Sáng kiến kinh nghiệm Ứng dụng Công nghệ thông tin trong công tác chủ nhiệm
Rõ ràng, nghề giáo là một nghề đặc biệt. Nhưng với sự thay đổi của của xã hội, giáo viên càng ngày càng cảm thấy vất vả, càng nhiều áp lực,càng nhiều vấn đề phức tạp phải đối mặt; càng ngày nghề này càng “nguy hiểm”. Chúng ta thấy, giáo viên chủ chủ nhiệm còn dành thời gian cho học sinh nhiều hơn cả thời gian dành cho gia đình và cho con mình.Giáo viên bỏ công sức nhiều mà hiệu quả chưa cao.
Vậy với vai trò của một giáo viên, đặc biệt lại là giáo viên chủ nhiệm, chúng ta thực sự mong muốn hạnh phúc với nghề, mỗi ngày đến trường là một ngày vui. Mong muốn học sinh ngoan, nghe lời, chịu khó học tập, hợp tác với giáo viên, mong muốn tập thể lớp vững mạnh, đoàn kết, yêu thương;muốn phụ huynh hợp tác, cùng giáo viên trên một con thuyền chèo lái đưa các con về bến bờ hạnh phúc, thành công.
Phải chăng, trong hoạt động giáo dục của mình có gì đó sai sai? sai ở đâu? liệu có cách gì làm khác đi để đạt được điều mình mong muốn?
Câu hỏi đó cứ văng vảng trong tai, khiến tôi trăn trở rất nhiều.Và thật may khi tôi tham gia vào cộng đồng giáo viên chuyên nghiệp “Proteacher Army” từ năm 2021. Tôi đã học hỏi được rất nhiều từ các thày cô trên toàn quốc , đặc biệt là ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy và quản lý lớp học.
Một số phần mềm đã được sử dụng như: google from; classdojo; class123; wordwall;stopwatch;kahoot;Padlet…
Năm học này tôi đã ứng dụng mạnh mẽ phần mềm class123 trong công tác chủ nhiệm của mình và đã gặt hái được một số thành công tích cực.Tôi xin chia sẻ trong sáng kiến kinh nghiệm của mình.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Ứng dụng Công nghệ thông tin trong công tác chủ nhiệm

MỤC LỤC I.PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài sáng kiến kinh nghiệm--------- Trang 1 2. Mục đích nghiên cứu---------------------------------- Trang 3 3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu--------------------- Trang 3 4. Phương pháp nghiên cứu----------------------------- Trang 3 II. NỘI DUNG CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 1.Cơ sở lý luận--------------------------------------------- Trang 4 2. Cơ sở thực tiễn----------------------------------------- Trang 6 3. Giải Pháp------------------------------------------------ Trang 6 III. HIỆU QUẢ DO SÁNG KIẾN ĐEM LẠI-------- Trang 11 IV.KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ----------------------- Trang 14 I. PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài sáng kiến kinh nghiệm: Giáo viên chủ nhiệm(GVCN) lớp là người chịu trách nhiệm thực hiện mọi quyết định quản lý của hiệu trưởng đối với lớp và các thành viên trong lớp. GVCN lớp là người vạch kế hoạch, tổ chức cho lớp mình thực hiện các chủ đề theo kế hoạch và theo dõi, đánh giá việc thực hiện của các học sinh. GVCN lớp phải biết phối hợp với các giáo viên bộ môn, chỉ huy quản lý học sinh trong lớp học tập, lao động, rèn luyện. Giáo viên chủ nhiệm cũng là người phối hợp với các tổ chức, đoàn thể trong trường, trong đó quan hệ với Đội thiếu niên, hội cha mẹ học sinh, để làm tốt công tác dạy- học, giáo dục học sinh trong lớp phụ trách. Trong thời đại của cách mạng công nghiệp 4.0, công tác chủ nhiệm cũng phải có những bước tiếp cận công nghệ của cách mạng công nghiệp 4.0. Trước hết, người giáo viên chủ nhiệm phải thay đổi phương tiện, phương pháp bắt nhịp với thời đại. Đồng