Sáng kiến kinh nghiệm Ứng dụng Công nghệ thông tin trong dạy học phân môn Địa lí 6
Biện pháp thực hiện
Để thực hiện một tiết dạy theo hướng ứng dụng CNTT điều đầu tiên người GV phải hiểu rằng công nghệ không phải là tất cả nhất là khi lạm dụng nó quá mức mà phải biết phối hợp nó một cách nhịp nhàng, logic giữa công nghệ và phương pháp dạy học truyền thống trong đó có phấn trắng bảng đen. Trong thiết kế một bài giảng điện tử có thể sử dụng nhiều phần mềm cũng như nhiềutrình ứng dụng khác nhau, vấn đề là lựa chọn phần mềm nào, trình ứng dụng nào để có thể chuyển tải, hỗ trợ hiệu quả nhất cho bài dạy của mình theo yêu cầu đã đặt ra.
Trong khả năng hiểu biết của mình, xin được chia sẻ qua chuyên đề này quy trình thiết kế bài giảng Địa lí bằng phần mềm PowePoint với các bước thực hiện bao gồm:
Bước 1: Xác định những nội dung chính của bài giảng cần chuyển vào các slide. Tất cả nội dung của bài học không nhất thiết phải được thể hiện trong các slide trình chiếu mà phải lựa chọn sao cho phù hợp với mục tiêu và phương pháp tiến hành trong nội dung đó. Ngoài ra những nội dung đưa vào các slide phải ngắn gọn, rõ ràng.
Bước 2: Xác định nội dung thông tin, phim, ảnh, âm thanh phục vụ bài giảng.
…
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Ứng dụng Công nghệ thông tin trong dạy học phân môn Địa lí 6

ỦY BAN NHÂN DÂN HUYỆN BA VÌ TRƯỜNG THCS ĐỒNG THÁI Tên sáng kiến: “ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG DẠY HỌC PHÂN MÔN ĐỊA LÍ 6” Lĩnh vực/môn : Địa lí 6 Cấp học : Trung học cơ sở Tên tác giả : Lê Hà My Đơn vị công tác: Trường THCS Đồng Thái Chức vụ : Giáo viên NĂM HỌC: 2022 – 2023 NỘI DUNG CỦA ĐỀ TÀI Tên đề tài “ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG DẠY HỌC PHÂN MÔN ĐỊA LÍ 6” Lý do chọn đề tài Như chúng ta đã biết, hiện nay ứng dụng CNTT đã được áp dụng ở hầu hết các lĩnh vực hoạt động xã hội và mang lại hiệu quả thiết thực. Trong giáo dục nói chung và đối với việc giảng dạy bộ môn địa lí nói riêng, CNTT đã mang lại triển vọng to lớn trong việc đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực. Cùng với việc đổi mới chương trình, sách giáo khoa thì việc đổi mới phương pháp giảng dạy để nâng cao chất lượng giáo dục là hết sức cần thiết. Hiện nay ngoài các phương pháp dạy học truyền thống việc ứng dụng CNTT trong dạy học sẽ góp phần làm cho giờ học trở nên sinh động, hiệu quả, kích thích được tính tích cực, sáng tạo của học sinh. Đối với chương trình sách giáo khoa 6 mới hiện nay được thiết kế với rất nhiều tranh ảnh, lược đồ, bảng biểu vì vậy theo tôi việc ứng dụng CNTT vào soạn giảng giáo án điện tử sẽ đem lại kết quả học tập rất tốt đồng thời phát huy được tính tích cực của học sinh, cho nên tôi đã chọn đề tài “Ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học phân môn Địa lí 6” để nghiên cứu và thực nghiệm trong quá trình giảng dạy, đến nay đã thu được những kết quả khả quan, đồng thời rút ra được một số kinh nghiệm xin trao đổi cùng các bạn đồng nghiệp để cùng nhau hoàn thành tốt sứ mệnh “trồng người” của mình. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài Mục tiêu của đề tài: Là một giáo viên dạy Địa lí ở trường THCS bản thân thân tôi nhận thấy rằng: Những thành tựu của ngành công nghệ thông tin đã góp phần quan trọng vào sự thành công của quá trình dạy - học. Việc ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy - học đã đem lại hiệu cao cho cả người dạy và người học. Tuy nhiên, bất kì vấn đề gì cũng có mặt trái của nó, việc lạm dụng công nghệ thông tin quá mức cũng sẽ không mang lại hiệu quả cao trong dạy học và sẽ dẫn đến những suy nghĩ lệch lạc. Chính vì thế, tôi thực hiện đề tài này với mục tiêu: Phát huy tính tích cực của công nghệ thông tin trong dạy học Địa lí, thực hiện đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực, tạo hứng thú học tập cho học sinh, nâng cao hiệu quả dạy và học. Nhiệm vụ của đề tài: Tìm hiểu cơ sở lí luận và thực tiễn của việc ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học phân môn địa lí ở lớp 6. Nghiên cứu một số phần mềm phục vụ cho việc thiết kế xây dựng bài giảng. Thiết kế một số bài giảng cụ thể trong phần địa lí trong chương trình địa lí 6 THCS có ứng dụng công nghệ thông tin, tiến hành thực nghiệm trong thực tế giảng dạy nhằm đánh giá những thuận lợi, khó khăn và đưa ra một số giải pháp cụ thể về việc ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học địa lí ở các trường THCS. Đối tượng, phạm vi và thời gian thực hiện Đối tượng nghiên cứu: Học sinh 2 lớp 6A, 6B trường THCS Đồng Thái – huyện Ba Vì – Hà Nội. Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu những ứng dụng của công nghệ thông tin trong dạy học phân môn Địa lí 6 ở trường THCS Đồng Thái. Thời gian thực hiện đề tài: Từ tháng 9 năm 2021 đến tháng 4 năm 2022. Phương pháp nghiên cứu Để thực hiện đề tài này, bản thân tôi đã sử dụng những phương pháp sau: Phương pháp thu thập, nghiên cứu tài liệu: Căn cứ vào mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài, tôi đã tiến hành thu thập, nghiên cứu, phân tích tài liệu từ các nguồn khác nhau: sách giáo khoa Lịch sử - địa lí 6 hiện hành; các tài liệu có liên quan đến phương pháp dạy học và đổi mới phương pháp dạy học địa lí THCS, các tài liệu Lý luận dạy học địa lí, Tâm lí học sư phạm, Tâm lí học lứa tuổi để làm cơ sở lí luận của đề tài. Phương pháp điều tra, quan sát, tổng kết kinh nghiệm: Tìm hiểu thực tế việc dạy học Địa lí ở trường THCS, đặc biệt là những chương trình có sử dụng công nghệ thông tin trong dạy học. Đồng thời, dự giờ một số tiết dạy địa lí 6 ở tại trường THCS Đồng Thái và các trường THCS khác có sử dụng công nghệ thông tin, từ đó rút ra kinh nghiệm và bổ sung những vấn đề có liên quan vào đề tài nghiên cứu. Phương pháp thực nghiệm sư phạm: Tiến hành ứng dụng công nghệ thông tin để thiết kế bài giảng và thực hiện các giờ dạy ở trường THCS. Sử dụng phiếu thăm dò để kiểm tra kết quả từ phía HS và lấy ý kiến của GV nhằm đánh giá mức độ khả thi của đề tài, đồng thời thấy được những thiếu sót để từ đó có những phương hướng điều chỉnh cho hợp lí làm tăng tính khả thi của đề tài. Phương pháp toán thống kê được dùng trong việc xử lý kết quả số liệu thống kê sau khi tiến hành điều tra, thực nghiệm sư phạm. I. QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN Thực trạng ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy-học Địa lí Thuận lợi – khó khăn Thuận lợi: Bản thân là một giáo viên còn khá trẻ, đã được đào tạo chuyên môn nghiệp vụ một cách bài bản, được tiếp cận và bồi dưỡng về công nghệ thông tin nên năng lực sư phạm và khả năng ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học khá tốt. Những năm qua tôi đã rất tích cực tự học hỏi, tự trau dồi trình độ CNTT, tích lũy được khá nhiều kinh nghiệm và tích cực ủng hộ phong trào