Sáng kiến kinh nghiệm Ứng dụng Công nghệ thông tin trong chuẩn bị bài dạy phân môn Thường thức Mĩ thuật
Trong quá trình giảng dạy thực tế bộ môn Mĩ thuật tại trường THCS tôi nhận ra rằng môn Mĩ thuật là môn học rất được các học sinh yêu thích. Bởi vì đây là môn học giúp các em biết cảm nhận cái đẹp, hình thành nên những xúc cảm thẩm mĩ cho các em, lại vừa tạo điều kiện để các em thoả sức sáng tạo, đồng thời tạo tâm thế thoải mái, giúp các em được thư giãn sau những giờ học tập căng thẳng.
Và trong bộ môn Mĩ thuật THCS hiện nay lại có 4 phân môn nhỏ: Vẽ theo mẫu, vẽ trang trí, vẽ tranh và thường thức mĩ thuật. Mỗi phân môn lại mang đến cho các em những cảm nhận và những kiến thức mĩ thuật khác nhau. Nhưng nhìn chung trong 4 phân môn thì theo như cách nhìn nhận của chính các em học sinh thì 3 phân môn Vẽ tranh, vẽ theo mẫu, vẽ trang trí thường được các em yêu thích nhiều hơn vì các em vừa được học lsy thuyết và có thể tự rèn luyện kỹ năng thực hành của mình.
Còn phân môn Thường thức mĩ thuật thì lại được xem là phân môn ít gây được hứng thú học tập cho các em, bởi vì các em cho rằng nhiều khi nó còn hơi mang nặng tính lý thuyết, dài dòng và lại không có cơ hội để các em thực hành, thể hiện năng khiếu như ở 3 phân môn khác. Mặc dù lượng kiến thức, tri thức mĩ thuật mà phân môn này mang lại có thể lớn hơn so với 3 phân môn còn lại khiến cho nhiều khi người giáo viên Mĩ thuật cũng cảm thấy không được toàn tâm toàn ý mỗi khi dạy tới những bài học của phân môn này.
Chính vì vậy, cần thiết phải có sự đổi mới theo hướng tích cực trong môn Mĩ thuật, nhất là phân môn Thường thức mĩ thuật nhằm gây hứng thú học tập cho các em và để các em có sự nhìn nhận theo hướng tích cực đối với phân môn này. Đồng thời giúp các em nhận thức được tầm quan trọng mà phân môn Thường thức mĩ thuật mang lại.
Một trong những điều quan trọng để có giờ dạy tốt đó là khâu chuẩn bị bài dạy như thế nào cho có chất lượng. Sau nhiều năm công tác và tìm hiểu ứng dụng công nghệ thông tin, tôi vận dụng các cách khai thác công nghệ thông tin đơn giản nhưng mang lại hiệu quả cao cho các tiét dạy ở phân môn thương thức mĩ thuật. Vì vậy, tôi chọn đề tài “ Ứng dụng công nghệ thông tin trong chuẩn bị bài dạy phân môn thường thức mĩ thuật” để làm mục tiêu nghiên cứu cho mình.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Ứng dụng Công nghệ thông tin trong chuẩn bị bài dạy phân môn Thường thức Mĩ thuật

Ứng dụng Công nghệ thông tin trong chuẩn bị bài dạy phân môn Thường thức Mĩ thuật I : PHẦN MỞ ĐẦU 1.1. Lý do chọn đề tài : Trong giai đoạn hiện nay, với sự phát triển mạnh mẽ không ngừng của thời đại khoa học và kĩ thuật, thời đại công nghệ thông tin, với sự phát triển toàn diện của xã hội, cùng với công cuộc Công nghiệp hóa - hiện đại hóa, đời sống vật chất và tinh thần của con người ngày càng được cải thiện và không ngừng nâng cao. Con người ngày càng có nhiều điều kiện hơn để vươn tới những