thời, đòi hỏi trong sự thay đổi đó, giáo viên chủ nhiệm phải giữ vững bản chất nghề là lao động bằng tình yêu thương bao la và lao động để nuôi dưỡng, xây dựng thêm nhiều trái tim, khối óc có ý chí tự lực, tự cường, khát vọng phát triển đất nước. Khi người thầy sử dụng trái tim để giáo dục học sinh thì họ sẽ tạo ra những học sinh biết thương yêu, biết quan tâm, hình thành nhân cách, đạo đức, lối sống. Đó chính là một trong những nhiệm vụ cao quý mà robot không bao giờ thay thế được vị trí của người thầy trong thời đại cách mạng công nghiệp 4.0. Có thể thấy, trong bất kỳ giai đoạn nào, thời đại nào, kể cả thời đại 4.0, thì kiến thức và năng lực của giáo viên chủ nhiệm, phẩm chất và nhiệt huyết của người thầy sẽ luôn là yếu tố quyết định sự thành công, chất lượng giáo dục của lớp phụ trách. Sự tương tác và tình cảm giữa thầy và trò là những giá trị không thể đo lường được trong giáo dục, càng không thể thay thế bằng những robot. Bên cạnh đó, chỉ có giáo viên chủ nhiệm mới hiểu người học của mình là ai, xác định được năng lực và nhu cầu học tập của người học. Từ đó, giáo viên chủ nhiệm giúp học sinh khắc phục những lỗ hỏng, phát huy những điểm mạnh của học sinh. Đồng thời, giáo viên chủ nhiệm cũng là người tạo động lực để học sinh tiếp tục học tập, nâng cao tự học, khơi dậy cho các em tinh thần “học tập suốt đời”, giúp học sinh có động lực phát triển hoàn thiện bản thân. Cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã từng nói: “Nghề dạy học là nghề cao quý nhất trong những nghề cao quý, nghề sáng tạo nhất trong những nghề sáng tạo vì nó đã sáng tạo ra những con người sáng tạo”. Chính vì thế, đòi hỏi mỗi người giáo viên không ngừng phấn đấu, rèn luyện, trau dồi đạo đức, tri thức, nêu cao tinh thần trách nhiệm đối với nghề dạy học, ngày càng hoàn thiện về phong cách và trình độ chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm để hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ và sứ mệnh “trồng người” mà Đảng và nhân dân giao phó. Rõ ràng, nghề giáo là một nghề đặc biệt. Nhưng với sự thay đổi của của xã hội, giáo viên càng ngày càng cảm thấy vất vả, càng nhiều áp lực,càng nhiều vấn đề phức tạp phải đối mặt; càng ngày nghề này càng “nguy hiểm”. Chúng ta thấy, giáo viên chủ chủ nhiệm còn dành thời gian cho học sinh nhiều hơn cả thời gian dành cho gia đình và cho con mình.Giáo viên bỏ công sức nhiều mà hiệu quả chưa cao. Vậy với vai trò của một giáo viên, đặc biệt lại là giáo viên chủ nhiệm, chúng ta thực sự mong muốn hạnh phúc với nghề, mỗi ngày đến trường là một ngày vui. Mong muốn học sinh ngoan, nghe lời, chịu khó học tập, hợp tác với giáo viên, mong muốn tập thể lớp vững mạnh, đoàn kết, yêu thương;muốn phụ huynh hợp tác, cùng giáo viên trên một con thuyền chèo lái đưa các con về bến bờ hạnh phúc, thành công. Phải chăng, trong hoạt động giáo dục của mình có gì đó sai sai? sai ở đâu? liệu có cách gì làm khác đi để đạt được điều mình mong muốn? Câu hỏi đó cứ văng vảng trong tai, khiến tôi trăn trở rất nhiều.Và thật may khi tôi tham gia vào cộng đồng giáo viên chuyên nghiệp “Proteacher Army” từ năm 2021. Tôi đã học hỏi được rất nhiều từ các thày cô trên toàn quốc , đặc biệt là ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy và quản lý lớp học. Một số phần mềm đã được sử dụng như: google from; classdojo; class123; wordwall;stopwatch;kahoot;Padlet Năm học này tôi đã ứng dụng mạnh mẽ phần mềm class123 trong công