dạy học có sử dụng công nghệ thông tin. Việc soạn và dạy học có ứng dụng công nghệ thông tin được giáo viên thực hiện ở nhiều môn học nên học sinh không còn lạ lẫm với cách học này. Học sinh rất hào hứng với những tiết học bằng giáo án điện tử, các em học tập tích cực và sôi nổi hơn, chủ động nắm bắt kiến thức. Được sự quan tâm của Phòng giáo dục và chính quyền địa phương nên trường THCS Đồng Thái đã có những trang bị cơ bản và cần thiết cho việc ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học như: Máy tính, máy chiếu, phòng học thông minh, mạng Internet và các phần mềm hỗ trợ dạy học. Kho thông tin, tranh ảnh và các tư liệu về địa lí tự nhiên trên Internet rất phong phú đã tạo điều kiện thuận lợi cho giáo viên trong việc tìm kiếm, lựa chọn và đưa vào bài học. Khó khăn: Việc tiếp cận và bồi dưỡng CNTT chủ yếu bằng con đường tự học và thông qua các buổi tập huấn của giáo viên Tin học trong trường. Vì thế trình độ CNTT còn hạn chế nên việc tìm kiếm thông tin, soạn và dạy bằng giáo án điện tử gặp nhiều khó khăn. Việc soạn giáo án điện tử mất nhiều thời gian nên không thể thực hiện thường xuyên, hàng ngày mà mới chỉ dừng lại ở các tiết học, bài học tiêu biểu (thao giảng, thi giáo viên dạy giỏi và một số bài học có nội dung khó) Nhiều học sinh còn ỷ lại, chưa chủ động trong học tập vì thế các em coi những hình ảnh, phim, video được giáo viên chiếu lên chỉ là để xem cho vui mắt. Thành công - hạn chế Thành công : Đây là một giải pháp nhằm thực hiện đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực vì thế đã nhận được sự quan tâm và ủng hộ nhiệt tình từ phía Nhà trường, các đồng nghiệp và các em học sinh. Nhờ việc tìm kiếm thông tin để đưa vào bài dạy mà giáo viên đã tích lũy được một khối kiến thức ngày càng lớn và phong phú. Rèn luyện cho học sinh năng lực và ý thức tự học thông qua mạng Internet. Hạn chế: Khối lượng thông tin, tư liệu trên Internet rất nhiều nhưng không phải nguồn thông tin nào cũng đã được kiểm chứng nên có những thông tin thiếu tính chính xác, vì vậy việc lựa chọn để đưa vào dạy học gặp nhiều khó khăn. Nhiều học sinh có hoàn cảnh gia đình khó khăn nên các em chưa có điều kiện tiếp cận công nghệ thông tin và tự học qua các Internet một cách thường xuyên. Mặt mạnh - mặt yếu Một tiết học có ứng dụng công nghệ thông tin sẽ sinh động hơn, phong phú hơn bởi hệ thống hình ảnh, video, âm thanh và các kênh hình khác. Khi dạy bằng giáo án điện tử thì giáo viên không phải mất thời gian viết nội dung bài học lên bảng nên có thêm giời gian để hướng dẫn học sinh học tập. Tuy công nghệ thông tin và các thiết bị hiện đại mang lại rất nhiều thuận lợi cho việc dạy học nhưng trong một mức độ nào đó, thì công cụ hiện đại này cũng không thể hỗ trợ giáo viên hoàn toàn trong các bài giảng của họ. Những mạch kiến thức “ vận dụng” đòi hỏi giáo viên phải kết hợp với phấn trắng bảng đen và các phương pháp dạy học truyền thống mới rèn luyện được kĩ năng cho học sinh. Số liệu điều tra trước khi thực hiện Tôi là một giáo viên trẻ, chưa có nhiều kinh nghiệm nhưng với niềm yêu thích môn Địa lí của mình, tôi đã lựa chọn học tập và giảng dạy, tôi hiểu cùng với đổi mới mục tiêu, nội dung chương trình và SGK, việc đổi mới phương pháp dạy học là nhân tố quan trọng nhất. Đồng thời, để thực hiện chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về ứng dụng CNTT trong trường phổ thông nhằm đổi mới