kho tàng tri thức của nhân loại. Sự phát triển từng ngày và dường như không hề ngừng nghỉ của khoa học kĩ thuật như là một xu thế tất yếu, vì thế nó đòi hỏi mỗi một chúng ta phải nhanh chóng bắt kịp, tiếp thu, lĩnh hội và phát huy và vận dụng một cách linh hoạt vào trong công việc và đời sống hàng ngày. Hiện nay, hầu như tất cả các ngành nghề đã và đang tích cực ứng dụng công nghệ thông tin nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả công việc của mình. Hòa cùng xu thế chung đó thì Giáo dục cũng không ngoại lệ. Ngành Giáo dục luôn luôn động viên, khuyến khích mỗi một cán bộ giáo viên phải thường xuyên đổi mới không ngừng phương pháp học tập, tích cực ứng dụng công nghệ thông tin, tiếp cận với tri thức mạng, đồng thời phải biết áp dụng công nghệ thông tin trong các hoạt động dạy và học nhằm nâng cao chất lượng dạy và học, nhằm đào tạo nên nguồn nhân lực tiến bộ cho đất nước và xã hội sau này. Và có thể thấy rõ rằng, từ khi CNTT được áp dụng rộng rãi ở trong nhà trường thì chất lượng dạy và học ngày một nâng cao thấy rõ. Những tiết học có sử dụng CNTT luôn được học sinh hưởng ứng tích cực và có hiệu quả cao. Với mục tiêu chung và chương trình cụ thể, việc dạy học Mĩ thuật ở THCS không chỉ là dạy các em biết vẽ mà còn lấy hoạt động mĩ thuật để nâng cao hiểu biết cho học sinh, giúp các em có thêm kiến thức, kỹ năng nhìn nhận, cảm thụ được cái đẹp trong sinh hoạt, trong học tập và trong cuộc sống thường ngày, từ đó giúp các em dần dần hoàn thiện nhân cách, góp phần hình thành những phẩm chất tốt đẹp của con người lao động mới, đáp ứng yêu cầu Công nghiệp hóa - hiện đại hóa. Phát triển toàn diện cả về Đức - Trí - Thể - Mỹ - Lao động. Dạy học Mĩ thuật là cách thức người giáo viên tổ chức và thực hiện các hoạt động của mình nhằm giúp học sinh nâng cao sự hiểu biết và giáo dục về thẩm mĩ, rèn luyện kỹ năng để học sinh có thể ứng dụng sự hiểu biết đó vào cuộc sống. Và ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học sẽ giúp người giáo viên thực hiện tốt những mục tiêu đã đề ra của bộ môn. Trong quá trình giảng dạy thực tế bộ môn Mĩ thuật tại trường THCS tôi nhận ra rằng môn Mĩ thuật là môn học rất được các học sinh yêu thích. Bởi vì đây là môn học giúp các em biết cảm nhận cái đẹp, hình thành nên những xúc cảm thẩm mĩ cho các em, lại vừa tạo điều kiện để các em thoả sức sáng tạo, đồng thời tạo tâm thế thoải mái, giúp các em được thư giãn sau những giờ học tập căng thẳng. Và trong bộ môn Mĩ thuật THCS hiện nay lại có 4 phân môn nhỏ: Vẽ theo mẫu, vẽ trang trí, vẽ tranh và thường thức mĩ thuật. Mỗi phân môn lại mang đến cho các em những cảm nhận và những kiến thức mĩ thuật khác nhau. Nhưng nhìn chung trong 4 phân môn thì theo như cách nhìn nhận của chính các em học sinh thì 3 phân môn Vẽ tranh, vẽ theo mẫu, vẽ trang trí thường được các em yêu thích nhiều hơn vì các em vừa được học lsy thuyết và có thể tự rèn luyện kỹ năng thực hành của