Sáng kiến kinh nghiệm Ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy Toán Lớp 1 theo chương trình GDPT 2018

Công nghệ tin học là một lĩnh vực đột phá có vai trò thúc đẩy phát triển kinh tế và xã hội. Nâng cao chất lượng trong cuộc sống đảm bảo an ninh quốc phòng và khả năng đi trước đón đầu để thúc đẩy mạnh mẽ công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước. Đối với giáo dục đào tạo công nghệ thông tin có tác dụng mạnh mẽ làm thay đổi phương pháp, phương thức dạy học nó phù hợp với yêu cầu của hội nhập Quốc tế.

Để đạt được mục tiêu đó, những năm gần đây, với việc sử dụng công nghệ thông tin để công nghệ hoá quá trình dạy học đã trở thành một xu thế phát triển mạnh mẽ ở các nhà trường.

Ở bậc Tiểu học, đặc biệt là khối lớp 1 là khối lớp đầu tiên các em được học kiến thức phổ thông khi bước vào trường. Các em được học những kiến thức về Văn học, môn tự nhiên, môn Xã hội, đặc biệt là học Toán.

Qua việc giảng dạy sử dụng đồ dùng bằng công nghệ thông tin, dạy Toán, giáo viên giúp học sinh từng bước phát triển năng lực tư duy, rèn luyện phương pháp và kĩ năng logic, khêu gợi và tập dượt khả năng quan sát phỏng đoán, tìm tòi. Giờ học toán của các em phải diễn ra một cách nhẹ nhàng, sinh động, cụ thể nhằm tích cực hoá các hoạt động nhận thức của học sinh.

Như vậy có thể nói dạy - học toán ở tiểu học là một khoa học, là một công việc hết sức quan trọng đối với người dạy và người học. Nhờ đó dạy học toán, học sinh có một công cụ, một chiếc chìa khoá vàng để mở cửa chân trời khoa học. Đó là phương tiện mang theo trong suốt cuộc đời học sinh và trong cả thực tế cuộc sống.

docx 27 trang Phương Chi 19/03/2025 340
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy Toán Lớp 1 theo chương trình GDPT 2018", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy Toán Lớp 1 theo chương trình GDPT 2018