phương pháp, nâng cao chất lượng dạy-học (nói chung), dạy-học môn Địa lí (nói riêng). Để thực hiện đề tài này, tôi đã xây dựng kế hoạch thực hiện như sau: Học kì I: Điều tra cơ bản học sinh khối 6; điều tra tình hình học tập bộ môn và sưu tầm tài liệu. Tháng 1, 2: Áp dụng thực hiện chuyên đề. Tháng 3: Kiểm tra kết quả thực hiện chuyên đề, so sánh với kết quả HK I. Tháng 4: Tiếp tục thực hiện chuyên đề tại khối lớp 6. Rút kinh nghiệm. Bảng 1: Kết quả kiểm tra khảo sát sau tiết học không ứng dụng CNTT vào soạn giảng trong năm học 2021-2022 Lớp Sĩ số Giỏi Khá Trung bình Dưới trung bình SL % SL % SL % SL % 6A 42 4 9,5 9 21,4 22 52,4 7 16,7 6B 45 10 22,2 12 26,7 21 46,7 2 4,4 Tổng 87 14 16,1 21 24,1 33 37,9 9 10,4 Bảng 2: Kết quả khảo sát mức độ tích cực, chủ động học tập của HS qua tiết học không ứng dụng CNTT vào soạn giảng trong năm học 2021-2022 Lớp Sĩ số Rất tích cực Tích cực Bình thường Không tích cực SL % SL % SL % SL % 6A 42 0 0 4 9,5 10 23,8 28 66,7 6B 45 0 0 10 22,2 13 28,9 22 48,9 Tổng 87 0 0 14 16,1 25 28,3 48 55,6 Biện pháp thực hiện Để thực hiện một tiết dạy theo hướng ứng dụng CNTT điều đầu tiên người GV phải hiểu rằng công nghệ không phải là tất cả nhất là khi lạm dụng nó quá mức mà phải biết phối hợp nó một cách nhịp nhàng, logic giữa công nghệ và phương pháp dạy học truyền thống trong đó có phấn trắng bảng đen. Trong thiết kế một bài giảng điện tử có thể sử dụng nhiều phần mềm cũng như nhiều trình ứng dụng khác nhau, vấn đề là lựa chọn phần mềm nào, trình ứng dụng nào để có thể chuyển tải, hỗ trợ hiệu quả nhất cho bài dạy của mình theo yêu cầu đã đặt ra. Trong khả năng hiểu biết của mình, xin được chia sẻ qua chuyên đề này quy trình thiết kế bài giảng Địa lí bằng phần mềm PowePoint với các bước thực hiện bao gồm: Bước 1: Xác định những nội dung chính của bài giảng cần chuyển vào các slide. Tất cả nội dung của bài học không nhất thiết phải được thể hiện trong các slide trình chiếu mà phải lựa chọn sao cho phù hợp với mục tiêu và phương pháp tiến hành trong nội dung đó. Ngoài ra những nội dung đưa vào các slide phải ngắn gọn, rõ ràng. Bước 2: Xác định nội dung thông tin, phim, ảnh, âm thanh phục vụ bài giảng. Việc lựa chọn thông tin cung cấp, hỗ trợ cho bài giảng cần phải xác định lựa chọn thông tin gì, có liên quan gì đến nội dung của bài giảng, nguồn gốc có đáng tin cậy không, ý nghĩa của thông tin đó Hình ảnh đoạn phim: Sử dụng hình ảnh nào, đoạn phim nào, nhằm mục đích gì, bố trí ở đâu, cho xuất hiện lúc nào trong tiến trinhg bài giảng. Âm thanh: Cần sử dụng âm thanh nào, mục đích là gì, cho xuất hiện khi nào. Cần lựa chọn các thông tin, hình ảnh, đoạn phim có liên quan nhằm hỗ trợ phục vụ cho mục tiêu làm sáng tỏ nội dung của bài giảng, phải có nguồn gốc đáng tin cậy Bước 3: Thiết kế bài giảng Chọn trang trinhg chiếu, màu sắc và biểu tượng cho nền slide: Màu sắc và biểu tượng cho từng slide không nên quá màu mè hoặc cầu kì nên đơn giản, khoa học và ấn tượng sao cho logic với nội dung cần truyền tải. Chọn kiểu chữ và cỡ chữ: Nên chọn nhưng font chữ thông thường như times new roman, VNI Time ; cỡ chữ không nên quá lớn hoặc quá nhỏ tùy vào nội dung có thể lựa chọn (thông thường khoảng từ size 22 đến size 26) Thiết kế nội dung từng slide trình chiếu: trong từng sile nên hiển thị một nội dung nhất định (nếu có thể) để tạo sự gọn gàng, khái quát trong công việc truyền tải. Cài đặt hình