mình. Còn phân môn Thường thức mĩ thuật thì lại được xem là phân môn ít gây được hứng thú học tập cho các em, bởi vì các em cho rằng nhiều khi nó còn hơi mang nặng tính lý thuyết, dài dòng và lại không có cơ hội để các em thực hành, thể hiện năng khiếu như ở 3 phân môn khác. Mặc dù lượng kiến thức, tri thức mĩ thuật mà phân môn này mang lại có thể lớn hơn so với 3 phân môn còn lại khiến cho nhiều khi người giáo viên Mĩ thuật cũng cảm thấy không được toàn tâm toàn ý mỗi khi dạy tới những bài học của phân môn này. Chính vì vậy, cần thiết phải có sự đổi mới theo hướng tích cực trong môn Mĩ thuật, nhất là phân môn Thường thức mĩ thuật nhằm gây hứng thú học tập cho các em và để các em có sự nhìn nhận theo hướng tích cực đối với phân môn này. Đồng thời giúp các em nhận thức được tầm quan trọng mà phân môn Thường thức mĩ thuật mang lại. Một trong những điều quan trọng để có giờ dạy tốt đó là khâu chuẩn bị bài dạy như thế nào cho có chất lượng. Sau nhiều năm công tác và tìm hiểu ứng dụng công nghệ thông tin, tôi vận dụng các cách khai thác công nghệ thông tin đơn giản nhưng mang lại hiệu quả cao cho các tiét dạy ở phân môn thương thức mĩ thuật. Vì vậy, tôi chọn đề tài “ Ứng dụng công nghệ thông tin trong chuẩn bị bài dạy phân môn thường thức mĩ thuật” để làm mục tiêu nghiên cứu cho mình. 1.2. Điểm mới của đề tài: - Cách xác định đối tượng nghiên cứu trên thực trạng hiện có ở đơn vị công tác. - Các bước đi trong sử dụng các phần mềm hỗ trợ thiết kế bài dạy đối với phân môn Thường thức mĩ thuật để tạo nét mới trong thao tác lên lớp nhằm gây hứng thú học tập cho học sinh. Qua đó nâng cao nhận thức và mở rộng tầm hiểu biết của học sinh đối với môn Mĩ thuật nói chung và phân môn thường thức mĩ thuật nói riêng. 1.3. Phạm vi nghiên cứu: a. Phạm vi của đề tài: Áp dụng trong môn phân môn thường thức mĩ thuật ở trong môn Mĩ thuật THCS. Bởi vì từ khối lớp 6 đến lớp 9 đều có học phân môn này. b. Thời gian nghiên cứu: Kinh nghiệm các năm trước và năm học 2013– 2014. II. PHẦN NỘI DUNG 2.1 Thực trạng: Trong thực tế giảng dạy phân môn Thường thức mĩ thuật ở các khối lớp 6 đến 9, tôi nhận thấy rằng đa số học sinh tiếp thu kiến thức khi học phân môn này còn mang tính thụ động. Học sinh thường chỉ dựa theo những thông tin có sẵn trong sách giáo khoa để đọc và trả lời chứ chưa biết cách khai thác thêm thông tin ở các bộ môn khác có liên quan, chưa biết vận dụng từ thực tế cuộc sống bên ngoài để hỗ trợ trong quá trình học; mặc dù ngày nay internet, thông tin mạng, 3G đã trở nên rất phổ biến trong bộ phận giới trẻ và học sinh. Thực tế qua khảo sát về sự yêu thích nhất của các em học sinh ở khối lớp từ 6 và 8 ở trường tôi công tác trong năm học 2014 - 2015 đối với các phân môn trong bộ môn Mĩ thuật như sau: Lớp Số lượng Các phân môn Vẽ Tranh Vẽ Theo mẫu Vẽ trang trí Thường thức mĩ thuật SL % SL % SL % SL % 6A 32 27/32 84,4 25/32 78,1 28/32 87,5 14/32 43,8 6B 31 29/31 93,5 26/31 