Sáng kiến kinh nghiệm Ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy Toán Lớp 1 theo chương trình GDPT 2018
BÁO CÁO TÓM TẮT
Phạm vi ảnh hưởng, hiệu quả áp dụng của sáng kiến
Tên sáng kiến: “ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG DẠY TOÁN LỚP 1 THEO CHƯƠNG TRÌNH GDPT 2018”
Cơ sở đề xuất
Sự cần thiết hình thành giải pháp
Công nghệ tin học là một lĩnh vực đột phá có vai trò thúc đẩy phát triển kinh tế và xã hội. Nâng cao chất lượng trong cuộc sống đảm bảo an ninh quốc phòng và khả năng đi trước đón đầu để thúc đẩy mạnh mẽ công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước. Đối với giáo dục đào tạo công nghệ thông tin có tác dụng mạnh mẽ làm thay đổi phương pháp, phương thức dạy học nó phù hợp với yêu cầu của hội nhập Quốc tế.
Để đạt được mục tiêu đó, những năm gần đây, với việc sử dụng công nghệ thông tin để công nghệ hoá quá trình dạy học đã trở thành một xu thế phát triển mạnh mẽ ở các nhà trường.
Ở bậc Tiểu học, đặc biệt là khối lớp 1 là khối lớp đầu tiên các em được học kiến thức phổ thông khi bước vào trường. Các em được học những kiến thức về Văn học, môn tự nhiên, môn Xã hội, đặc biệt là học Toán.
Qua việc giảng dạy sử dụng đồ dùng bằng công nghệ thông tin, dạy Toán, giáo viên giúp học sinh từng bước phát triển năng lực tư duy, rèn luyện phương pháp và kĩ năng logic, khêu gợi và tập dượt khả năng quan sát phỏng đoán, tìm tòi. Giờ học toán của các em phải diễn ra một cách nhẹ nhàng, sinh động, cụ thể nhằm tích cực hoá các hoạt động nhận thức của học sinh.
Như vậy có thể nói dạy - học toán ở tiểu học là một khoa học, là một công việc hết sức quan trọng đối với người dạy và người học. Nhờ đó dạy học toán, học sinh có một công cụ, một chiếc chìa khoá vàng để mở cửa chân trời khoa học. Đó là phương tiện mang theo trong suốt cuộc đời học sinh và trong cả thực tế cuộc sống.
Thực trạng
Đến nay giáo án điện tử đã được nhiều giáo viên đón nhận một cách tích cực, bởi nó tạo ra một không khí học tập sôi nổi, thu hút sự chú ý của học sinh, học sinh thực sự làm chủ trong tiết học. Khi dạy bằng giáo án điện tử giáo viên đỡ vất vả hơn nhiều. Thay bằng các thao tác gắn đồ dùng lên bảng, giáo viên chỉ cần click chuột là có. Thực ra, muốn click chuột để tiết dạy thực sự hiệu quả thì người dạy cũng phải chịu bỏ công tìm hiểu, làm quen với cách giảng bài mới này. Cụ thể, người thầy cần phải:
-Có một ít kiến thức về sử dụng máy tính.
- Biết sử dụng phần mềm trình diễn Power Point nằm trong bộ MS Office,
Adobe Presenter hay Violet
-Biết cách truy cập Internet.
-Có khả năng sử dụng một phần mềm chỉnh sửa ảnh, cắt các file âm thanh.
-Biết cách sử dụng projector.
Thoạt nghe thì có vẻ phức tạp nhưng thực sự muốn ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy có bắt buộc phải thực hiện hết những yêu cầu trên? Câu trả lời là không. Tùy thuộc vào tính chất của mỗi môn học mà các yêu cầu khác nhau được đặt ra cho các giáo viên. Tuy nhiên nếu đáp ứng được các nhu cầu trên thì thật tuyệt vời. Tại sao tôi lại đặt ra các yêu cầu như trên? Chúng ta thử tưởng tượng xem nếu một người không có khái niệm gì về công nghệ thông tin liệu họ có bật máy tính lên và chọn cho mình một chương trình làm việc? Liệu họ có biết được tài liệu của mình ở đâu trên máy tính? Cách copy tài liệu từ nơi này sang nơi khác hay xóa một tài liệu nào đó khi không còn dùng?...Nghĩa là dù ít hay nhiều họ cũng phải sử dụng được chiếc máy tính theo ý muốn của mình.
Đối với môn toán, mỗi bài học hay mỗi bài toán ta đưa lên màn hình lớn sẽ giúp học sinh chú ý hơn, những từ ngữ trọng tâm trong bài ta có thể đổi màu hoặc gạch chân sẽ giúp học sinh hiểu bài hơn, từ đó giải bài toán một cách dễ dàng. Hoặc khi tóm tắt đề bài, ta có thể dùng những hình ảnh phù hợp với nội dung( như: con gà, con cá, bông hoanhững hình ảnh này có thể lấy trên mạng internet hay scan từ sách giáo khoa cũng được) cách tóm tắt đó sẽ giúp học sinh dễ hiểu và làm bài tốt hơn. Những bài toán về hình học ta có thể tô màu phần cần thiết, cắt ghép hình để tìm xem trong hình đó có bao nhiêu hình vuông, hình tam giác, biểu diễn nhiều cách ghép khác nhauđều thao tác được trên máy và toàn thể học sinh đều quan sát được. Cùng một lúc giáo viên đưa các đáp án lên bảng sẽ rất vất vả và mất thời gian nhưng dạy bằng giáo án điện tử thì chỉ cần thiết kế trong một Slide là có đủ các đáp án của bài.