tác chủ nhiệm của mình và đã gặt hái được một số thành công tích cực.Tôi xin chia sẻ trong sáng kiến kinh nghiệm của mình. Sở dĩ tôi sử dụng phần mềm Class123 là vì phần mềm có một số ưu điểm sau: Đúng như cái tên, phần mềm lớp học mang đến sự vui vẻ, hứng thú. Class123 kết nối giáo viên với phụ huynh và học sinh để xây dựng một cộng đồng lớp học tuyệt vời. Với các công cụ mà Class123 trang bị giáo viên có thể chia sẻ những hình ảnh, video lớp học tới các gia đình. Phụ huynh sẵn sàng tham gia lớp học mà chỉ cần một chiếc điện thoại thông minh hoặc máy tính có kết nối mạng. Bên cạnh đó, Class123 còn đưa ra hệ thống đánh giá về hành vi của học sinh. Giáo viên có thể chủ động lựa chọn các tiêu chí phù hợp với sự ưu tiên của mình trong lớp để đánh giá.Chẳng hạn: Sự tích cực chăm chỉ làm việc, sự hợp tác khi làm hoạt động nhóm, hăng hái phát biểu Các đánh giá này sẽ được tổng hợp, cập nhật liên tục và chuyển tới cho phụ huynh cũng như học sinh một cách trực quan, sinh động bằng điểm số. Sử dụng Class123 giúp giáo viên có thể ứng dụng các phương pháp dạy học hiện đại, cập nhật đánh giá, nhận xét của mỗi học sinh. Phụ huynh có thể trực tiếp nhận thông tin từ lớp học qua việc theo dõi quá trình học tập của con mình tại trường. GVCN sẽ thuận lợi hơn trong việc trực tiếp trao đổi từng cá nhân phụ huynh. Class123 còn cho phép GVCN thiết lập lên các thang điểm Cộng, trừ dựa trên nội quy của lớp, của trường đề ra. Ví dụ: Điểm cộng: + Đi học đúng giờ + giữ gìn vệ sinh lớp sạch sẽ + Tích cực tham gia các hoạt động của lớp Điểm trừ: - Nói chuyện riêng trong giờ - Không mặc áo đồng phục - Đánh nhau. Như vậy,hàng tuần, hàng tháng dựa trên số điểm có được ta có thể tính thi đua cho từng học sinh. Phần mềm Class123 có giao diện đẹp, hình ảnh sinh động bắt mắt, khi học sinh được cộng điểm hay trừ điểm thì có những hình ảnh cảm xúc rất đáng yêu, âm thanh sinh động. 2. Mục đích nghiên cứu: Nhằm giúp các em học sinh: + Tích cực trong các hoạt động của trường lớp + Nâng cao tinh thần tự quản trong lớp, sôi nổi học tập, trong hoạt động vui chơi.Giúp học sinh mạnh dạn trong giao tiếp, tự tin về bản thân. + Nâng cao nhận thức về giá trị của bản thân. 3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu: HS lớp 6I trường THCS Ninh Hiệp 4. Phương pháp nghiên cứu: 4.1. Phương pháp nghiên cứu lý thuyết: Thu thập những thông tin, lý luận về vai trò của giáo viên chủ nhiệm lớp trong công tác xây dựng nề nếp nhằm nâng cao chất lượng đạo đức, học tập cho học sinh trên Internet 4.2. Phương pháp điều tra, thu thập thông tin, thống kê, xử lý số liệu: + Tôi đã sử dụng phần mềm google form để lấy thông tin học sinh và phụ huynh ngay từ đầu năm học: về tên, ngày sinh, quê quán, nơi ở hiện nay, số điện thoại của bố mẹ,nghề nghiệp của bố mẹ, sở thích của con, thế mạnh của con, môn học con yêu thích. + Tôi đã sử dụng phần mềm Padlet để phụ huynh đưa ảnh của con lên + Tôi đã sử dụng phần mềm Canva, remove.bg để chỉnh sửa ảnh, in ảnh đại diện cho từng con. ( Vì học sinh lớp 6 mới vào, tôi chưa rõ tên và rõ mặt HS) Sau đó, tôi xử lý các thông tin thu được, định hướng các phương pháp ổn định nề nếp, giáo dục học sinh lớp chủ nhiệm. 