83,9 25/31 80,6 15/31 48,4 8A 23 20/23 86,9 17/23 73,9 19/23 82,6 10/23 43,5 8B 21 18/21 85,7 16/21 76,2 18/21 85,7 10/21 47,6 Mặt khác, lượng thông tin, kiến thức trong sách giáo khoa vẫn còn khá hạn chế; lượng tranh, ảnh tham khảo còn quá ít.. nên nhiều khi chưa đủ để học sinh tham khảo và có thể dựa vào đó để phân tích, chốt kiến thức trọng tâm, hoặc rút ra kết luận về một vấn đề. Chính điều này có tác động rất lớn đến sự hứng thú học tập của các em. Ví dụ như trong chương trình Mĩ thuật lớp 8, có bài “Sơ lược về Mĩ thuật Việt Nam giai đoạn 1954 - 1975”, đây là bài học có liệt kê rất nhiều tên tuổi các họa sĩ, nhiều tác phẩm với các chất liệu đa dạng, mô tả lại một giai đoạn kháng chiến hết sức khí thế, hào hùng của quân và dân ta. Mặc dù thông tin ở trong sách giáo khoa liệt kê rất nhiều tên tác giả, tên tác phẩm, nhưng số lượng tranh ảnh xuất hiện trong sách giáo khoa thì lại tương đối hạn chế. Nhiều tác phẩm các em chỉ nghe qua tên tranh mà không được xem nên dường như không có sự lắng đọng mang tính chiều sâu về mặt kiến thức cho các em. Đa số ở các bài học thường thức mĩ thuật, vì lượng thông tin tương đối nhiều, mang tính chuyên môn và đòi hỏi sự tư duy khá hình tượng ở học sinh nên nhiều khi lại khiến học sinh khá lúng túng khi tiếp nhận thông tin. Vì thế nhiều khi giáo viên chỉ dạy theo lối mòn, cứ sa vào thuyết trình là chính, sự đổi mới phương pháp là chưa có, việc truyền thụ kiến thức mang tính thụ động theo một chiều (từ thầy đến trò). Từ đó sẽ dần tạo nên tâm lý nhàm chán, không hứng thú đối với các em học sinh trong tiết học đó và kể cả ở những tiết thường thức mĩ thuật về sau. Ví dụ trong bài “Sơ lược về mĩ thuật hiện đại phương tây từ cuối thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX”, hay là bài “Một số tác giả, tác phẩm tiêu biểu của trường phái hội họa Ấn tượng” trong chương trình Mĩ thuật 8. Đây có thể nói là những bài học tương đối khó so với trình độ nhận thức thẩm mĩ của các em học sinh. Vì trong những bài học này học sinh được làm quen với một số các trường phái mĩ thuật hiện đại phương Tây cũng như được xem và phân tích về một số tác phẩm của các trường phái này. Những thông tin mà sách giáo khoa đưa ra về đặc điểm của các trường phái hay các tác phẩm nhiều khi còn mang tính đặc thù mĩ thuật cao. Lượng tranh, ảnh tham khảo để hỗ trợ cho việc tiếp nhận thông tin lại quá ít hoặc chưa rõ nét, do đó còn khiến các em lúng túng, nhận thức có phần thụ động, tiếp thu kiến thức chủ yếu dựa trên phân tích của giáo viên là chính. Do điều kiện về cơ sở vật chất nên phương tiện và trang thiết bị hỗ trợ cho việc giảng dạy có ứng dụng công nghệ thông tin còn hạn chế. Việc tìm tài liệu, video, tranh ảnh trên mạng đôi khi chiếm khá nhiều thời gian, đòi hỏi sự cần cù và miệt mài ở người giáo viên. Vì thế có phần ảnh hưởng ít nhiều đến việc soạn bài giảng điện tử và áp dụng để dạy một tiết dạy có ứng dụng công nghệ thông tin. Vì