Sáng kiến kinh nghiệm Ứng dụng công nghệ thông tin trong đổi mới tiết sinh hoạt hoạt lớp tại Lớp 5A2 trường Tiểu học Nguyễn Bỉnh Khiêm

Sinh hoạt lớp là dạng hoạt động giáo dục tập thể, là một hình thức tổ chức tự quản cho học sinh và là một trong những biện pháp cơ bản góp phần xây dựng tập thể học sinh đoàn kết. Chính thông qua các giờ sinh hoạt lớp, các em bày tỏ, chia sẻ tâm tư, tình cảm và tự đánh giá nhận xét nhau thẳng thắn, tích cực. Các học sinh trong lớp được liên kết với nhau, giáo viên gắn bó với học sinh trong một cộng đồng chung để giải quyết những vấn đề của cuộc sống thực hàng ngày ở nhà trường, ở lớp học, học sinh được mở rộng mối liên hệ, tăng cường sự hiểu biết, giúp đỡ lẫn nhau, khắc phục xu hướng hẹp hòi, cục bộ, bè phái trong đời sống tập thể hàng ngày của lớp học.

Đây cũng là dịp để học sinh làm quen với nhiều loại hình hoạt động khác nhau, giúp các em phát triển các kỹ năng cơ bản và cần thiết cho bản thân. Các em vừa học vừa chơi, thi tài với nhau. Từ đây các em có cơ hội lĩnh hội nhiều tri thức hành trang để các em phát triển thêm về năng lực, phẩm chất trong đó năng lực công nghệ và năng lực tin học là thăn chốt.

Tiết sinh hoạt lớp là một hình thức tổ chức của hoạt động giáo dục bắt buộc trong nhà trường, là hoạt động tập thể của học sinh sau một tuần học. Tiết sinh hoạt lớp ở trường Tiểu học có vai trò vô cùng quan trọng trong quá trình giáo dục họcsinh, nhằm định hướng những hoạt động các em cần thực hiện trong tuần và chủ điểm mới, giúp học sinh biến yêu cầu giáo dục của nhà trường thành nhiệm vụ của mình. Nó có tác dụng to lớn trong việc giáo dục tinh thần hợp tác giữa học sinh với nhau, hình thành cho các em kĩ năng tự quản, tự tổ chức các hoạt động, tạo ra dưluận tập thể lành mạnh, biết đánh giá đúng mức những ưu điểm hay khuyết điểm của bạn và của bản thân. Nhậnthức được điều đó ở ngay tại đơn vị công tác, tôi quyết định thực hiện đề tài nghiên cứu: “Ứng dụng công nghệ thông tin trong đổi mới tiết sinh hoạt hoạt lớp tại lớp 5a2 trường Tiểu học Nguyễn Bỉnh Khiêm”

docx 23 trang Phương Chi 06/04/2025 270
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Ứng dụng công nghệ thông tin trong đổi mới tiết sinh hoạt hoạt lớp tại Lớp 5A2 trường Tiểu học Nguyễn Bỉnh Khiêm", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Ứng dụng công nghệ thông tin trong đổi mới tiết sinh hoạt hoạt lớp tại Lớp 5A2 trường Tiểu học Nguyễn Bỉnh Khiêm

Sáng kiến kinh nghiệm Ứng dụng công nghệ thông tin trong đổi mới tiết sinh hoạt hoạt lớp tại Lớp 5A2 trường Tiểu học Nguyễn Bỉnh Khiêm
ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG ĐỔI MỚI TIẾT SINH HOẠT LỚP TẠI LỚP 5A2 TRƯỜNG TIỂU HỌC NGUYỄN BỈNH KHIÊM
Trong chương trình Giáo dục phổ thông sinh hoạt lớp được quy định như một tiết học không thể thiếu ở mỗi cấp học. Thực hiện tốt tiết sinh hoạt lớp không những tác động tích cực đến các tiết học khác trong cả tuần học của lớp mà còn là cơ sở để theo dõi, đánh giá quá trình rèn luyện của mỗi học sinh xuyên sốt cả năm học. Tuy nhiên để giờ sinh hoạt lớp sao cho nhẹ nhàng, thân thiện, hiệu quả, hứng thú, lôi cuốn học sinh thì không phải lớp nào cũng làm được.
