổ tôi đã lập kế hoạch cụ thể cho mỗi tháng, lập kế hoạch chi tiết cho mỗi hoạt động học theo từng tuần cụ thể dựa vào nội dung của tháng, lập kế hoạch chi tiết cho từng hoạt động làm quen với chữ cái, từ đó tôi suy nghĩ, phác thảo ra các trò chơi để có thể tìm kiếm tư liệu thiết kế hợp với từng nhóm chữ. Việc lập kế hoạch giúp tôi định hướng được các công việc cần làm, Việc sáng tạo thiết kế các trò chơi cho trẻ làm quen với chữ cái được đưa vào dưới hình thức nào để cho trẻ thông qua chơi mà học, học bằng chơi , tìm hiểu khám phá chữ cái mới hay ôn luyện củng cố chữ cái đã biết cho trẻ. 4.2. Cách thiết kế các trò chơi giúp trẻ mẫu gió lớn làm quen với chữ cái - Các trò chơi trong sáng kiến kinh nghiệm, tôi thiết kế bằng phần mềm PowerPoint cùng sự hỗ trợ của các phần mềm công cụ khác như : + Phần mềm Adobe Presenter để thu âm thanh, thu tiếng, lời nói để chèn vào các Slide trong trò chơi. + Phần mềm paint để vẽ tranh, cắt, chỉnh sửa hình ảnh. + phần mềm Flash để tạo hiệu ứng bay nhảy, đi lại, gật đầu, ngoáy đuôi mềm mại cho các con vật. - Trước khi thiết kế các trò chơi tôi cần chuẩn bị như sau: + Suy nghĩ thật kỹ để có hướng thiết kế các trò chơi với từng nhóm chữ cái sao cho phù hợp với mỗi nội dung theo chương trình quy định trong năm học, phù hợp với trẻ trong lớp và điều kiện của lớp. - Phần mềm PowerPoint được tôi lựa chọn để thiết kế các trò chơi cho trẻ làm quen với 29 chữ cái tiếng Việt là vì : Phần mềm PowerPoint có giao diện đẹp với nhiều tiện ích đa dạng giúp tôi dễ dàng sáng tạo trong việc thiết kế các trò chơi khác nhau. Với những hình ảnh đẹp, màu sắc sặc sỡ và những hiệu ứng như chữ cái bay nhảy, biến mất, xuất hiện, đổi màu, to ra, nhỏ đi, xoay các hướng cùng những âm thanh sống động (Hướng dẫn cách chơi, lời khen, tiếng vỗ tay khi trẻ làm đúng, lời nhắc nhở khi trẻ làm sai) sẽ giúp trẻ hào hứng hơn khi tham gia hoạt động nhận biết, phát âm các chữ cái và trẻ rất thích thú khi quan sát và chơi trò chơi. - Chuẩn bị những phương tiện cần thiết phục vụ cho việc thiết kế như: + Vào mạng internet để tải tranh ảnh, bài hát cần sử dụng về máy tính của mình, ghi âm trước những âm thanh cần chèn trong các trò chơi bằng phần mềm AdobePresenter. - Bắt đầu thiết kế các trò chơi: + Mở phần mềm PowerPoint đổ màu nền cho các Slide: kích chuột vào Design chọn Backgound styles / Format Backgound/ gradientfill / presetcolors / chọn bảng màu mình thích / Applytoall. Vào mục Insert / Picture/ kích chuột vào tranh cần chèn / open. Vậy là đã chèn xong tranh ảnh mình cần. Tiếp tục vào insert / sound fomfile/ mở file ghi âm cần chèn mà mình đã thu sẵn / chọn / open. Vậy là đã chèn xong âm thanh cho bức tranh. Tương tự như vậy có thể chèn bài hát vào slide. Tiếp theo chọn Textbox viết từng chữ cái là tên của bức tranh ở phía dưới tranh hoặc trên các hình học, các khối, trên các quả, trên các bông hoasau đó click chuột vào từng chữ cái làm hiệu ứng cho chữ bay nhảy, xuất hiện, biến mất, to ra, nhỏ đi hay đổi màu bằng cách vào mục Animations/ custom animations/ chọn biểu tượng ngôi sao màu xanh là những hiệu ứng xuất hiện, ngôi sao màu đỏ là những hiệu ứng biến mất, ngôi sao màu vàng là những hiệu ứng thay đổi, ngôi sao màu trắng là bay nhảy lên, xuống, sang trái, sang phải. Làm các bước như vậy là đã được hiệu ứng chữ như ý muốn. Tiếp theo là tạo liên kết từng chữ cái: Kích chuột vào hiệu ứng của chữ /Timing/ Triggers/ Start effect on click of/ textbox có chữ cái cần liên kết / oke. Tiếp tục chèn lời khen, hoặc tiếng vỗ tay, lời nhắc nhở khi trẻ chọn đúng chữ cô yêu cầu và chọn chưa đúng chữ cô yêu cầu. vào Insert / Sound fomfile/ mở file ghi âm cần chèn mà mình đã thu sẵn / kích chuột vào file ghi âm / Open / When clicked/ tạo liên kết lời khen, lời nhắc nhở chưa đúng với từng chữ cái : kích chuột vào hiệu ứng ghi âm /Timing/ Triggers/ Start effect on click of / chữ cái cần liên kết / oke. 4.3. Sáng tạo trong thiết kế và sử dụng các trò chơi trong hoạt động dạy trẻ làm quen với chữ viết. Trong sáng kiến kinh nghiệm này tôi xin giới thiệu 7 trò chơi do tôi sáng tạo thiết kế và được linh hoạt đưa vào các hoạt động dạy trẻ làm quen với chữ viết như sau: 4.3.1.Trò chơi: Những quả bóng kỳ diệu. * Giới thiệu về trò chơi. Trò chơi được thiết kế bằng phần mềm PowerPoint với giao diện đẹp, hấp dẫn, sinh động, với những hình ảnh đẹp màu sắc sặc sỡ những con chữ biết bay nhảy, đổi màu cùng những âm thanh sống động (Hướng dẫn cách chơi, lời khen khi trẻ làm đúng, lời nhắc nhở khi trẻ làm sai) sẽ giúp trẻ hứng thú hơn khi tham gia hoạt động nhận biết,phân biệt, phát âm chữ cái o,ô,ơ. Trò chơi bao gồm 11 Slide + Slide 1: Giới thiệu tên trò chơi +Slide 2, 3: Người chơi lắng nghe mục đích yêu cầu của trò chơi và giới thiệu trước khi chơi + Slide 4: Hướng dẫn cách chơi. + Từ Slide 5 đến Slide 10: Mỗ slide tương ứng vớ 1 phần trong trò chơi. Gồm nhiều quả bóng với các màu sắc đẹp mắt có gắn chữ cái o, chữ cái ô hay
File đính kèm:
sang_kien_kinh_nghiem_ung_dung_cong_nghe_thong_tin_thiet_ke.docx