ảnh âm thanh vào các slide trình chiếu. Tạo hiệu ứng cho từng trang trinhg chiếu: Hiệu ứng cho các thành phần trong một trang trình chiếu cần phải đơn giản, khoa học, logic không nên chọn các hiệu ứng quá phức tạp, rườm rà và tốn nhiều thời gian. Bước 4: Trình chiếu bài giảng Chạy thử: Việc chạy thử có ý nghĩa giúp chúng ta kiểm tra lại qua trình thiết kế bài giảng đã chính xác, khoa học và logic chưa so với ý tưởng đã xây dựng ban đầu. Sửa chữa: Là quá trình khắc phục những sai xót trong khi thiết kế bài giảng. Trong quá trình chạy thử cần ghi chép ngay những sai xót và cách khắc phục để có biện pháp xử lý. * Bài dạy thực nghiệm Tiết 30+31 - Bài 17: THỜI TIẾT VÀ KHÍ HẬU. BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU (Sách giáo khoa Lịch sử và Địa lí 6 thuộc bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống) MỤC TIÊU Sau bài học này, giúp HS: Kiến thức Phân biệt được thời tiết và khí hậu. Trình bày được khái quát đặc điểm của một trong các đới khí hậu trên Trái Đất. Nêu được một số biểu hiện của biến đổi khí hậu. Năng lực Năng lực chung: giải quyết vấn đề, năng lực giao tiếp và hợp tác, tự chủ và sáng tạo. Năng lực bộ môn: Sử dụng được biểu đồ, hình ảnh về biến đổi khí hậu. Quan sát và ghi chép được một số yếu tố thời tiết đơn giản. Đề xuất được một số biện pháp phòng tránh thiên tai và ứng phó với biến đổi khí hậu. Phẩm chất Chăm chỉ và có trách nhiệm tham gia học tập, làm các bài tập, hoàn thành tốt nhiệm vụ trong nhóm và tự học tích cực. Có lối sống tích cực để giảm nhẹ và thích ứng với biến đổi khí hậu, bảo vệ bầu khí quyển. Tuyên truyền cho những người xung quanh về tác hại của biến đổi khí hậu và kêu gọi bảo vệ bầu khí quyển. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU Giáo viên Lược đồ các đới khí hậu. Phiếu học tập, phiếu trả lời trắc nghiệm. Hình ảnh, video về thời tiết, biến đổi khí hậu. Học sinh Sách giáo khoa, vở ghi. Giấy note làm bài tập trên lớp. Bút màu, giấy A1 vẽ mindmap. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC Slide 1 Thử tài đặt tên Hoạt Chuẩn bị Đặt tên Hết giờ, động bảng Quan sát cho hình Thời trình bày nhóm: 6 nhóm, hình ảnh ảnh, viết gian: 1 và giải nhóm bút, trên slide vào bảng phút thích tên nhóm hình *Hoạt động khởi động: GV cho HS xem hình ảnh về biến đổi khí hậu Slide 1.1 Thử tài đặt tên Yêu cầu HS quan sát và đặt tên cho bức ảnh. Slide 2 TIẾT 30+31: BÀI 17 THỜI TIẾT VÀ KHÍ HẬU. BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU GV giới thiệu bài mới. Slide 3 Y êu cầu Xem video, cho biết đây là bản tin gì? DỰ BÁO THỜI TIẾT Hoạt động 1: Tìm hiểu khái niệm thời tiết và khí hậu Slide 3.1 Y êu cầu Dựa vào bản tin dự báo thời tiết, em hãy: N êu cá c yếu tố được sử dụng để biểu hiện thời tiết. Mô tả đặc đi ểm thời ti ết của từng ngày trong bảng. Bản tin dự báo thời tiết ở một địa điểm GV yêu cầu HS dựa vào bản tin dự báo thời tiết, mô tả được đăc điểm thời tiết. Slide 3.2 Hoạt động: CẶP Thời gian: 2 phút Đọc SGK, Câu hỏi Khái niệm Thời tiết Trạng thái củakhí quyển tại một thời điểmvà khuvực cụ thể đượcxác định bằngnhiệt độ, độ ẩm, lượng mưa và gió. Thời tiết luônthayđổi. Khí hậu Tổnghợp cácyếu tố thờitiết (nhiệt độ, độẩm, lượngmưa, gió,...) của nơi đó, trong một t
File đính kèm:
sang_kien_kinh_nghiem_ung_dung_cong_nghe_thong_tin_trong_day.docx
Sáng kiến kinh nghiệm Ứng dụng Công nghệ thông tin trong dạy học phân môn Địa lí 6.pdf