Sinh hoạt lớp là dạng hoạt động giáo dục tập thể, là một hình thức tổ chức tự quản cho học sinh và là một trong những biện pháp cơ bản góp phần xây dựng tập thể học sinh đoàn kết. Chính thông qua các giờ sinh hoạt lớp, các em bày tỏ, chia sẻ tâm tư, tình cảm và tự đánh giá nhận xét nhau thẳng thắn, tích cực. Các học sinh trong lớp được liên kết với nhau, giáo viên gắn bó với học sinh trong một cộng đồng chung để giải quyết những vấn đề của cuộc sống thực hàng ngày ở nhà trường, ở lớp học, học sinh được mở rộng mối liên hệ, tăng cường sự hiểu biết, giúp đỡ lẫn nhau, khắc phục xu hướng hẹp hòi, cục bộ, bè phái trong đời sống tập thể hàng ngày của lớp học.
Đây cũng là dịp để học sinh làm quen với nhiều loại hình hoạt động khác nhau, giúp các em phát triển các kỹ năng cơ bản và cần thiết cho bản thân. Các em vừa học vừa chơi, thi tài với nhau. Từ đây các em có cơ hội lĩnh hội nhiều tri thức hành trang để các em phát triển thêm về năng lực, phẩm chất trong đó năng lực công nghệ và năng lực tin học là thăn chốt.
Tiết sinh hoạt lớp là một hình thức tổ chức của hoạt động giáo dục bắt buộc trong nhà trường, là hoạt động tập thể của học sinh sau một tuần học. Tiết sinh hoạt lớp ở trường Tiểu học có vai trò vô cùng quan trọng trong quá trình giáo dục học sinh, nhằm định hướng những hoạt động các em cần thực hiện trong tuần và chủ điểm mới, giúp học sinh biến yêu cầu giáo dục của nhà trường thành nhiệm vụ của mình. Nó có tác dụng to lớn trong việc giáo dục tinh thần hợp tác giữa học sinh với nhau, hình thành cho các em kĩ năng tự quản, tự tổ chức các hoạt động, tạo ra dư luận tập thể lành mạnh, biết đánh giá đúng mức những ưu điểm hay khuyết điểm của bạn và của bản thân.Nhận thức được điều đó ở ngay tại đơn vị công tác, tôi quyết định thực hiện đề tài nghiên cứu: “Ứng dụng công nghệ thông tin trong đổi mới tiết sinh hoạt hoạt lớp tại lớp 5a2 trường Tiểu học Nguyễn Bỉnh Khiêm”
Mục tiêu
Góp phần đổi mới các hoạt động giáo dục theo định hướng phát triển năng lực và phẩm chất của học sinh.
Đề xuất một số phương pháp áp dụng công nghệ thông tin thông qua tiết sinh hoạt lớp nhằm nâng cao hiệu quả tổ chức các hoạt động giáo dục .
Thông qua các hoạt động giáo dục khơi dậy ở học sinh tính tích cực chủ động, sáng tạo, tinh thần trách nhiệm đối với bản thân, đối với tập thể và cộng đồng.
Xây dựng lớp thành một tập thể đoàn kết, gắn bó, sống có trách nhiệm với nhau. Học sinh hứng thú, có tinh thần học tập và phấn đấu sau mỗi tuần học.
Nhiệm vụ
Nghiên cứu cơ sở lí luận của việc ứng dụng CNTT trong tiết sinh hoạt lớp.
Nghiên cứu cơ sở thực tiễn.
Từ đó so sánh kết quả đạt được sau khi thực hiện giải pháp biện pháp.
Rút ra nguyên nhân và đề xuất một số phương pháp nhằm nâng cao hiệu quả trong giảng dạy và giáo dục học sinh.
