Sáng kiến kinh nghiệm Ứng dụng Công nghệ thông tin trong dạy học môn Tiếng Việt cho học sinh Lớp 1

2. Mô tả giải pháp sau khi có sáng kiến:

Cụ thể các giải pháp ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy môn Tiếng Việt cho học sinh lớp 1 như sau:

2.1. Giải pháp 1: Không ngừng tự học hỏi , tự sáng tạo.

Như chúng ta đều biết công nghệ thông tin thay đổi, cập nhật theo từng giờ nên việc tự học hỏi của giáo viên là vô cùng cần thiết và quan trọng “Điều chúng ta biết chỉ là một giọt nước nhưng những điều chúng ta chưa biết là cả một đại dương”. Vì vậy việc không ngừng học hỏi và sáng tạo để mỗi bài học mang dấu ấn cá nhân và bắt kịp xu thế trong thời đại công nghệ thông tin là nhiệm vụ hàng đầu của mỗi giáo viên. Mỗi giáo viên cần:

- Không ngừng tự học, trau dồi phẩm chất đạo đức, chính trị, lối sống để bản thân giáo viên luôn là tấm gương mẫu mực cho học sinh noi theo.

- Không ngừng tự bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ, tự học hỏi từ bạn bè, đồng nghiệp để tự nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ của bản thân.

- Mỗi giáo viên cần tự ý thức được việc học là cần thiết và quan trọng “Học, học nữa, học mãi”. Học để không bị tụt hậu; Học để làm mới bản thân mình, nâng giá trị của bản thân mình trong mắt của bạn bè, đồng nghiệp, phụ huynh và học sinh. Trong thời đại công nghệ, là một người thầy giỏi phải cập nhật không ngừng những xu thế tất yếu của thời đại để “Biết mười nhưng chỉ dạy một”…

docx 11 trang Phương Chi 30/03/2025 220
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Ứng dụng Công nghệ thông tin trong dạy học môn Tiếng Việt cho học sinh Lớp 1", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Ứng dụng Công nghệ thông tin trong dạy học môn Tiếng Việt cho học sinh Lớp 1