4.3. Phương pháp quan sát, nhận xét, trò chuyện. Trong các tiết học, tiết sinh hoạt lớp, hoạt động trải nghiệm, tôi thường xuyên quan sát, trò chuyện với các em. 4.4. Phương pháp thử nghiệm: Tôi thử nghiệm áp dụng phần mềm Class123 vào với học sinh lớp 6I trường THCS Ninh Hiệp. II. NỘI DUNG CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Cơ sở lý luận: Giáo viên chủ nhiệm là một trong những giáo viên đang giảng dạy ở lớp có đủ các tiêu chuẩn và điều kiện đứng ra làm chủ nhiệm lớp trong một năm học hoặc trong tất cả các năm tiếp theo của cấp học. Giáo viên chủ nhiệm lớp thực hiện nhiệm vụ quản lí lớp học và là nhân vật chủ chốt, là linh hồn của lớp, người tập hợp, dìu dắt giáo dục học sinh phấn đấu trở thành con ngoan, trò giỏi, bạn tốt, công dân tốt và xây dựng một tập thể học sinh vững mạnh. Giáo viên chủ nhiệm lớp có vai trò sau đây: 1.1.Thay mặt hiệu trưởng quản lí một lớp học Giáo viên chủ nhiệm lớp do hiệu trưởng phân công và thay mặt hiệu trưởng để quản lí và tổ chức các hoạt động giáo dục học sinh ở một lớp học. Vai trò quản lí của giáo viên chủ nhiệm lớp thể hiện trong việc xây dựng và tổ chức thực hiện các kế hoạch giáo dục, đôn đốc, kiểm tra và đánh giá kết quả học tập và tu dưỡng của học sinh trong lớp.Giáo viên chủ nhiệm phải trả lời các câu hỏi về chất lượng học tập và hạnh kiểm của học sinh trong lớp trước hiệu trưởng, trước Hội đồng sư phạm của nhà trường và trước phụ huynh học sinh của lớp khi tổng kết năm học. 1.2. Người xây dựng tập thể học sinh thành một khối đoàn kết Giáo viên chủ nhiệm lớp là linh hồn của lớp, bằng các biện pháp tổ chức, giáo dục, bằng sự gương mẫu và quan hệ tình cảm, giáo viên chủ nhiệm xây dựng khối đoàn kết trong tập thể, dìu dắt các em nhỏ như con em mình trưởng thành theo từng năm tháng. Học sinh kính yêu giáo viên chủ nhiệm như cha mẹ mình, đoàn kết thân ái với bạn bè như anh em ruột thịt, lớp học sẽ trở thành một tập thể vững mạnh. Tình cảm của lớp càng bền chặt, tinh thần trách nhiệm và uy tín của giáo viên chủ nhiệm càng cao thì chất lượng giáo dục càng tốt. Rất nhiều giáo viên cùng giảng dạy trong một lớp, nhưng giáo viên chủ nhiệm bao giờ cũng để lại những ấn tượng sâu sắc đối với từng học sinh trong suốt cuộc đời họ. 1.3. Người tổ chức các hoạt động giáo dục học sinh trong lớp Vai tò tổ chức của giáo viên chủ nhiệm thể hiện trong việc thành lập bộ máy tự quản của lớp, phân công trách nhiệm cho từng cá nhân, các tổ, nhóm, đồng thời tổ chức thực hiện các mặt hoạt động theo kế hoạch giáo dục được xây dựng hàng năm. Các hoạt động của lớp được tổ chức đa dạng và toàn diện, giáo viên chủ nhiệm lớp quán xuyến tất cả các hoạt động một cách cụ thể, chặt chẽ. Các phong trào thi đua học tập đi vào thực chất, các buổi sinh hoạt tập thể có nội dung hấp dẫn, phong trào văn hóa, văn nghệ, thể thao được tiến hành thường xuyên Chất lượng học tập và tu dưỡng đạo đức của học sinh phụ thuộc rất nhiều vào trật tự, kỉ luật, vào tinh thần đoàn kết và truyền thống của tập thể lớp cũng như các hoạt động đa dạng của lớp. 1.4. Cố vấn đắc lực cho cán bộ lớp Với tinh thần trách nhiệm, với kinh nghiệm công tác của mình, giáo viên chủ nhiệm làm tham mưu cho Ban chỉ huy chi Đội của lớp lập kế hoạch công tác, bầu ra ban lãnh đạo chi Đội, tổ chức các nội dung hoạt động và phối hợp với ban cán sự lớp để xây dựng tập thể, đem lại hiệu quả giáo dục tốt nhất. 1.5. Giữ vai trò chủ đạo trong việc phối hợp với các lực lượng giáo dục Gia đình, nhà trường và xã hội là ba lực lượng giáo dục, trong đó nhà trường là cơ quan giáo dục chuyên nghiệp, hoạt động có mục tiêu, nội dung, chương trình và phương pháp giáo dục dựa trên cơ sở khoa học, do vậy giáo viên chủ nhiệm phải là