Học sinh lớp 5a2 trường Tiểu học Nguyễn Bỉnh Khiêm.
Nội dung ứng dụng công nghệ thông tin trong đổi mới tiết sinh hoạt lớp tại lớp 5a2.
Sinh hoạt lớp là một hoạt động mang tính chủ đạo trong công tác chủ nhiệm mỗi một người giáo viên. Đó chính là nền tảng để xây dựng nề nếp của một lớp học. Ở đó đúc kết toàn bộ diễn biến hoạt động của một lớp học trong một tuần. Chính vì vậy để tổ chức tốt một tiết sinh hoạt lớp, người giáo viên cần có sự theo dõi, quan sát, đánh giá một cách xuyên sốt, bao quát và toàn diện.
Bên cạnh đó mỗi cấp học, mỗi lớp học đều có một đặc thù riêng, nên việc tổ chức sinh hoạt lớp cho mỗi lớp mang “bản sắc” riêng sao cho phù hợp.
Đề tài tập trung vào vấn đề: Ứng dụng công nghệ thông tin trong đổi mới tiết sinh hoạt lớp một cách hiệu quả nhất.
Đề tài đúc rút kinh nghiệm trong việc ứng dụng các công cụ CNTT với việc quản lý, điều hành tất cả các hoạt động của tập thể lớp (nắm bắt, chỉ đạo lớp trong từng ngày, từng tuần, từng kỳ, theo kế hoạch cả trường và lớp, tổ chức các tiết sinh hoạt lớp, các chuỗi sinh hoạt theo chủ đề,) một cách nhanh chóng, hiệu quả.
Trên thực tế, việc ứng dụng CNTT vào tiết sinh hoạt lớp đã được chú ý và vận dụng nhưng chưa mạnh dạn, thiếu hệ thống, thiếu đồng bộ và thiếu lộ trình cụ thể. GVCN chỉ quen sử dụng một số công cụ hoặc biết cái gì thì sử dụng cái đó nên hiệu quả trong tiết sinh hoạt lớp chưa cao, nhất là tạo nên sự chuyển biến thực sự. Đề tài đã khắc phục được điều này. Bởi thế, bên cạnh việc nâng cao ứng dụng công nghệ thông tin từ phía GVCN, tôi đã chú trọng năng cao khả năng ứng dụng CNTT cho đội ngũ cán bộ lớp và các HS trong lớp. Đây cũng là đề tài đầu tiên áp dụng tại trường Tiểu học Nguyễn Bỉnh Khiêm. Dựa vào kết quả tích cực nhận được sẽ giúp các giáo viên chủ nhiệm, các nhà quản lý sẽ có những hoạch định tốt
để xây dựng lớp học hạnh phúc, trường học hạnh phúc.
Để thực hiện sáng kiến này, tôi đã tìm hiểu và lựa chọn ra một số phương pháp để thực hiện như sau:
Phương pháp quan sát sư phạm.
Phương pháp thực nghiệm.
Phương pháp nghiên cứu tài liệu liên quan đến các vấn đề.
Phương pháp tổng hợp vấn đề.
Phương pháp đàm thoại.
Theo xu thế toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế hiện nay, nền giáo dục Việt Nam cũng đang trong tiến trình đổi mới căn bản, toàn diện. Nếu như trước đây giáo dục nước ta chú trọng mục tiêu giáo dục toàn diện cho học sinh và giúp người học hình thành hệ thống kiến thức, kỹ năng, thái độ thì ngày nay, điều đó vẫn còn đúng, còn cần nhưng chưa đủ. Hội nghị lần thứ 8, Ban Chấp hành Trung ương khóa XI (Nghị quyết số 29-NQ/TW) về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa - hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng XHCN và hội nhập quốc tế. Nghị quyết được ban hành từ yêu cầu thúc bách phải thay đổi để nền giáo dục nước ta không bị tụt hậu so với sự chuyển động ngày càng mạnh mẽ của thế giới. Xu thế hội nhập đang đặt ra cho ngành giáo dục nước ta một nhiệm vụ hết sức nặng nề, đó là đào tạo một lớp người có đủ phẩm chất và năng lực thích ứng với nền kinh tế thị trường, tham gia phát triển kinh tế, văn hoá xã hội một cách bền vững. Mục tiêu giáo dục có sự chuyển đổi: Từ chủ yếu trang bị kiến thức và kỹ năng sang hình thành năng lực, phẩm chất nhân cách của người học. Từ sự thay đổi mục tiêu giáo dục thì dẫn đến phương pháp giáo dục cũng phải thay đổi theo. Đó là phát huy tính tích cực, tự lực, chủ
động, sáng tạo của người học. Chuyển trọng tâm hoạt động từ giáo viên sang học sinh.