Ngoài phần mềm PowerPoint, tôi còn sử dụng phần mềm Violet. Violet có giao diện được thiết kế trực quan và dễ dùng, ngôn ngữ giao tiếp và phần trợ giúp đều hoàn toàn bằng tiếng Việt, nên phù hợp với cả những giáo viên không giỏi Tin học và Ngoại ngữ. Mặt khác, do sử dụng Unicode nên font chữ trong Violet và trong các sản phẩm bài giảng đều đẹp, dễ nhìn và có thể thể hiện được mọi thứ tiếng trên thế giới. Thêm nữa, Unicode là bảng mã chuẩn quốc tế nên font tiếng việt luôn đảm bảo tính ổn định trên mọi máy tính, mọi hệ điều hành và mọi trình duyệt Internet. Áp dụng Violet vào phần luyện tập dưới dạng trò chơi sẽ gây hứng thú học tập cho học sinh. Trò chơi có thể diễn ra đầu, giữa hoặc cuối tiết học. Trò chơi có thể giải quyết được một hoặc nhiều bài toán. Trò chơi này còn giúp học sinh tính toán và phản xạ nhanh, từ đó phát triển tư duy cho học sinh.
Thuận lợi
Được sự quan tâm giúp đỡ của Ban giám hiệu, giáo viên thường xuyên được bồi dưỡng, trau dồi chuyên môn qua công tác dự giờ, kiểm tra, chuyên đề, tạo mọi điều kiện hỗ trợ giúp giáo viên giảng dạy tốt
Bản thân giáo viên luôn phấn đấu, có lòng yêu nghề mến trẻ, tận tụy với học sinh, tích cực thực hiện mục tiêu nhà trường đề ra. Nắm bắt phương pháp giảng dạy và vận dụng sáng tạo.
Nhà trường luôn khuyến khích giáo viên giảng dạy bằng phương tiện công nghệ thông tin để giúp học sinh hứng thú học tập trước phương pháp mới.
Có rất nhiều tài liệu, tư liệu phục vụ cho việc soạn giảng như: tải hình ảnh, thông tin, bài giảng tham khảotừ mạng Internet.
Sau khi giảng dạy trên lớp, bài giảng của giáo viên được lưu giữ vào kho bài giảng của nhà trường, tạo điều kiện cho giáo viên có thể tham khảo, sửa đổi hoặc bổ sung giáo án sau phần rút kinh nghiệm để hoàn thiện hơn, giảng dạy ở nhiều năm tiếp theo.
Khó khăn
Kiến thức tin học của giáo viên chưa sâu, chưa đáp ứng được kĩ thuật trong việc soạn giảng giáo án ứng dụng công nghệ thông tin. Việc thiết kế giáo án điện tử chưa có nhiều kinh nghiệm, chưa mang tính thẩm mĩ cao nên việc chọn màu sắc, hiệu ứng, phông nền hay phông chữ đôi khi chưa phù hợp.
Mặt khác, cơ sở vật chất chưa đáp ứng được nhu cầu, chỉ có hai bộ đèn chiếu phục vụ cho toàn thể giáo viên giảng dạy thì quả là chưa đủ, sẽ dẫn đến tình trạng thiếu máy do trùng lặp thời khóa biểu. Và đương nhiên là tiết học có ứng dụng công nghệ thông tin chỉ dành cho thao giảng, dự giờ còn thường ngày vẫn dạy theo kiểu truyền thống. Điều này chưa thật sự phát huy hết khả năng của việc đưa công nghệ thông tin vào giảng dạy.
Năng lực tiếp thu của giáo viên còn gặp khó khăn do trình độ, hoặc tuổi cao, sức khoẻ hạn chế.Giáo viên không có điều kiện tiếp cận được những thông tin về tin học do không có thời gian. Bởi đặc thù của giáo viên tiểu học: giáo viên vừa dạy vừa chăm học sinh nhất là hiện nay trường 100% lớp học 2 buổi/ngày.
Một số giáo viên chưa nhận thức đúng việc ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học, cho rằng đây là một việc làm không cần thiết, dẫn đến ý thức tự học còn hạn chế.
Khả năng thiết kế bài giảng của giáo viên: Từ khâu lựa chọn các hình ảnh đến việc đưa hình ảnh đó dạy vào lúc nào? dạy như thế nào? không phải là giáo viên nào cũng làm được.
Những vấn đề tồn tại cần thay đổi
Một trong những trọng tâm của đổi mới chương trình và phương pháp giảng dạy chính là khơi dậy tính tích cực học tập của học sinh. Trọng tâm này đòi hỏi hoạt động tổ chức, hướng dẫn của giáo viên phải tương ứng với hoạt động chiếm lĩnh kiến thức và hình thành, rèn luyện kĩ năng của học sinh. Học sinh phải được tự hoạt động, tự bộc lộ mình và đều được phát triển. Trọng tâm này đòi hỏi người thầy giáo phải tổ chức cho học sinh hoạt động để học tập theo những phương pháp trò chơi học tập, thảo luận và giải quyết vấn đề. Quan điểm mới này đòi hỏi trong mỗi tiết dạy, thầy giáo, cô giáo phải cho học sinh được vui chơi giữa giờ học ngay trên lớp.
Ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học là một phương pháp khá tích cực, đặc biệt là đối với môn toán. Qua các bài giảng đã truyền thụ đến học sinh, tôi nhận thấy ở các em niềm say mê và hứng thú học tập. Hình ảnh trực quan sinh động, cụ thể giúp học sinh nhớ bài lâu hơn, giờ dạy của giáo viên nhẹ nhàng mà hiệu quả hơn.Bên cạnh đó tiếp xúc với phương tiện công nghệ thông tin sẽ giúp giáo viên nâng cao thêm tầm hiểu biết của mình và tự hoàn thiện để hòa nhập cùng với sự phát triển của xã hội.
Đối với môn toán, những con số, những dấu cộng, trừ, nhân, chia quá nhỏ nên khi thiết kế giáo án điện tử không đơn giản chút nào. Bởi vậy khi thiết kế bài giảng cần chú ý những điều sau:
Chỉ đưa những kiến thức trọng tâm của bài vào Slide.
Những kiến thức cần nhấn mạnh thì nên chọn hiệu ứng đổi màu hoặc gạch chân chứ không nên chọn hiệu ứng quá sinh động làm cho học sinh chỉ chú ý xem, không chú ý đến kiến thức của bài.
Khi sử dụng phần mềm Violet, cần chọn bài toán phù hợp với nội dung kiến thức của bài để học sinh chơi trò chơi. Không nên chọn bài quá khó, bởi vì phần trò chơi này học sinh làm bài tập trắc nghiệm trong thời gian ngắn.
Mục tiêu đạt được của sáng kiến
Đề ra một số biện pháp về áp dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy Toán lớp 1 để đạt mục tiêu sau:
Khắc sâu kiến thức của bài học.
Rèn luyện, nâng cao kĩ năng của bài học.
Phát huy tính tích cực, độc lập, sáng tạo của học sinh.
Phát triển hứng thú, tập thói quen tập trung và khả năng suy luận.
Sự “khô khan” của giờ học được giảm nhẹ, quá trình học tập diễn ra tự nhiên, hấp dẫn hơn.
Trao đổi kinh nghiệm về bài giảng điện tử cùng các giáo viên ở trang web http: baigiang.violet.vn
Đổi mới phương pháp dạy học khi đưa ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy môn Toán lớp 1 góp phần nâng cao hiệu quả dạy học.
Căn cứ đề xuất
Cơ sở lý luận
Theo tinh thần của Nghị Quyết 29-NQ/TW đã được ban hành thì Nghị Quyết ra đời để đổi mới cải cách toàn diện nền giáo dục do đó bản thân tôi cần phải thay đổi phương pháp dạy học để phù hợp với thực tiễn. Việc thay đổi phương pháp dạy và học theo Nghị quyết này đã giúp giáo viên và học sinh bớt gánh nặng, sức ép, sự giáo điều trong giảng dạy. Do đó tôi mạnh dạn sử dụng trò chơi trong dạy học Toán 1 nhằm giúp các em học sinh thích thú hơn với học tập và nắm bắt bài vở nhanh hơn.
Tri giác ở trẻ em lứa tuổi từ 6 đến 8 tuổi thường gắn với hoạt động. Tri giác sự vật cầm, nắm, sờ, mó, "trăm nghe không bằng một thấy, trăm thấy không bằng một làm". Vì thế trực quan sinh động giúp các em tri giác tốt hơn.
Mặt khác nhất là trí nhớ của học sinh tiểu học, nhất là học sinh lớp 1 là trí nhớ trực quan hình tượng, sở dĩ học sinh nhớ được kiến thức bài học đều đến với các em từ 5 giác quan: Thị giác (nhìn) xúc giác (sờ, mó) vị giác (nếm) khứu giác (ngửi) thính giác (nghe). Do đó những hình ảnh trực quan sinh động giúp các em ghi nhớ bài học lâu nhất.
Tóm lại: Quá trình nhận thức của học sinh tiểu học rất cần đến những phương tiện trực quan sinh động, chính vì đặc điểm đó mà sử dụng đồ dùng dạy học thông qua công nghệ thông tin đối với học sinh tiểu học đặc biệt là học sinh lớp rất thích hợp.
Căn cứ thực tiễn
Mỗi tuần HS lớp 1 học 3 tiết Toán. Ngoài việc phải truyền thụ đúng, đủ kiến thức, phải dạy học theo đúng chuẩn kiến thức-kĩ năng thì người GV cần phải khơi dậy được tính sáng tạo, hứng thú và niềm yêu thích học môn Toán. Người thầy giáo, cô giáo phải “đẩy lùi” sự “khô khan” của môn học mà các em phải thường xuyên tiếp xúc. Một trong những “chìa khóa” để đạt được mục đích đó chính là vận dụng trò chơi trong giờ học.
Bản thân tôi đã và đang sử dụng hình thức trò chơi vào giảng dạy môn Toán.
Khi áp dụng hình thức này vào giảng dạy đã đem lại nhiều hiệu quả nhất định.
Theo tôi, người giáo viên chỉ cần phát triển cái vốn có sẵn của trẻ. Vì thế nên tôi đề cao vai trò giáo dục của trò chơi trong quá trình phát triển thể chất, làm vốn ngôn ngữ cũng như phát triển tư duy, trí tưởng tượng của trẻ. Chính trò chơi là
phương tiện dạy học, nếu giáo viên sự dụng các phương pháp, biện pháp chơi hoặc tiến hành tiết học dưới hình thức chơi thì sẽ đáp ứng được nhu cầu và phù hợp với đặc điểm của học sinh và tất nhiên hiệu quả tiết học sẽ cao hơn. Những nghiên cứu trên là cơ sở cho việc nghiên cứu giải pháp: “ Nâng cao hiệu quả sử dụng trò chơi trong dạy học Toán lớp 1”. Theo Chương trình GDPT 2018
Nhà trường: Có 2 máy chiếu qua đầu, 2 máy quét, 2 phòng vi tính.
Giáo viên: Được tham gia lớp tập huấn sử dụng công nghệ tin học văn phòng, Excell, Powerpoint đã được cấp chứng chỉ. Khá thành thạo khi sử dụng các phần mềm tin học. Nhiệt tình, chuẩn hoá, có ý thức đổi mới phương pháp dạy học.
Ngay từ đầu năm học các em chưa được học tiết dạy theo công nghệ thông tin, tôi kiểm tra hình thức phỏng vấn. Cả khối tiến hình phỏng vấn việc nắm kiến thức về toán học qua tranh vẽ không có hình ảnh động và âm thanh.
Tổng số học sinh khối 1 có: 235 học sinh/ 7 lớp
Mức độ làm toán
Số học sinh
Tỉ lệ
- Làm toán nhanh
105/235
44.7%
- Làm toán còn chậm
95/235
40%
- Chưa biết làm toán
35/235
15.3%