Sáng kiến kinh nghiệm Ứng dụng Công nghệ thông tin trong dạy học môn Tiếng Việt cho học sinh Lớp 1
ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG DẠY HỌC MÔN TIẾNG VIỆT CHO HỌC SINH LỚP 1
 I. ĐIỀU KIỆN HOÀN CẢNH TẠO RA SÁNG KIẾN:
Bậc Tiểu học là bậc học nền tảng của nền giáo dục quốc dân, trong đó lớp 1 góp phần quan trọng trong việc đặt nền móng cho việc hình thành và phát triển nhân cách của học sinh Tiểu học. Nền móng có vững chắc thì ngôi nhà mới vững. Dạy học lớp 1 có nhiệm vụ rất lớn lao là trao cho các em cái chìa khóa mở cánh cửa tri thức.
Tiếng Việt là môn học có vị trí đặc biệt quan trọng trong chương trình tiểu học. Đây là môn học vừa có vai trò trang bị cho học sinh công cụ ngôn ngữ vừa có nhiệm vụ trang bị cho học sinh kiến thức về Tiếng Việt, những kĩ năng sử dụng Tiếng Việt để học sinh tự hoàn thiện nhân cách của mình ở phương diện ngôn ngữ và văn hóa.
Nghe, nói, đọc, viết là những kĩ năng cơ bản nhất của bậc tiểu học. Tiếng Việt là công cụ số một quan trọng  nhất bậc Tiểu học, là chìa khóa để đi vào các môn học khác.
Mục tiêu của môn Tiếng Việt ở trường tiểu học nhằm hình thành và phát triển ở học sinh các kĩ năng  sử dụng Tiếng Việt ( nghe, nói, đọc, viết) để học tập và giao tiếp trong các môi trường hoạt động của lứa tuổi.
Bồi dưỡng tình yêu Tiếng Việt và hình thành thói quen giữ gìn sự trong sáng , giàu đẹp của Tiếng Việt, góp phần hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
Bên cạnh việc học toán để phát triển tư duy logic, việc học Tiếng Việt sẽ giúp học sinh hình thành và phát triển tư duy ngôn ngữ . Thông qua môn Tiếng Việt học sinh sẽ học được cách giao tiếp, truyền đạt tư tưởng, tình cảm của mình một cách chính xác và biểu cảm. Hơn nữa năm học 2022 – 2023 là năm học thứ 3 tiếp tục thực hiện đổi mới chương trình và sách giáo khoa lớp 1.
Vì vậy giáo viên cần phải đổi mới phương pháp dạy học nhằm cuốn hút học sinh say mê, tự giác chiếm lĩnh kiến thức, phát huy năng lực, sự sáng tạo của mình. Xuất phát từ yêu cầu đó, để giờ học diễn ra nhẹ nhàng tự nhiên, chất lượng hơn, thì người giáo viên phải biết cải tiến phương pháp và điều kiện học tập. Trong vô vàn cách đổi mới phương pháp, việc ứng dụng công nghệ thông tin trong các giờ học của bậc Tiểu học nói chung và đối với phân môn Tiếng Việt lớp 1 nói riêng như 1 luồng gió mới đem lại sự hứng thú, say mê tìm tòi, mang lại hiệu quả và chất lượng cao cho các giờ học. Môn Tiếng Việt giúp các em biết đọc, biết viết, biết vận dụng những điều đã học vào cuộc sống. Ngoài ra môn Tiếng Việt còn cung cấp cho các em những kiến thức sơ giản về cuộc sống xung quanh trong đó chú trọng thực hành theo phương châm của bộ sách Cánh Diều “Mang cuộc sống vào bài học; Đưa bài học vào cuộc sống”.
Để nâng cao chất lượng giảng dạy, đổi mới phương pháp theo đúng tinh thần Đổi mới chương trình và Sách giáo khoa phổ thông, là một giáo viên với lòng nhiệt tình và mong muốn góp một phần sức lực, trí tuệ của mình vào việc ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy phân môn Tiếng Việt cho học sinh lớp 1. Bản thân tôi luôn trăn trở với suy nghĩ làm thế nào để giờ dạy của mình thu hút được sự chú ý của học sinh, làm thế nào để tiết học sinh động, hấp dẫn? Và công nghệ thông tin đã giúp tôi tháo gỡ những băn khoăn này.
Vì vậy qua nhiều năm ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy, tôi đã rút ra 1 số bài học kinh nghiệm của bản thân về ứng dụng công nghệ thông tinvào dạy học phân môn Tiếng Việt cho học sinh lớp 1. Tôi mạnh dạn viết những kinh nghiệm đó thành sáng kiến“Ứng dụng công nghệ thông tin  trong dạy môn Tiếng Việt cho học sinh lớp 1”
II.  MÔ TẢ SÁNG KIẾN:
1.  Mô tả giải pháp trước khi tạo ra sáng kiến:
1.1.  Thuận lợi: 