vậy, để nhằm gây hứng thú học tập cho học sinh khi học phân môn thường thức mĩ thuật nói riêng, và nâng cao hiệu quả học tập bộ môn Mĩ thuật nói chung, đồng thời thực hiện theo cuộc vận động “tích cực ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học” của Bộ Giáo dục và Đào tạo, tôi xin đưa ra một số giải pháp dưới đây. 2.2 Các giải pháp: 2.2.1 Cách lấy tư liệu làm phong phú cho bài dạy Đối với phân môn Thường thức mĩ thuật ở trong bộ môn Mĩ thuật, Đây là phân môn chủ yếu mang tính giáo dục thẩm mĩ, tạo điều kiện cho học sinh tiếp xúc làm quen và thưởng thức cái đẹp từ các công trình mĩ thuật thời kì trước đây, cho đến vẻ đẹp của các tác phẩm mĩ thuật cận đại. Qua đó giúp các em vận dụng sự hiểu biết của mình để áp dụng vào cuộc sống thường ngày , đồng thời thêm yêu quê hương đất nước. Vì vậy khi dạy học môn Thường thức mĩ thuật giáo viên cần thiết phải sử dụng đồ dùng dạy học, tranh, ảnh, tư liệu liên quan để giúp ích trong việc truyền giảng của mình. Với sự phát triển không ngừng nghỉ của thời đại công nghệ thông tin, thời đại internet, chỉ cần một cú nhấp chuột là cả kho thông tin, tư liệu ở trên thế giới đã có thể nằm gọn trong tầm tay. Chính vì vậy chúng ta phải biết tận dụng lợi thế đó để bổ sung thêm cho mình kiến thức mĩ thuật để áp dụng trong quá trình dạy học. Một trong số những trang web hỗ trợ đắc lực cho việc thu thập thông tin, hình ảnh hữu hiệu có thể kể đến đó là trang tìm kiếm rất quen thuộc Google.com.vn; trang bách khoa toàn thư mở vi.Wikipedia.org... Cả 2 trang này đều có ngôn ngữ Tiếng Việt nên rất dễ sử dụng và làm quen ngay cả đối với người mới bắt đầu sử dụng internet. Ngoài ra còn có các trang web hay trang blog chuyên về Mĩ Thuật như www.vietnamfineart.com.vn; www.mythuatvietnam.info... Giáo viên có thể thoải mái tham khảo thông tin, kết hợp với thông tin ở sách giáo khoa, sách giáo viên để soạn giảng những bài thường thức có hiệu quả cao chứ không còn bị lệ thuộc vào sách giáo khoa như trước đây. Ngoài ra, khi dạy về các bài học có liên quan đến lịch sử cách mạng Việt Nam, hay khi tìm hiểu về các họa sĩ trong và ngoài nước thì người giáo viên không chỉ có thể sử dụng hình ảnh mà còn có thể sử dụng những đoạn video được chia sẻ trên trang web chia sẻ video nổi tiếng www.youtube.com để làm sinh động hơn cho bài dạy của mình. Ví dụ khi học bài “Mĩ thuật Việt Nam từ cuối thế kỉ XIX đến năm 1954” trong chương trình Mĩ thuật 7, hay bài “Sơ lược về Mĩ thuật Việt Nam giai đoạn từ năm 1954 đến năm 1975” trong chương trình Mĩ thuật 8, khi tìm hiểu về phần bối cảnh lịch sử thì còn gì thú vị hơn khi cho học sinh được xem những thước phim tư liệu quý giá (đen trắng hoặc màu) về giai đoạn kháng chiến đầy hào hùng nhưng cũng không kém phần gian khổ của quân và dân ta. Các em sẽ được nhìn thấy những hình ảnh hết sức quý giá về những thời kì đó, thời kì mà các em chỉ được nghe kể chứ chưa được tận mắt chứng kiến. Điều đó càng