Tuy nhiên việc làm toán thành thạo chưa yêu cầu quá cao vì các em mới từ mầm non chuyển lên. Nhưng từ thực tế trên kết quả là điều cần đáng chú ý trong việc hướng dẫn và rèn kĩ năng giải toán cho các em ngay từ năm học đầu cấp này. Đây là một việc quan trọng chúng tôi thấy cần phải làm triệt để.
Tóm tắt nội dung giải pháp
Đối tượng và phạm vi áp dụng
Thực nghiệm dạy bằng giáo án điện tử, so sánh kết quả và nhận xét rút ra kết luận chung.
Giáo viên tiểu học có thể áp dụng trong các trường tiểu học Đặc biệt hiệu quả khi dạy toán lớp 1 bộ sách Cánh diều
Nội dung của giải pháp
Giáo viên có kế hoạch bài dạy, xây dựng ý tưởng, thiết kế bài dạy phù hợp.
Trong phần giải toán dạng toán về "Thêm", "bớt" chiếm một phần tương đi lớn. Vì vậy ngay từ đầu học kỳ 1 với các bài toán miệng giáo viên cần giúp học sinh nhìn tranh, xác định xem bài toán đó thuộc dạng toán "thêm" hay "bớt" để nâu thành bài toán, viết phép tính cho đúng theo tranh.
Ví dụ:
Hình ảnh 1: 1 quả bóng bay
Hình ảnh 2: thêm 2 quả bóng bay nữa.
Dựa vào các hình ảnh đưa ra học sinh nói ngay được bài toán: Có 1 quả bóng bay, thêm 2 quả bóng. Hỏi có tất cả mấy quả bóng. (Ngoài ra các em thể thêm bớt một số từ cho bài toán sinh động).
Qua quan sát một cách trực tiếp hình ảnh động, âm thanh vui nhộn học sinh thấy ngay được đây là dạng toán" thêm" một cách rõ ràng, cụ thể chứ không phải là chỉ có tranh thì học sinh khó phân biệt hơn nhiều có khi giáo viên phải gợi ý cho học sinh nhận ra điều đó.
Sưu tầm tranh ảnh, hình ảnh sinh động để đưa vào bài dạy
Ví dụ: Bài Phép cộng trong phạm vi 7
Nếu để nguyên bài dạy theo như sách giáo khoa thì chỉ là những hình vuông, hình tam giác...nên chúng tôi đã sưu tầm tranh ảnh và những hình ảnh như: Con mèo, ngôi sao...
Nhờ đó mà các em sẽ nắm bài học lâu hơn, tiếp thu bài một cách nhẹ nhàng.
Phối hợp với giáo viênTin học và giáo viên Âm nhạc làm việc nhịp nhàng.
Trong quá trình xây dựng bài dạy chúng tôi kết hợp với

File đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_ung_dung_cong_nghe_thong_tin_trong_day.docx
  • pdfSáng kiến kinh nghiệm Ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy Toán Lớp 1 theo chương trình GDPT 2018.pdf