- Được sự chỉ đạo và quan tâm của Ban giám hiệu nhà trường luôn tạo điều kiện thuận lợi cho giáo viên trong công tác giảng dạy. Bên cạnh đó còn có sự trợ giúp của tổ chuyên môn cùng đồng nghiệp luôn trao đổi, rút kinh nghiệm trong các tiết  dự giờ, thao giảng nhằm tìm ra những biện pháp hay để cùng nhau học hỏi.
- Giáo viên tích cực tham gia các buổi tập huấn do Phòng, Sở giáo dục  tổ chức.
-Tích cực tham gia các buổi sinh hoạt chuyên môn của tổ theo nghiên cứu bài học.
- Giáo viên đã được  tập huấn Modul 9 về công nghệ thông tin và học tập trên LMS.
- Giáo viên trong trường được trang bị đầy đủ máy tính xách tay.
- Các lớp học có đầy đủ ti vi thông minh kết nối mạng Internet.
- Đa số học sinh đều chăm ngoan, các em đều đã qua lớp mẫu giáo, được chuẩn bị các kĩ năng thích ứng với hoạt động học tập giúp các em có tâm thế sẵn sàng học tập khi vào lớp 1.
- Phụ huynh chuẩn bị đầy đủ sách vở, đồ dùng học tập cho các con trước khi đến lớp.
1.2.    Khó khăn: 
- Do kinh tế khó khăn, nhiều em còn phải ở nhà với ông bà lớn tuổi, bố mẹ đi làm ăn xa nên sự quan tâm, chuẩn bị cho bài học khi tìm kiếm tài liệu trên Internet còn nhiều hạn chế.
- Kĩ năng sử dụng các phương tiện kĩ thuật hiện đại còn gặp nhiều khó khăn.
- Một số bài giảng giáo viên chọn hiệu ứng cho các slide chưa phù hợp.
- Giáo viên còn lạm dụng như: đưa nhiều tranh ảnh cho một  tiết học.
- Một số giáo viên còn lúng túng, lệ thuộc máy khi dạy, việc kết hợp giữa thầy và trò hình ảnh chưa nhịp nhàng.
- Trong các tiết học phân môn Tiếng Việt, giáo viên còn phải chuẩn bị tranh ảnh, bảng phụ quá nhiều nên mất rất nhiều thời gian.
- Đối với học sinh lớp 1 việc hiểu nghĩa từ mới là rất khó và trừu tượng nên nếu sử dụng hình ảnh tĩnh để minh họa thì học sinh sẽ khó hiểu hơn khi sử dụng những hình ảnh động, đoạn phim thật và cụ thể để minh họa.
- Phần tìm tiếng , từ mới của học sinh còn hạn chế do các em chưa có khả năng tư duy sáng tạo như các em học sinh lớp lớn.
1.3.Những biện pháp đã áp dụng trước đây để dạy phân môn Tiếng Việt.
- Qua nhiều năm được nhà trường phân công dạy lớp 1 bản thân tôi đã áp dụng nhiều biện pháp để nâng cao chất lượng dạy học môn Tiếng Việt lớp 1 như: phô tô tranh ảnh, đối thoại, đóng vai, phô tô phiếu bài tập, sử dụng bộ đồ dùng học tập tự làm Tuy nhiên, các biện pháp đó chưa đem lại nhiều hiệu quả cao, chất lượng học sinh chưa cao.
Chính vì lẽ đó, tôi bắt đầu tìm tòi và đưa công nghệ thông tin vào giảng dạy trong các tiết học phân môn Tiếng Việt từ đó giúp học sinh có hứng thú học tập, say mê và hào hứng mỗi khi vào tiết học.
2.   Mô tả giải pháp sau khi có sáng kiến:
Cụ thể các giải pháp ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy môn Tiếng Việt cho học sinh lớp 1 như sau:
2.1.    Giải pháp  1: Không ngừng tự học hỏi , tự sáng tạo.
Như chúng ta đều biết công nghệ thông tin thay đổi, cập nhật theo từng giờ nên việc tự học hỏi của giáo viên là vô cùng cần thiết và quan trọng “Điều chúng ta biết chỉ là một giọt nước nhưng  những điều chúng ta chưa biết là cả một đại dương”. Vì vậy việc không ngừng học hỏi và sáng tạo để mỗi bài học mang dấu ấn cá nhân và bắt kịp xu thế trong thời đại công nghệ thông tin là nhiệm vụ hàng đầu của mỗi giáo viên. Mỗi giáo viên cần:
-  Không ngừng tự học, trau dồi phẩm chất đạo đức, chính trị, lối sống để bản thân giáo viên luôn là tấm gương mẫu mực cho học sinh noi theo.
- Không ngừng tự bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ, tự học hỏi từ bạn bè, đồng nghiệp để tự nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ của bản thân.
- Mỗi giáo viên cần tự ý thức được việc học là cần thiết và quan trọng “Học, học nữa, học mãi”. Học để không bị tụt hậu; Học để làm mới bản thân mình, nâng giá trị của bản thân mình trong mắt của bạn bè, đồng nghiệp, phụ huynh và học sinh. Trong thời đại công nghệ, là một người thầy giỏi phải cập nhật không ngừng những xu thế tất yếu của thời đại để “Biết mười nhưng chỉ dạy một”.