Xu thế phát triển của giáo dục Việt Nam cũng như trên thế giới là đang chú trọng hình thành và phát triển kỹ năng của học sinh thế kỉ XXI trong đó có kỹ năng công nghệ (computer skills). Còn ở Việt Nam, những năm gần đây, chương trình giáo dục phổ thông 2018 về đổi mới chương trình sách giáo khoa đang chú trọng tới hình thành và phát triển “5 phẩm chất và 10 năng lực” trong đó đáng lưu ý là: Kỹ năng Công nghệ; Kỹ năng Tin học. Quyết định 117/QĐ-TTg của Thủ tướng chính phủ phê duyệt Đề án: “Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý và hỗ trợ các hoạt động dạy – học, nghiên cứu khoa học góp phần nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo giai đoạn 2016 – 2020, định hướng đến năm 2025” viết: “đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong toàn ngành giáo dục”. Công văn số 5807/BGD&ĐT – CNTT ngày 21/12/2018 của Bộ GD&ĐT về việc hướng dẫn triển khai mô hình ứng dụng CNTT trong trường phổ thông nêu rõ: “nguồn nhân lực sử dụng CNTT là nhân tố có vai trò quyết định đến hiệu quả và thành công trong công tác ứng dụng CNTT trong trường học. Nguồn nhân lực ứng dụng CNTT trong một nhà trường gồm: cán bộ quản lý; giáo viên; nhân viên và học sinh”, trong đó phải kể đến vai trò quan trọng của giáo viên chủ nhiệm góp phần không nhỏ trong việc định hướng phát triển phẩm chất, năng lực của HS. Đặc biệt trong tiết sinh hoạt lớp, việc ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) một cách hiệu quả cần được quan tâm và đổi mới. Việc đưa ứng dụng CNTT vào công tác chủ nhiệm lớp giúp giáo viên tổ chức và thực hiện được các hoạt động giáo dục nói chung và tiết sinh hoạt lớp nói riêng đáp ứng yêu cầu của chương trình GDPT 2018.
Ứng dụng CNTT trong dạy học, giáo dục đang là xu hướng và nhiệm vụ mà đội ngũ giáo viên chúng ta cần quan tâm để hướng tới giáo dục thông minh, đổi mới tổng thể, toàn diện nhận thức, phương pháp, kĩ thuật triển khai.
2. Thực trạng
* Tại đơn vị trường học:
Trường tôi đang công tác đóng trên địa bàn Phường Thống Nhất. Ngôi trường có bề dày truyền thống trong công tác dạy học. Luôn được quan tâm, hỗ trợ sát sao của chính quyền địa phương. Đội ngũ giáo viên đạt chuẩn đào tạo, nhiệt tình, trách nhiệm đáp ứng việc thực hiện chương trình giáo dục phổ thông 2018. Cơ sở vật chất của nhà trường đảm bảo. Đa số các lớp học có tivi, mạng lưới Internet phủ sóng toàn trường. Phụ huynh luôn quan tâm đến việc học tập của con em mình. Đa số học sinh nằm trên địa bàn trường học đóng.