người chủ đạo trong điều phối các hoạt động giáo dục cùng với các lực lượng giáo dục đó một cách có hiệu quả nhất. Năng lực, uy tín chuyên môn, kinh nghiệm công tác của giáo viên chủ nhiệm lớp là điều kiện quan trọng để tập hợp lực lượng, phối hợp thành công các hoạt động giáo dục cho học sinh trong lớp. Cơ sở thực tiễn: Học sinh THCS Ninh Hiệp được sinh sống trong môi trường năng động, sáng tạo và điều kiện kinh tế khá giả. Các con được tiếp cận với công nghệ thông tin từ rất sớm. Các con không xa lạ gì với điện thoại, máy tính, các ứng dụng công nghệ thông tin mới nhất. Vì vậy, là một giáo viên, tôi cũng phải không ngừng học hỏi, tiếp cận với công nghệ thông tin, áp dụng vào công tác giảng dạy và công tác chủ nhiệm của mình, phù hợp với xu thế công nghiệp 4.0 hiện nay. Giải Pháp: Để đưa ứng dụng phần mềm Class123 vào trong công tác chủ nhiệm lớp, tôi thực hiện các bước sau đây: 3.1.Tạo sự hiểu biết về phần mềm Class123 cho giáo viên bộ môn, học sinh và phụ huynh: a) Đối với giáo viên bộ môn: Tôi đã mời giáo viên bộ môn tham gia một buổi tập huấn về cách sử dụng phần mềm Class123 trong đánh giá học sinh.Tôi tạo ra các tài liệu hướng dẫn, video giới thiệu về Class123 cho giáo viên. Tôi chỉ cho họ thấy tính ứng dụng hay và thú vị của phần mềm. Động viên giáo viên sử dụng, mời giáo viên lên tham dự những buổi sinh hoạt lớp, những tiết dạy mà tôi có sử dụng phần mềm Class123 trong lớp. Ví dụ: Trong giờ sinh hoạt lớp, bạn lớp trưởng lên mở máy tính và mở vào phần báo cáo tuần của lớp.Trong bảng báo cáo này gồm điểm cộng của từng bạn, điểm trừ của từng bạn. Các bạn và cô nhìn thấy ưu điểm, nhược điểm của mỗi người, từ đó rút ra bài học. Nhìn vào đây thấy lớp được cộng 22 điểm tốt và bị trừ hai điểm vi phạm nội quy. Tổng điểm là 20. Nhìn vào bảng này thấy được bạn nào được cộng điểm khi làm tốt việc và bạn nào bị trừ điểm khi vi phạm nội quy. Nhìn vào bảng này thấy được học sinh nào sau một tuần rèn luyện phấn đấu có điểm cao nhất.Sau đó, giáo viên thưởng quà cho học sinh có điểm cao nhất bằng cách sử dụng phần “Lucky Draw” và quay bằng “Wheel picker”. Ở đó, giáo viên đã thiết kế các phần quà. Quay vào cái gì thì được cái đó. Bạn này quay được một chú gấu bông Giáo viên cũng có thể thưởng tiền “COIN 6I”cho học sinh.Tôi đã thiết kế loại tiền Coin dùng để thưởng cho học sinh khi học sinh đạt các thành tích trong mọi hoạt động: như tích cực tham gia các phong trào thi đua, đi học đúng giờ, giúp đỡ bạn, Học sinh có thể dùng đồng tiền COIN này để mua ( đổi) quà trong lớp theo quy ước đổi quà như sau: Điểm Class123 được 10đ thì quy đổi thành 5 COIN; được 20 đ thì thì quy đổi thành 10 COIN; được 40 đ thì quy đổi thành 20 COIN,.Cứ như vậy, học sinh luôn luôn phấn đấu học tập, rèn luyện để được cộng điểm Class123. Cuối tuần tổng kết còn được nhận quà. Tất cả những việc làm trên đã luôn thúc đẩy học sinh,xây dựng tính tự giác, lòng tự trọng. Trên cơ sở đó, giáo viên chủ nhiệm không còn vất vả nhắc nhở học sinh thực hiện nền nếp hay học tập của học sinh. Còn trong các giờ dạy, giáo viên có thể sử dụng chức năng gọi tên ngẫu nhiên, khiến học sinh bất ngờ, gây hứng thú trong giờ học.Hoặc có thể sử dụng chức năng bấm giờ khi giao hoạt động nhóm. Sau khi học sinh làm tốt thì giáo viên thưởng điểm cộng cho học sinh. Một số hình ảnh khi học sinh được đánh giá cho điểm Sau khi đ
File đính kèm:
sang_kien_kinh_nghiem_ung_dung_cong_nghe_thong_tin_trong_con.docx