- Thường xuyên cập nhật kiến thức về chuyên môn và tin học để tự nâng cao tay nghề.
 - Khi bắt tay vào soạn 1 bài có ứng dụng công nghệ thông tin, giáo viên phải thật sự bị cuốn hút và nảy sinh thêm nhiều ý tưởng sáng tạo. Sáng tạo trong ý tưởng, sáng tạo trong mỗi hoạt động dạy học để mỗi bài học trở nên sinh động, hấp dẫn, gần gũi mang màu sắc riêng của giáo viên, được sự đón nhận của học sinh và sự yêu thích của các con qua từng trang sách. Muốn vậy, mỗi giáo viên cần không ngừng học tập, mở mang vốn sống, vốn hiểu biết của mình.
2.2.Giải  pháp 2: Ứng dụng công nghệ thông tin trong phần kiểm tra bài cũ và phần khởi động:
Trong mỗi tiết học âm, vần hoặc bài tập đọc trước đây phần kiểm tra bài cũ tôi thường phải viết ra thẻ hoặc bảng con âm, vần, tiếng từ hoặc bài để cho học sinh đọc. Nhưng nay,  khi ứng dụng công nghệ thông tin với phần mềm PoWerPooint, tôi không phải viết nữa mà chỉ cần trình chiếu âm, vần, tiếng, từ hoặc câu đến đâu học sinh đọc đến đấy.
Không chỉ vậy, khi đưa công nghệ thông tin vào giảng dạy tôi còn có thể thay đổi phần kiểm tra bài cũ bằng cách cho học sinh chơi trò chơi để ôn lại kiến thức cũ, từ đó dẫn qua bài mới một cách dễ dàng và hiệu quả.
Ví dụ: Ở bài 58 Sách giáo khoa  Tiếng Việt lớp 1 trang 107 tôi sẽ tổ chức cho học sinh khởi động bằng cách chơi trò chơi “ Ai là triệu phú” để học sinh nhắc lại nội dung kiến thức của bài cũ.
Cụ thể như sau: Thông qua các hiệu ứng trình chiếu của phần mềm PoWerPooint, slide này  có thể chuyển động theo ý đồ của tôi. Tôi bấm từng hiệu ứng xuất hiện: lần thứ nhất tên trò chơi (giáo viên phổ biến luật chơi, cách chơi, lần thứ hai :Tôi sẽ bấm  xuất hiện nội dung câu hỏi và các đáp án để học sinh lựa chọn. Sau khi nghe câu hỏi thì học sinh sẽ đưa ra đáp án lựa chọn của mình.
Ví dụ:Trong phần ôn lại nội dung bài tập đọc: “Ở nhà Hà” giáo viên có thể đưa ra các câu hỏi sau để học sinh ôn lại kiến thức cũ:
Câu 1: Nhà Hà có ai ? (có bà, má, Hà, bé Lê).
Câu 2: Hà giúp bà làm gì ? (rửa chân cho búp bê).
Câu 3: Ai rửa mặt cho bé Lê ? (Bà).
Trong phần trò chơi, tôi sẽ thiết kế có phần nhạc kịch tính giống như trong chương trình “Ai là triệu phú” trên kênh VTV3 nhằm lôi cuốn và cuốn hút học sinh vào trò chơi. Khi thay đổi bằng hình thức trò chơi như vậy tôi thấy học sinh lớp tôi hứng thú,  tham gia rất nhiệt tình và phần kiểm tra bài cũ sẽ đạt hiệu quả cao hơn.
Ngoài ra, tôi còn sử dụng trò chơi “Hái cam” để các em cảm thấy mới lạ và hứng thú hơn. 
2.3.Giải  pháp 3: Ứng dụng công nghệ thông tin trong phần dạy âm, vần mới.
Với phần dạy âm – vần mới, trước đây giáo viên thường phải ghi lên bảng những âm, vần tiếng, từ nhưng nay dạy đến đâu tôi trình chiếu đến đấy thuận lợi rất nhiều, tiết kiệm được thời gian. Mà khi cần giải nghĩa từ ứng dụng, tôi có thể chọn những hình ảnh, đoạn phim cụ thể sinh động mà khi nhìn học sinh hiểu nghĩa ngay mà  tôi không cần giải thích thêm.
Ví du: Bài 40: âm –âp tiết 1
Các hiệu ứng lần lượt như sau: Khi giới thiệu đến âm thì  bấm xuất hiện âm, giới thiệu đến từ thì bấm xuất hiện từ, sau đó học sinh đánh vần, phân tích tiếng, tìm tiếng chứa vần mới  Tương tự như vậy với âm thứ hai.
Còn đối với từ ứng dụng tôi cho xuất hiện tranh củ sâm trước  rồi mới xuất hiện từ củ sâm sau. Khi cho học sinh xem tranh, giáo viên chỉ cần chỉ vào tranh nói đây chính là củ sâm thì học sinh ngay mà không cần phải giải thích gì thêm. Tiếp theo, cho học sinh tìm tiếng mới, lúc đó mới bấm xuất hiện phần bôi đỏ tiếng có chứa vần mới để học sinh dễ phân biệt. Như vậy bằng cách áp dụng biện pháp trên thì tôi nhận thấy qua tiết học, học sinh lớp tôi nắm bài  tốt và ghi nhớ rất sâu.
2.4.Giải  pháp 4: Ứng dụng công nghệ thông tin trong phần hướng dẫn viết.
- Khi không có phần mềm PoWerPooint, học sinh chỉ quan sát chữ mẫu và quan sát quy trình viết thông qua quá trình viết chữ  do giáo viên viết mẫu. Nhưng khi ứng dụng công nghệ thông tin, học sinh có thể quan sát được từ điểm đặt bút đến điểm dừng bút thật  hấp dẫn và sinh động mà không bị che khuất như cô viết mẫu hoặc chỉ.