giúp hun đúc thêm cho các em tình cảm yêu thương quê hương, đất nước, yêu quý và tự hào về những thế hệ cha anh đi trước. Ngoài ra, hiện nay một số hãng phim tài liệu, hãng phim Nhà nước, tư nhân còn làm thêm những thước phim 3D, phìm tài liệu, mô hình, đoạn phim tái hiện về một số thời kì lịch sử hay về một số họa sĩ nổi tiếng trong và ngoài nước ( ví dụ như chương trình “Thăng long nhân kiệt” đã được trình chiếu trên vtv1 v.v..). Giáo viên có thể tìm xem, tham khảo và có thể chắt lọc để đưa vào một số bài dạy trong phân môn Thường thức mĩ thuật. Hiện nay, với sự phát triển không ngừng của khoa học kĩ thuật và thời đại công nghệ thông tin, có rất nhiều công cụ, thiết bị hiện đại dùng để hỗ trợ cho dạy học như máy tính, máy chiếu Projector, hệ thống âm thanh, ánh sáng... Đồng thời cũng có rất nhiều phần mềm chuyên dụng dùng để hỗ trợ cho việc soạn thảo, xử lí, chỉnh sửa tài liệu, giáo án.v.v.. Trong những phần mềm này thì có một số phần mềm tương đối dễ sử dụng, nếu người giáo viên có điều kiện thâm nhập, sử dụng thì nó sẽ là công cụ hỗ trợ rất đắc lực khi truyền giảng kiến thức. Đồng thời giúp khơi gợi sự say mê học tập, hứng thú của học sinh. Đối với bộ môn Mĩ thuật nói chung và phân môn Thường thức mĩ thuật nói riêng thì tư liệu dạy học có thể sử dụng là tranh, ảnh và có thể lồng ghép thêm những đoạn video, clip nhỏ.. Chính vì vậy để giúp cho quá trình lồng ghép, chèn tranh, ảnh hay biên tập lại một số đoạn video để đưa vào bài giảng thì hiện nay có một số phần mềm dùng để biên tập, chỉnh sửa rất tiện dụng. Trong số các phần mềm dùng để xử lí tranh, ảnh thì có thể kể đến phần mềm Microsoft Office Picture Manager. 2.2.2. Cách sử dụng một số phần mềm trong chuẩn bị bài dạy: * Sử dụng phần mềm Microsoft Office Picture Manager: Mục đích của việc sử dụng phần mềm Microsoft Office Picture Manager để chỉnh sửa đậm nhạt, sáng tối, cắt ảnh, xoay ảnh và chỉnh sửa kích thước. Đây là phần mềm được cài đặt kèm khi bạn cài đặt bộ phần mềm tiện ích văn phòng Microsoft Office. Muốn sử dụng bạn có thể vào Start/all program/ Microsoft Office/ Microsoft Office tool/ Microsoft Office Picture Manager. Hoặc có thể nhấp chuột phải vào hình ảnh muốn chỉnh sửa, chọn open with/ Microsoft Office Picture Manager. Cửa sổ làm việc của phần mềm sẽ xuất hiện như sau: Để tiến hành chỉnh sửa hình ảnh, bạn nhấp chuột vào , lúc này ở bên phải cửa sổ làm việc sẽ xuất hiện thanh tác vụ sau: Trong đó: Brightness and contrast: Độ sáng tối và tương phản Color: Hiệu chỉnh màu sắc Crop: Cắt ảnh Rotate and Flip: Xoay và đảo chiều ảnh. Red Eye Removal: Xử lí hiệu ứng mắt đỏ (ảnh chụp) Resize: Chỉnh lại kích cỡ ảnh Compress picture: Thay đổi chất lượng ảnh Tùy theo mục đích sử dụng hình ảnh thì bạn có thể chọn bất cứ chức năng nào để tiến hành chỉnh sửa bức ảnh mình cần. Hoặc bạn cũng có thể vào ngay phần mềm s
File đính kèm:
sang_kien_kinh_nghiem_ung_dung_cong_nghe_thong_tin_trong_chu.docx