Bên cạnh những thế mạnh thì vẫn còn những bất cập điểm yếu đó là: Việc ứng dụng CNTT chỉ dừng lại ở các PowerPoint bài học, giáo viên chưa tận dụng hết các thế mạnh mà CNTT mang lại để thực hiện trong quá trình giáo dục. Giáo viên chưa mạnh dạn đưa CNTT vào trong công tác chủ nhiệm lớp đặc biệt là trong tiết sinh hoạt lớp, chưa kêu gọi phụ huynh cùng mình đồng hành trong công tác quản lý học sinh. Số ít phụ huynh chưa thực sự quan tâm đến việc học của con em; phó mặc cho nhà trường. Nguồn thu nhập chủ yếu của người dân từ nông nghiệp, một số ít buôn bán nhỏ, đời sống kinh tế xã hội tuy đã có nhiều cải thiện nhưng vẫn còn khó khăn.
Từ những bất cập trên đòi hỏi tôi phải tăng cường công tác chủ nhiệm; quản lý học sinh sát sao và chặt chẽ hơn; tăng cường ứng CNTT trong giảng dạy nói chung và trong tiết sinh hoạt lớp nói riêng để thực hiện tốt nhiệm vụ của mình; để học sinh đạt được thành tích tốt nhất trong học tập và rèn luyện.
* Tại lớp học
Năm học 2022-2023 tôi được chủ nhiệm lớp 5A2 ; lớp có 33 học sinh; trong đó có 16 nữ, học sinh là người thiên chúa giáo 32 em ; 2 học sinh dân tộc thiểu số. Đa số học sinh chăm chỉ, ý thức học tập cao; đi học đúng độ tuổi và có đủ đồ dùng học tập.
Bên cạnh đó là học sinh lớp 5 nên các em lơ là ít quan tâm đến nội quy trường lớp. Có em cố tình vi phạm nội quy. Bên cạnh đó trong năm học 2021-2022 các em học tập bằng hình thức trực tuyến nhiều hơn là đến trường trực tiếp, điều đó ảnh hưởng không ít đến kết quả học tập và năng lực, phẩm chất của các em.
Một tiết sinh hoạt lớp thực tế của lớp tôi khi chưa áp dụng biện pháp. Học sinh chưa thật sự thích tiết sinh hoạt này. Lý do vì sao ạ ? Vì nội dung sinh hoạt lớp lặp đi lặp lại, tuần nào cũng giống như nhau, hình thức tổ chức đơn điệu, nhàm chán không gây hứng thú với học sinh. Tiết học cuối cùng trong một tuần học các em có xu thế muốn được nghỉ ngơi sau một tuần học căng thẳng nhưng tiết học này lại nặng nề, với hình thức đối phó: một số em nêu lên ý kiến cho mình trong tiết sinh hoạt lớp.
Đây cũng là trăn trở trong công tác chủ nhiệm của tôi. Tôi thiết nghĩ mình phải luôn đa dạng trong các phương pháp của tiết sinh hoạt lớp, mà chìa khóa là việc ứng dụng CNTT trong tiết sinh hoạt lớp từ đó mới nâng cao được chất lượng công tác chủ nhiệm lớp.
Đầu năm học sau khi nhận lớp để giúp tôi có cái nhìn cụ thể khách quan về thực trạng của lớp nhằm đưa ra biện pháp thực hiện tốt trong tiết sinh hoạt lớp tôi đã tiến hành làm lấy ý kiến thông qua phiếu khảo sát như sau:
Phiếu khảo sát thực trạng học tập của học sinh
Họ và tên học sinh: ......................................................................................... Lớp......................
Hãy trả lời câu hỏi dưới đây bằng cách đánh dấu x vào ô trống trong bảng sau câu trả lời phù hợp với em
Nội dung
Mức độ
Có
Không
1. Em có vui vẻ khi tham gia tiết sinh hoạt lớp ?


2. Em có hào hứng khi tham gia tiết sinh hoạt lớp?


3. Em có mong chờ đến tiết sinh hoạt lớp không


Kết quả điều tra như sau:
Nội dung
Mức độ
Có
Không
1. Em có vui vẻ khi tham gia tiết sinh hoạt lớp ?
4
29
2. Em có hào hứng khi tham gia tiết sinh hoạt lớp?
5
28
3. Em có mong chờ đến tiết sinh hoạt lớp không
6
27
Có
Không
Giải pháp 1: Ứng dụng CNTT trong thiết kế Infographic tạo nên nội dung quy lớp đầu năm học trên phần mềm CanVa
*Mục tiêu:
Infographic, một sản phẩm có thể dễ dàng bắt gặp rất nhiều trong thời gian gần đây từ các kênh mạng xã hội, các trang web cho đến các ấn phẩm thực tế như sách, báo in, tạp chí
Infographic, là từ ghép của Information Graphic (dịch: Đồ họa thông tin), là sự kết hợp thông tin ngắn gọn với hình ảnh minh họa và màu sắc sinh động, bắt mắt để có thể truyền đạt thông tin nhanh và rõ ràng hơn.
* Nội dung và cách thức thực hiện
Tôi đã thiết kế nội quy lớp học ngay từ đầu năm bằng hình thức Infographic trên phần mềm CanVa. Với nội quy này học sinh sẽ dễ dàng ghi nhớ và thực hiện.
Giải pháp 2: Ứng dụng CNTT trong hoạt động khởi động.
*Mục tiêu:
Khởi động là hoạt động đầu tiên, hoạt động này nhằm giúp học sinh huy động những kiến thức, kĩ năng, kinh nghiệm của bản thân về các vấn đề có nội dung liên quan đến bài học mới. Hoạt động khởi động sẽ kích thích tính tò mò, sự hứng thú, tâm thế của học sinh ngay từ đầu tiết học. Hoạt động khởi động thường được tổ chức thông qua hoạt động cá nhân hoặc hoạt động nhóm sẽ kích thích sự sáng tạo, giúp học sinh hình thành năng lực hợp tác, tinh thần học hỏi, giúp đỡ nhau khi thưc hiện nhiệm vụ. Chuẩn bị phần khởi động như thế nào cho hiệu quả phải dựa vào nội dung bài, đối tượng học sinh và cả điều kiện của giáo viên.
Hoạt động khởi động dù chỉ là một khâu nhỏ, không nằm trong trọng tâm kiến thức cần đạt nhưng nó có tác dụng tạo tâm thế thoải mái, nhẹ nhàng, hưng phấn cho học sinh vào đầu giờ học. Điều đó có nghĩa là nó sẽ ảnh hưởng lớn đến
toàn bộ bài dạy. Vậy nên nếu vì nó chỉ là khâu nhỏ mà bỏ qua thì là một sai lầm lớn. Hơn nữa xét từ góc độ tâm lý lứa tuổi và khả năng tiếp thu kiến thức của học sinh ở giai đoạn lứa tuổi này có thể thấy rằng nhu cầu tìm hiểu, phát triển tư duy kiến thức, kỹ năng, cảm xúc thẩm mỹ là rất lớn. Nhưng các em có tư tưởng muốn tự khám phá, thích độc lập trong suy nghĩ, có chủ kiến của riêng chứ không thích bị áp đặt. Các em không thích một giờ học gò bó, căng thẳng. Cho nên cách tổ chức hoạt động theo phương châm: học mà chơi, chơi và học là một cách hay để lôi kéo, tạo tâm thế thoải mái cho học sinh
Vậy giáo viên phải chuẩn bị phần khởi động như thế nào?
Trong điều kiện công nghệ thông tin phát triển tôi có thể tạo cho học sinh nhiều hoạt động khởi động đa dạng như:
* Nội dung và cách thức thực hiện:
Ứng dụng trên kênh Youtube :
Tôi đã tìm kiếm những video bài hát, bài nhảy dân vũ có giai điệu bắt tay phù hợp với lứa tuổi, phù hợp với chủ điểm của tháng để cho h

File đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_ung_dung_cong_nghe_thong_tin_trong_doi.docx
  • pdfSáng kiến kinh nghiệm Ứng dụng công nghệ thông tin trong đổi mới tiết sinh hoạt hoạt lớp tại Lớp 5A2.pdf