          Ví dụ: Bài 1: c – a
Lần 1: Tôi bấm bài trình chiếu và yêu cầu học sinh quan sát mẫu sau đó tôi hướng dẫn các em nhận xét về đặc điểm, cấu tạo cũng như độ cao của các con chữ.
Lần 2: Tôi bấm xuất hiện từng chữ, tiếng và quy trình viết của từng chữ, tiếng đó được chạy tự động như giáo viên đang viết bảng kèm theo mũi tên chỉ hướng, hoặc tôi có thể dùng que chỉ theo đường chạy trên màn hình kết nối quy trình viết.
Học sinh theo dõi quy trình viết trên máy vì vậy xác định rõ điểm đặt bút,điểm dùng bút. Sau đó học sinh thực hành viết vào bảng. Tôi nhận thấy các em xác định chữ và quan sát một cách chăm chú hơn, do vậy viết chữ đẹp và đúng hơn. Không những thế khi hướng dẫn học sinh viết vở, tôi còn sử dụng phần mềm để giới thiệu những bài viết mẫu đẹp, từ đó học sinh bắt chước và viết vào vở một cách chính xác hơn.
2.5.Giải  pháp 5: Ứng dụng công nghệ thông tin trong phần kể chuyện.
Trước đây, khi chưa ứng dụng công nghệ thông tin tôi thường phải phô tô tranh và đính tranh lên trên bảng rồi kể chuyện cho học sinh nghe. Nhưng đến nay tôi đã thay những tranh ảnh đó bằng những đoạn phim nhỏ với giọng kể thu hút từ Youtube, học liệu từ học 10.vn. Kể từ đó, học sinh hứng thú với phần kể chuyện, chú ý lắng nghe và nhớ câu chuyện rất nhanh.
Ví dụ: Bài 38 có câu chuyện “Chú thỏ thông minh”. Tôi đã cho học sinh xem đoạn phim lấy từ học liệu trên trang học 10.vn. Trong đoạn phim có tranh minh họa sử dụng giống sách học sinh kèm theo hiệu ứng động kết hợp giọng kể chuẩn.
Học sinh rất hứng thú, tập trung khi được nghe kể câu chuyện và có thể  cho học sinh nghe kể lần 3 mà không có cảm giác nhàm chán vì thời lượng chỉ có 2 phút lại kết hợp hình ảnh đẹp, giọng kể thu hút và hiệu ứng sinh động. Từ đó, các em nhớ nhanh nội dung câu chuyện để có thể tự kể lại chuyện dựa vào tranh minh họa và trả lời các câu hỏi ứng với nội dung câu chuyện. 
2.6.Giải pháp 6: Ứng dụng công nghệ thông tin trong phần làm bài tập.
Ngày nay với nguồn tài nguyên khổng lồ trên Internet, mỗi giáo viên có thể tìm tài liệu mình cần 1 cách dễ dàng . Với phân môn Tiếng Việt của sách Cánh diều, giáo viên có thể sử dụng sách điện tử làm học liệu dạy từng bài hay tham khảo các bài trong cuộc thi thiết kế bài giảng E-learning, thiết bị dạy học số của Bộ Giáo dục tổ chức để đưa vào trong quá trình giảng dạy.
Trên kho tài liệu Học 10 đã có đầy đủ từng bài theo từng tiết học được thiết kế như từng trang sách giáo khoa nhưng có thêm hình động, tranh ảnh, đặc biệt khi làm các bài tập theo từng tiết học trong vở bài tập Tiếng Việt, các con làm đúng sẽ được vỗ tay tán thưởng và chúc mừng. 
 Nối dấu sắc  ( / )với hình chứa tiếng có thanh sắc:
Bên cạnh phần mềm PoWerPooint  tôi còn tìm hiểu và ứng dụng phần mềm Ispring, Articulate, Storyline vào trong quá trình dạy học để tạo các câu hỏi tương tác. Với các câu hỏi này học sinh sẽ được tương tác lựa chọn câu trả lời và kiểm tra được kết quả bài làm của mình đúng hay sai từ đó tạo cảm giác thích thú cho học sinh, học sinh sẽ khắc ghi được kiến thức.
Ví dụ: Trong bài đọc “Kể cho bé nghe” trong sách TV tập 2 trang 104, tôi sẽ đưa ra một số câu hỏi tương tác cho học sinh như sau:
Ngoài ra trong năm học  2021- 2022 với tình trạng dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp học sinh phải học dưới cả hai hình thức là trực tiếp và trực tuyến tôi đã sử dụng các phần mềm hỗ trợ việc dạy học trực tuyến như Zoom, Meet  giao bài cho học sinh qua Zalo hoặc trên lớp học OLM và khai thác các trang Web để thiết kế trò chơi trắc nghiệm trực tuyến như Quzizz, Kahooot, Quizlet để tạo hứng thú học tập cho 

File đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_ung_dung_cong_nghe_thong_tin_trong_day.docx